GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 15/1/2006

Tuần II Thường Niên

 

?   ĐTC Biển Đức XVI - Sứ Điệp cho Ngày Tị Nạn và Di Dân Thế Giới 2006: “Di Dân, Một Dấu Chỉ Thời Đại

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Nguyên văn Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005: Công Đồng Chung Vaticanô II - Lý do tại sao lối dẫn giải có tính cách bất liên tục dường như có vẻ thắng thế.

?  Vấn đề triệt sinh an tử theo quan điểm luân lý nơi giáo huấn Giáo Hội Công Giáo (tiếp: vấn đề 7-9)

 

 

?   ĐTC Biển Đức XVI - Sứ Điệp cho Ngày Tị Nạn và Di Dân Thế Giới 2006: “Di Dân, Một Dấu Chỉ Thời Đại

 

Ngày Tị Nạn và Di Dân Thế Giới lần thứ 92 được cử hành vào ngày 15/1/2006. Sau đây là nguyên văn sứ điệp của ĐTC.

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Công Đồng Chung Vaticanô II, với giáo huấn dồi dào bao gồm nhiều lãnh vực trong đời sống giáo hội, đã bế mạc 40 năm trước đây. Hiến chế mục vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” đặc biệt phân tích kỹ lưỡng những sự phức tạp của thế giới ngày nay, tìm cách tốt nhất để mang sứ điệp Phúc Âm đến cho con người nam nữ ngày nay. Để đạt được mục đích này, Các Vị Nghị Phụ của Công Đồng, đáp lời kêu gọi của Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII, đã thực hiện việc cứu xét tới những dấu chỉ thời đại và dẫn giải chúng theo chiều hướng Phúc Âm, để cống hiến cho các thế hệ mới khả năng đáp ứng một cách thích đáng với những vấn nạn thường hằng về đời sống này cũng như đời sống mai hậu và về những mối liên hệ chính đáng về xã hội (x Gaudium et Spes, 4).

 

Một trong những dấu hiệu khả tri của thời đại ngày nay chắc chắc là vấn đề di dân, một hiện tượng trong thế kỷ vừa chấm dứt có thể nói được là đã có những đặc tính về cơ cấu tổ chức, trở thành một yếu tố quan trọng của thị trường lao công khắp thế giới, một trong những kết quả xuất phát từ động lực mãnh liệt của việc toàn cầu hóa. Bình thường có những yếu tố khác nhau góp phần vào “dấu chỉ thời đại” này. Chúng bao gồm việc di dân cả trong nước lẫn quốc tế, những cuộc di dân bị bắt buộc và tự nguyện, những cuộc di dân hợp lệ và bất hợp lệ, những cuộc di dân gây ra bởi việc buôn người. Cũng không thể bỏ qua loại sinh viên hải ngoại, với con số gia tăng hằng năm trên thế giới.

 

Đối với những ai di dân về vấn đề kinh tế, một sự kiện gần đây đáng chú ý đó là việc gia tăng con số nữ giới. Trong quá khứ thường chỉ có nam giới mới di dân, cho dù bao giờ cũng có nữ giới, thế nhưng những người nữ ấy di dân đặc biệt là để đi theo chồng mình hay cha mình hoặc sống với chồng với cha ở bất cứ nơi nào những người này sống.

 

Ngày nay, mặc nhiều nhiều trường hợp có tính cách này vẫn còn xẩy ra, việc di dân nữ giới càng ngày càng khó khuynh hướng tự bản thân họ. Nữ giới một mình vượt biên giới bản xứ để đi tìm kiếm việc làm ở xứ sở khác. Thật vậy, thường xẩy ra là thành phần nữ giới di dân trở nên nguồn lợi tức chính yếu cho gia đình của họ. Đó là sự kiện mà sự hiện diện của nữ giới đặc biệt trở thành thịnh hành ở những lãnh vực có mức lương thấp. Bởi thế mà nếu thành phần di dân lao động đặc biệt bị tổn hại thì trường hợp nữ giới lại càng bị tổn hại hơn nữa.

 

Những cơ hội làm việc thông dụng nhất đối với nữ giới, ngoài việc làm nội trợ, còn là việc giúp đỡ người già, chăm sóc kẻ liệt và làm việc ở các khách sạn. Ở cả những lãnh vực này đi nữa Kitô hữu cũng được kêu gọi để dấn thân bảo đảm việc đối xử chính đáng giành cho nữ giới di dân vì lòng tôn trọng nữ tính của họ theo quyền bình đẳng được nhìn nhận của họ.

 

Về vấn đề này, cần phải đề cập tới việc buôn người – nhất là nữ giới – là những gì đang triển nở khi họ bị hạn hẹp về cơ hội cải tiến mức sống của họ hay ngay cả để sống còn của họ. Thành phần buôn người nhơ dó dễ dàng cống hiến “dịch vụ” của mình cho các nạn nhân, những người thường không ngờ vực gì về những điều đang đợi chờ họ. Ở một số trường hợp, có những người nữ và em gái bị khai thác hầu như là thành phần nô lệ trong việc làm của họ, và thường lọt vào cả kỹ nghệ tình dục nữa. Cho dù ở đây tôi không thể khảo sát kỹ lưỡng việc phân tách về các hậu quả của khía cạnh di dân này đi nữa, tôi cũng mượn lời của Đức Gioan Phaolô II để lên án “thứ văn hóa khoái lạc và thương mại thịnh hành làm nẩy nở việc khai thác tính dục ấy” Thư Gửi Nữ Giới, 29/6/1995, khoản 5). Kitô hữu không thể nào rút lui khỏi toàn bộ chương trình cứu chuộc và giải phóng được nêu lên đây.

 

Nói đến những loại di dân khác – như thành phần tìm ẩn trú và tị nạn – tôi muốn nhấn mạnh đến khuynh hướng dừng lại ở vấn đề thành phần này đến mà không lưu ý tới những lý do tại sao họ đã rời bỏ quê cha đất mẹ của họ. Giáo Hội thấy cả thế giới khổ đau và bạo lực này qua con mắt của Chúa Giêsu, Đấng đã động lòng thương khi thấy đám đông lang thang như chiên vô chủ (x Mt 9:36). Hy vọng, can đảm, yêu thương và “tính cách sáng tạo của đức ái” ("Novo Millennio Ineunte," No. 50) cần phải là những gì làm phấn khởi những nỗ lực cần thiết của con người và của Kitô hữu trong việc giúp đỡ những người anh chị em đau khổ của mình. Các Giáo Hội bản xứ của họ bày tỏ mối quan tâm của mình bằng việc gửi các tác nhân mục vụ có cùng ngôn ngữ và văn hóa đến với họ, bằng cuộc trao đổi đức ái với Giáo Hội riêng là nơi đón tiếp họ.

 

Theo chiều hướng “những dấu chỉ thời đại” của ngày hôm nay, cần phải đặc biệt chú trọng tới hiện tượng thành phần sinh viên ngoại quốc. Ngoài những yếu tố khác, con số sinh viên ngoại quốc đang gia tăng vì những chương trình trao đổi hải ngoại giữa các đại học đường, nhất là ở Âu Châu, kéo theo những vấn đề về mục vụ khiến Giáo Hội không thể nào làm ngơ. Điều này đặc biệt đúng nơi trường hợp những sinh viên đến từ các quốc gia đang tiến, những sinh viên mà kinh nghiệm đại học có thể trở thành một cơ hội đặc biệt cho việc thăng tiến tâm linh của họ.

 

Để kêu cầu ơn trợ giúp của Thiên Chúa cho những ai, được thôi thúc bởi long mong ước muốn góp phần vào việc cổ võ một tương lai công lý và hòa bình trên thế giới, vận dụng nghị lực của mình cho ngành chăm sóc mục vụ để phục vụ việc chuyển nơi sinh sống của con người, tôi ban cho tất cả mọi người Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt như dấu hiệu của lòng tôi cảm mến.

 

Tại Vatican ngày 18/10/2005

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/10/2005

 

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Nguyên văn Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005: Công Đồng Chung Vaticanô II - Lý do tại sao lối dẫn giải có tính cách bất liên tục dường như có vẻ thắng thế.

 

Quí Đức Hồng Y

Chư Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và Giáo Sĩ

Anh Chị Em thân mến,

 

(tiếp 10 Thứ Ba, 11 Thứ Tư, 12 Thứ Năm, 13 Thứ Sáu 14 Thứ Bảy)

 

Vấn đề được sáng tỏ là việc dấn thân diễn đạt một sự thật đặc biệt bằng đường lối mới cần phải suy nghĩ mới về sự thật ấy cũng như cần có một mối liên hệ mới mẻ và trọng yếu với nó; vấn đề cũng được sáng tỏ là chỉ có thể khai triển những ngôn từ mới mẻ nếu chúng xuất phát từ một kiến thức rõ ràng về sự thật được bày tỏ, ngoài ra, vấn đề còn sáng tỏ là việc suy tư về đức tin cũng đòi đức tin này cần phải được sống nữa. Về vấn đề ấy, hoạch định được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII phác họa thực sự là những gì hết sức cần thiết, như sự tổng hợp giữa lòng trung thành và cái động lực thúc đẩy đòi hỏi vậy.

 

Tuy nhiên, bất cứ ở đâu lối dẫn giải này chi phối việc áp dụng Công Đồng thì ở đó phát triển sự sống mới và gặt hái được hoa trái mới. Bốn mươi năm sau Công Đồng, chúng ta có thể chứng tỏ là những gì tích cực còn to lớn hơn và sống động hơn là những gì công đồng dường như ở trong những năm hỗn loạn vào thời khoảng 1968. Ngày nay, chúng ta thấy rằng, mặc dù hạt giống tốt được phát triển một cách chậm rãi song nó đang gia tăng; và lòng tri ân sâu xa của chúng ta đối với công cuộc do Công Đồng thực hiện đồng thời cũng gia tăng.

 

Trong bài diễn từ bế mạc Công Đồng, Đức Phaolô VI đã vạch ra một lý do đặc biệt hơn nữa cho thấy lý do tại sao lối dẫn giải có tính cách bất liên tục dường như có vẻ thắng thế.

 

Trong cuộc tranh luận cả thể về một con người là những gì làm nên đặc tính của thời đại tân tiến, Công Đồng đã phải chú trọng đặc biệt đến đề tài nhân loại học. Công Đồng đã đặt vấn đề một đàng về mối liên hệ giữa Giáo Hội cùng đức tin của Giáo Hội, và một đàng về con người cùng với thế giới hiện đại (xem cùng nguồn vừa dẫn). Vấn đề này càng trở thành sáng tỏ hơn, nếu, thay vì sử dụng từ ngữ chung là “thế giới hiện đại”, chúng ta chọn một từ ngữ khác chính xác hơn: Công Đồng đã quyết định bằng một đường lối mới mẻ mối liên hệ giữa Giáo Hội và kỷ nguyên tân tiến.

 

Mối liên hệ này dường như đã gặp phải phong ba bão tố bắt đầu từ vụ Galileo. Rồi nó hoàn toàn bị khủng hoảng khi Kant diễn tả “tôn giáo theo lý trí thuần túy”, cũng như, trong giai đoạn quyết liệt của thời cuộc Cách Mạng Pháp xẩy ra những tuyên truyền về một thứ hình ảnh Quốc Gia và con người thực tế không còn muốn để cho Giáo Hội có chỗ đứng nữa.

 

Vào thế kỷ thứ XIX dưới thời Đức Piô IX, cuộc đụng độ giữa đức tin của Giáo Hội với chủ nghĩa tự do cực đoan và các thứ khoa học tự nhiên, những gì cho rằng mình hiểu biết tất cả mọi thực tại cho đến hết cỡ của thực tại ấy, ngang nhiên cho rằng “giả thuyết về Thiên Chúa” là đồ vô dụng, khiến cho Giáo Hội phải lên án một cách gắt gao và quyết liệt cái tinh thần của thời đại tân tiến ấy. Bởi thế, dường như không còn bất cứ khoảng trống nào cho vấn để thông cảm tích cực và tốt đẹp nữa, cùng với việc loại trừ cũng mãnh liệt của thành phần cảm thấy họ là đại diện cho kỷ nguyên mới.

 

Tuy nhiên, trong khi đó, thời đại tân tiến cũng cảm nghiệm thấy những phát triển. Con người tiến đến chỗ nhận thức được rằng Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ đã là những gì cống hiến cho mẫu thức của một Quốc Gia tân tiến, khác với mẫu thức về lý thuyết có những khuynh hướng cực đoan xuất phát trong giai đoạn thứ hai của Cuộc Cách Mạng Pháp.

 

Các khoa học tự nhiên bắt đầu cho thấy càng ngày càng rõ ràng hơn những giới hạn của mình theo phương pháp của chúng, những phương pháp, cho dù có đạt được những điều cao cả, dù sao cũng không thể nào nắm được bản chất toàn cầu của thực tại. Bởi thế mà cả đôi bên dần dần bắt đầu cởi mở hướng về nhau. Trong giai đoạn giữa hai Thế Chiến, nhất là sau Thế Chiến Thứ Hai, thành phần chính khách Công Giáo chứng tỏ rằng một Quốc Gia trần thế tân tiến có thể hiện hữu nếu không tỏ ra trung dung trước những giá trị sống còn, xuất phát từ những nguồn đạo lý cao cả được Kitô Giáo khai phá. Giáo huấn Công Giáo về xã hội, một giáo huấn dần dần phát triển, đã trở thành một mô thức quan trọng giữa chủ nghĩa tự do cực đoan và lý thuyết của Marx về Nhà Nước. Các khoa học tự nhiên, những thứ khoa học không khư khư theo phương pháp ngăn cản việc tiến tới với Thiên Chúa của mình, đã nhận thức một cách tỏ tường hơn bao giờ hết là phương pháp ấy không bao gồm tất cả thực tại. Bởi thế, một lần nữa chúng mở cửa ra cho Thiên Chúa, nhận thức rằng thực tại cao cả to lớn hơn phương pháp tự nhiên và tất cả những gì nó có thể bao phủ.

 

Có thể nói rằng có 3 vấn đề được xoay quanh ở vào thời Công Đồng Chung Vaticanô II cần được giải đáp. Trước hết là cần phải tái xác định về mối liên hệ giữa đức tin và khoa học tân tiến. Ngoài ra, mối liên hệ này chẳng những liên quan tới các khoa học tự nhiên mà còn tới khoa sử học nữa, vì theo một số trường phái thì phương pháp nhận định về lịch sử cho rằng nó là phán quyết cuối cùng đối với vấn đề giải thích Thánh Kinh, và một khi đòi toàn quyền giải thích Sách Thánh như thế, nó đã chống lại với nhiều điểm quan trọng được dẫn giải cẩn thận theo niềm tin của Giáo Hội.

 

Thứ hai, cần phải cống hiến một định nghĩa mới cho mối liên hệ giữa Giáo Hội và Quốc Gia tân tiến, một quốc gia vô tư giành chỗ đứng cho thành phần công dân thuộc các tôn giáo và ý hệ khác nhau, chỉ vì trách nhiệm đối với việc họ chung sống trong trật tự và chấp nhận lẫn nhau cũng như vì quyền tự do được hành đạo của họ.

 

Thứ ba, liên quan một cách tổng quát hơn tới điều này là vấn đề chấp nhận tôn giáo – một vấn đề đòi phải có một định nghĩa mới về mối liên hệ giữa đức tin Kitô Giáo với các tôn giáo trên thế giới. Đặc biệt là trước những tội ác mới đây của chế độ Nazi, và nói chung là với cái nhìn về quá khứ của một lịch sử lâu dài và khó khăn, cần phải thẩm định và xác định một đường lối mới nơi mối liên hệ giữa Giáo Hội và niềm tin của dân Do Thái.

 

Đó là tất cả những chủ đề rất quan trọng – chúng là những đề tài lớn thuộc phần hai của Công Đồng này – những đề tài không thể nào chia sẻ rộng hơn nữa trong lúc này đây. Vấn đề rõ ràng là trong tất cả mọi lãnh vực ấy, những lãnh vực mà tất cả cùng làm nên một vấn đề duy nhất, một thứ bất liên tục nào đó có thể hiện ra. Thật thế, một thứ bất liên tục đã tỏ hiện, thế nhưng, nơi tính chất bất liên tục này, sau khi thực hiện những việc phân tích khác nhau giữa những trường hợp cụ thể về lịch sử với những đòi hỏi của những trường hợp này cần phải làm, thì vẫn thấy rằng tính cách liên tục vẫn không bị loại trừ. Mới thoáng nhìn thì dễ bỏ qua sự kiện liên tục này.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2005/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20051222_roman-curia_en.html 

 

 

TOP

 

 

? Vấn đề triệt sinh an tử theo quan điểm luân lý nơi giáo huấn Giáo Hội Công Giáo

 

(tiếp 12 Thứ Năm, 13 Thứ Sáu 14 Thứ Bảy)

 

7.      Việc triệt sinh an tử có thật sự là một việc làm của lòng xót thương hay chăng?

 

Trong Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống ở đoạn  66, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã dứt khoát khẳng định là KHÔNG, như sau:

 

“Thậm chí cả khi không bị thôi thúc bởi việc chối từ theo lòng vị kỷ trong vấn đề mang vác gánh nặng cuộc sống của một con người đang bị khổ đau, thì việc triệt sinh an tử cũng được coi là một thứ thương hại giả tạo, mà thực sự là một thứ ‘xuyên tạc’ tác hại lòng xót thương. ‘Lòng trắc ẩn’ thực sự dẫn con người tới chỗ chia sẻ đớn đau với người khác; chứ không sát hại con người chịu đựng khổ đau chúng ta không thể chấp nhận.

 

“Việc quyết định thực hiện việc triệt sinh an tử lại càng trở nên trầm trọng hơn khi nó mặc hình thức của một cuộc sát nhân gây ra bởi người khác cho một con người không thể xin làm điều này hay không bao giờ tỏ ra đồng ý như thế. Cái tột đỉnh của những thứ độc đoán chuyên quyền và bất chính đạt tới là lúc có một số người, như các vị y sĩ hay lập pháp gia, yêu sách cho mình quyền quyết định cần phải sống chết một người nào đó”.

 

8) Giáo Huấn về vấn đề triệt sinh an tử nơi vụ của Terry Schiavo ở Florida Hoa Kỳ ra sao?

 

Căn cứ vào giáo huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong cả bài huấn từ của ngài liên quan tới các khía cạnh của trường hợp bệnh nhân sống trong trạng thái thực vật, lẫn Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, như những đoạn được trích dẫn trên đây, thì vụ Terry Schiavo ở Florida Hoa Kỳ, một nạn nhân đã qua đời hôm 1/4/2005, ngay trước ngày Đức Gioan Phaolô II qua đời 2/4 cùng năm, có ít là bốn điều sai lầm:

 

Thứ nhất, đó là vấn đề không có bằng cớ chính xác và rõ ràng cho thấy nạn nhân đã ngỏ ý muốn chết, không muốn được dinh dưỡng và thủy dưỡng bằng ống;

 

Thứ hai, đó là vấn đề cho dù nạn nhân có muốn như thế đi nữa, nhưng chính nạn nhân không có toàn quyền trên sự sống của mình, do đó không ai được làm thỏa mãn ước nguyện bất chính và bất hợp pháp này;

 

Thứ ba, đó là vấn đề nạn nhân vẫn còn sống, tim còn đập, miệng còn thở, mắt còn chợp, chỉ bị cho là não bộ đã hoàn toàn hư hại không còn biết gì nữa, mà đã bị bỏ đói cho tới chết;

 

Thứ bốn, đó là vấn đề trong khi có thể cứu sống hay kéo dài sự sống của nạn nhân này, dù ở trong tình trạng hôn mê mắt mở như thế, cả một hệ thống quan tòa của một đệ nhất cường quốc trên thế giới vẫn cứ nhất định khăng khăng bác bỏ ý nguyện của cha mẹ nạn nhân, những người đã tình nguyện và nhất định tranh đấu để cứu sống con họ.

 

9) Giáo huấn về vấn đề triệt sinh an tử có tác dụng ra sao nơi ngành y khoa?

 

Bác sĩ Gian Luigi Gigli, chủ tịch Tổ Chức Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo FIAMC (The World Federation of Catholic Medical Associations) cho biết trạng thái thực vật (vegetative state) là “một từ ngữ có nghĩa miệt thị xấu xa” mang ngụ ý là tình trạng thiếu hụt về nhân tính.

 

Vị bác sĩ chủ tịch này là tác giả viết chung với bác sĩ Nathan Zasler cuốn sách tựa đề “Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống trong Tình Trạng Thực Vật: Các Tiến Bộ Về Khoa Học và Các Vấn Đề Nan Giải Về Đạo Lý”, cuốn sách được in lại thành một số đặc biệt của tờ Neurorehabilitation review, do Iospress xuất bản. Tác phẩm này là thành quả của một hội nghị về đề tài như thế.

 

Trong cuộc phỏng vấn của mạng điện toán toàn cầu Zenit, một bài phỏng vấn được Zenit phổ biến ngày 28/2/2005, khi được hỏi về huấn từ trên đây của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hôm 20/3/2004 ngỏ cùng 400 tham dự viên của Hội Nghị Thế Giới về chủ đề “Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống và Trạng Thái Thực Vật: Các Tiến Bộ Về Khoa Học và Những Nan Giải Về Đạo Lý”, ông đã cho biết như sau:

 

Vấn:     Đức Gioan Phaolô II đã nói gì mới mẻ trong việc chữa trị thành phần bệnh nhân ở vào trạng thái thực vật qua bài huấn từ lịch sử của ngài hôm 20/3/2004 năm ngoái?

 

Đáp:    Đức Thánh Cha, như quí vị nói trong bài huấn từ “lịch sử” của ngài, đã nói lên những lời lẽ giúp làm sáng tỏ những thứ hiểu lầm nơi những người Công giáo, chẳng hạn tránh đừng ngưng việc thủy dưỡng và dinh dưỡng trong những trường hợp không được làm, như đã bất hạnh thay xẩy ra ở một số bệnh viện Công giáo Bắc Mỹ.

 

Bất kể sự kiện là đang có nhiều nỗ lực từ các luân lý gia cùng các tổ chức Công giáo phục vụ sức khỏe trong việc làm giảm thiểu mục tiêu nhắm tới của những lời được Đức Giáo Hoàng huấn dụ, sứ điệp của ngài là những gì rất rõ ràng. Đối với Đức Giáo Hoàng, phán quyết về phẩm chất sự sống cũng như về vấn đề tốn phí chăm sóc không thể thắng vượt được việc tôn trọng cần phải có đối với sự sống của bệnh nhân.

 

Việc thủy dưỡng và việc dinh dưỡng cần phải được coi là những phương tiện thông thường và cân xứng đối với mục tiêu chúng nhắm tới, đó là việc nuôi dưỡng bệnh nhân. Do đó, chúng là những gì buộc phải làm theo luân lý, cho dù chúng được thực hiện bằng ống.

 

Đối với Đức Giáo Hoàng thì sự kiện rất có thể bệnh nhân sẽ không lấy lại được nhận thức cũng không thể biện minh cho việc ngưng vấn đề chăm sóc căn bản bao gồm việc thủy dưỡng và dinh dưỡng. Bằng không sẽ xẩy ra việc triệt sinh an tử bởi bỏ không chăm sóc.

 

Ngoài ra, ĐGH đã kêu gọi gia tăng mức độ văn minh nơi các xã hội của chúng ta, việc hết sức cảm thông nâng đỡ gia đình của bệnh nhân trong trạng thái thực vật.

 

Theo những lời của Đức Giáo Hoàng, tôi tin rằng đối với một vị bác sĩ, một người y tá hay một tổ chức Công giáo về sức khỏe, thì việc dinh dưỡng và thủy dưỡng chỉ được phép ngưng, nếu chúng không còn đạt được công hiệu của chúng, hay chúng gây ra gánh nặng trầm trọng cho bệnh nhân, người tỏ ra chịu đựng chúng một cách đáng khen qua nhiều năm, hay cho các phần tử gia đình họ, những gì không được xẩy ra ở các xứ sở văn minh là nơi việc chăm sóc căn bản không phải là một thứ xa xỉ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ