GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 2/1/2006

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hòa Bình 1/1/2006

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Ali Abeid A. Karume nước Tanzania ngày 1/12

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Petros Tseggai Asghedom nước Eritrea ngày 1/12

    Ý Chỉ của Đức Thánh Cha trong Tháng 1/2006

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hòa Bình 1/1/2006

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Vào ngày đầu tiên trong năm này, Giáo Hội chiêm ngưỡng Người Mẹ thiên đình của Thiên Chúa, vị đã ẵm trong cánh tay mình Hài Nhi Giêsu là mạch nguồn của tất cả mọi phúc ân. “Kính mừng Người Mẹ thánh hảo, Mẹ đã hạ sinh Vua cai trị trời đất vô cùng”.

 

Việc các thiên  thần loan báo ở Bêlem đã vang vọng nơi tấm lòng từ mẫu của Mẹ với đầy những ngỡ ngàng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Ngài thương!” (Lk 2:14). Và Phúc Âm còn thêm rằng Mẹ Maria “đã giữ tất cả những điều ấy mà suy niệm trong lòng” (Lk 2:19). Như Mẹ, Giáo Hội cũng giữ và suy niệm Lời Chúa, áp dụng lời Chúa vào những trường hợp khác nhau và thay đổi Giáo Hội gặp thấy trong cuộc hành trình của mình.  

 

Khi chiêm ngưỡng Chúa Kitô, Đấng đã đến thế gian để ban cho chúng ta bình an, cùng với năm mới, chúng ta cử hành Ngày Hòa Bình Thế Giới, một ngày đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thiết lập 38 năm trước đây. Trong sứ điệp đầu tiên của tôi gửi cho dịp này, tôi muốn tiếp tục cho năm nay một đề tài liên tục theo huấn quyền của các vị tiền nhiệm tôi, bắt đầu bằng bức thông điệp đáng nhớ của Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII “Bình An Dưới Thế”: đề tài về sự thật như là nền tảng của hòa bình chân thực: “Hòa Bình trong Chân Lý” là đề tài tôi muốn trình bày để mọi người thiện chí suy nghĩ.

 

Khi con người theo sự hướng dẫn của ánh quang chân lý, họ trở thành một kiến trúc sư can trường sâu xa trong việc xây dựng hòa bình. Thời điểm phụng vụ chúng ta đang sống đây chống hiến cho chúng ta một bài học lớn lao, đó là, để đón nhận tặng ân hòa bình, chúng ta cần phải mở lòng mình ra trước chân lý là những gì đã được tỏ hiện nơi con người của Chúa Giêsu, Đấng đã dạy chúng ta “cái nội dung” cùng với “cái phương pháp” của hòa bình là yêu thương.

 

Thật vậy, Thiên Chúa, Đấng là tình yêu trọn hảo và vĩnh tồn, đã mạc khải mình ra nơi Chúa Giêsu trong thân phận loài người của chúng ta. Nhờ đó, Ngài cũng đã cho chúng ta thấy cả đường lối hòa bình là đối thoại, thứ tha, đoàn kết. Đây là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình đích thật mà thôi.

 

Chúng ta hãy hướng mắt về Mẹ Maria Rất Thánh, vị mà hôm nay đây mang lại ân phúc cho toàn thế giới khi tỏ Người Con thần linh của Mẹ là “Ông Vua Thái Bình” (Is 9:5) ra. Với lòng tin tưởng, chúng ta hãy kêu xin lời chuyển cầu toàn năng của Mẹ để gia đình nhân loại, bằng việc mở lòng mình ra trước sứ điệp phúc âm, sống một năm được bắt đầu hôm nay đây trong tình huynh đệ và an bình. Bằng những niềm cảm mến ấy, tôi bày tỏ cùng tất cả anh chị em hiện diện nơi đây, cũng như tất cả mọi người liên kết với chúng ta qua truyền thanh và truyền hình, lời chúc hòa bình và thiện hảo thân ái nhất của tôi.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 1/1/2006

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Ali Abeid A. Karume nước Tanzania ngày 1/12

 

Tôi hân hoan nhận thấy rằng quốc gia của ông, là một phần tử thiết lập Cộng Đồng Đông Phi Châu, dấn thân với các quốc gia khác để hoạt động ở vùng này cho việc kiến tạo nên một thị trường chung. Việc chấp thuận một khối những tập tục duy nhất cho các quốc gia phần tử thật sự là một dấu hiệu tích cực của sự tiến bộ đang được thực hiện nơi việc đảm nhiệm quan trọng này. Tình đoàn kết chung ở mức độ này chẳng những giúp vào việc phát triển toàn diện của vùng này, mà còn phát triển một mức độ của việc quan hệ và mối quan tâm đến nhau là những gì có thể hết sức hữu dụng trong việc giải quyết bất cứ khó khăn nào có thể xẩy ra.

 

Ngoài ra, thật là đáng ca ngợi trước lòng quảng đại của xứ sở ông khi tỏ ra chấp nhận gần cả triệu người tị nạn lánh nạn bạo động và cảnh chiến tranh đổ máu nơi xứ sở của họ. Quốc gia này thật sự có thể hãnh diện về những trường hợp quan tâm đến lợi ích hơn nữa của tất cả mọi người; những trường hợp ấy tiêu biểu cho những cử chỉ đáng kể làm cho Tanzania trở thành mẫu gương cho Phi Châu và thế giới. Tôi cũng ý thức được gánh nặng về thể chất do lòng quảng đại ấy gây ra cho xứ sở của ông, và tôi xin cộng đồng quốc tế hãy tiếp tục nâng đỡ quí vị nơi các nỗ lực quí vị hỗ trợ thành phần dân chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội và bị xa thải.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 TOP

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Petros Tseggai Asghedom nước Eritrea ngày 1/12

 

Những nạn nhân chính của chiến trang bao giờ cũng là thành phần có đời sống bị lũng đoạn rất đáng thương bởi bạo lực và việc tàn phá hủy hoại. Nhiều người đã buộc phải thoát chạy cho khỏi nhà cửa của họ, hay tìm nơi tị nạn ở các quốc gia lân bang. Giáo Hội gần gũi với những người tị nạn và những kẻ phân tán, “chẳng những bằng việc hiện diện mục vụ của Giáo Hội cùng với việc hỗ trợ về vật chất, mà còn bằng việc Giáo Hội dấn thân bênh vực nhân phẩm nữa” (cf. Compendium of the Social Doctrine of the Church, 505). Ở xứ sở của ông, nơi những tác dụng của chiến tranh đang gia tăng bởi các gánh nặng thêm thắt của hạn hán và nẹn đói, tình trạng bần cùng của dân chúng đã lên tới mức cân xứng trầm trọng; Giáo Hội Công Giáo quyết tâm chứng tỏ tình đoàn kết với nỗi khổ đau của họ cũng như cống hiến cho họ việc trợ giúp cụ thể. Trong khi các vị lãnh đạo thế giới gia tăng y ýhức về nhu cầu cần phải cung cấp việc viện trợ hiệu nghiệm cho Phi Châu thì Giáo Hội vui mừng được liên kết với cuộc chiến đấu của họ chống đói khổ, nghèo nàn và bệnh tật.

 

Mặc dù chỉ là một số nhỏ trong tổng số dân của Eritrea, những người Cộng Giáo vẫn có thể dđ1ng phần đáng kể vào đời sống cuủ đất nước, qua chứng từ Kitô Giáo của họ cũng như qua việc họ dấn thân cổ võ công ích. Chính vì bản chất và sứ vụ của mình, Giáo Hội luôn tìm cách cứu trợ thành phần nghèo khổ và bệnh nhân, và không ngừng nghỉ trong việc cổ võ phẩm vị của con người là loài được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Đó là lý do Giáo Hội đón nhận cơ hội cộng tác với chính quyền Eritrea và đem các nguồn nhân lực và chuyên môn đáng kể của mình ra phục vụ cho nhân dân của ông.

 

Tôi tin rằng, về phần mình, chính quyền sẽ đi đến chỗ dễ dàng hóa cấ nỗ lực về nhân đạo của Giáo Hội, bằng việc tiếp nhận những vị thừa sai từ hải ngoại đến và nâng đỡ thành phần giáo sĩ và tu sĩ quốc nội đang hiến trọn cuộc sống để cầu nguyện và thi hành thừa tác mục vụ. Đặc biệt tôi xin cho họ được quyền miễn dịch: Eritrea sẽ được phục vụ tốt đẹp hơn nếu thành phần được miễn dịch này được tự do theo đuổi ơn gọi Kitô hữu cùng các ơn thiên triệu xứng hợp của họ.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha trong Tháng 1/2006

 

Ý Chung: “Xin cho nỗ lực thực hiện mối hiệp nhất trọn vẹn của Kitô hữu nuôi dưỡng việc hòa giải và an bình nơi tất cả mọi dân tộc trên trái đất này”

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho Kitô hữu biết  tôn trọng và yêu thương đón nhận những người di dân, nhìn nhận họ ư là những con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa ”

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ