GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 14/2/2006

Tuần VI Thường Niên

 

?   Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Việc Phát Triển Xã Hội

?  Những Mầm Mống Đại Kết Nẩy Nở ở Nga – Nhiều Biến Cố Đại Kết Diễn Tiến

?   Thế Giới Hồi Giáo – Vẫn Chưa Nguội Uất Hận

 

 

?  Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Việc Phát Triển Xã Hội

 

Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, ngỏ cùng phiên họp thứ 44 của Ủy Ban Phát Triển Xã Hội của Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội của Liên Hiệp Quốc. Ủy Ban này đang gặp nhau để kiểm điểm lại các thành quả của “Thập Niên Nhổ Tận Gốc Rễ Tình Trạng Bần Cùng” đầu tiên, một khởi xướng của Hiệp Chủng Quốc bao gồm từ năm 1997 đến 2006.

 

Thưa Ông Trưởng Ban,

 

Thật sự là tỷ lệ dân số trên thế giới sống trong cảnh cùng khổ đã giảm xuống từ 40% đến 21% giữa thời khoảng 1981-2001, thế nhưng vẫn còn cao đối với quá nhiều xứ sở và dân chúng sống trong cảnh nghèo khổ khá cao.

 

Bởi thế Tòa Thánh hoan hô việc kiểm điểm về Thập Niên thứ nhất của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Nhổ Tận Gốc Rễ Tình Trạng Nghèo Khổ, và có lời khen ngợi những tác giả thực hiện bản tường trình về vấn đề tiến triển này, một bản tường trình đáng giá và vô tư, một bản tường trình nhấn mạnh tới những chướng ngại cùng những thách đố chính vẫn cần phải vượt qua để đạt tới Các Mục Đích Phát Triển Ngàn Năm là nhổ tận gốc rễ cảnh bần cùng và đói khổ. Phái đoàn đại biểu chúng tôi cũng ủng hộ ba điều đề nghị trong bản kiểm điểm này.

 

Mặc dù bản kiểm điểm có lý để nhấn mạnh tới tình trạng tiến bộ phấn khởi đang diễn tiến nơi việc giảm nghèo ở một số các quốc gia Á Châu, nó cũng cho thấy một hình ảnh toàn cầu lẫn lộn, với một Phi Châu vùng hạ mạc Sahara hơi có hay chẳng có tiến bộ trong việc giảm bớt phạm vi nghèo khổ ở thập niên 1990.

 

Nếu tiếp tục chiều hướng ấy thì chỉ có 8 quốc gia Phi Châu mới giảm phân nửa nghèo khổ vào năm 2015. Thật thế, như Ngân Hàng Thế Giới nhận định, mức độ bị hụt hẫng tiếp tục ở mức độ báo động khi số người Phi Châu hiện đang sống chưa đầy 1 Mỹ kim mỗi ngày gần tăng gấp đôi từ năm 1980, từ 165 triệu tới 315 triệu người.

 

Thực trạng nghèo khổ nghiệt ngã ngày nay ấy đòi cộng đồng thế giới phải thực hiện những nỗ lực mới. Cần phải thực hiện một hoạch định tam diện  cho các quốc gia đang phát triển, đó là cải tiến những khoản thương vụ; tăng gấp đôi việc rat ay cứu trợ; cống hiến việc giảm nợ nần hơn nữa.

 

Những bài học từ kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển, nhất là ở Á Châu, đã làm sáng tỏ vấn đề là việc giảm bớt tình trạng nghèo khổ nhanh chóng không thể xẩy ra nếu thiếu việc phát triển về kinh tế khả thủ, một việc phát triển giúp cho người nghèo được thông hưởng những lợi lộc một cách công bằng.Bởi vậy, thành phần lãnh đạo các quốc gia đang phát triển cần phải được khích lệ và hỗ trợ trong việc theo đuổi thực hiện những chính sách giúp cho xứ sở của họ đạt được mức độ phát triển kinh tế cao hơn mức độ đã đạt tới từ năm 2000.

 

Về vấn đề liên quan giữa việc nhổ tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ và bất quân bình thì phái đoàn đại biểu chúng tôi tin rằng, cần phải chú trọng hơn nữa tới những thứ bất quân bình trong và giữa các xã hội, cũng như chú ý tới cả các mức độ lợi tức thấp.

 

Những cái khác biệt này có thể là những gì khiến cho con người nam nữ nhìn tới những nơi nào khác có công ăn việc làm thu nhập khá hơn, và có thể đưa đến chỗ mất đi thành phần lao nhân có năng khiếu lẫn không có năng khiếu, thường gây tai hại cho nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, cho dù có kiếm được những sản phẩm phụ như việc chuyển tiền về nước chẳng hạn. Việc nhổ tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ và việc phát triển công bằng về xã hội hơn nữa cần phải bao gồm cả phương tiện thu hút và bảo trì hết mọi thứ lao công.

 

Các thành quả từ đó là những gì quan hệ, song chúng vẫn là những gì khó nắm bắt đối với nhiều quốc gia. Như bản kiểm điểm nhấn mạnh, vấn đề tiến bộ trong việc nhổ tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ thiếu hụt những gì cần thiết đặc biệt ở những quốc gia nghèo nhất, chính là vì việc áp dụng thi hành yếu kém. Điều này đòi cộng đồng quố ctế chú trọng tới hơn nữa, trong việc kiến tạo khả năng cần thiết, và giúp cho việc áp dụng cách hiệu nghiệm các chương trình đầu tư công cộng cần cho việc chiếm đạt những mục đích nhổ tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ. 

 

Tóm lại, Tòa Thánh tiếp tục thấy vai trò chính yếu của ECOSOC trong vấn đề kiểm tra tình trạng tiến bộ đối với việc chiến đạt các Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm nơi các quốc gia nghèo khổ nhất. Bởi vậy việc kiểm xét này cần phải thực hiện hằng năm, vì năm 2015 đã không còn xa xôi là bao. Ở những quốc gia ấy xẩy ra vấn đề tiến bộ tiếp tục giảm sút thì cần phải phác họa những dự án hoạt động đặc biệt cho từng xứ sở, bao gồm việc tham gia của cả các chính phủ liên hệ cũng như cộng đồng viện trợ.

 

Những dự án ấy cần phải đề cập tới những vấn đề hạn hẹp về phương tiện, những vấn đề áp dụng khó khăn, cùng với các vấn đề khác cần phải được thắng vượt để bảo đảm việc chiếm đạt đúng lúc các mục tiêu nhổ tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ.

 

Xin cám ơn Ông Trưởng Ban

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/2/2006

 

 

TOP

 

 

?  Những Mầm Mống Đại Kết Nẩy Nở ở Nga – Nhiều Biến Cố Đại Kết Diễn Tiến

 

Ngày 27/1/2006, một biến cố có tầm cỡ lớn đã được tổ chức ở Saint Petersburg. Biến cố này hướng tới Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo vừa kết thúc, cũng như biến cố kỷ niệm 62 năm việc giải tỏa tình trạng ngăn chặn những gì bấy giờ được gọi là Leningrad trong thời Thế Chiến II.

 

Có khoảng 200 người tập trung ở nhà thờ Luthêrô Tin Lành để tham dự hội nghị về “Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo và Vấn Đề Khoan Nhượng Tôn Giáo”, bao gồm Chính Thống, Công Giáo và Luthêrô Tin Lành. Trong cuộc hội nghị này, các tham dự viên đề cập tới nhu cầu bắt buộc phải làm việc với nhau như một khối và thực hiện một chứng từ chung để đạt tới mối hiệp nhất. Sau đó, họ đến nhà thờ Công Giáo St. Ekaterina để tham dự buổi cầu nguyện chung.

 

Sau cuộc cử hành về đạo đức là một cuộc hòa nhạc ở nhà thờ Luthêrô Thánh Phêrô, với sự tham dự của dàn hòa tấu và ca đoàn thuộc trường nhạc địa phương, một dàn nhạc tấu bài “Russian Requiem” liên quan tới việc ngăn chặn Leningrad. Sau buổi hòa nhạc là bữa tiệc ở nhà thờ Luthêrô Tin Lành Ingri.

 

Một hội nghị mang tựa đề là: “Phải Chăng Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo là Vấn Đề Cần Thiết?”, được diễn ra tại thành phố Ryazan, cách thủ đô Moscow 200 cây số (125 dặm).

 

Biến cố này, được thực hiện tại Bảo Tàng Viện Về Lịch Sử Của Các Phong Trào Trẻ Trung, đã thu hút những đại diện của các giáo hội Công Giáo, Luthêrô Tin Lành, Kitô Hữu Tin Lành, Methodist và Adventist, cũng như các vị học giả và thức giả.

 

Điểm chính yếu của hội nghị này đó là việc viết lời kêu gọi gửi đến các viên chức của thành phố Ryazan xin họ cộng tác giúp thực hiện mối hiệp nhất Kitô Giáo:

 

“Trong những điều kiện chính trị và xã hội của một Nước Nga mới mẻ, thì mối thân hữu và tương kính giữa thành phần Kitô hữu thuộc các hệ phái và niềm xác tín khác nhau trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, hầu tránh đi bùng nổ tình trạng thù hận liên tín, hay vấn đề dụ giáo hoặc vấn đề tham vọng lãnh đạo đời sống tôn giáo”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/2/2006

 

TOP

 

 

? Thế Giới Hồi Giáo – Vẫn Chưa Nguội Uất Hận

 

Cho tới Thứ Ba 14/2/2005, vẫn còn những cuộc xuống đường biểu tình phản đối bộ tranh biếm họa vị giáo tổ Tiên Tri Mohammed được báo chí Âu Châu phổ biến.

 

Ở thủ đô Pakistan là Lahore đã có khoảng trên 1000 người chẳng những nhào tới khu vực ngoại giao ở thủ đô này châm đuốc đốt phá một tòa nhà chính phủ, mà còn cướp phá các thương vụ của người Tây Phương nữa, như Holiday Inn, Pioãa Hut, Quán Già Chiên KFC và quán McDonald. Họ còn đốt 200 chiếc xe, hai nhà băng, hằng chục tiệm và bức ảnh lớn của Tổng Thống Pervez Musharraf.

 

Thành phần xuống đường còn nhào vô hôi của văn phòng Telenor là một hãng điện thoại lưu động Na Uy, và dân chúng cướp đi những bộ máy đ8iện toán, những máy điện thoại lưu động cùng những máy móc khác.

 

Kết quả là đã có hai người bị thiệt mạng khi nhân viên an ninh canh gác một ngân hàng nổ súng ngăn chặn đoàn biểu tình đang xông vào một nhà băng ở phía đông thủ đô. Thậm chí cả lực lượng bán quân sự cũng đã được vận động để nhúng tay vào việc bảo an quần chúng. Lực lượng bảo vệ an ninh đã phải sử dụng tới hơi cay. Hôm Thứ Hai, cảnh sát cũng đã phải bắn hơi cay và dùng gậy để ngăn chặn khoảng 7 ngàn sinh viên xuống đường không cho họ diễn hành tới cư gia của vị thống đốc ở Peshawar.

 

Thành phần sinh viên này trước kia cũng đã diễn hành đến một số đại học ở Peshawar và ném đá vào một trường học Kitô Giáo, đập vỡ cửa sổ và gây ra các thiệt hại khác. Họ cũng ném đá vào các cửa tiệm ở khu vực thương mại trong thành phố này, hô hoán các câu như “Dẹp Hoa Kỳ đi”, “Dẹp Đan Mạch đi”.

 

Ngoài ra còn có những cuộc xuống đường biểu tình khá lớn khác khắp nước này. Những cuộc biểu tình lớn nhất xẩy ra phải kể tới những cuộc đã xẩy ra vào Thứ Sáu tuần trước.

 

Cũng có mấy chục người xuống đường ném đá vào tòa đại sứ Đức ở thủ đô này hôm Thứ Ba cùng ngày, hầu hết là sinh viên, hô hoán những câu như “Đức quốc, các người là bọn fascist và là tay sai của đám Do Thái”.

 

Tổng Thống nước này là Pervez Musharraf đã nói với phóng viên báo chí ở thủ đô Islamabad hôm Thứ Hai 13/2/2006 biết rằng những tờ nhật báo in ấn các tấm biếm họa là thực hiện một việc “hoàn toàn chẳng để ý gì tới các hậu quả gây ra cho thế giới, cho nền hòa bình và hòa thuận trên thế giới cả. Thành phần Hồi Giáo ôn hòa nhất cũng sẽ xuống đường và lên tiếng phản đối vì nó làm tổn thương cảm thức của hết mọi người Hồi Giáo. Cho dù là một kẻ cực đoan hay một người ôn hòa hoặc rất ôn hòa đi nữa, chúng tôi cũng sẽ lean án việc làm này thôi”.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 14/2/2006

                                                

 

 

 TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ