GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 1/2/2006

 Tuần 4 Thường Niên

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức với Buổi Triều Kiến Chung hằng Tuần Thứ Tư 25/1/2006 về bài Thánh Vịnh 143 (144): 9-15 - Hát lên một bài “tân” ca dâng Chúa

?  ĐTC Biển Đức XVI: Thông Điệp "THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU" (tiếp) - MỐI LIÊN KẾT CỦA TÌNH YÊU NƠI VIỆC TẠO DỰNG VÀ NƠI LỊCH SỬ CỨU ĐỘ (11-13)

?  Đảng Hamas Khủng Bố lên nắm quyền chính trị ở Palestine trước Phản Ứng và Áp Lực của Khối Tứ Tượng

 

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức với Buổi Triều Kiến Chung hằng Tuần Thứ Tư 25/1/2006 về bài Thánh Vịnh 143 (144): 9-15: hát lên một bài “tân” ca dâng Chúa

 

Anh Chị Em thân mến!

 

1.         Hôm nay là ngày Kết Thúc Tuần Lễ Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, trong thời gian này, chúng ta đã suy nghĩ về nhu cầu cần phải liên lỉ kêu xin Chúa ban cho chúng ta đại tặng ân được trọn vẹn hiệp nhất nơi thành phần môn đệ Chúa Kitô. Thật vậy, việc cầu nguyện góp phần quan trọng vào việc làm cho việc dấn thân chung của Chư Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội được thành thực hơn và gặt hái được thành quả hơn.

 

Trong cuộc gặp gỡ hôm nay, chúng ta lại tiếp tục việc suy niệm bài Thánh Vịnh 143 là bài thánh vịnh được Phụng Vụ Giờ Kinh Chiều đề ra cho chúng ta vào hai dịp khác nhau (x câu 1-8 và 9-15). Cung cách tiếp tục vẫn là cung cách của một bài ca, và trong phần thứ hai của bài thánh vịnh này hiện lên hình ảnh về “Vị Được Xức Dầu”, tức là Vị “Được Thánh Hiến” trên hết là Chúa Giêsu, Đấng thu hút mọi người đến cùng mình, để họ được “hiệp nhất nên một” (x Jn 17:11,21). Không phải ngẫu nhiên mà cảnh tượng nổi bật trong bài ca này có tính cách thịnh vượng và bình an, những biểu hiệu kiểu mẫu cho kỷ nguyên thiên sai cứu độ.

 

2.         Bởi thế, bài ca này được diễn tả như “mới”, một từ ngữ theo ngôn ngữ Thánh Kinh không phải ám chỉ đến tính cách mới mẻ bề ngoài của chữ nghĩa cho bằng cho thấy cái trọn vẹn hết cỡ niêm ấn niềm hy vọng (x câu 9). Bởi thế, mới có bài ca được cất lên hướng về cái đích điểm của lịch sử, lúc tiếng nói của sự dữ cuối cùng sẽ bị câm nín, một tiếng nói thánh vịnh gia diễn tả là “không thực” và “giả dối’, những diễn tả ám chỉ về ngẫu tượng (x câu 11).

 

Thế nhưng, sau khía cạnh tiêu cực này là chiều kích tích cực hơn nhiều, đó là chiều kích của một thế giới mới hân hoan hớn hở gần tiến đến chỗ xác nhận được bản thân mình. Đó là thứ “shalom” đích thực, tức là thứ “bằng an” thiên sai, một chân trời rạng ngời được diễn tả qua một chuỗi hình ảnh về đời sống xã hội, là những gì cũng có thể cho cả chúng ta nữa, niềm hy vọng về cuộc hạ sinh của một xã hội chân chính hơn.

 

3.         Trước hết hiện lên hình ảnh gia đình (x câu 12), một gia đình được xây dựng trên sinh lực của việc sản sinh. Những người con trai, niềm hy vọng của tương lai, được sánh ví với thanh niên cường tráng; các người con gái được tiêu biểu như những trụ cột vững chắc chi phối sự vững chắc của ngôi nhà, như những cột trụ của đền thờ. Từ đời sống gia đình, người ta tiến tới đời sống kinh tế, tới mảnh đất có hoa trái của nó được cất trong kho lẫm, có những đồng cỏ cho súc vật thả rong, có những con thú được sử dụng để làm việc ở những cánh đồng phi nhiêu (x các câu 13-14a). Thế rồi ánh mắt hướng về thành phố, tức là, hướng về toàn thể cộng đồng dân sự là nơi cuối cùng hoan hưởng tặng ân hòa bình và yên hàn quí giá. Thật vậy, “những lỗ hổng” bị thành phần xâm chiếm làm toác ra ở trên những bức tường thành phố trong cuộc tấn công cuối cùng đã được sửa chữa; những cuộc xâm nhập đã kết thúc, những cuộc xâm nhập gây ra các trận cướp phá và đầy ải, và cuối cùng thì không còn nghe thấy “tiếng kêu gào la thét” của thành phần thất vọng, thành phần thương tích, thành phần nạn nhân, thành phần mồ côi, cả một di sản buồn thảm của chiến tranh (x câu 14b).

 

4.         Hình ảnh về một thế giới khác nhau nhưng khả dĩ này được trao phó cho công cuộc của Đấng Thiên Sai, cũng như cho công cuộc của dân Người. Tất cả chúng ta cùng nhau, theo sự hướng dẫn của Đấng Thiên Sai là Đức Kitô, cần phải hoạt động cho dự án hòa hợp và hòa bình này, tránh đi hoạt động hủy hoại của hận thù, của bạo lực và của chiến tranh. Tuy nhiên, cần phải đứng về bên của Vị Thiên Chúa yêu thương và công chính.

 

Vì lý do này, bài thánh vịnh đe74 kết thúc bằng những lời lẽ như sau “Phúc cho dân tộc được diễm phúc như thế; phúc cho dân tộc có Thiên Chúa là Chúa”. Thiên Chúa là sự thiện trên hết mọi sự thiện, là điều kiện cho tất cả mọi sự thiện hảo khác. Chỉ có con người nào nhìn nhận Thiên Chúa và bênh vực những giá trị thiêng liêng và luân lý mới có thể thực sự dấn thân tìm gặp một nền hòa bình sâu xa và trở thành một lực lượng hòa bình cho thế giới, cho người khác, và bởi đó theo điệu “bài tân ca” của thánh vịnh gia, một bài tân cả đầy tin tưởng và hy vọng. Nó tự nhiên nhắc nhở tới Tân Ước, tới tính cách rất mới mẻ về Chúa Kitô và về Phúc Âm của Người.

 

Đó là những gì Thánh Âu Quốc Tinh nhắc nhở chúng ta. Khi đọc bài thánh vịnh này, ngài cũng giải thích câu: “với cây đàn thập huyền tôi sẽ tấu lên cùng Ngài”. Đối với thánh nhân thì cây đàn thập huyền đây là lề luật, được tòm gọn thành Thập Giới. Thế nhưng, chúng ta cần phải tìm thấy cái then chốt chính thích đáng của 10 sợi giây đàn này, của Thập Giới này. Chỉ khi nào 10 sợi giây đàn này, Thập Giới này được gẩy cho rung lên, Thánh Âu Quốc Tinh nói, bằng đức ái của con tim thì chúng mới vang lên hay ho. Đức ái là tất cả lề luật. Người nào sống các Giới Luật này như những chiều kích của một đức ái duy nhất, thì thực sự hát lên “bài tân ca” ấy. Đức ái liên kết chúng ta với những tình cảm của Chúa Kitô thực sự là “bài tân ca” của “con người mới”, cũng có khả năng tác tạo nên “một thế giới mới”. Bài thánh vịnh này mới gọi chúng ta hãy hát lên với “cây đàn thập huyền”, với một tân can mới, hãy hát lên bằng những cảm tình của Chúa Kitô, hãy sống Thập Giới theo chiều kích yêu thương, nhờ đó hãy góp phần vào việc xây dựng hòa bình và hòa hợp của thế giới (cf. "Esposizioni sui Salmi" [Commentaries on the Psalms], 143,16: Nuova Biblioteca Agostiniana," XXVIII, Rome, 1977, pp. 677).

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay chúng ta kết thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, chúng ta hãy nhớ rằng việc chữa lành những chia rẽ nơi Kitô hữu là công việc của Chúa, nó là một tặng ân cần chúng ta liên lỉ nguyện cầu.

 

Hôm nay, qua bài thánh vịnh, chúng ta hát lên một bài “tân” ca dâng Chúa. Theo Thánh Kinh thì một bài ca “mới” là bài nói về hòa bình và thịnh vượng, những dấu chỉ về Đấng Thiên Sai, hứa hẹn với chúng ta về việc làm trọn tất cả mọi niềm hy vọng của chúng ta.

 

Thánh vịnh gia diễm tả tặng ân hòa bình này, tặng ân “shalom” này, bằng một chuỗi hình ảnh được lấy ra từ đời sống hằng ngày. Ông nói về gia đình. Những người con trai, niềm hy vọng của tương lại, thì giống như những thanh niên cường tráng; những đứa con gái thì giống như những trụ cột duyên dáng, nâng đỡ tòa nhà.

 

Đoạn chúng ta nghe đến những hoa trái của lao công con người, những thu hoạch, những con chiên, đàn thú, tất cả đều là tặng ân Chúa ban. Và những bức tường thành không còn bị vạch khoét bởi những binh lính của kẻ thù nữa. Không còn thành phần bị thương tích và mồ côi than khóc ngoài đường phố nữa. Đó là bình an được Đấng Thiên sai mang đến cho.

 

Chúng ta có thể cộng tác vào việc xây dựng hòa bình này, nếu chúng ta quyết trung thành với Thiên Chúa. Thánh Âu Quốc Tinh dạy rằng cây thập huyền cầm nghĩa là Bản Thập Giới. Việc hát một bài tânc a, và để chơi cây thập huyền cầm này, nghĩa là việc tuân theo lề luật của Thiên Chúa và loan báo vương quốc hòa bình và hân hoan của Người.

                                                                                                                                                                                         
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/1/2006

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Thông Điệp DEUS CARITAS EST – THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU  (tiếp)

 

PHẦN NHẤT

 

MỐI LIÊN KẾT CỦA TÌNH YÊU NƠI VIỆC TẠO DỰNG VÀ NƠI LỊCH SỬ CỨU ĐỘ

 

 

14.       Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần để ý tới một khía cạnh khác nữa, đó là khía cạnh “thần bí” của bí tích có tính cách xã hội, vì nơi mối hiệp thông về bí tích này, tôi trở nên một với Chúa, giống như tất cả mọi người chịu lễ khác vậy. Thánh Phaolô viết: “Vì chỉ có một tấm bánh duy nhất mà chúng ta dù nhiều cũng chỉ là một thân thể, bởi tất cả chúng ta đều được dự phần vào tấm bánh duy nhất này” (1Cor 10:17). Việc hiệp nhất với Chúa Kitô cũng là việc hiệp thông với tất cả những ai được Người ban chính mình Người cho. Tôi không thể chiếm hữu Chúa Kitô chỉ cho riêng bản thân mình; tôi chỉ có thể thuộc về Người trong mối hiệp nhất với tất cả những ai đã trở nên hay những ai sẽ trở thuộc về Người. Việc hiệp lễ kéo chúng ta ra khỏi bản thân mình để đến với Người, nhờ đó cũng đến với tất cả mọi Kitô hữu. Chúng ta trở thành “một thân thể”, hoàn toàn liên kết thành một cuộc sống duy nhất. Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân bấy giờ thực sự liên kết với nhau, ở chỗ, Thiên Chúa nhập thể là để lôi kéo tất cả chúng ta đến với chính mình Người. Bởi thế, chúng ta mới có thể hiểu làm thế nào mà agape – từ ái cũng trở thành một từ ngữ giành cho Thánh Thể, vì nơi Thánh Thể cái agape - từ ái của Thiên Chúa tỏ ra cho chúng ta thấy một cách thể lý, để Người có thể tiếp tục công việc của Người nơi chúng ta và qua chúng ta. Chỉ khi nào chú ý tới nền tảng Kitô học và bí tích học này chúng ta mới có thể hiểu được một cách xác đáng giáo huấn của Chúa Giêsu về yêu thương. Vấn đề hoán chuyển được Người thực hiện từ Lề Luật và Tiên Tri thành giới răn lưỡng diện mến Chúa yêu người, cũng như việc Người đặt nền tảng cho toàn thể đời sống đức tin trên huấn thị chính yếu này, không phải chỉ là vấn đề về luân lý – tức một điều gì đó có thể xẩy ra bên ngoài đức tin và theo niềm tin tưởng vào Chúa Kitô cũng như theo niềm tin tưởng vào tính cách tái hiện thực của bí tích. Đức tin, việc tôn thờ và ethos – tính cách đặc trưng là những gì quyện lấy nhau như một thực tại duy nhất xẩy ra nơi việc chúng ta gặp gỡ cái agape - từ ái của Thiên Chúa. Nơi đây, cái vị thế tương khắc thường tình giữa việc tôn thờ với vấn đề đạo lý hoàn toàn không còn nữa. Chính việc “tôn thờ”, việc hiệp thông Thánh Thể, là ở thực tại vừa được yêu thương vừa yêu thương người khác. Một thứ Thánh Thể mà không trở thành một thực hành yêu thương cụ thể thì tự bản chất là những gì phân mảnh. Trái lại, như chúng ta sẽ bàn đến sâu xa hơn dưới đây, “giới luật” yêu thương chỉ trở thành khả dĩ vì nó còn hơn là một đòi hỏi nữa. Yêu thương có thể được trở thành “huấn lệnh” vì trước hết nó là những gì được hiến ban.

 

15.       Nguyên tắc này là khởi điểm để hiểu được những dụ ngôn hay ho của Chúa Giêsu. Con người phú hộ (x Lk 16:19-31), từ nơi cực hình của mình, đã van xin cho anh em mình được biết tới những gì xẩy ra cho những ai chỉ biết coi thường thành phần nghèo khổ đang cần giúp đỡ. Chúa Giêsu đã lợi dụng tiếng kêu cầu cứu trợ này như một lời cảnh giác giúp chúng ta trở về với đường ngay nẻo chính. Dụ ngôn người Samaritanô Nhân Lành (x Lk 10:25-37) làm sáng tỏ hai điều quan trọng. Cho tới lúc bấy giờ thì quan niệm “cận nhân” được hiểu như chỉ có liên quan tới người đồng hương của mình và tới thành phần ngoại quốc đã ở trong đất Do Thái; nói cách khác, chỉ liên quan tới cộng đồng gắn bó chặt chẽ của một đất nước hay dân tộc duy nhất mà thôi. Giới hạn này bấy giờ đã bị hủy bỏ. Bất cứ ai cần đến tôi, và người nào tôi có thể giúp đỡ, đều là cận nhân của tôi. Quan niệm về “cận nhận” giờ đây được hoàn vũ hóa, tuy nhiên nó vẫn là những gì cụ thể. Cho dù được nới rộng bao gồm toàn thể nhân loại, nó vẫn không biến thành một thứ diễn đạt tổng quan, trừu tượng và không nhất thiết của yêu thương, mà là những gì cần tới việc dấn thân cụ thể của tôi vào lúc này đây. Giáo Hội có nhiệm vụ giải thích một cách mới mẻ hơn bao giờ hết mối liên hệ giữa gần và xa này đối với cuộc sống thực tiễn hằng ngày của phần tử mình. Sau hết, chúng ta đặc biệt cần phải đề cập tới đại dụ ngôn Chung Thẩm (x Mt 25:31-46), một dụ ngôn yêu thương trở thành tiêu chuẩn để căn cứ cho phán quyết cuối cùng về cuộc sống con người có xứng đáng hay chăng. Chúa Kitô đã đồng hóa mình với những ai đang cần được giúp đỡ, với thành phần đói ăn, thành phần khát uống, thành phần khách lạ, thành phần trần trụi, thành phần đau yếu và những ai bị tù ngục. “Khi các người làm điều ấy cho một trong những người anh em hèn mọn nhất của Ta là các người làm cho chính Ta” (Mt 25:40). Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân đã trở nên một: nơi thành phần anh chị em hèn mọn nhất chúng ta thấy được chính Chúa Giêsu, và nơi Chúa Giêsu chúng ta gặp được Thiên Chúa.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20051225_deus-caritas-est_en.html

 

TOP

 

 

? Đảng Hamas Khủng Bố lên nắm quyền chính trị ở Palestine trước Phản Ứng và Áp Lực của Khối Tứ Tượng

 

Hôm Thứ Hai 30/1/2006, thành phần Tứ Tượng trước đây đã phác ra Lộ Trình Hòa Bình ở Trung Đông, một lộ trình đã và đang được từ từ thực hiện bởi cả hai bên Do Thái lẫn Palestine, như được thể hiện qua biến cố Do Thái rút khỏi Giải Gaza và trao thả tù bình Palestine, lại nhóm họp khẩn ở Luân Đôn, gồm có Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Nga, Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Liên Hiệp Quốc, về vấn đề Hamas bắt đầu nắm quyền chính trị ở Palestine, một đảng vốn bị liệt kê vào thành phần khủng bố.

 

Cuối cuộc họp này, vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là Annan tuyên bố: “Tôi nghĩ rằng cộng đồng quốc tế sẽ có thể làm việc với họ”, nếu họ biến đổi từ chiến đấu tính thành một đảng chính trị quan trọng. Tuy nhiên, vị này cũng cho biết là việc viện trợ sau này sẽ được tái “cứu xét bởi thành phần cung cấp đối với việc chính phủ này vi phạm tới những nguyên tắc bất bạo động, tới việc nhìn nhận nước Do Thái và tới việc chấp nhận những hiệp định cùng với các trách nhiệm trước đây”. 

 

Cũng trong cùng ngày, nhà lãnh đạo Hamas là Ismail Haniyeh đã lên tiếng kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới hãy tiếp tục hỗ trợ tài chính cho nhân dân Palestines, như sau: “Chúng tôi kêu gọi quí vị hãy hiểu cho những ưu tiên của nhân dân Palestine chúng tôi trong giai đoạn này, và hãy tiếp tục hỗ trợ về tinh thần và tài chính để đưa miền đất này đến chỗ ổn định hơn là áp lực và căng thẳng. Chúng tôi khẳng định cùng quí vị là mối lợi tức này sẽ được sử dụng để trả lương cho nhân viên chính phủ và tài trợ các chi phí hoạt động hằng ngày cùng với hạ tầng cơ sở. Quí vị có thể nắm chắc được điều này bằng một hệ thống được thỏa thuận với nhau”.

 

Từ năm 1993, Hiệp Chủng Quốc đã viện trợ trên 1 tỉ rưỡi Mỹ kim cho nhân dân Palestine – một số trực tiếp cho Thẩm Quyền Palestine và một số qua Liên Hiệp Quốc và các nhóm viện trợ tư. Năm 2006, Hoa Kỳ tài trợ cho Palestine là 234 triệu Mỹ Kim. Năm ngoái, Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã cung cấp cho Thẩm Quyền Palestine trên 600 triệu Mỹ Kim. Trong khi đó, cả hai khối này đều liệt kê nhóm Hamas là thành phần khủng bố.

 

Đương kim tổng thống Thẩm Quyền Palestine là Mahmoud Abbas, cũng là lãnh tụ của đảng Fatah, cũng vào cùng ngày trên đây, đã gặp bà Thủ Tướng Đức là Angela Merkel. Sau đó, ông nói rằng các quốc gia Âu Châu “cần phải thông cảm rằng nhân dân Palestine hết sức cần tới việc viện trợ này”. Ông còn cho biết các viên chức Palestine “đã liên hệ” với các vị lãnh đạo Âu Châu “và đã nói với tất cả mọi đảng phái trong cuộc”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 31/1/2006



TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ