GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 27/2/2006

Tuần VIII Thường Niên

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Chư Hiệp Hội Lao Động Kitô Hữu Ý Quốc ngày 27/1/2006

?  Giáo Hội ở Ấn Độ lên án Pháp Lệnh Triệt Sản của một vị thẩm phán khu vực

?   Tiểu Bang South Dakota gần tiến tới chỗ cấm chỉ việc phá thai

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Chư Hiệp Hội Lao Động Kitô Hữu Ý Quốc ngày 27/1/2006

 

Quí Huynh khả kính trong Hàng Giáo Phẩm và trong Hàng Giáo Sĩ,

Quí Phần Tử Chư Hiệp Hội Lao Động Kitô Hữu Ý Quốc thân mến,

 

Chúng ta hôm nay gặp nhau vào dịp mừng kỷ niệm 60 năm Chư Hiệp Hội Lao Động Kitô Hữu Ý Quốc. Tôi chào vị Chủ Tịch Luigi Bobba và hết lòng cám ơn ông về những lời lẽ lịch duyệt thực sự làm tôi cảm kích; tôi chào các vị lãnh đạo khác và chào từng quí vị. Tôi đặc biệt chào các vị Giám Mục và linh mục đi theo với anh chị em và quan tâm tới việc đào luyện tinh thần cho anh chị em.

 

Việc công đoàn của anh chị em ra đời là nhờ cái trực giác nhìn xa trông rộng của Đức Giáo Hoàng Piô XII đáng kính nhớ. Ngài đã ước mong hình thành một sự hiện diện hữu hình và hiệu năng của thành phần Công Giáo Ý nơi thế giới làm việc và đích thân cộng tác quí báu với Giovanni Battista Montini bấy giờ là Vị Thay Thế Quốc Vụ Khanh.

 

Mười năm sau đó, vào ngày 1/5/1955, cũng vì Giáo Hoàng này thiết lập Lễ Thánh Giuse Lao Động để vạch ra cho tất cả mọi thành phần lao động trên thế giới thấy đường lối thánh hóa bản thân bằng việc làm, nhờ đó phục hồi quan điểm về vấn đề nhân loại hóa chân chính cho tính cách cực nhọc của cuộc sống thường nhật.

 

Cả đến ngày hôm nay, vấn đề về việc làm, vấn đề chú trọng tới những thay đổi nhanh chóng và phức tạp, không bao giờ thôi kêu gọi lương tâm con người hãy suy nghĩ, và đòi thành phần lao động gắn chặt vào cái nguyên tắc căn bản cần phải hướng dẫn quyết định thực hành, đó là sự thiện của tất cả mọi con người cũng như của toàn thể xã hội.

 

Trong việc trung thành thực sự với dự án nguyên thủy của Thiên Chúa, tôi muốn lập lại nơi đây một cách ngắn gọn, với anh chị em và cho anh chị em, ba “cấp trật” hay “ba mức độ trung thực” mà trong quá khứ anh chị em đã dấn thân để hiện thực trong hoạt động đa dạng của anh chị em.

 

Sự trung thực thứ nhất đó là Chư Hiệp Hội Lao Động Kitô Hữu Ý Quốc được kêu gọi sống đó là trung thực với thành phần lao động. Con người là “tầm mức của giá trị việc làm” (Cuốn Tổng Tắt Tín Lý Xã Hội của Giáo Hội, đoạn 271). Đó là lý do, Huấn Quyền bao giờ cũng nhắc nhở chiều kích nhân bản của hoạt động việc làm, và đã tái hướng nó về mục đích thực sự của nó, song không quên rằng giáo huấn của Thánh Kinh về việc làm lên đến tuyệt đỉnh nơi giới răn về sự nghỉ ngơi. Bởi thế, muốn có được một Ngày Chúa Nhật không được tương đương với tất cả các ngày khác trong tuần là một quyết định văn minh.

 

Những thứ ưu tiên khác xuất phát từ tính cách chủ yếu của giá trị về đạo lý nơi lao công của con người. Con người ưu tiên hơn việc làm (xem Thông Điệp Laborem Exercens, đoạn 12), việc làm ưu tiên hơn vốn liếng (cùng nguồn), mục đích chung của sản vật ưu tiên hơn quyền sở hữu về tư sản (cùng nguồn đoạn 14), tóm lại, cái là ưu tiên hơn cái có (cùng nguồn đoạn 20).

 

Cái cấp trật này của vấn đề ưu tiên hiển nhiên cho thấy là môi trường làm việc hoàn toàn thuộc về vấn đề của nhân loại học.

 

Ngày nay, đang xẩy ra trong lãnh vực này một bao hàm mới mẻ chưa hề thấy về vấn đề xã hội liên quan tới việc bảo vệ sự sống. Chúng ta sống trong một thời điểm được khoa học và kỹ thuật cống hiến những cơ hội để cải tiến cuộc sống của hết mọi người. Thế nhưng, việc méo mó sử dụng quyền năng này có thể trở thành mối đe dọa trầm trọng và bất khả chữa trị liên quan tới định mệnh của chính sự sống.

 

Thế nên, cần phải tái thẩm định giáo huấn của Đức Gioan Phaolô thân yêu, vị đã xin chúng ta hãy coi sự sống như là một biên cương mới của vấn đề xã hội (x Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, đoạn 20).

 

Việc bảo vệ sự sống từ lúc nó được thụ thai cho tới khi nó tự nhiên qua đi và ở bất cứ nơi nào nó bị đe dọa nó, xúc phạm hay bị chà đạp, là phận vụ tiên khởi cần đến một thứ đạo lý chân thực về trách nhiệm, một thứ đạo lý trách nhiệm phải nhất trí bao gồm tất cả mọi hình thức nghèo khổ, bất công và loại trừ khác nữa.

 

“Sự trung thực” thứ hai tôi muốn đề nghị với anh chị em đó là – hợp với tinh thần của Chư Vị Sáng Lập của anh chị em – sự trung thực với tính cách dân chủ là tính cách duy nhất có thể bảo đảm sự quân bình và các thứ quyền lợi cho hết mọi người.

 

Thật vậy, có một thứ lệ thuộc hỗ tương giữa tính cách dân chủ và công lý thúc bách mọi người phải hoạt động một cách hữu trách để bào toàn quyền lợi của mỗi người, nhất là những quyền lợi của thành phần yếu kém và sống bên lề xã hội.

 

Không được quên rằng việc tìm kiếm sự thật đồng thời là điều kiện tạo cơ hội cho một thứ dân chủ thực sự chứ không phải chỉ hiển nhiên mà thôi: “Như lịch sử cho thấy, một nền dân chủ thiếu mất các thứ giá trị thì dễ trở thành một thứ chuyên chế công khai hay mập mờ nào đó” (Thông Điệp Centesimus Annus, đoạn 46).

 

Từ đó mới đi đến chỗ mời gọi hãy làm việc, hãy gia tăng việc ưng thuận về một nội dung của những gì liên quan chung, bằng không lời kêu gọi thực hiện dân chủ có nguy cơ trở thành một thuần lễ nghi theo phương thức kéo dài những khác biệt và làm tăng bội những trục trặc.

 

Công việc thứ ba là sự trung thực với Giáo Hội. Chỉ khi nào gắn bó một cách thân thương và tha thiết với cuộc hành trình của Giáo Hội mới bảo đảm là cái căn tính thiết yếu được thể hiện ở mọi môi trường xã hội trên thế giới không bị mất đi mùi vị của Phúc Âm. 

 

Không phải tình cờ mà Đức Gioan Phaolô II đã ngỏ những lời này cho anh chị em hôm 1/5/1995, đó là “Chỉ một mình Phúc Âm mới là những gì canh tân Chư Hiệp Hội Lao Động Kitô Hữu Ý Quốc”; những lời ấy vẫn cho thấy đường lối chính yếu cho Hiệp Hội của anh chị em, vì chúng phấn khích anh chị em hãy lấy Lời Chúa làm tâm điểm của đời sống anh chị em và hãy coi việc truyền bá phúc âm hóa là yêu tố nguyên vẹn nơi sứ vụ của anh chị em.

 

Bởi thế, sự hiện diện của các vị linh mục như những vị hướng đạo thiêng liêng giúp anh chị em thực hiện việc liên hệ tối đa của anh chị em với Giáo Hội địa phương và củng cố việc dấn thân của anh chị em cho vấn đề đại kết cũng như vấn đề đối thoại liên tôn.

 

Là thành phần lao động và giáo dân Kitô hữu hiệp hội, anh chị em bao giờ cũng phải chịu khó thực hiện việc đào luyện cho các phần tử và lãnh đạo của mình, nhắm tới việc phục vụ đặc biệt anh chị em được kêu gọi tới thực hiện. Là thành phần nhân chứng của Phúc Âm và là những người thêu dệt các mối liên hệ huynh đệ, anh chị em hãy hiện diện cách can đảm ở các lãnh vực quan trọng trong đời sống xã hội.

 

Quí bạn thân mến, đề tài chính của việc cử niệm mừng 60 năm của anh chị em đây là việc tái dẫn giải ý nghĩa cho những “sự trung thực” lịch sử này, mang lại tính cách chính đáng cho công tác thứ tư được Vị Đáng Kính Gioan Phaolô II đã thúc giục anh chị em làm đó là “nới rộng giới hạn hoạt động xã hội của anh chị em” (Address to the ACLI, 27 April 2002; L'Osservatore Romano English edition, 12 June, n. 4, p. 11).

 

Chớ gì việc dấn thân này cho tương lai của nhân loại luôn được niềm hy vọng Kitô Giáo làm cho sinh động. Nhờ đó cả anh chị em nữa, như thành phần nhân chứng của Chúa Giêsu Phục Sinh, Niềm Hy Vọng của thế giới, sẽ giúp ghi khắc một sinh lực mới trên quyền thống của Chư Hiệp Hội Lao Động Kitô Hữu Ý Quốc, và có thể hợp tác theo tác động của Thánh Linh để canh tân bộ mặt trái đất.

 

Xin Thiên Chúa hỗ trợ anh chị em và Đức Trinh Nữ bảo vệ anh chị em, gia đình anh chị em và tất cả mọi dự phóng của anh chị em. Tôi thân ái chúc lành cho anh chị em, tôi hứa đặc biệt nhớ đến anh chị em trong lời nguyện cầu của tôi.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20060127_acli_en.html

 

TOP

 

 ?  Giáo Hội ở Ấn Độ lên án Pháp Lệnh Triệt Sản của một vị thẩm phán khu vực

 

Vị thẩm phán Amrit Abhijat của một khu vực ở Ấn Độ đã ra một pháp lệnh buộc thành phần giáo chức, phục vụ quần chúng và làm đầu làng xã phải thực hiện chỉ tiêu “triệt sản” với hạn chót vào ngày 31/3/2006, băèng không sẽ bị giải nhiệm, tạm ngưng việc hay bị thuyên chuyển.

 

Cơ quan Tín Vụ Á Châu của Viện Tòa Thánh Về Việc Truyền Giáo Hải Ngoại đã tường trình tin tức này hôm Thứ Ba 21/2/2006, và thêm rằng hiện nay các giáo chức thuộc trường công lập cần phải cổ võ vấn đề triệt sản nơi học sinh và gia đình của họ.

 

ĐTGM tổng bí thư của hội đồng giám mục Ấn Độ là Stanislaus Fernandes TGP Gandhinagar đã lên tiếng với cơ quan thông tín này là Giáo Hội Công Giáo “mạnh mẽ lên án dự án triệt sản phản nghịch với lề luật của Thiên Chúa và với luân lý này, và cần phải ngưng ngay việc này vị thiện ích của đất nước đây”. Ngài nói là pháp lệnh ấy là một việc làm “không thể nào chấp nhận được”.

 

Cơ quan thông tín trên còn cho biết thành phần giáo chức cảm thấy rùng mình trước “công việc” mới áp đặt lên họ. Một giáo viên tiểu học trong khu vực này là Ravi Prasad Chaurasia đã nói với cơ quan thông tín ấy là: “Chúng tôi bị đối xử như là những người lao nhân cưỡng ép. Chẳng lẽ chúng tôi cần phải dạy cho học sinh hay xin chúng mang cha mẹ chúng tới các trại y tế để thực hiện việc triệt sản hay sao? Thật là bẽ mặt cho chúng tôi, thế nhưng ai là người sẽ nghe theo chúng tôi chứ?”

 

Theo pháp lệnh của tiểu bang miền bắc Ấn Độ là Uttar Pradesh, thành phần nhân viên hạng 3 ở Phân Bộ Y Khoa và Sức Khỏe buộc phải mang 10 người tới để thực hiện việc triệt sản. Thành phần làm đầu các làng xã chưa được loan báo như thành phần nhân viện hạng 3 trên đây, “nhưng đã có một số trong họ bắt đầu tuyển mộ thành phần nạn nhân rồi”.

 

Tại sao vị thẩm phán này ra một pháp lệnh như thế, chính ông đã cho báo chí địa phương biết là đối với ông vấn đề kế hoạch hóa gia đình là những gì ưu tiên nhất, vì căn nguyên gây ra tất cả mọi sự dữ đó là việc bùng nổ về dân số: “Chúng ta cần phải ưu tiên đương đầu với cuộc thách đố này”.

 

Cha Babu Joseph, giám đốc Phân Bộ Truyền Thông của hội đồng giám mục Ấn Độ nói rằng: “Pháp lệnh của thẩm phán Abhijat không thể nào không làm chấn động hết mọi người Ấn Độ. Nó gây chấn động trước hết là vì nó liên quan tới thành phần giáo dục giới trẻ, sau nữa, vấn đề kế hoạch hóa gia đình thuộc về thẩm quyền của Phân Bộ Y Tế chứ không phải tòa án. Giáo Hội không thể chấp nhận một việc làm man di mọi rợ như việc triệt sản này. Thay vào đó, cần phải phát động các phương pháp tự nhiên cho vấn đề kế hoạch hóa gia đình là đường lối duy nhất cho chính sách hũu trách về dân số mà thôi”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/2/2006

   

TOP

 

 

? Tiểu Bang South Dakota gần tiến tới chỗ cấm chỉ việc phá thai

 

Thật vậy, mạng diện toán toàn cầu CNN ngày Thứ Sáu 24/2/2006, tựa đề trên đây đã loan báo là “các nhà lập pháp Tiểu Bang hôm Thứ Sáu đã bỏ phiếu cấm chỉ hầu như tất cả vấn đề phá thai ở South Dakota, và gửi biện pháp này tới vị thống đốc, người nói rằng ông nghiêng về việc ký chuẩn biện pháp này”.

 

Đây là một tin vui cho phong trào phò sự sống. Vì cũng trong tuần này, Tối Cao Pháp Viện vừa mới quyết định xét lại vấn đề phá thai vào thời kỳ cuối hay phá thai kiểu bán sinh phần, thì quốc hội của tiểu bang South Dakota lại cùng nhau chấp thuận việc bãi bỏ pháp lệnh phá thai của ngành tư pháp.

 

Theo khoản luật mới này thì các vị bác sĩ ở South Dakota sẽ bị tù 5 năm vì tội thi hành việc phá thai, trừ duy trường hợp để cứu mạng thai mẫu mà thôi. Như thế thì cả việc bị hiếp dâm mà có bầu cũng không được phá. Nếu quả thực như thế thì khoản luật mới này hoàn toàn phù hợp với Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Tạ ơn Chúa. Trong khi có những nhà lập pháp và quan án phò văn hóa sự chết thì vẫn còn có những tâm hồn phò văn hóa sự sống, tuy chỉ là thiểu số và rất họa hiếm, với trách nhiệm phục vụ quần chúng và công ích của mình.

 

Dự luật mới này là những gì trực tiếp ra mặt tấn công pháp lệnh của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ năm 1973 cho phép phá thai. Các nhà lập pháp ở tiểu bang đi tiên phong trong việc chống lại pháp quyết cho phép phá thai này tin rằng tòa án tối cao của đất nước này hiện nay đang lật ngược ván bài phá thai, với những bổ nhiệm nhị vị thẩm phán mới đây là John Roberts và Samuel Alito, hai vị thiên về bảo thủ hơn là cấp tiến.

 

Tổ chức Planned Parenthood, một tổ chức hoạt động ở y viện duy nhất thực hiện việc phá thai ở South Dakota, với 800 vụ phá thai hằng năm, đã thề là đương đầu với biện pháp mới này nơi tòa án nếu Thống Đốc Mike Rounds ký thành đạo luật.

 

Trước cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội Tiểu Bang hôm Thứ Sáu, vị thống đốc này đã nói rằng: “Tôi xác nhận rằng tôi là người phò sự sống, và tôi tin rằng phá thai là điều sai trái, nên chúng ta cần phải làm mọi cách có thể để cứu mạng sống. Nếu dự luật này xong thì tôi thiên về việc ký cho nó thành đạo luật”.

 

Dự luật này được cả lưỡng viện thông qua, nhưng Hạ Viện đồng ý để Thượng Viện tu chính. Nó đã được thông qua với số phiếu là 50-18. Nó sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006. Nếu điều này thực sự xẩy ra thì ngày 1/7/2006 này là ngày lịch sử chẳng khác gì như ngày 22/1/1973 xưa, dù chỉ khác nhau ở cấp độ tiểu bang và liên bang, một bên là lập pháp và một bên là tư pháp. Nhưng biết đâu chính đạo luật này sẽ là động lực và là khích tố cho chính Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ và các Quốc Hội tiểu bang khác suy nghĩ và xét lại vấn đề. Chúng ta hãy cầu xin với Đấng có thể làm tất cả những gì con người bất khả.

 

Thành phần chống đối lập luận rằng việc phá thai ít là cho phép thực hiện trong những trường hợp bị hiếp, loạn luân và nguy hiểm đến sức khỏe (lưu ý ở đây là đến sức khỏe chứ không phải mạng sống) của người đàn bà.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 23/2/2006

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ