GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 8/2/2006

Tuần V Thường Niên

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức với Buổi Triều Kiến Chung hằng Tuần Thứ Tư 1/2/2006 về bài Thánh Vịnh 144 (145): 1-13

?  ĐTC Biển Đức XVI: Thông Điệp "THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU" (tiếp) - Phần II: VIỆC GIÁO HỘI THỰC THI YÊU THƯƠNG NHƯ LÀ MỘT ‘CỘNG ĐỒNG YÊU THƯƠNG’ (31)

?   Thế Giới Hồi Giáo - Uất Hận Khôn Nguôi

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức với Buổi Triều Kiến Chung hằng Tuần Thứ Tư 1/2/2006 về bài Thánh Vịnh 144 (145): 1-13

 

Anh Chị Em thân mến:

 

1.         Chúng ta đã dâng lời nguyện của bài Thánh Vịnh 144 (145), một bài ca khen hoan hỉ lên Chúa là Đấng được tôn tụng như một đức vua yêu thương êm ái dịu dàng, quan tâm đến tất cả mọi tạo vật của Ngài. Phụng vụ đề bài thánh ca này ra cho chúng ta làm hai lần khác nhau, tương đương với hai chiều hướng về thi ca và linh thiêng của cùng bài thánh vịnh. Giờ đây chúng ta suy niệm phần thứ nhất, bao gồm các các từ 1 đến 13.

 

Bài thánh vịnh được dâng lên Chúa là Đấng được kêu cầu và diễn tả như “đức vua” (câu 1), một biệu hiệu thần linh chủ yếu ở các bài thánh vịnh khác (x các Thánh Vịnh 46; 92; 95-98). Còn nữa, tâm điểm thiêng liêng nơi bài thánh ca của chúng ta đây được cấu tạo nên chính bởi việc thiết tha và sốt sắng cử hành tính cách hoàng vương thần linh. Nơi việc cử hành này, bốn lần lập lại – như thể nói đến 4 điểm chính về con người và lịch sử – tiếng Do Thái “malkut”, “vương quốc” (câu 11-13).

 

Chúng ta biết rằng những biểu hiệu hoàng vương này, những biểu hiệu sẽ có một tính chất chính yếu nơi việc rao giảng về Chúa Kitô, là tiêu biểu cho dự án cứu độ của Thiên Chúa: Ngài không dửng dưng trước lịch sử loài người; hơn nữa, Ngài muốnthực hiện với và cho chúng ta một dự án hòa hợp và hòa bình. Toàn thể nhân loại cũng được kêu gọi để làm hoàn trọn sự án này trong việc đáp ứng ý muốn cứu độ thần linh, một ý muốn bao gồm tất cả mọi “con người”, “tất cả mọi thế hệ” và “tất cả mọi thế kỷ”. Mộg tác động phổ quát, một tác động nhổ tận gốc rễ sự dữ khỏi thế gian và tôn vương “vinh quang” của Chúa, tức là tôn vương sự hiện diện cá thể, hiệu năng và siêu việt của Ngài.

 

2.         Ở tâm điểm của bài thánh vịnh này, cái tâm điểm thực sự hiện lên ở trọng tâm của việc sáng tác này, là lời ca ngợi nguyện cầu của thánh vịnh gia, người biến mình trở thành phát ngôn viên của tất cả mọi tín hữu và là người ngày nay cũng là phát ngôn viên cho tất cả chúng ta nữa. Thật vậy, lời cầu nguyện cao cả nhất của thánh kinh là việc ca ngợi các công cuộc cứu độ chứng tỏ tình Chúa yêu thương tạo vật của Ngài. Bài thánh vịnh này tiếp tục tôn tụng “danh hiệu” thần linh, tức là tôn tụng ngôi vị của Ngài (câu 1-2), một ngôi vị tỏ mình ra qua hoạt động lịch sử của Ngài, với những chữ được đề cập tới như “các công cuộc”, “các kỳ công”, “các sự phi thường”, “quyền năng”, “cao cả”, “công lý”, “nhẫn nại”, “tình thương”, “ân sủng”, “thiện hảo” và “dịu dàng”.

 

Đây là một loại cầu nguyện theo hình thức của một bài kinh cầu công bố việc Thiên Chúa nhập cuộc với những thăng trầm của con người để dẫn toàn thể thực tại tạo vật đến tình trạng trọn vẹn cứu độ. Chúng ta không bị bỏ mặc cho các quyền lực tăm tối, hay bỏ mặc cho tự do của chúng ta, song chúng ta được trao phó cho hoạt động của vị Chúa uy quyền và yêu thương, Đấng sẽ thiết lập cho chúng ta một dự án, một “triều đại” (câu 11).

 

3.         “Triều đại” này không phải ở chỗ quyền lực hay thống trị, vinh thắng hay áp chế, như thường xẩy ra, bất hạnh thay, nơi các vương quốc trần gian, mà là ngai tòa của một thể hiện những gì là thương yêu, dịu dàng, thiện hảo, ân sủng, công lý, như được xác định một số lần nơi các câu bao gồm việc ngợi khen.

 

Cái tổng hợp về hình ảnh thần linh này là ở câu 8: Chúa “chậm bất bình và giầu tình yêu thương bền vững”. Chúng là những chữ nhặc lại việc Thiên Chúa tỏ mình ra ở Sinai, nơi Ngài phán: “Chúa, Chúa, một Thiên Chúa nhân hậu và khoan dung, chậm giận dữ và giầu tình yêu thương bền vững và thủy chung” (Ex 34:6). Ở đây chúng ta thấy được chiều hướng tuyên xưng niềm tin tưởng vào Thiên Chúa của Thánh Gioan Tông Đồ choc ho chúng thấy một cách đơn giản Ngài là tình yêu: “Deus caritas est” (x 1Jn 4:8,16).

 

4.         Ngoài việc suy niệm về những lời lẽ tuyệt vời này, những chữ cho chúng ta thấy một Vị Thiên Chúa “chậm bất bình và giầu tình yêu thương kiên vững”, lúc nào cũng sẵn sàng thứ tha và cứu giúp, chúng ta hướng tới câu thứ 9 rất tuyệt vời: “Chúa là Đấng nhân lành với tất cả mọi sự, cảm thương hết mọi tạo vật”. Một lời lẽ cần phải suy niệm, một lời lẽ ủi an, một niềm xác tín giúp cho cuộc sống của chúng ta. Về vấn đề này, Thánh Phêrô Chrysologus (sinh khoảng năm 380 và chết khoảng năm 450), đã diễn tả bằng những lời này trong văn kiện “Bàn Lần Thứ Hai về Việc Chay Tịnh”: “’Công cuộc của Chúa thì cao cả’: Thế nhưng, cái cao cả chúng ta thấy đây ở nơi cái cao cả của Việc Tạo Thành, quyền năng này bị trổi vượt hơn bởi cái cao cả của tình yêu thương. Thật vậy, vị tiên tri đã nói: ‘Công cuộc của Thiên Chúa thì cao cả’, rồi thêm ở một câu khác: ‘Tình thương của Ngài còn lớn lao hơn tất cả các công cuộc của Ngài’. Anh chị em thân mến, tình thương tràn đầy các tầng trời, tràn đầy mặt đất. Bởi thế, tình thương cao cả, bao dung và đặc thù của Chúa Kitô, một tình thương giữ tất cả mọi phán quyết chỉ cho một ngày duy nhất, được ấn định cho tất cả mọi thời gian của con người trong việc thỏa hiệp ăn năn thống hối. Bởi vậy, vị tiên tri này, vị không tin tưởng vào chính công lý, đã hoàn toàn tin tưởng vào tình thương: ‘Tình thương, ôi Chúa Trời con, bằng sự thiện hảo của mình, bằng chính lòng cảm thương của mình, xin hãy tẩy xóa việc con vấp phạm’ (Ps 50:3)’” (42,4-5: "Sermoni 1-62 bis," "Scrittori dell'Area Santambrosiana," 1, Milan-Rome, 1996, pp. 299, 301). Bởi thế chúng ta cũng thưa cùng Chúa rằng: “Lạy Chúa Trời con, xin hãy xót thương con, vì tình thương của Ngài cao cả”.

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Việc suy niệm của chúng ta hôm nay về bài Thánh Vịnh 144, bài thánh vịnh cho thấy Chúa là một Đức Vua yêu thương đầy lòng cảm xót. Tâm điểm thiêng liêng của bài nguyện cầu này là việc thiết tha cảm kích chúc tụng sự uy nghi cao cả của Thiên Chúa.

 

Thật vậy, cái biểu hiệu cho hoàng vương là biểu hiệu cho dự án cứu độ của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người: Chẳng những không dửng dưng trước loài người, Ngài còn muốn thiết lập trên thế gian này một vương quốc hòa hợp và hòa bình, và để thực hiện mụa đích ấy, Thiên Chúa đã nhập cuộc với lịch sử của chúng ta qua các công việc tuyệt vời và những việc làm quyền năng.

 

Không như các vương quốc thế tục là những vương quốc thường có tính cách quyền uy hay thậm chí áp bức, bài thánh vịnh này cho thấy một triều đại êm ái dịu dàng, ân sủng và công chính. Thật vậy, Đức Vua này “chậm bất bình và đầy yêu thương”.

 

Thánh Phêrô Chrysologus nhận định rằng, tình thương của Chúa còn cao cả hơn các việc làm của Chúa nữa. Hôm nay chúng ta cũng hãy cất tiếng chúc tụng lòng Thiên Chúa nhân ái, xót thương và chăm sóc cho tất cả nhân loại! 
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/2/2006

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Thông Điệp DEUS CARITAS EST – THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU 

(tiếp)

 

PHẦN HAI

 

VIỆC GIÁO HỘI THỰC THI YÊU THƯƠNG NHƯ LÀ MỘT ‘CỘNG ĐỒNG YÊU THƯƠNG’

 

 

Tính cách chuyên biệt nơi hoạt động bác ái của Giáo Hội

 

31.       Tình trạng gia tăng nơi các tổ chức khác nhau dấn thân đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con người, nói cho cùng, là ở sự kiện giới lệnh yêu thương tha nhân đã được Đấng Hóa Công ghi khắc vào chính bản tính của con người. Nó cũng là thành quả của việc Kitô Giáo hiện diện trên thế giới, vì Kitô Giáo liên lỉ làm sống lại và áp dụng giới lệnh này, một giới lệnh thường bị lu mờ đi một cách thê thảm theo giòng thời gian. Việc phục hồi lối sống dân ngoại được hoàng đế Julian Con Người Bội Giáo đã nỗ lực thực hiện chỉ là một thí dụ tiên vàn của ảnh hưởng lu mờ này; ở đây chúng ta thấy cái mãnh liệt của Kitô Giáo đã vượt hẳn ra ngoài biên cương của đức tin Kitô Giáo. Đó là lý do hoạt động bác ái của Giáo Hội rất cần phải bảo tồn được tất cả ánh quang rạng ngời của mình, và không trở thành một hình thức thuần túy khác của việc trợ giúp về xã hội. Vậy đâu là những yếu tố thiết yếu nơi đức bác ái của Kitô Giáo và của Giáo Hội?

 

a)         Theo gương mẫu được nêu lên trong dụ ngôn Người Samaritanô Nhân Lành thì đức bác ái Kitô Giáo trước hết chỉ là đáp ứng các nhu cầu cấp thiết và những trường hợp đặc biệt, đó là cho kẻ đói ăn, cho kẻ trần trụi áo mặc, chăm sóc và chữa trị kẻ yếu đau, viếng thăm những kẻ bị tù đày v.v. Những tổ chức bác ái của Giáo Hội, bắt đầu là những tổ chức CaritasBác Ái (ở cấp giáo phận, quốc gia và quốc tế), cần phải làm mọi sự có thể để cung cấp các phương tiện, nhất là nhân viên cần thiết cho công việc này. Những người chăm sóc cho những ai đang cần được giúp đỡ, trước hết, cần phải có trình độ chuyên môn: họ cần phải được huấn luyện đầy đủ cho những gì phải làm cũng như cho cách thức phải làm, và dấn thân cho việc liên tục chăm sóc. Tuy nhiên, cho dù khả năng chuyên môn là những gì cốt yếu, là những gì đòi hỏi quan trọng, tự nó vẫn chưa đủ. Chúng ta đang đối xử với con người, và con người bao giờ cũng cần một điều gì đó khác với việc chăm sóc thích đáng về kỹ thuật. Họ cần nhân cách. Họ cần đến mối quan tâm chân tình. Những ai làm việc cho các cơ quan bác ái của Giáo Hội cần phải nổi bật ở chỗ họ không chỉ đáp ứng nhu cầu tùy lúc, mà còn thật tình quan tâm dấn thân cho người khác, khiến người khác có thể cảm thấy được cái phong phú nơi nhân cách của họ. Tóm lại, ngoài việc được huấn luyện cần thiết về chuyên môn, những nhân viên bác ái này cần một “cuộc huấn luyện cõi lòng”: họ cần được dẫn tới chỗ gặp gỡ Thiên Chúa nơi Đức Kitô, một cuộc gặp gỡ làm bừng lên tình yêu thương của họ và hướng tinh thần của họ về người khác. Nhờ đó, tình yêu thương tha nhân, đối với họ, sẽ không còn là một giới lệnh có thể nói là áp đặt từ bên ngoài, mà là kết quả xuất phát từ đức tin của họ, một đức tin trở thành sinh động nhờ tình yêu thương (x Gal 5:6).

 

b)         Hoạt động bác ái Kitô Giáo cần phải hoàn toàn biệt lập khỏi những đảng phái và các thứ ý hệ. Nó không phải là phương tiện làm đổi thay thế giới theo ý hệ, và nó không phải để phục vụ những mưu đồ trần thế, mà là đường lối làm hiện thực vào lúc này đây thứ tình yêu con người bao giờ cũng cần đến. Thời đại tân tiến, nhất là từ thế kỷ 19 trở đi, đã bị chi phối bởi những chiều hướng khác nhau của một thứ triết lý về tiến bộ, có hình thức cực đoan nhất là chủ nghĩa Maxít. Yếu tố của sách lược Maxít đó là thuyết bần cùng hóa: thuyết này chủ trương rằng trong trường hợp xẩy ra quyền lực bất chính thì bất cứ ai dính dáng tới những hoạt động bác ái đều thực sự phục vụ thể chết bất chính đó, làm cho thể chế này ít là có vẻ khả chấp ở một mức độ nào đó. Điều này bởi thế làm trì trệ cuộc cách mạng khả dĩ và do đó ngăn cản cuộc đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hơn. Theo chiều hướng ấy, bác ái là những gì bị loại trừ và bị tấn công như là một phương tiện để bảo tồn cái nguyên trạng mà thôi. Tuy nhiên, những gì chúng ta đang nói đến đây thực sự là một thứ triết lý phi nhân. Con người của lúc này đây trở thành vật tế thần tương lai – một tương lai với cuộc hiện thực hiệu nghiệm hết sức mập mờ. Người ta không làm cho thế giới này trở thành nhân bản hơn khi không chịu tác hành một cách nhân bản vào lúc này đây. Chúng ta góp phần cho một thế giới tốt đẹp hơn chỉ khi nào mỗi người chúng ta giờ đây biết hành thiện, bằng việc hoàn toàn dấn thân và khi nào có cơ hội, hoàn toàn không dính dáng gì tới những sách lược và chương trình của đảng phái. Chương trình của Kitô Giáo – một chương trình của Người Samaritanô Nhân Lành, một chương trình của Chúa Giêsu – là “một tấm lòng thông cảm”. Tấm lòng này thấy được nơi đâu cần yêu thương để tác hành theo như thế. Hiển nhiên là khi hoạt động bác ái được Giáo Hội thi hành như là một hoạt động hiệp thông, thì tính cách tự phát của cá nhân cần phải làm sao hòa hợp với việc hoạch định, việc nhìn xa trông rộng và việc hợp tác với các tổ chức tương tự khác.

 

c)         Hơn nữa, không thể sử dụng đức bác ái như một phương tiện dính dáng tới những gì ngày nay bị coi là việc dụ giáo. Tình yêu là những gì tự do thanh thoát; nó không được thực hiện như đường lối để chiếm đạt mục đích (Cf. Congregation for Bishops, Directory for the Pastoral Ministry of Bishops Apostolorum Successores [22 February 2004], 196, Vatican City 2004, p. 216). Thế nhưng, điều này không có nghĩa là hoạt động bác ái, một cách nào đó, cần phải gạt Thiên Chúa và Đức Kitô ra ngoài. Vì nó bao giờ cũng liên quan tới toàn thể con người. Nguyên nhân sâu xa nhất của khổ đau thường chính là vì vắng bóng Thiên Chúa. Những ai thi hành đức bác ái nhân danh Giáo Hội sẽ không bao giờ tìm cách áp đặt đức tin của Giáo Hội lên người khác. Họ nhận thức rằng tình yêu tinh tuyền và quảng đại là chứng từ tuyệt hạng về Thiên Chúa là Đấng chúng ta tin tưởng và là Đấng thúc đẩy chúng ta yêu thương. Một Kitô hữu biết khi nào là lúc nói về Thiên Chúa và khi nào tốt hơn để không nói năng gì, mà chỉ để cho một mình tình yêu lên tiếng. Họ biết rằng Thiên Chúa là tình yêu (x 1Jn 4:8) và việc Thiên Chúa hiện diện được cảm nghiệm thấy khi nào điều duy nhất chúng ta làm là yêu thương. Họ biết rằng – trở lại với vấn nạn được nêu lên trước đây – khinh khi tình yêu là khinh khi Thiên Chúa cũng như khinh khi con người; nó là một nỗ lực hành động không cần có Thiên Chúa. Bởi thế mà việc bênh vực Thiên Chúa và con người hay nhất chính là ở tình yêu thương. Trách nhiệm của các tổ chức bác ái Giáo Hội đó là củng cố việc nhận thức này nơi các phần tử của mình, nhờ đó, qua hoạt động của họ – cũng như qua ngôn từ của họ, sự lặng thinh của họ, gương sáng của họ – họ trở thành những chứng nhân khả tín cho Chúa Kitô.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20051225_deus-caritas-est_en.html

 

TOP

 

 

? Thế Giới Hồi Giáo - Uất Hận Khôn Nguôi

 

Thứ Hai, 6/2/2005, cuộc uất hận của thế giới Hồi Giáo vẫn chưa nguôi. Thật vậy, từ A Phú Hãn đến Nam Dương, hằng chục ngàn tín đồ Hồi Giáo trên thế giới đã khai mở một loạt những chống đối mới, thậm chí gây chết chóc, về vụ những bức biếm họa phạm đến riêng cá nhân Vị Tiên Tri Giáo Tổ và chung Hồi Giáo.

 

Tại Lagman, A Phú Hãn, thành phần xuống đường khoảng từ 100 đến 150 người ở ngoài Khu Không Quân Bagram, một khu quân sự của Hoa Kỳ ở bắc thủ đô Kabul. Theo một ký giả của cơ quan thống tấn xã Associated Press thì vị này đã chứng kiến thấy cảnh đụng độ giữa thành phần xuống đường và cảnh sát, kết quả là đã có hai người thường dân xuống đường bị thiệt mạng.

 

Ở Somalia, một quốc gia ở đông Phi Châu, cảnh sát cũng phải bắn chỉ thiên để giải tán thành phần xuống đường bạo động ném đá vào cảnh sát, gây ra một cuộc dẵm đạp lên nhau khiến cho một em thanh thiếu niên thiệt mạng.

 

Đợt xuống đường mới này xẩy ra sau khi chính quyền Lebanon xin lỗi Đan Mạch về vụ xuống đường hôm Chúa Nhật, một vụ xuống đường đã được dự trù kỹ lưỡng và được quảng bá rầm rộ, đến nỗi lực lượng cảnh sát phải mất nhiều giờ mới làm chủ được tình hình, nhưng vẫn không thể cứu vãn được việc đốt cháy tòa lãnh sự Đan Mạch.

 

Những cuộc xuống đường khác tiếp tục xẩy ra ở Amman, Tel Aviv, Gaza, và Kut là một thành phố ở miền nam Iraq là nơi có khoảng 5 ngàn người tụ họp lại đốt cờ và đốt một hình nổi của thủ tướng Đan Mạch.

 

Ở Tehran, thành phần xuống đường biểu tình ở bên ngoài Tòa Lãnh Sự Đan Mạch và Áo Quốc, khoảng 200 người đã ném lựu đạn lửa và đá vào những tòa nhà này.

 

Ở Kishmir thuộc vùng kiểm soát của Ấn Độ, các trường học và cửa tiệm đều đóng để bày tỏ việc chống đối thái độ phỉ báng đạo giáo của họ. Một số kẻ xuống đường đã cốt các lá cờ và ném đá vào các chiếc xe qua lại. Tại thủ đô Tân Đề Ly Ấn Độ, cảnh sát đã phải bắn hơi ngạt và nước để dẹp một đám xuống đường.

 

Chính quyền Đan Mạch đã cố gắng lên tiếng là họ không kiểm soát những gì trên báo chí và tòa án Đan Mạch sẽ quyết định xem tờ nhật báo Jyllands-Posten này có phạm tội lộng ngôn qua bộ 12 bức biếm họa về vị giáo tổ Hồi Giáo ấy hay chăng. Chính phủ Đan mạch cũng đã bày tỏ xin lỗi về những bức biếm họa xúc phạm này.

 

Chính tờ nhật báo Jyllands-Posten cũng đã lên tiếng xin lỗi, nói rằng họ không có ý phạm tới người Hồi Giáo và những bức biếm họa ấy cần phải được hiểu theo nguyên trạng của chúng. Vị chủ bút về văn hóa của tờ báo này là Flemming Rose đã nói rằng cuộc náo động xẩy ra sau khi “những vị giáo trưởng cực đoan từ Đan Mạch sang Trung Đông cố tình nói sai trái về những bức hí họa ấy”, còn nói rằng tờ báo này là do chính quyền làm chủ và nó đang thực hiện một bản dịch mới về Sách Kinh Koran để “duyệt bỏ chữ ‘Allah’, một chữ đối với Hồi Giáo là một trọng tội”.

 

Thứ Ba ngày 7/2/2006, cuộc uất loạn vẫn tiếp tục tiếp diễn ở thế giới Hồi Giáo, cách riêng ở A Phú Hãn, dữ dội đến nỗi gây thêm ít là 1 nhân mạng cùng với cả chục người bị thương, và nhân viên của Liên Hiệp Quốc phải thoát thân khỏi nước này và nhân viên của NATO được sai đến để làm chủ tình hình ở một tỉnh thuộc miền tây bắc nước này là Maymana, một trong gần chục nơi nổi loạn trong ngày hôm nay khắp A Phú Hãn.

 

Theo một vị bác sĩ ở nhà thương Maymana cho hãng thông tấn AP biết thì thành phần xuống đường vũ trang bằng những cây súng trường và lựu đạn tấn công khu NATO ở Maymana, đốt cháy một xe bọc sắt, một xe Liên Hiệp Quốc và các trạm canh gác. Ông cho biết một người xuống đường đã bị bắn chết và 6 người bị thương, cùng với 50 người khác bị đau bởi hơi ngạt do nhân viên cảnh sát sử dụng dẹp loạn. Trong khi đó nhân viên an ninh cho AP biết có 4 tử vong và 18 bị thương trong cuộc ẩu đả này.

 

Phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc là Adrian Edwards đã cho AP biết rằng nhân viên không thiết yếu của LHQ đã được mang đi khỏi thành phố này đến một địa điểm mật kín. Trong khi đó quân đội Hiệp Vương Quốc đã ùa tới tỉnh này để bảo vệ an ninh ở đó, như phát ngôn viên của NATO ở Kabul là Warrant Officer Cosimo Argentieri đã nói với AP như thế.

 

Hai chiếc máy bay tấn công A-10 của Hoa Kỳ đang được gửi tới và 1 chiếc máy bay chuyên chở C-130 của Đức trực sẵn để nếu cần thì di tản, vị tướng Na Uy là Sverre Diesen  đã nói với phóng viên báo chí ở Oslo như vậy. Có 4 quân nhân Na Uy bị thương trong vụ này vì mảnh đạn, đá ném v.v. Khu vựa này có 33 người lính Na Uy, 1 nhân viên cảnh sát, 16 người Phần Lan, 3 người Latvian và năm sáu người Thụy Điển.

 

Ở thủ đô Kabul cũng xẩy ra cuộc đụng độ, đến nỗi cảnh sát phảu dùng gậy đập những kẻ xuống đường ném đá ở bên ngoài văn phòng ngoại giao Đan mạch, theo AP cho biết. Những vụ này cũng xẩy ra ở gần những văn phòng của Qorld Bank thuộc thủ đô này. Cảnh sát đã giam giữ một số người và nhiều người bị thương tích.

 

Ở tỉnh phía đông là Heart, có khoảng 3000 người xuống đường, ném đá vào các tòa nhà chính quyền và vào một khu vực giữ an ninh của người Ý, như chứng nhân Faridoon Pooyaa cho AP biết như thế. Cảnh sát đã phải bắn cảnh báo để ngăn chặn dân chúng ùa vào các dinh thự và khu vực này.

 

Ở một tỉnh phía bắc là Peshawar, theo cảnh sát cho biết thì có trên 6 ngàn người xuống đường, hô hoán những câu chống lại các quốc gia Âu Châu và dòi phải trả lẽ: “Treo cổ tên phỉ báng vị tiên tri”. Cuộc biểu tình này được lãnh đạo bởi Vị Lãnh Đạo Vùng Biên Giới Tây Bắc là Mahammad Akram Khan Durani, cùng với một số viên chức khác trong vùng này.

 

Ngoài A Phú Hãn ra, ở Kasmir thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ, cảnh sát cũng bắn hơi cay để giải tán hằng trăm người thuộc phái Shiites Hồi giáo, kết quả có 6 thường dân và 2 cảnh sát bị thương.

 

Ở miền nam Phi Luật Tân, hằng trăm người Hồi Giáo đã cốt cờ Đan Mạch. Và ở Nam Dương, các cuộc xuống đường xẩy ra ở ít là 4 tỉnh khác nhau. Tòa nhà sứ vụ ngoại giao của Đan mạch bí ném đá hằng ngày. Những cuộc xuống đường biểu tình chống đối ở thế giới Hồi Giáo hôm Thứ Ba 7/2/2006 còn tiếp tục ở cả Ai Cập, Yemen, Djibouti, Gaza và Azerbaijan.

 

Iran tuyên bố đoạn tình ngoại giao với Đan Mạch, và triệu hồi lãnh sự của mình từ Đan Mạch về. Thành phần xuống đường bên ngoài tòa lãnh sự Đan Mạch và Áo Quốc.

 

Cũng vào hôm Thứ Ba 7/2/2006 này, vị lãnh đạo tối cao của Iran là Ayatollh Ali Khamenei đã cho rằng việc Tây Phương in ấn các bức biếm họa mà mưu đồ của Do Thái tỏ ra hận tức trước cuộc chiến thắng của Đảng Hamas ở Palestine.

 

Trong khi đó, tờ nhật báo nổi tiếng nhất ở Iran là Hamshahri nói rằng họ sẽ tổ chức một cuộc thi vẻ tranh biếm họa vào ngày 13/2/2006 về Biến Cố Tế Thần Do Thái để đáp ứng những gì Tây Phương đã vẽ về Tiên Tri Mohammed của họ. Họ mời các nhà hí họa ngoại quốc cùng tham dự cuộc thi này:

 

“Tây Phương có nới rộng quyền tự do phát biểu cho các tội ác gây ra bởi Hoa Kỳ và Do Thái hay chăng, hay một biến cố như vụ Tế Thần Do Thái? Hoặc tự do của Tây Phương chỉ để nhục mạ các gì là linh thánh về tôn giáo?”.

 

Ở Đan mạch, 12 họa sĩ vẻ 12 bức biếm họa đã lẩn trốn vì sợ bị nguy hiểm đến tính mạng. Ở Ba Lê, toà soạn tờ nhật báo France Soir là tờ đã phổ biến bộ biếm họa đã phải xuất tản gần 3 tiếng đồng hồ hôm Thứ Hai 6/2/2006 sau khi nhận được lời đe dọa nổ bom. Cho dù những nhà hí họa này có không muốn bộ biếm họa của mình được tung ra nữa, thì, cho tới Thứ Ba 7/2/2006, chúng vẫn còn được phổ biến ở Tiệp Khắc và hai tờ nhật báo ở Tân Tây Lan.

 

Thủ Tướng Đan Mạch là Anders Fogh Rasmussen vào hôm Thứ Ba 7/2/2006 đã nói với cuộc họp báo rằng:

 

“Giờ đây chúng ta đang đối diện với một cuộc khủng hoảng toàn cầu càng lúc càng gia tăng. Giờ đây nó đã trở thành một vấn đề chính trị quốc tế. Tôi kêu gọi hãy lắng dịu và ổn định. Nước Đan Mạch và nhân dân Đan mạch không phải là kẻ thù của Hồi Giáo hay của bất cứ tôn giáo nào. Chúng tôi tin vào quyền tự do bày tỏ, chúng tôi tin vào quyền tự do tôn giáo, và chúng tôi tôn trọng tất cả mọi tôn giáo. Chúng tôi tin vào việc đối thoại giữa các nền văn hóa và chúng tôi chống lại bạo lực cùng hận thù, và chúng tôi tin vào quyền bình đẳng của mọi người”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 6-7/2/2006

 

 

 TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ