GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 9/2/2006

Tuần V Thường Niên

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ban Ơn Toàn Xá cho Bệnh Nhân trong Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2006

?  ĐTC Biển Đức XVI: Thông Điệp "THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU" (tiếp) - Phần II: VIỆC GIÁO HỘI THỰC THI YÊU THƯƠNG NHƯ LÀ MỘT ‘CỘNG ĐỒNG YÊU THƯƠNG’ (32-35)

?   Văn Minh Tây Phương nhất định không lui bước trước Văn Minh Hồi Giáo: Một Tuần San Pháp cương quyết trêu ngươi thế giới Hồi Giáo

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ban Ơn Toàn Xá cho Bệnh Nhân trong Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2006

 

Ngày Thế Giới Bệnh Nhân Thứ XV 11/2/2006, Lễ Mẹ Lộ Đức, sẽ được tổ chức tại Adelaide Úc Đại Lợi, kết thúc bằng Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Xavier trong thành phố này. Trong văn thư đề ngày 6/2/2006, Đức Thánh Cha đã chỉ định phái đoàn đại diện Tòa Thánh cho biến cố chung hằng năm của Giáo Hội này là ĐHY Javier Lozano Barragan, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Thừa Tác Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe, và hai vị thuộc tổng giáo phận xẩy ra biến cố này là các Đức Ông James O’Loughlin, cha sở ở giáo xứ Salisbury, và Vincent Tiggeman, đại diện tòa án giáo phận.

 

Hôm Thứ Bảy 4/2/2006, Tòa Ân Giải của Tòa Thánh, qua Đức Hồng Y James Francis Stafford, đã ban hành một sắc lệnh về việc Đức Thánh Cha, hôm 2/1/2006, đã ban Ơn Toàn Xá cho Bệnh Nhân trong Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 2006, nguyên văn như sau:

 

Sắc Lệnh

Ban Ân Xá Đặc Biệt Cho Tín Hữu

Nhân Ngày Thế Giới Bệnh Nhân XV

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trong buổi triều kiến ngày 2/1/2006 với Đức Hồng Y James Francis Stafford, chủ tịch tòa ân giải, đã ban các ân xá cho tín hữu nhân Ngày Thế Giới Bệnh Nhân XV, là ngày sẽ được cử hành vào Lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11/2, tuyệt đỉnh là Thánh Lễ tại vương cung thánh đường Thánh Phanxicô Xavier ở Adelaide, Úc Đại Lợi, vì ngài cảm thấy thiết tha mong muốn là bệnh nạn và đớn đau của loài người, được chịu đựng bằng việc phó thác và hiến dâng lên Cha hằng hữu qua Trinh Nữ Maria, cùng với các khổ đau của Con Ngài là đấng cứu chuộc, nhất là ngài tin tưởng hy vọng rằng các hoạt động và sáng kiến theo lòng đạo đức Kitô Giáo cũng như theo tình đoàn kết xã hội là những gì sẽ được phát động thuận lợi cho bệnh nhân, nhất là cho những ai, chịu đựng các trục trặc về tâm thần, đang bị xã hội và chính gia đình họ loại trừ.

 

A.                 A.    Ơn Đại Xá

 

Một ơn đại xá được được ban với những điều kiện thông thường (xưng tội, Hiệp Lễ, và cầu theo ý Đức Giáo Hoàng) cho những phần tử tín hữu, với tinh thần hoàn toàn không dính bén với tội lỗi, chuyên chú và sốt sắng tham dự vào ngày 11/2 ở vương cung thánh đường Adelaide, hay tham dự vào một việc cử hành linh thánh ở bất cứ nơi nào khác, được thẩm quyền Giáo Hội ấn định tổ chức, để nài xin Thiên Chúa ban cho những ý chỉ của Ngày Thế Giới Bệnh Nhân này.

 

Thành phần tín hữu, đang ở trong các bệnh viện công hay ở tại nhà riêng, như “Những Người Samaritanô Nhân Lành” bác ái giúp đỡ người bệnh – nhất là những ai mắc bệnh tâm thần cần phải tỏ ra nhẫn nại, chăm sóc và quan tâm hơn – và những ai, vì việc phục vụ phải làm, không thể tham dự vào việc cử hành vừa được nói tới, cũng sẽ được hưởng cùng một ơn toàn xá, nếu vào ngày này họ quảng đại thực hiện, ít là mấy tiếng đồng hồ, việc bác ái giúp đỡ bệnh nhân như thể họ đang phục vụ chính Bản Thân Chúa Kitô (x Mt 25:40), bằng một tâm hồn hoàn toàn không dính bén với tội lỗi, và có ý tuân giữ sớm bao nhiêu có thể những điều kiện cần thiết để được lĩnh ơn toàn xá.

 

Sau hết, tín hữu nào, vị bệnh nạn, tuổi già hay những lý do tương tự, không thể tham dự vào lễ nghi được nói đến trên đây, cũng có thể hưởng một ơn toàn xá, nếu, bằng một tâm hồn hoàn toàn không dính bén với tội lỗi và có ý tuân giữ sớm bao nhiêu có thể những điều kiện cần thiết, họ cùng với Đức Thánh Cha tham dự một cách thiêng liêng vào việc cử hành được nói đến trên đây, cầu nguyện sốt sắng cho bệnh nhân, và hiến dâng, qua Trinh Nữ Maria là “Sinh Lực của Bệnh Nhân”, những khổ đau thể lý và tinh thần của họ cho Thiên Chúa.


B.        
Ơn Tiểu Xá

 

Bản văn của sắc lệnh này kết thúc là ơn tiểu xá cũng được ban cho tất cả mọi tín hữu, bất cứ khi nào, giữa ngày 9 đến 11 tháng Hai, với lòng thống hối ăn năn, dâng lời nguyện cầu thiết tha lên Chúa nhân lành xin cho những ước nguyện này được đáp ứng để giúp cho thành phần bệnh nhân.

 

Sắc lệnh này có công hiệu chỉ cho dịp này mà thôi, bất kể những gì trái nghịch.

 

Ban hành tại Rôma, tại văn phòng Tông Tòa Ân Giải, ngày 18/1/2006, bắt đầu Tuần Lễ Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo.

 

Đức Hồng Y James Francis Stafford,

Chủ Tịch

 

Gianfranco Girotti, O.F.M.Conv.

Nhiếp Chính

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS phổ biến (phần tín liệu mở đầu) ngày 3/2/2006 và Zenit (nguyên văn sắc lệnh) phổ biến ngày 5/2/2006

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Thông Điệp DEUS CARITAS EST – THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU 

(tiếp)

 

PHẦN HAI

 

VIỆC GIÁO HỘI THỰC THI YÊU THƯƠNG NHƯ LÀ MỘT ‘CỘNG ĐỒNG YÊU THƯƠNG’

 

 

Những người có trách nhiệm về hoạt động bác ái của Giáo Hội

 

32.       Sau hết, chúng ta cần phải chú trọng một lần nữa tới những ai có trách nhiệm thi hành hoạt động bác ái của Giáo Hội. Như đã sáng tỏ trong những suy tư trên đây của chúng ta, chủ thể thực sự của các tổ chức khác nhau của Công Giáo thi hành thừa tác vụ bác ái là chính Giáo Hội – ở mọi tầm cấp, từ giáo xứ, qua các Giáo Hội riêng, đến Giáo Hội hoàn vũ. Đó là lý do thật là thích đáng cho việc vị thiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Phaolô VI đã thiết lập Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm Cor Unum như là một cơ quan của Tòa Thánh đặc trách việc chỉ dẫn và điều hợp các tổ chức và hoạt động bác ái do Giáo Hội Công Giáo phát động. Hợp với cấu trúc của hàng giáo phẩm trong Giáo Hội, các vị Giám Mục, thành phần thừa kế Chư Vị Tông Đồ, có trách nhiệm chính yếu trong việc thi hành ở Giáo Hội riêng chương trình được đề ra trong Sách Tông Vụ (x 2:42-44): ngày nay cũng như trong quá khứ, Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa cần phải là nơi ban phát và lãnh nhận sự trợ giúp, đồng thời cũng là nơi con người được sửa soạn để phục vụ những ai ở ngoài giới tuyến của Giáo Hội cần giúp đỡ. Trong nghi thức tấn phong giám mục, trước việc thánh hiến, ứng viên thụ phong cần phải trả lời một số câu hỏi nói lên những yếu tố thiết yếu nơi sứ vụ của ngài, và nhắc lại những nhiệm vụ nơi thừa tác vụ sau đó của các vị. Ngài minh nhiên nhân danh Chúa hứa tiếp nhận và thương cảm thành phần nghèo khổ cũng như tất cả những ai cần được ủi an và trợ giúp (Cf. Pontificale Romanum, De ordinatione episcopi, 43). Bộ Giáo Luật, ở những khoản về thừa tác vụ Giám Mục, không đề cập một cách tỏ tường đức bác ái là yếu tố đặc biệt của hoạt động giáo phẩm, nhưng nói một cách tổng quan về trách nhiệm của Giám Mục trong việc điều hợp các công việc tông đồ khác nhau vì tính chất thích đáng của các vị (Cf. can. 394; Code of Canons of the Eastern Churches, can. 203). Tuy nhiên, mới đây, Bản Hướng Dẫn Thừa Tác Vụ Mục Vụ của Các Vị Giám Mục đã đào sâu đặc biệt hơn nữa nhiệm vụ bác ái như trách nhiệm thuộc về toàn thể Giáo Hội cũng như mỗi vị Giám Mục ở Giáo Phận của ngài (Cf. Nos. 193-198: pp. 212-219), và bản hướng dẫn này nhấn mạnh rằng vì việc thực thi bác ái là một hành động của Giáo Hội như thế mà, như thừa tác vụ Lời Chúa và Bí Tích, nó cũng trở thành một yếu tố chính yếu nơi sứ mạng của Giáo Hội ngay từ ban đầu (Ibid., 194: pp. 213-214).

 

33.       Về vấn đề nhân sự thực thi hoạt động bác ái của Giáo Hội về phương diện thực tiễn, những gì thiết yếu đã được nói đến rồi, đó là họ cần phải được tác động bởi những ý hệ nhắm đến việc cải tiến thế giới, thế nhưng họ còn phải được hướng dẫn bởi đức tin hoạt động qua đức ái nữa (x Gal 5:6). Tức là, hơn bất cứ những gì khác, họ cần phải là được tình yêu Chúa Kitô thôi thúc, những con người được Chúa Kitô chiếm đoạt tâm can, làm bừng lên trong họ tình yêu thương tha nhân. Tiêu chuẩn phấn khích hoạt động của họ chính là câu Thánh Phaolô viết trong Thư Thứ Hai gửi Giáo Đoàn Côrintô: “Tình yêu Chúa Kitô thôi thúc tôi” (5:14). Cái ý thức là trong Chúa Kitô Thiên Chúa đã ban chính mình cho chúng ta thậm chí cho đến chết phải là những gì thúc đẩy chúng ta không còn sống cho chính mình nữa mà là cho Người, và cùng với Người cho tha nhân. Ai mến yêu Chúa Kitô là mến yêu Giáo Hội, và muốn Giáo Hội càng ngày càng trở thành hình ảnh và là dụng cụ của tình yêu xuất phát từ Chúa Kitô ấy. Nhân viên của hết mọi tổ chức bác ái Công Giáo phải làm việc với Giáo Hội, và bởi đó với vị Giám Mục, để tình yêu Thiên Chúa có thể tràn lan khắp thế giới. Bởi việc họ thông phần vào tình yêu thương cụ thể này của Giáo Hội, họ muốn trở nên chứng nhân cho Thiên Chúa và Đức Kitô, và chính vì thế họ muốn tự do làm lành cho tất cả mọi người.

 

34.       Tính cách cở mở nội tâm theo chiều kích Công Giáo của Giáo Hội không thể nào không sắp xếp những nhân viên bác ái hoạt động liên hợp với các tổ chức khác để phục vụ những hình thức nhu cầu khác nhau, thế nhưng vẫn tôn trọng những gì là chuyên biệt về việc phục vụ theo đòi hỏi như Chúa Kitô muốn nơi thành phần môn đệ của Người. Thánh Phaolô, trong bài thánh ca về đức bác ái (x 1Cor 13), đã dạy chúng ta rằng bác ái bao giờ cũng không phải chỉ ở tại vấn đề hoạt động: “Nếu tôi ban phát hết những gì tôi có, và nếu tôi có liều mạng cho lửa thiêu, mà không có yêu thương thì tôi chẳng có lợi lộc gì” (câu 3). Bài thánh ca này cần phải trở thành Bản Đại Hiến Chương cho tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội; nó gồm tóm tất cả mọi suy tư về tình yêu thương được tôi cống hiến trong cả bức Thông Điệp này. Hoạt động thực tiễn sẽ mãi thiếu sót, trừ phi nó thể hiện rõ ràng tình yêu thương con người, một tình yêu được nuôi dưỡng bằng cuộc hội ngộ với Chúa Kitô. Việc cá nhân tôi hết sức muốn thông dự vào nhu cầu và khổ đau của người khác trở thành việc chia sẻ chính bản thân tôi với họ: nếu việc tôi trao tặng họ không xuất phát từ việc khinh thị coi thường họ thì tôi cần phải trao tặng họ chẳng những một cái gì đó là bản thân tôi mà là chính bản thân mình; bản thân tôi cần phải trở thành món quà tôi trao tặng. 

 

35.       Cách thức thích đáng trong việc phục vụ người khác này cũng dẫn tới đức khiêm nhượng nữa. Con người phục vụ không coi mình ngon hơn người được phục vụ, cho dù trường hợp của họ vào lúc ấy có khốn nạn đến  mấy đi nữa. Chúa Kitô đã chiếm chỗ thấp hèn nhất trên thế gian này, đó là Thập Giá, và bằng việc sâu xa hạ mình này, Người đã cứu chuộc chúng ta và liên lỉ cứu giúp chúng ta. Những ai đóng vai trò trợ giúp người khác sẽ nhận thấy rằng khi làm như thế là chính họ được trợ giúp; việc có thể giúp đỡ không phải là do công lênh hay sự nghiệp của bản thân họ. Nhiệm vụ này là một ân sủng. Chúng ta càng giúp đỡ người khác, chúng ta càng hiểu và càng cảm nhận được những lời của Chúa Kitô: “Chúng tôi là đầy tớ vô ích” (Lk 17:10). Chúng ta công nhận rằng chúng ta không tác hành vì chúng ta có gì trổi vượt hay có gì hiệu năng nơi bản thân mình hơn người khác, mà vì Chúa đã ban ơn cho chúng ta để chúng ta có thể làm như vậy. Có những lúc gánh nặng nhu cầu và những giới hạn của bản thân chúng ta khiến chúng ta cảm thấy như muốn buông xuôi. Thế nhưng, chính lúc ấy chúng ta được trợ giúp bởi nhận thức rằng, cuối cùng, chúng ta chỉ là dụng cụ trong bàn tay Chúa; và nhận thức này cứu chúng ta khỏi giả tưởng rằng chỉ có chúng ta mới là cá nhân nhúng tay vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bằng tất cả tấm lòng khiêm hạ, chúng ta sẽ làm những gì chúng ta có thể, và với tất cả tấm lòng khiêm cung, chúng ta sẽ phó thác những gì còn lại cho Chúa. Chính Thiên Chúa, Đấng cai quản thế giới này chứ không phải là chúng ta. Chúng ta hiến dâng cho Ngài việc việc phục vụ trong tầm tay của chúng ta, và bao lâu Ngài ban sức cho chúng ta. Tuy nhiên, làm tất cả những gì chúng ta có thể theo năng sức của mình là công việc giữ cho người tôi tớ tốt lành của Chúa Giêsu Kitô luôn sinh động: “Tình yêu Chúa Kitô thôi thúc tôi” (2 Cor 5:14).

 

(còn tiếp)

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20051225_deus-caritas-est_en.html

 

TOP

 

 

? Văn Minh Tây Phương nhất định không lui bước trước Văn Minh Hồi Giáo: Một Tuần San Pháp cương quyết trêu ngươi thế giới Hồi Giáo

 

Các tổ chức Hồi Giáo Pháp đã nỗ lực ngăn cản tờ tuần Pháp là Charlie-Hebdo tái phổ biến bộ biếm họa Đan Mạch là những gì đang làm bừng lên cơn uất hận của thế giới Hồi Giáo càng ngày càng sôi bỏng bạo lực và gây tang thương chết chóc. Thế nhưng, tòa án Pháp đã bác bỏ những nỗ lực này hôm Thứ Ba 7/2/2006, vì lý do có tính chất kỹ thuật.

 

Ở trang bìa của tuần san này có một bức hí họa mới về Tiên Tri Mohammed đang lấy tay bịt mặt nói rằng: “Khó lòng mà được những kẻ khờ dại mến chuộng”.  Ở những trang trong, bộ hình hí họa Đan Mạch đã được phổ biến lại, với những giòng chữ cho biết lý do của vị chủ bút Philippe Val như sau:

 

“Chỉ khi nào những kẻ cực đoan tỏ ra nhượng bộ nền dân chủ đối với những vấn đề về nguyên tắc, bằng cách tống tiền hay bằng việc tỏ ra kinh sợ, thì nền dân chủ không còn bao lâu nữa”.

 

Các văn phòng của tờ tuần san này cùng với một số nhân viên của nó được cảnh sát bảo vệ canh chừng. Trong khi phổ biến lại bộ hình Đan Mạch này, tờ tuần san trên đây cũng cho in các tấm hí họa khác ở bìa sau châm biếm Kitô Giáo và Do Thái Giáo.

 

Mạng điện toán toàn cầu CNN, ghi chú những lời lẽ sau đây ở dưới bài viết được chuyển dịch này như sau:

 

“CNN không đăng tải những tấm hí họa tiêu cực này về hình ảnh của Tiên Tri Mahommed, vì cơ cấu này tin rằng vai trò của mình là để thông tin về các biến cố liên quan tới việc phổ biến những tấm hí họa mà thôi, chứ không cần phải thêm dầu vào chính cuộc tranh cãi này”.

 

Chính hôm Thứ Tư, 8/2/2006, ngày tờ tuần san Pháp tái đăng bộ biếm họa trêu ngươi như thế, thì cuộc nổi loạn vẫn tiếp tục xẩy ra ở miền nam A Phú Hãn là Qalat (vùng Zabul, tâm điểm của loạn quân Taliban), khiến cảnh sát phải thẳng tay với đám đông 600 người ném đá và muốn nhào vô một căn cứ của Hoa Kỳ, khiến 5 người xuống đường thiệt mạng và 16 người bị thương. Ở Iraq có 700 người xuống đường tại Baquba.

 

Vào Thứ Tư 8/2/2006, con số tử vong trong chính nội của tình trạng bộ nổi loạn và dẹp loạn đã lên tới 10 nhân mạng.

 

Cũng vào hôm Thứ Tư này, thủ tướng Đan Mạch đã nói rằng thế giới Hồi Giáo đã có “một hình ảnh sai lầm” về xứ sở của ông.

 

Cuộc xuống đường ở Iraq do văn phòng vị giáo sĩ cực đoan Moqtada Al Sadr pháp Shiite tổ chức đã yêu cầu chính phủ Đan Mạch phải lên tiếng xin lỗi. Thế nhưng, vị thủ tướng của nước này là Anders Fogh Rasmussen nói với CNN những lời như sau:

 

“Tôi nghĩ rằng mọi người phải nhận thức là chính phủ Đan Mạch hay nhân dân Đan Mạch không thể nào chịu trách nhiệm về những gì được in ấn trên một tờ nhật báo tự do và độc lập. Chúng tôi không có luật pháp ấn định những giới hạn về quyền tự do bày tỏ”. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng những thứ bày tỏ có tính cách “kỳ thị chủng tộc và lộng ngôn” đều thuộc về những gì không được phép.

 

“Tùy tòa án phán quyết xem luật pháp có bị vi phạm hay chăng; chứ không phải là chính phủ. Chúng tôi đã bị mường tượng như là một xã hội bất khoan nhượng và là kẻ thù của Hồi Giáo, đó là một hình ảnh sai lầm”.

 

Theo ông, những tuyên truyền như thế, thường được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu hay qua những tin nhắn ở điện thoại lưu động, là những gì khó có thể đương đầu: “Thật sự là một cuộc chiến tranh xẩy ra ở khoảng trường điện toán và chúng ta chưa quen với cuộc chiến này”.

 

Cũng hôm Thứ Tư, Tổng Thống Pháp Jacques Chirac đã yêu cầu truyền thông hãy tránh xúc phạm đến các niềm tin tôn giáo khi một tờ nhật báo Pháp in lại bộ biếm họa Tiên Tri Mahommed. Ông nói trong cuộc họp nội các của mình, được phát ngôn viên của ông là Jean-Francois Cope lập lại rằng: “Mọi sự có thể phạm đến niềm tin của kẻ khác – đặc biệt là những niềm tin tôn giáo – thì đều phải tránh”.

 

Ngoại Trưởng Bỉ là Karel De Gucht, chủ tịch của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu (OSCE: Organization for Security and Co-operation in Europe), cũng kêu gọi chấm dứt những cuộc bạo động biểu tình và kêu gọi cân bằng giữa quyền tự do phát biểu và tôn trọng những khác biệt về tôn giáo và văn hóa:

 

“Báo chí cần phải quyết định một cách hữu trách những gì mình phổ biến. Cho dù quốc gia không đồng ý với nội dung của những phổ biến của truyền thông, các chính quyền cũng không gây ảnh hưởng gì tới nội dung của báo chí. Tuy nhiên, bản chất của nội dung những bức biếm họa này không thể nào và không biện minh cho vấn đề bạo động”.

 

Trong khi đó, một nữ giáo sư đại học là Clauda Keepoz đã bị vị viện trưởng của Đại Học Zayed là Sheikh Nahyan bin Mubarak al Nahan bãi nhiệm vì “hành vi của bà không liên quan gì tới vấn đề quyền tự do bày tỏ cả”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 8/2/2006

 

 

 TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ