GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 23/3/2006

 TUẦN III MÙA CHAY

 

?  ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giáo Lý cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 22/3/2006 tiếp tục chủ đề Mối Liên Hệ Giữa Chúa Kitô và Giáo Hội: Các Tông Đồ là Chứng Nhân và Phái Viên Chúa Kitô

?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG “TOTUS TUUS” CỦA “MẸ ĐẤNG CỨU CHUỘC”

?  Việc Người Hồi Giáo Trở Lại Kitô Giáo ở A Phú Hãn có thể bị tử hình

 

 

?  ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giáo Lý cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 22/3/2006 tiếp tục chủ đề Mối Liên Hệ Giữa Chúa Kitô và Giáo Hội: Các Tông Đồ là Chứng Nhân và Phái Viên Chúa Kitô

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Bức Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô cho thấy Giáo Hội như là một cơ cấu ‘được xây dựng trên nền tảng tông đồ và tiên tri có chính Chúa Giêsu Kitô là tảng đá góc tường’ (2:20). Trong Sách Khải Huyền, vai trò của các vị tông đồ, đặc biệt là của Nhóm 12, được sáng tỏ ở viễn tượng cánh chung của một Giêrusalem thiên quốc, một Giêrusalem hiện lên như một thành đô có tường thành với ’12 nền đá làm có khắc 12 tên của 12 vị tông đồ của Con Chiên’ (21:14). Các Phúc Âm cùng thuật lại việc kêu gọi các vị tông đồ là những việc làm đầu tiên của sứ vụ Chúa Giêsu, sau khi Người lãnh nhận phép rửa của Gioan Tẩy Giả ở sống Dược Đăng.

 

Theo trình thuật của Thánh Marcô (1:16-20) và Thánh Mathêu (4:18-22) thì Hồ Galilêa là khung cảnh cho việc kêu gọi các vị tông đồ tiên khởi. Chúa Giêsu đã bắt đầu rao giảng Vương Quốc của Thiên Chúa, thời điểm ánh mắt của Người hướng tới hai cặp an hem: Simon và Anrê, Giacôbê và Gioan. Họ là những người đánh cá, chuyên cần với việc làm hằng ngày của mình. Họ hạ lưới xuống và sửa chữa lưới của mình. Tuy nhiên, một việc bắt cá khác lại đang đợi chờ họ. Chúa Giêsu quyết định lên tiếng gọi họ và họ lập tức theo Người: Từ đó trở đi họ sẽ là ‘những tay đánh cá người’ (x Mk 1:17; Mt 4:19.

 

Mặc dù căn cứ vào cùng một truyền thống, Thánh Luca trình thuật cặn kẽ hơn (5:1-11). Thánh nhân cho thấy cuộc hành trình đức tin của những vị môn đệ tiên khởi này, nhấn mạnh tới việc Chúa Giêsu mời gọi họ theo Người xẩy ra sau khi họ đã nghe bài giảng đều tiên của Người, và sau khi đã cảm nghiệm được những dấu lạ đầu tiên Người thực hiện. Đặc biệt là mẻ cá lạ là những gì trực tiếp tạo nên môi trường ấy và cho thấy cái biểu hiệu về sứ vụ của thành phần đánh cá người được ủy thác cho họ. Từ đó, định mệnh của những con người ‘được kêu gọi’ này hoàn toàn dính liền với định mệnh của Chúa Giêsu. Một người tông đồ là một người được sai đi, thế nhưng trước đó, họ là một ‘chuyên viên’ thông thạo về Chúa Giêsu.

 

Khía cạnh này được Thánh Ký Gioan nhấn mạnh từ lần đầu tiên Chúa Giêsu gặp gỡ các vii tông đồ tương lai. Ở đây thì khung cảnh lại khác đi. Cuộc gặp gỡ xẩy ra ở bờ sông Dược Đăng. Sự hiện diện của những người môn đệ tương lai ấy là những gì chiếu sáng thế giới thiêng liêng của họ, thành phần cũng như Chúa Giêsu đến từ Galilêa để sống cảm nghiệm phép rửa của Thánh Gioan. Họ là những con người đang đợi chờ Vương Quốc của Thiên Chúa, mong muốn nhận biết Đấng Thiên Sai là Đấng được loan báo là gần đến rồi.

 

Chỉ cần Thánh Gioan Tẩy Giả chỉ cho biết Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa (x Jn 1:36) là họ muốn được gặp gỡ riêng tư với Vị Sư Phụ này. Cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với hai vị tông đồ tương lai ấy là những gì rất minh bạch. Trả lời cho câu hỏi: ‘Các anh tìm kiếm chi vậy?’, họ đã trả lời bằng một câu vấn nạn khác: ‘Rabbi – tức là Thưa Thày – Thày hiện đang ở đâu?’ Câu trả lời của Chúa Giêsu là một lời mời gọi: ‘Hãy đến mà xem’ (x Jn 1:38-39). Hãy đến hầu các anh có thể thấy.

 

Thế là cuộc mạo hiểm của các tông đồ bắt đầu như là một cuộc qui tụ của những con người cởi mở cho nhau một cách hỗ tương. Các vị môn đệ bắt đầu hiểu biết về Vị Sư Phụ này. Họ thấy được chỗ Người sống và bắt đầu biết về Người. Họ không cần phải trở thành những người rao giảng cho một ý tưởng, mà là chứng nhân cho một con người. Trước khi được sai đi truyền bá phúc âm hóa, họ cần phải ‘ở’ với Chúa Giêsu (x Mk 3:14), thiết lập mối liên hệ riêng tư với Người. Bởi thế, việc truyền bá phúc âm hóa không là gì khác ngoài việc loan truyền những gì được cảm nghiệm thấy và là một lời mời gọi thông dự vào mầu nhiệm hiệp thông với Chúa Kitô (x 1Jn 13).

 

Các tông đồ được sai đến với ai? Theo Phục Âm, Chúa Giêsu dường như giới hạn sứ vụ của các vị ở Yến Duyên: ‘Thày chỉ sai đến với chiên lạc nhà Yến Duyên thôi’ (Mt 15:24). Đồng thời Người cũng hạn chế sứ vụ được ủy thác cho Nhóm 12: “Chúa Giêsu sai nhóm 12 này đi sau khi chỉ dẫn các vị rằng ‘Đừng đến lãnh địa của dân ngoại hay thôn làng của người Samaritanô. Trái laạ, hãy đến với chiên lạc của nhà Yến Duyên’ (Mt 10:5). Thành phần chủ trương duy lý đã chỉ trích những điều này là nhân vật Nazarét thiếu tâm thức phổ quan đại đồng.

 

Thật vậy, những lời lẽ ấy cần phải được hiểu theo chiều hướng liên hệ đặc biệt với Do Thái là cộng đồng Giao Ước, trong sự liên tục với lịch sử cứu độ. Theo sự trông mong Đấng Cứu Tinh, thì những lời hứa hẹn thần linh, được trực tiếp truyền đạt cho Yến Duyên, sẽ được nên trọn khi chính Thiên Chúa, qua Đấng Ngài Tuyển Chọn, qui tụ dân Ngài lại như mục tử qui tụ đàn chiên của mình: ‘Ta sẽ cứu chiên của Ta để chúng không còn bị cướp bóc…. Ta sẽ chỉ định một mục tử duy nhất để chăn dắt chúng là Đavít tôi tớ của Ta…. Va tôi tớ Đavít của Ta sẽ là hoàng vương nơi chúng’ (x Ez 34:22-24).

 

Chúa Giêsu là vị mục tử cánh chung, Đấng qui tụ thành phần chiên lạc nhà Yến Duyên và lên đường tìm kiếm chúng, vì Người biết chúng và yêu thương chúng (x Lk 15:4-7; Mt 18:12-14; x. Jn 10:11 ff). Qua việc ‘qui tụ’ này, Vương Quốc của Thiên Chúa được loan báo cho tất cả mọi quốc gia. ‘Nhờ thế Ta sẽ tỏ vinh quang của Ta trước các dân nước, và tất cả mọi quốc gia sẽ thấy phán quyết Ta ban hành và bàn tay Ta trên chúng’ (Ez 39:21). Và Chúa Giêsu đã theo đúng như nội dung lời ngôn sứ ấy. Đầu tiên là ‘qui tụ’ dân Do Thái, nhờ đó tất cả mọi dân nước được kêu gọi để qui tụ lại trong mối hiệp thông với Chúa được sống động và tin tưởng.

 

Như thế, Nhóm 12, được kêu gọi để tham dự vào cùng một sứ vụ của Chúa Giêsu, cộng tác với Vị Mục Tử cuối thời ấy, cũng trước hết loan báo cho tất cả thành phần chiên lạc nhà Yến Duyên, tức là với dân của lời hứa, dân mà việc qui tụ của họ là dấu hiệu cứu độ của tất cả mọi dân tộc, mở đầu cho việc đại đồng hóa Giao Ước ấy. Vấn đề ở đây là việc giới hạn này chẳng những không tương phản với việc cởi mở đại đồng nơi vai trò thiên sai của nhân vật Nazarét ấy, mà ngay từ ban đầu sứ vụ của Người cũng như sứ vụ của các vị tông đồ còn là một dấu hiệu ngôn sứ tác hiệu nữa.

 

Sau cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, dấu hiệu ấy đã được sáng tỏ, đó là tính chất đại đồng nơi sứ vụ của các vị tông đồ trở thành hiển nhiên. Chúa Kitô đã sai các vị tông đồ ‘đi khắp thế giới’ (Mk 16:15) và ‘mọi dân nước’ (Mt 28:19; Lk 24:47) ‘và đến tận cùng trái đất’ (Acts 1:8). Sứ vụ này được tiếp tục. Lệnh truyền của Chúa trong việc qui tụ các dân nước lại nên một trong tình yêu thương của Người luôn là những gì liên tục. Đó là niềm hy vọng của chúng ta và đó cũng là giới lệnh cho chúng ta, đó là hãy góp phần vào tính cách đại đồng ấy, vào mối hiệp nhất thực sự này theo sự phong phú của các nền văn hóa, trong mối hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô thực sự của chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/3/2006

 

 

 

TOP

 

 ?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG “TOTUS TUUS” CỦA “MẸ ĐẤNG CỨU CHUỘC”

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Tưởng niệm đầy năm băng hà của Vị Giáo Hoàng Thánh Mẫu

 

(Đây là loạt bài thứ ba tiếp theo hai loạt bài trước: Vị GH của Đấng Cứu Chuộc Nhân TrầnVị GH Vui Mừng và Hy Vọng: 'Đừng Sợ')

 

Nếu Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lõi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II, trước hết, được chứng thực nơi Thông Điệp “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” là những gì liên quan trực tiếp đến Tác Nhân Cứu Chuộc, và sau nữa, được chứng thực nơi lời kêu gọi thế giới loài người tân tiến hiện đại, đối tượng thụ nhân của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, “Đừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”, vào chính Lễ Đăng Quang mở màn cho giáo triều của ngài, thì, sau hết, còn được chứng thực qua đường lối cứu chuộc thời đại nữa, đó là Đường Lối Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc, Vị được ngài hết lòng tin tưởng và liên lỉ cậy trông, bằng việc tận hiến cho Mẹ, với tâm niệm “totus tuus – tất cả của con là của Mẹ (hay) con hoàn toàn thuộc về Mẹ”. 

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Đức Gioan Phaolô II đã chọn khẩu hiệu “totus tuus” mà không chọn một khẩu hiệu khác về Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần? Ngài có thực sự sống “totus tuus” này hay chăng hay chỉ là những gì hữu danh vô thực?? Và đâu là những tác hiệu của “totus tuus” đối với vị Giáo Hoàng này và từ vị Giáo Hoàng này???

 

1.- “Totus Tuus”: Nguồn Gốc

 

Như vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI, có lúc bản thân đã đặt vấn đề về Thánh Mẫu (xem The Ratzinger Report, ấn bản Anh Ngữ, trang 105), Đức Gioan Phaolô II cũng thú nhận là thoạt tiên ngài cũng cảm thấy không nên tôn sùng Đức Mẹ lắm kẻo làm giảm vị thế của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần của ngài, nhưng sau đó, nhờ Thánh Long Mộng Phố (Louis de Montfort), qua cuốn “Luận về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của Thánh nhân, ngài chẳng những vỡ lẽ về Thánh Mẫu, mà còn dứt khoát chọn sống khẩu hiệu “totus tuus” từ đó cho tới khi làm Giáo Hoàng và cho tới chết, như chính ngài đã chia sẻ trong 2 tác phẩm thời danh của ngài là cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” và cuốn “Tặng Ân Và Mầu Nhiệm”.

 

·         Trong tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (ấn bản Anh Ngữ, 1994, trang 212-215), ngài cho biết:

 

“Totus Tuus. Câu này chẳng những là một lời diễn đạt của lòng thảo hiếu, hay đơn giản hơn là một lời diễn đạt của lòng tôn sùng. Mà còn hơn thế nữa kìa. Trong thời Thế Chiến Thứ Hai, vào lúc tôi đang làm công cho một xí nghiệp thì tôi đã được lòng tôn sùng Thánh Mẫu thu hút. Thoạt tiên, dường như tôi cảm thấy cần phải lơ là một chút với lòng tôn sùng Thánh Mẫu ở thuở niên thiếu, hầu chuyên chú tới Chúa Kitô hơn. Nhờ Thánh Long Mộng Phố, tôi đã hiểu được rằng lòng thành thực sùng kính Người Mẹ của Thiên Chúa là việc thực sự qui về Chúa Kitô, thật sự nó được bắt nguồn sâu xa nơi Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng như nơi những mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc.

 

“Bởi thế, bấy giờ tôi đã tái khám phá ra lòng thảo hiếu Thánh Mẫu một kiến thức sâu xa hơn. Hình thức chín chắn của việc tôn sùng Người Mẹ của Thiên Chúa này đã tồn tại nơi tôi qua năm tháng, sinh hoa kết trái nơi các văn kiện Redemptor Mater – Mẹ Đấng Cứu Chuộc (Biệt chú của người dịch: Bức Thông Điệp thứ 6 này được ban hành ngày Lễ Mẹ Thai Lời 25/3/1987, sau Thông Điệp thứ 5 về Chúa Thánh Thần ngày Lễ Hiện Xuống 18/5/1986) và Mulieris DignitatemPhẩm Vị của Nữ Giới (Biệt chú của người dịch: Bức Tông Thư này được ban hành ngày Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8/1988)….

 

“Khi tôi tham dự Công Đồng, tôi thấy phản ảnh nơi chương này (biệt chú, như ĐTC nói đến ngay trước đó là Chương Tám của Hiến Chế Tín Lỳ về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” là chương giành riêng bàn về Đức Mẹ), tất cả những cảm nghiệm thời niên thiếu của tôi, cũng như những liên kết đặc biệt tiếp tục nối thắt tôi với Người Mẹ Thiên Chúa nơi những cách thức luôn mới mẻ.

 

“Cách đầu tiên – và là cách lâu đời nhất – gắn liền với tất cả thời gian tôi còn nhỏ, thời tôi đã dừng chân đứng lại trước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở nhà thờ giáo xứ Wadowice. Nó liên quan tới tập tục áo Đức Bà Carmêlô, phong phú về ý nghĩa và về biểu hiệu, những gì tôi đã biết từ khi còn trẻ nhờ đan viện Carmelo ‘ở trên đồi’ nơi tỉnh lỵ tôi ở. Nó còn gắn liền với truyền thống thực hiện hành hương tới Đền Kalwaria Zebrzydowska, một trong những địa điểm thu hút nhiều phái đoàn hành hương, nhất là từ miền nam Balan và từ cả ngoài dãy Núi Carpathia. Đền Thánh địa phương này là nơi đáng chú ý, vì nó chẳng những có tính cách Thánh Mẫu mà còn hoàn toàn tập trung vào Chúa Kitô nữa…

 

“Từ những năm thơ trẻ nhất của mình, việc tôn sùng của tôi đối với Mẹ Maria đã được liên kết chặt chẽ với đức tin của tôi nơi Chúa Kitô. Đền Kalwaria đã giúp tôi rất nhiều về điều này…

 

“Một chương khác nơi đời sống của tôi là Jasna Góra, với bức ảnh Hắc Đức Nữ …. (biệt chú: đoạn này được ngài làm sáng tỏ ở phần “Totus Tuus: Chủ Đích” cuối cùng sẽ được trích dẫn dưới đây)

 

“Tôi nghĩ rằng những gì tôi đã nói đủ để cắt nghĩa về lòng tôn sùng Thánh Mẫu của vị Giáo Hoàng này, và nhất là về thái độ ngài hoàn toàn phó mình cho Mẹ MariaTotus Tuus của ngài”.

 

(còn tiếp)

 

 

TOP

 

 

?   Việc Người Hồi Giáo Trở Lại Kitô Giáo ở A Phú Hãn có thể bị tử hình

 

Theo mạng điện toán toàn cầu CNN ngày Thứ Tư 22/3/2006, qua bài viết tựa đềAfghan Christian convert could be executed”, với hàng chữ chính là vào thời của nhóm cầm quyền Taliban, những ai cổ động Kitô Giáo ở A Phú Hãn có thể bị bắt giữ và những ai bỏ Hồi Giáo theo Kitô Giáo có thể bị hành hạ và công khai hành quyết”.

 

Nếu chính sách này được cho rằng đã thay đổi từ khi lực lượng đồng minh dưới quyền chỉ huy của Hoa Kỳ (sau vụ 911) lật đổ chế độ Taliban bảo thủ độc tài ở đất nước này, thế nhưng trường hợp mới xẩy ra đây đã làm cho nhiều nước Tây Phương cho rằng A Phú Hãn đang lại thoái hóa. Đó là trường hợp của Abdul Rahman, 41 tuổi, có hai đứa con, và đã bị bắt xử bởi tội bỏ Hồi Giáo theo Kitô Giáo. Theo hiến pháp của A Phú Hãn là bản hiến pháp được căn cứ vào Sharia hay vào luật Hồi Giáo cũng thế, viết rằng tội bội giáo có thể sẽ bị lãnh án tử hình.

 

Anh Rahman đã trả lời với phóng viên báo chí trong tuần vừa qua là “Họ muốn kết án tử cho tôi và tôi chấp nhận án ấy, thế nhưng tôi không phải là một kẻ đào tẩu và là một kẻ bội tín”. Anh ta bị bắt sau khi nói với một viên cảnh sát địa phương là người anh ta giao tiếp về một vấn đề không liên hệ là anh ta theo Kitô Giáo. Khi bị bắt anh này đang mang trong mình một cuốn Thánh Kinh. Anh nói rằng anh đã trở lại Kitô Giáo 16 năm trước sau khi làm việc với một nhóm Kitô Hữu cứu trợ thành phần tị nạn ở nước Pakistan láng giềng.

 

Hôm Thứ Tư 22/3/2006, công tố viên của quốc gia này là Sarinwal Zamari nói rằng con người theo Kitô Giáo này là khùng điên: “Chúng tôi nghĩ rằng hắn là một tên điên. Hắn không phải là một con người bình thường. Hắn không nói năng như một con người bình thường”.

 

Vị cố vấn về đạo giáo cho Tổng Thống Hamid Karzai đã cho biết là con người bỏ Hồi Giáo ấy cần phải được thử nghiệm về tâm lý: “Các bác sĩ cần phải khám nghiệm hắn. Nêú hắn bị bệnh tâm thần thì Hồi Giáo tuyệt đối không được quyền trừng phạt hắn. Hắn cần phải được thứ tha. Vụ này phải được bãi bỏ”.

 

Vấn đề ở đây là bao giờ mới thực hiện việc thou nghiệm. Một nhà ngoại giao Tây Phương ở Kabul và là một biện hộ gia nhân quyền nói rằng chính quyền đang liều mình bỏ không thi hành vụ này nữa vì phản ứng nó gây ra cho phía Tây Phương. Xứ sở này có 80% người Hồi Giáo phái Suuni và 19% phái Shiite.

 

Vị bộ trưởng ngoại giao của A Phú Hãn là Abdullah Abdullah, người đến Washington để nói chuyện với Hoa Kỳ về chính sách quốc gia vào ngày Thứ Ba 21/3/2006, nhưng đã bị phóng viên báo chí tấn công tới tấp với những câu hỏi liên quan tới vụ xử nhân vật trở lại Kitô Giáo này. Ông đã trả lời rằng:

 

“Tôi biết đây là một vấn đề rất tế nhị và chúng tôi biết mối quan tâm của nhân dân Hoa Kỳ”. Ông cho biết thêm là tòa lãnh sự A Phú Hãn ở Washington đã nhận được hằng trăm thứ quan tâm tới vấn đề này. Ông cũng nói là chính phủ nước ông không có liên quan gì tới vụ này cả: “Nhưng tôi hy vọng rằng qua tiến trình hiến pháp của chúng tôi sẽ có được một thành quả thỏa đáng”.

 

Lực lượng đồng minh còn chiếm đóng nước này là Hoa Kỳ với 23 ngàn quân, Đức 2.700, Canada với 2.300 và Y với 1.775, tất cả đều bất đồng về vụ xứ án này, thậm chí một số còn nói mạnh hơn nữa là không thể chấp nhận vấn đề quân đội của mọi niềm tin chết đi để bảo vệ một quốc gia đe dọa sát hại người của họ theo Kitô Giáo. 

 

Nguyên tổng thống Ý là Francesco Cossiga đã viết thư cho Thủ Tướng Silvio Berlusconi thúc ông hãy rút quân ra khỏi A Phú Hãn trừ khi nước này bảo đảm an toàn cho Rahman: “Không thể nào chấp nhận được việc quân đội của chúng ta phải lao mình vào nguy hiểm hay thậm chí hy sinh mạng sống mình cho một chế độ bảo thủ bần tiện”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ