GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI  6/3/2006

 TUẦN I MÙA CHAY

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật I Mùa Chay 5/3/2006 về Chước Cám Dỗ

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI với Hội Nghị Thường Niên của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin 10/2/2006 ở Sảnh Đường Clementine

?   Người Công Chính của Dân Do Thái giữa Những Kinh Hoàng của Cuộc Tế Thần Do Thái

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật I Mùa Chay 5/3/2006 về Chước Cám Dỗ

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Thứ Tư vừa rồi chúng ta đã bắt đầu Mùa Chay và hôm nay chúng ta cử hành Chúa Nhật thứ nhất của mùa phụng vụ này, một mùa phụng vụ phấn khích Kitô hữu hãy dấn thân cho cuộc hành trình sửa soạn cho Lễ Phục Sinh. Bài Phúc Âm nhắc nhở chúng ta hôm nay rằng, sau khi lãnh nhận phép rửa ở Sống Dược Đăng, Chúa Giêsu - được Thánh Thần ở nơi Người tác động, tỏ mình ra cho thấy Người là Đức Kitô – đã vào vùng hoang địa xứ Giuđêa 40 đêm ngày là nơi Người chống lại các chước cám dỗ của quỉ ma (x Mk 1:12-13). Theo gương vị sư phụ và là Chúa của mình, Kitô hữu cũng tiến vào một cách thiêng liêng vùng hoang địa Mùa Chay để cùng với Người đương đầu với “cuộc chiến nay chống lại thần dữ”.

 

Hình ảnh về hoang địa là mỹ từ rất sống động cho thân phận của con người. Sách Xuất Hành đã kể lại kinh nghiệm của dân Yến Duyên là, sau khi ra khỏi Ai Cập, đã đi lang thang trong sa mạc Sinai 40 năm trước khi tiến vào Đất Hứa.

 

Trong cuộc hành trình dài này, người Do Thái cảm thấy tất cả cái mãnh lực và dai dẳng của tên cám dỗ muốn dẫn họ tới chỗ mất đi niềm tin tưởng và quay trở lại; thế nhưng, cũng nhờ việc môi giới của Moisen, họ đã biết lắng nghe tiếng Chúa Đấng kêu gọi họ trở nên dân thánh của Ngài.

 

Suy niệm đoạn Thánh Linh này, chúng ta hiểu rằngđể hoàn trọn cuộc sống của chúng ta trong tự do, cần phải thắng vượt cuộc thử thách là chước cám dỗ vốn bao hàm nơi quyền tự do của họ. Chỉ khi nào được thoát khỏi sai lầm và tội lỗi con người mới có thể, nhờ đức tin tuân phục hướng họ về chân lý, tìm thấy ý nghĩa trọn vẹn của việc họ hiện hữu và mới có bình an, yêu thương và hoan lạc.

 

Chính vì lý do này mà Mùa Chay là một mùa thuận lợi cho việc can thận cải thiện đời sống trong suy tư, nguyện cầu và thống hối. Tuần phòng, theo truyền thống, sẽ được bắt đầu từ chiều hôm nay cho đến Thứ Bảy ở Tông Dinh này, sẽ giúp cho tôi cũng như cho những người hợp tác với tôi trong Giáo Triều Rôma tiến vào bầu khí đặc biệt của Mùa Chay này một cách ý thức hơn nữa.

 

Anh Chị Em thân mến, tôi xin anh chị em hãy nâng đỡ tôi bằng lời nguyện cầu của anh chị em, tôi hứa cầu nguyện cho anh chị em trước nhan Thiên Chúa, để Mùa Chay đối với tất cả mọi Kitô hữu trở thành một cơ hội hoán cải và phấn khởi nên thánh hơn. Đó là lý do chúng ta hãy kêu xin Trinh Nữ Maria chuyển cầu cho chúng ta.

 

(Sau khi Nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

 

Thứ Bảy tuần tới, ngày 11/3, vào lúc 5 giờ chiều, ở Sảnh Đường Phaolô VI, sẽ có một đêm canh thức  Thánh Mẫu, được tổ chức bởi các sinh viên đại học ở Rôma. Qua những nối kết truyền thanh và truyền hình, sinh viên thuộc các quốc gia khác ở Âu Châu và Phi Châu cũng tham dự nữa. Nó sẽ là một cơ hội thuận lợi để nguyện cầu cùng Đức Trinh Nữ hãy mở ra những con đường mới nơi cuộc hợp tác giữa các dân tộc ở Âu Châu và Phi Châu.

 

Giới trẻ thân mến, tôi hy vọng rằng các bạn sẽ tham dự rất đông đảo!


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/3/2006

 

 

TOP

 

 ?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI với Hội Nghị Thường Niên của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin 10/2/2006 ở Sảnh Đường Clementine 

 

(tiếp 5 Chúa Nhật)

Không gì có thể thay thế được lòng mến yêu chân lý thúc đẩy con người hướng đến những  chân trời chưa được khám phá. Chúa Giêsu Kitô, Đấng là toàn chân, lôi kéo tâm hồn của mỗi một con người, mở rộng nó và làm cho nó tràn nay niềm vui. Thật vậy, chỉ một mình sự that mới có thể chiếm đoạt tâm trí và làm cho nó trọn vẹn hân hoan.

Chính niềm vui này làm gia tăng các chiều kích của tâm can con người, làm cho nó thoát khỏi tính cách hẹp hòi của lòng vị kỷ và cống hiến cho nó khả năng yêu thương đích thực. Đó là cảm nghiệm của niềm vui thúc nay và thu hút con người đến việc tự do tôn thờ, không phải bằng việc quị lụy đê hèn mà bằng lòng kính tôn chân thành trước Chân Lý họ gặp gỡ.

Bởi vậy, việc phục vụ cho đức tin, tức việc làm chứng cho Đấng là tất cả Sự Thật, cũng là việc phục vụ niềm vui, và đó là niềm vui Chúa Kitô muốn làm tràn lan trên khắp thế giới: Nó là niềm vui của lòng tin tưởng nơi Người, của sự thật được Người truyền đạt, của ơn cứu độ xuất phát từ Người! Chính niềm vui này chúng ta cảm thấy trong lòng khi chúng ta tin tưởng quì xuống tôn thờ Chúa Giêsu!

Lòng mến yêu chân lý này cũng tác động và hướng dẫn Kitô hữu tiến tới với thế giới hiện đại và với cuộc dấn thân truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội, những đề tài được anh chị em bỏ giờ ra để bàn luận trong cuộc hội nghị này của mình.

Giáo Hội hân hoan tiếp nhận những khám phá đích thực của kiến thức con người, và nhìn nhận rằng việc truyền bá phúc âm hóa cũng đòi hỏi cần phải thấu triệt một cách xứng hợp những chân trời cùng với những thách đố được kiến thức tân thời khám phá thấy. Thật vậy, mức tiến bộ cả thể của kiến thức khoa học như chúng ta đã thấy trong thế kỷ vừa qua đã giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm tạo dựng hơn và có một tính cách nhận thức sâu xa về tất cả mọi dân tộc.

Tuy nhiên, những tiến bộ của khoa học đôi khi nhanh đến nỗi làm cho việc nhận thức trở thành khó khăn ở chỗ không biết rằng chúng có phù hợp với các chân lý về con người và về thế giới như Thiên Chúa mạc khải cho biết hay chăng. Có những lúc, có những chủ trương theo kiến thức khoa học chống lại các sự thật này. Điều này làm cho tín hữu bị lẫn loan cách nào đó, khiến cho việc loan báo và chấp nhận Phúc Âm trở thành khó khăn.

Bởi thế, heat mọi việc học hỏi nghiên cứu nhắn đến chỗ đào sâu kiến thức về những chân lý được lý trí khám phá ra đều là những gì hết sức quan trọng, với niềm xác tín rằng không có “vấn đề tranh chấp nhau giữa lý trí và đức tin” (Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí, khoản 17).

Chúng ta không được sợ hãi khi phải đối diện đương đầu với thách đố này: Chúa Giêsu Kitô thật sự là Chúa của tất cả mọi tạo sinh và của tất cả lịch sử. Người tín hữu quá biết rằng “tất cả mọi sự được tạo doing nên nhờ Người và cho Người… và trong Người tất cả mọi sự được liên kết với nhau” (Col 1:16,17).

Bằng việc liên tục đào sâu kiến thức về Chúa Kitô, trung tâm của vũ trụ và của lịch sử, chúng ta có thể cho con người nam nữ trong thời đại chúng ta thấy được rằng niềm tin tưởng nơi Người là những gì quan trọng đối với tương lai của nhân loại: Thật vậy, nó là việc hoàn thành cho tất cả những gì là nhân loại chân thực. Chỉ ở nơi quan điểm này chúng ta mới có thể cung ứng những giải đáp thuyết phục cho con người đang tìm kiếm chân lý.

Việc dấn thân này là những gì hết sức hệ trọng cho việc loan báo và truyền đạt đức tin trong thế giới hiện đại. Thật thế, ngày nay công việc truyền bá phúc âm hóa là một ưu tiên khẩn trương và đòi phải thực hiện việc dấn thân tương xứng.

Cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí, giữa tôn giáo và khoa học, không những làm cho nó có thể tỏ cho con người trong thời đại của chúng ta thấy được cái hợp tình hợp lý của niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa một cách hiệu nghiệm và thuyết phục bao nhiêu có thể, mà còn chứng tỏ là việc hoàn toàn mãn nguyện hết mọi ước vọng chân thực của con người chỉ có ở nơi Chúa Giêsu Kitô mà thôi. Về vấn đề này, nỗ lực nghiêm trọng truyền bá phúc âm hóa không thể nào bỏ qua được những vấn đề cũng xuất phát từ các khám phá của khoa học và triết học ngày nay.

Lòng ước mong tìm thấy chân lý là những gì thuộc về chính bản tính của con người. Toàn thể tạo thành là lời mời gọi mãnh liệt hãy tìm kiếm những câu giải đáp hướng lý trí con người tới câu đại giải đáp lu6on được nó kiếm tìm và trông đợi: “Chân lý của mạc khải Kitô Giáo, được thấy nơi Chúa Giêsu Nazarét, là những gí có thể giúp con người nam nữ thấm nhiễm ‘mầu nhiệm’ về chính cuộc sống của họ. Là sự thật tuyệt đối, nó kêu gọi con người hãy hướng tới siêu việt thể, trong khi đó, vẫn tôn trọng tính cách độc lập của một tạo vật và quyền tự do của họ. Về điểm này, mối liên hệ giữa tự do và sự thật mới trọn vẹn, và chúng ta mới hiểu được ý nghĩa hoàn toàn của những lời Chúa Kitô nói:

“Quí vị sẽ nhận biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng quí vị” (Jn 8:32) (Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí, đoạn 15).

Nơi vấn đề này, thánh bộ đây thấy được động lực dấn thân của mình cùng với chân trời phục vụ của mình. Việc phục vụ của anh chị em cho một đức tin trọn vẹn là việc phục vụ cho chân lý, bởi thế cũng là việc phục vụ cho niềm vui, một niềm vui xuất phát từ tận đáp long, một niềm vui xuất phát từ những thẳm cung của tình yêu được Chúa Kitô mở ra từ Trái Tim của Người bị đâm thâu trên Thập Giá và là một tình yêu được Thần Linh của Người tuôn đổ một cách dồi dào bất tận vào thế giới. Theo chiều hướng ấy, thừa tác vụ về tín lý của anh chị em có thể được định nghĩa một cách thích hợp là “mục vụ”.

Thật thế, việc phục vụ của anh chị em, là việc phục vụ cho vấn đề làm cho lan tỏa trọn vẹn ánh sáng của Thiên Chúa trên thế giới này! Chớ gì ánh sáng của đức tin, được thể hiện qua tính cách trọn vẹn và nguyên vẹn của nó, luôn soi chiếu hoạt động của anh chị em và là “minh tinh” hướng dẫn anh chị em cùng giúp anh chị em hướng tâm hồn con người về với Chúa Kitô!

Đây là một công việc năng nề nhưng hào hứng thuộc về Vị Thừa Kế Thánh Phêrô nơi sứ vụ của ngài mà anh chị em được kêu gọi hợp tác. Cám ơn hoạt động của anh chị em và việc phục vụ của anh chị em!

Với những cảm thức ấy tôi ban pháp lành cho tất cà anh chị em.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/february/documents/hf_ben-xvi_spe_20060210_doctrine-faith_en.html 

   

TOP

 

 

? Người Công Chính của Dân Do Thái giữa Những Kinh Hoàng của Cuộc Tế Thần Do Thái 

 

(tiếp 5 Chúa Nhật)

 

Vấn:     Đâu là sự liên hệ giữa “việc tưởng niệm” này và Người Công Chính?

 

Đáp:    Nhân dân Do Thái thường được gọi là dân của việc tưởng niệm. Mệnh lệnh “tưởng nhớ” và “không được quên” được lập lại nhiều lần trong Thánh Kinh. Nó là một lệnh truyền liên quan tới việc tuân giữ các chị thị của Thiên Chúa và hành động của Ngài trong lịch sử.

 

Liên quan tới lịch sử mới đây thì mệnh lệnh này liên quan chẳng những tới sự dữ phải chịu mà còn đến cả sự thiện được lãnh nhận nữa.

 

Khi Quốc Hội Do Thái thiết lập tổ chức Việc Tưởng Niệm Yad Vashem vào năm 1953 để kéo dài việc tưởng niệm 6 triệu người Do Thái là nạn nhân của tính cách dã man tàn bạo của Đảng Nazi, thì quốc hội cũng ủy thác cho nó công việc tri ân thành phần Công Chính giữa Các Dân Nước.

 

Làm như thế, Quốc Hội Do Thái muốn khẳng định là chẳng những thành phần được cứu mà toàn dân Do Thái phải mang ơn mắc nợ việc nhìn nhận và tôn vinh liên quan tới Người Công Chính.

 

Vấn:     Đâu là tiêu chuẩn và phương thức để công nhận một Người Công Chính?

 

Đáp:    Vào năm 1962, Yad Vashem đã thiết lập một thứ quần chúng độc lập để điểm danh Người Công Chính Giữa Các Dân Nước theo 3 tiêu chuẩn: người ra tay cứu giúp biết được tông tích Do Thái của người bị bách hại; hành động của họ là những gì gây nguy hiểm đến mạng sống, tình trạng an toàn và tự do của họ; việc giúp đỡ ấy không có điều kiện nào về lợi lộc vật chất cả.

 

Ủy ban, dưới vai trò chủ tịch của vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, được làm nên bởi những cá nhân đủ tư cách trong số thành phần pháp viên và sử gia tự nguyện. Theo nguyên tắc thì họ là những người con sống sót của Cuộc Tế Thần Do Thái.

 

Ngày nay, một thế hệ khác đang đến. Ủy ban này có ba phụ ủy ban và các quyết định đòi phải đạt đa số. Khi vấn đề đa số ít hay là trường hợp đặc biệt phúc tạp thì vấn đề được chuyển đến cuộc đại hội.

 

Các thứ hồ sơ yêu cầu công nhận một Người Công Chính nào đó đều được thu góp ở Phân Bộ Người Công Chính của Yad Vashem là phân bộ cử một phần tử của ủy ban này, có khả năng về lịch sử và ngôn ngữ thuộc xứ sở của Người Công Chính xin được công nhận ấy, để điều hướng và tác hành như phát ngôn viên của ủy ban.

 

Nhân vật này cần phải thu thập các chứng từ trực tiếp từ người Do Thái được cứu, hay nếu những người được cứu không còn sống nữa, thì từ họ hàng thân thuộc hoặc các người nào có thể cung cấp các dữ kiện đáng tin cậy. Cũng cần phải có một lời phát biểu nào đó từ người ra tay cứu giúp, hoặc nếu không có được từ người này thì họ hàng thân thuộc của họ hay cá nhân nào hiểu biết về và đồng thời với biến cố xẩy ra.

 

Việc nhìn nhận Công Chính được thực hiện căn cứ vào cá nhân và không bao giờ vào các nhóm hay các hiệp hội.

 

Nhân vật rat ay cứu giúp được nhìn nhận sẽ được tặng một huy chương ad hoc và một bằng tôn vinh. Chiếc huy chương được in câu Sách Talmud là: “Ai cứu một mạng sống là cứu toàn thế giới”. Giáo huấn cổ kính này khẳng định là chính mỗi người là một thế giới.

 

Lễ nghi tưởng thưởng bằng tôn vinh, một bằng tôn vinh duy nhất được quốc gia Do Thái trao tặng cho thành phần dân sự, diễn ra tại Giêrusalem, ở Đài Tưởng Niệm Yad Vashem, hay ở xứ sở của nhân vật được tôn vinh bởi sứ quán ngoại giao Do Thái.

 

Cho tới mới đây việc công nhận mới có quyền trồng một cây trên đại lộ của Người Công Chính của Yad Vashem. Lệ này được thay thế bởi việc đặt tấm bảng khắc ghi có tên của Người Công Chính trên Bức Tường Tôn Vinh của Đài Tưởng Niệm vì thiếu chỗ.

 

Cho đến này đã có 21 ngàn người được công nhận là Người Công Chính giữa các Dân Nước. Tiếc thay, tông tích của nhiều Người Công Chính vẫn chưa được biết tới; họ được nhớ đến ở một con đường mòn do Yas Vashem giành riêng để tưởng nhớ tới thành phần Công Chính Khuyết Danh. 


Vấn:     Lịch sử về Người Công Chính dạy cho chúng ta những gì?

 

Đáp:    Người Công Chính được chúng tôi tôn kính là những con người quảng đại, có một đời sống nội tâm dường như không được sửa soạn trước để họ có thể đóng vai trò anh hùng, hay đi đến những quyết định sống chết. Trong hầu hết các trường hợp thì quyết định của họ là những gì tự phát, xẩy đến như  là một phản ứng trước một thực tại sai trái, không thể nào chấp nhận được với nguyên tắc luân lý được ăn sâu trong lương tâm của họ.

 

Tác hành như vậy, họ biết rằng họ vi phạm tới luật pháp và đặt mình vào trường hợp phạm pháp, những gì họ chưa quen thuộc, với tất cả nguy cơ kèm theo quyết định của họ đối với chính bản thân họ cũng như với gia đình của họ.

 

Vấn đề đáng cảm phục trong nhiều trường hợp cứu giúp ở đây đó là tài khéo léo mưu mẹo được những người ấy sử dụng trong những lúc khủng hoảng, hoàn toàn thành thật, để chống lại những mụch đích của Đảng Nazi. Có vô số trường hợp việc cứu trợ người bị bắt bớ được cống hiến một cách tự phát chứ không cần phải được yêu cầu.

 

Ở đâu những con người khác tỏ ra giả vờ như không thấy, hay tệ hơn nữa, cố ý chấp nhận những qui chuẩn phi nhân của Thứ Trật Tự Mới của Nazi, hoặc thậm chí còn cộng tác với thành phần bách hại, thì Người Công Chính lại có được một sức mạnh về luân lý để đương đầu với những hiểm nguy của các việc trả thù. Một số trong họ đã phải trả một giá cao bằng chính sự sống của mình. Đáng chúc tụng biết bao việc làm đáng ghi nhớ của họ!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/2/2006

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ