GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 24/4/2006

 TUẦN II PHỤC SINH

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Buổi Nguyện Kinh “Nữ Vương Thiên Đàng” Chúa Nhật II Phục Sinh 23/4/2006 về Lòng Thương Xót Chúa

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Buổi Nguyện Kinh “Nữ Vương Thiên Đàng” ngày 17/4/2006 ở Castel Gandolfo về Nguyện Kinh “Nữ Vương và Đền Thờ Thánh Phêrô Mừng 500 Năm

?  “PHÚC ÂM GIUĐA”: Có hợp với đức tin Kitô Giáo hay chăng?

 

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Buổi Nguyện Kinh “Nữ Vương Thiên Đàng” Chúa Nhật II Phục Sinh 23/4/2006 về Lòng Thương Xót Chúa

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Chúa Nhật này Phúc Âm của Thánh Gioan thuật lại rằng Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ đang tập trung tại nhà tiệc ly vào tối ‘ngày thứ nhất trong tuần’ (20:19), và Người tỏ mình ra cho các vị một lần nữa ở cùng một địa điểm vào ‘tám ngày sau’ (20:26).

 

Bởi thế mà ngay từ ban đầu cộng đồng Kitô hữu bằt đầu sống nhịp sống hằng tuần chú trọng tới việc gặp gỡ Chúa phục sinh.

 

Đó là những gì được Công Đồng Chung Vaticanô II nhấn mạnh nơi hiến chế về phụng vụ thánh, một hiến chế khẳng định là “Giáo Hội, theo truyền thống tông đồ, một truyền thống được bắt nguồn từ chính ngày phục sinh của Chúa Kitô, cử hành mầu nhiệm vượt qua cứ mỗi tám ngày, vào ngày có lý để được gọi là ‘ngày của Chúa’ hay ngày Chúa Nhật” (khoản 106).

 

Vị Thánh Ký này cũng nhắc lại rằng nơi cả hai lần hiện ra Chúa Giêsu đều tỏ cho các môn đệ thấy những dấu vết tử giá, rất khả thị và cụ thể nơi cả thân xác hiển vinh của Người (x Jn 20:20,27). Những dấu thánh ấy, ở tay, chân và cạnh sườn, là nguồn mạch khôn cùng của đức tin, đức cậy và đức mến mà mỗi người, nhất là các linh hồn khát khao Lòng Thương Xót Chúa nhất, có thể uống.

 

Về vấn đề này, Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II, trân quí cảm nghiệm thiêng liêng của một người tu sĩ khiêm hèn là Thánh Faustina Kowalska đã muốn Chúa Nhật sau Phục Sinh trở thành một ngày đặc biệt kình lòng thương xót Chúa, và theo quan phòng ngài đã chết chính vào đêm vọng ngày lễ này (trong tay của Lòng Thương Xót Chúa).

 

(Biệt chú: Ngay khi Đức Gioan Phaolô II vĩnh viễn nằm xuống, người dịch này đã có được những cảm nhận y hệt như cảm nhận trên đây của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI , và đã được bày tỏ trong cuốn ‘Đức Gioan Phaolô II: Sống Là Chúa Kitô – Chết Là Vinh Thắng’, trang  9-10, nguyên văn như sau: “Vâng, vào năm 1994, khi Giáo Hội bắt đầu giai đoạn xa [1994-1997, vì giai đoạn gần từ 1997-2000] dọn mừng Năm Thánh 2000, bấy giờ tôi đang chuyển dịch bộ sách [2 cuốn dầy 920 trang] ‘Tội Tràn Lan … Phúc Ngập Lụt!’, xuất bản năm 1995, nội dung bao gồm ‘Những lời thỏ thẻ của Chúa Giêsu với một số linh hồn ưu tuyển’, trong đó có Thánh nữ Faustina, tôi đã đọc thấy những lời Chúa Giêsu nói với chị như thế này: ‘Khi tôi đang cầu nguyện thì tôi nghe thấy những lời của Chúa Giêsu như sau: ‘Cha đặc biệt yêu thương Balan, mà nếu Balan tuân theo ý muốn của Cha thì Cha sẽ nâng Balan lên trong quyền năng và thánh thiện. Từ Balan sẽ phát ra một tia sáng để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha’. [Nhật Ký về Lòng Chúa Thương Xót trong Hồn Tôi của chị Faustina, khoản số 1732]. Những lời này làm tôi vô cùng sửng sốt và nghĩ ngay đến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Và tôi đã khai triển câu nói của Chúa Giêsu luôn ám ảnh tôi, mà tôi nghĩ rằng Người ám chỉ đến ĐTC GPII ấy, trong cuốn Hận Thù Quyết Thắng, xuất bản năm 1996, ở Chương 5, từ trang 53 đến 64. Thú thật, cho tới khi thấy bệnh tình của ngài càng ngày càng trầm trọng, tình trạng nguy kịch này lại xẩy ra sát kề ngày Lễ Chúa Tình Thương, tôi cảm thấy thôi đúng rồi, câu Chúa Giêsu nói ấy quả thực ám chỉ về ngài. Để rồi, khi hay tin ngài quả thực qua đi vào thời điểm Lễ Vọng Kính Chúa Tình Thương, và đã qua đi không lâu ngay sau Thánh Lễ [vọng] Kính Chúa Tình Thương được cử hành ở phòng của ngài, tôi lại càng cảm thấy lời Chúa Giêsu quả thực nói về vị giáo hoàng có nhiều điềm lạ này. Chưa hết, sau đó, tôi càng xúc động hơn nữa và càng cảm thấy thấm thía lời Chúa Giêsu nói về ngài như ‘một tia sáng phát ra từ Balan để dọn đường cho lần đến cuối cùng của Cha’ hơn bao giờ hết, khi biết rằng sứ điệp cuối cùng vị giáo hoàng vừa nằm xuống gửi cho riêng Giáo Hội và thế giới, một sứ điệp được đọc lên sau khi ngài đã vĩnh viễn ra đi, sau khi ngài đã hoàn tất sứ vụ chủ chăn nhân lành của mình cho đến hơi thở cuối cùng, đó là sứ điệp ngài đã viết sẵn cho Lễ Kính Chúa Tình Thương Chúa Nhật 3/4/2005 về Lòng Thương Xót Chúa”).

 

Mầu nhiệm tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa là tâm điểm cho giáo triều của vị tiền nhiệm tôi. Chúng ta  đặc biệt nhớ đến bức thông điệp ‘Giầu Lòng Thương Xót – Dives in Misericordia’ năm 1980, và việc cung hiến ngôi tân đền thờ Chúa Tình Thương ở Krakow năm 2002. 

 

Những lời lẽ ngài nói lên vào dịp cuối cùng ấy như là một tổng hợp về huấn quyền của ngài, cho thấy rằng việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa không phải là một chiều kích thứ yếu mà là một chiều kích nguyên vẹn cho niềm tin tưởng và việc nguyện cầu của Kitô hữu. 

 

(Biệt chú: Cũng trong tác phẩm vừa được đề cập đến trên đây, trang 23-26, tôi đã được hân hạnh có những cảm nhận tương tư như Giáo Hoàng Biển Đức XVI ở hai đoạn vừa rồi. Nguyên văn như sau: “Thế rồi, vào thời điểm vị giáo hoàng không phải người Ý sau 455 năm xuất hiện ‘từ một xứ sở xa xăm’ này về thăm quê hương lần cuối cùng vào mùa hè năm 2002, loài người bấy giờ đã ở vào một tình trạng nguy vong đến độ ngài đã phải chính thức và long trọng hiến dâng thế giới, một thế giới khốn khổ thảm thương về mọi lãnh vực, cho Lòng Thương Xót Chúa tại ngôi Đền Thờ Chúa Tình Thương vào ngày Thứ Bảy 17/8/2002:  ‘Như Thánh Faustina, chúng ta muốn loan báo rằng, ngoại trừ tình thương của Thiên Chúa, không còn một nguồn hy vọng nào khác cho loài người nữa. Chúng ta cần tin tưởng lập lại rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa! Việc loan báo này, việc tuyên xưng lòng tin tưởng vào tình yêu toàn năng của Thiên Chúa là việc đặc biệt cần thiết ở thời đại chúng ta đây, khi mà nhân loại đang trải qua một tình trạng biến loạn trước những xuất hiện của sự dữ. Việc kêu cầu lòng thương xót Chúa cần phải được vang lên từ thẳm cung của các cõi lòng đầy những khổ đau, băn khoăn về tương lai và sống trong bất ổn, đồng thời lại trông mong một nguồn hy vọng vững chắcThế giới ngày nay cần đến tình thương của Thiên Chúa biết bao! Nơi hết mọi lục địa, từ vực sâu khốn khổ của loài người, tiếng kêu cầu xót thương dường như đang vang dậy. Nơi nào thù hằn và đòi rửa hận thống trị, nơi nào chiến tranh mang lại đau thương và chết chóc cho thành phần vô tội, thì ở đó cần đến ân sủng tình thương để ổn định lòng trí con người và tạo lập hòa bình. Nơi nào thiếu hụt lòng trọng kính sự sống và phẩm vị con người thì ở đó cần đến tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng mà trong ánh sáng của Ngài, chúng ta thấy được giá trị khôn tả của hữu thể con người. Cần phải có tình thương để bảo đảm rằng hết mọi bất công trên thế giới này sẽ được kết thúc trong chân lý rạng ngời. Thế nên, hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng ký thác thế giới cho Lòng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một lòng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho lòng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ gì sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ gì lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giãi ra ‘tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha’ [x Nhật Ký, 1732]”. Chưa hết, trong bài giảng phong chân phước cho 4 vị đồng hương của ngài vào Chúa Nhật 18/8/2002 trong chuyến thăm quê hương lần thứ 8 này, ngài còn thấy hiện trạng vô cùng đáng thương của con người tân tiến, một hiện trạng rất cần đến vai trò của Giáo Hội trong việc mang tình thương của Chúa đến cho nhân loại, cho một thế giới ở vào thời điểm thế kỷ 20 càng ngày càng đi đến chỗ tự diệt vong nên lại càng đúng lúc cần đến Lòng Thương Xót Chúa, như ngài đã bày tỏ: ‘hôm nay đây chúng ta dường như được kêu gọi đặc biệt để loan báo sứ điệp này trước thế giới. Chúng ta không thể lơ là với sứ vụ này, nếu chính Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta thực hiện sứ vụ này qua chứng từ của Thánh Nữ Faustina. Thiên Chúa đã chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ vì thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối cãi về nhiều lãnh vực, cũng đã bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm ‘mystery of iniquity’. Chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai tấn công cơ cấu gia đình. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa ‘hoàn toàn khuất bóng’ nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. ‘Mầu nhiệm lầm lỗi’ tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới nàySứ điệp tình yêu nhân hậu cần được vang vọng một cách mạnh mẽ một lần nữa. Thế giới cần đến thứ tình yêu này. Đã đến thời giờ cần phải mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho mọi người: cho các kẻ trị vì và thành phần bị áp bức, cho những ai có bản tính và phẩm vị bị tiêu ma trong mầu nhiệm lỗi lầm. Đã đến thời giờ sứ điệp Lòng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn tràn đầy hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh mới, một nền văn minh yêu thương”.

 

Xin Mẹ Maria rất thánh, Mẹ của Giáo Hội, Vị chúng ta giờ đây dâng lên Người lời Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, cầu cho tất cả mọi Kitô hữu được sống trọn vẹn Chúa Nhật như là ‘Lễ Phục Sinh hằng tuần’, hoan hưởng vẻ đẹp của cuộc hội ngộ với Chúa Kitô phục sinh và uống từ suối nguồn tình yêu nhân hậu của Người, để trở thành những tông đồ cho bình an của Người.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/4/2006

 

 

TOP

 

 

 ?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Buổi Nguyện Kinh “Nữ Vương Thiên Đàng” ngày 17/4/2006 ở Castel Gandolfo về Nguyện Kinh “Nữ Vương và Đền Thờ Thánh Phêrô Mừng 500 Năm

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Tôi lấy làm hân hoan được ở cùng anh chị em một lần nữa trong ánh sáng của mầu nhiệm vượt qua, một mầu nhiệm chúng ta đang cử hành theo phụng vụ suốt cả tuần này, và lập lại lời tuyên xưng tuyệt vời nhất của Kitô Giáo, đó là lời: ‘Hãy vui lên, Chúa Kitô đã sống lại!’

 

Tính chất Thánh Mẫu vốn có của việc chúng ta gặp gỡ đây dẫn chúng ta tới chỗ sống niềm hân hoan thiêng liêng của Phục Sinh trong mối hiệp thông với Mẹ Maria Rất Thánh, nghĩ về những gì Mẹ hân hoan vui mừng phải là việc phục sinh của Chúa Giêsu.

 

Trong việc nguyện Kinh Nữ Vương Thiên Đàng thay cho Kinh Truyền Tin trong mùa Phục Sinh, chúng ta ngỏ cùng Vị Trinh Nữ, là xin Người hãy hân hoan vì Đấng Người cưu mang trong lòng đã sống lại: “Quia quem meruisti partare, resurrexit, sicut dixit”.

 

Mẹ Maria lưu giữ trong lòng mình “Tin Mừng” phục sinh, nguồn mạch và là bí mật của niềm vui chân thật và hòa bình đích thực được Chúa Kitô tử nạn và phục sinh chiếm hữu cho chúng ta bằng hy tế của Người trên cây thập giá.

 

Chúng ta hãy xin Mẹ Maria hãy tiếp tục hướng dẫn bước đường của chúng ta trong giai đoạn hân hoan thiêng liêng này, như Mẹ đã hỗ trợ chúng ta trong những ngày Khổ Nạn, nhờ đó chúng ta càng ngày càng nhận biết và yêu mến Chúa và trở thành những chứng nhân cùng tông đồ cho bình an của Người.

 

Trong bối cảnh của Phục Sinh, hôm nay tôi cũng cùng với anh chị em chung vui về cuộc kỷ niệm rất quan trọng, đó là cuộc mừng kỷ niệm 500 năm, khi mà vào chính ngày 18/4/1506, Giáo Hoàng Julius II đã đặt viên đá đầu tiên cho tân Đền Thờ Phêrô, một hài hòa tuyệt vời với cấu trúc được cả thế giới ca ngợi.

 

Tôi tri ân tưởng nhớ tới các Vị Giáo Hoàng muốn lâu đài này ở trên ngôi mộ của Tông Đồ Phêrô. Tôi ca ngợi những nghê sĩ thiên tài góp phần vào việc kiến thiết và thiết kế đền thờ này, và tôi cũng biết ơn nhân viên của văn phòng trưởng kỹ sư Vatican, vị trông coi một cách cẩn thận việc bảo trì cũng như gìn giữ một nghệ thuật đặc thù tuyệt vời về nghệ thuật và đức tin ấy.

 

Chớ gì gịp mừng kỷ niệm 500 năm đây làm bừng lên nơi tất cả mọi người Công Giáo ước vọng trở thành “những tảng đá sống” (1Pt 2:5) cho việc kiến thiết Hội Thánh, là nơi chiếu tỏa “ánh sáng Chúa Kitô” (x Lumen Gentium, 1) bằng tình yêu thương được sống và chứng thực trướ cthế giới (x Jn 13:34-35).

 

Xin Trinh Nữ Maria, Vị được Kinh Cầu Loreto kêu cầu là “Causa nostra laetitiae – nguồn vui của chúng ta” xin cho chúng ta được luôn cảm nghiệm được niềm vui thuộc về đền thờ thiêng liêng Giáo Hội, một “cộng đồng yêu thương” phát sinh từ Thánh tâm Chúa Kitô.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/4/2006

 

Thật vậy, về việc mừng kỷ niệm 500 Đền Thờ Thánh Phêrô, hôm Thứ Năm 20/4, vào buổi trưa, đã diễn ra một cuộc họp báo tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh, với sự tham dự của các vị chức sắc liên hệ trong Tòa Thánh, nhất là hồng y Francesco Marchisano, cha chính đền thờ này. Trong bài nói của mình, vị hồng y này đã tóm gọn lịch sử của ngôi đền thờ được bắt đầu từ thế kỷ thứ IV với hoàng đế Constantine. Vào cuối thế kỷ 14, vì tính chất dễ vỡ của cấu trúc kiểu Constantine, các vị giáo hoàng muốn thực hiện một ngôi đền thờ mới, một dự án cuối cùng được khai trương vào ngày 18/4/1506 khi được Đức Julius II đặt viên đá đầu tiên. Công cuộc này tiếp tục được kéo dài trên 130 năm nữa, với sự đóng góp của các nghệ sĩ như Bramante, Sangallo, Michelangelo và Bernini. Vị hồng y còn nói rằng đền thờ này có một ngân khố phi thường chứa được 3.050.000 văn kiện liên quan đến việc thực hiện từ ban đầu tới nay. Đền thờ này là nơi được nhiều người thăm viếng nhất, từ 5 tới 20 ngàn người viếng thăm mỗi ngày.

 

ĐTGM Comastri nhắc lại rằng vào năm 1939, “theo quyết định của Đức Piô XII, công cuộc khai quật dưới Đền Thờ Thánh Phêrô được bắt đầu. Kinh ngạc hết sức khi thấy được một nghĩa trang cổ xưa chôn táng các nghệ thuật gia của Constantine vào năm 320. Khi đào quật tới những triền dốc của đồi Vatican thì thấy có một lăng tẩm nhỏ, được cho là của ‘tropaion of Gaius’, việc khám phá này xẩy ra sau cuộc khám phá bức tường đỏ nổi tiếng với bức hình ‘Petros eni’ vẽ trên tường cùng với một loạt những hình vẽ khác trên tường, tất cả đều cho thấy việc tôn sùng Thánh Phêrô ở nơi ấy”.

 

Ngoài ra, Đức Giám Mục Lanzani nói tới vấn đề in ấn các thứ tem và bạc cắc để mừng dịp kỷ niệm này, và Văn Phòng Fabric of Saint Peter nói về việc thực hiện hai huy chương cho dịp này nữa.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 20/4/2006

 

TOP

 

 

?   “PHÚC ÂM GIUĐA”: Có hợp với đức tin Kitô Giáo hay chăng?

 

(tiếp 23 Chúa Nhật - “Phúc Âm Giuđa”: Có thực sự là một cuốn sách cổ xưa hay chăng? Nội dung của nó như thế nào?)

  

Cuốn “Phúc Âm Giuđa” có thể là bản sao từ nguyên bản được viết bằng tiếng Hy Lạp, một cuốn “Phúc Aâm Giuđa” theo Hy ngữ đã bị Thánh Giáo Phụ Irênêô, Giám Mục ở Lyon, bác bỏ vì không hợp với đức tin Kitô Giáo, trong văn kiện được thánh nhân viết vào khoảng năm 180 là văn kiện “Adversus Haereses – Chống Lại Các Bè Rối”, trong đó có câu: “Họ tạo ra một thứ loại lịch sử hư cấu là những gì họ mô phỏng để viết thành Phúc Âm Giuđa” (câu này ở đây cũng rất đích đáng với cuốn tiểu thuyết The Da Vinci Code nữa).

 

Thật thế, cuốn “Phúc Âm Giuđa” này hoàn toàn không hợp với đức tin Kitô Giáo, chính là vì nó chất chứa những tư tưởng của thành phần được gọi là Gnostics, thành phần xuất hiện vào thế kỷ thứ hai, thời kỳ của cuốn “Phúc Âm Giuđa” (theo nguyên bản Hy Ngữ) được viết ra. Ngoài cuốn Phúc Âm Giuđa Íchca, theo cuốn Patrology, (Christian Classic, Inc., 1986, volume I, trang 128), thành phần lạc giáo này còn viết những tác phẩm khác như Phúc Âm Anrê, Phúc Âm Thaddêô, Phúc Âm Evà, Phúc Âm theo Basilides, Phúc Âm Cerinthus, Phúc Âm Valentinus, Phúc Âm Apelles.

 

Qua những tác phẩm này, thành phần Gnostic lạc giáo ấy cho thấy những chủ trương hoàn toàn phản nghịch với Kitô Giáo, điển hình là những chủ trương sau đây:

 

Ơn cứu độ lệ thuộc vào mật thức được Chúa Giêsu ban, đặc biệt là cho Giuđa; các minh thức bí mật và riêng tư là những gì thiết yếu cho việc cứu chuộc hơn là niềm tin tưởng vào việc phục sinh của Chúa Kitô; có một mật thức về đường lối con người có thể thoát được ngục tù của thân xác để trở về với lãnh giới thiêng liêng trước đó của họ; trọng hồn khinh xác; nguồn gốc của sự dữ trong vũ trụ gây ra bởi chính Thiên Chúa, Đấng tạo nên thế giới một cách lệch lạc và bất toàn.

 

Căn cứ vào những chủ trương trên đây của thành phần Gnostic thì “Phúc Âm Giuđa”, qua những câu chính yếu được trích dẫn trên đây rất ăn khớp với nhau. Thật vậy, nếu nguyên bản của “Phúc Âm Giuđa” được viết theo nguyên ngữ Hy Lạp, mà Hy Lạp theo triết lý trọng hồn khinh xác, thì triết lý trọng hồn khinh xác này được hiển nhiên thấy ở “Phúc Âm Giuđa” qua câu “Con sẽ trổi vượt hơn tất cả những người trong họ. Vì con sẽ hy sinh con người bao phủ Thày”.

 

Đó là lý do không lạ gì “Phúc Âm Giuđa” đã không hề, nói đúng hơn không dám đả động một chút gì tới mầu nhiệm Nhập Thể và Phục Sinh của Chúa Kitô (như 4 Phúc Âm trong sổ bộ Tân Ước Kitô Giáo) là những biến cố lịch sử cho thấy Vị Thiên Chúa của Kitô Giáo là một Thiên Chúa, chẳng những, nơi mầu nhiệm Nhập Thể, thánh hóa thân xác của con người, dùng nó như phương tiện tỏ mình ra và cứu độ trần gian, mà còn, nơi mầu nhiệm Phục Sinh, biến đổi nó, để tỏ ra Ngài toàn năng làm chủ cả sự dữ (tội lỗi và sự chết) do con người xác thịt gây ra bởi nguyên tội nữa.

 

Ngoài ra, qua câu “Con sẽ trổi vượt hơn tất cả những người trong họ. Vì con sẽ hy sinh con người bao phủ Thày”, chúng ta còn thấy hiện lên một Thiên Chúa của sự dữ và gây ra sự dữ theo đúng chủ trương của thành phần Gnostic, vì Ngài đã xui giục Giuđa gây ra sự dữ, xui hắn phản nộp mình. Chưa hết, cũng qua câu ấy, chúng ta còn thấy ‘Chúa Giêsu’ của cuốn “Phúc Âm Giuđa” này không phải là Đấng Thiên Sai đích thực, vì Đấng Sáng Lập Kitô Giáo này hoàn toàn làm gì và ra sao cũng theo ý muốn của Đấng sai mình là Chúa Cha, chứ không phải theo ý mình (x Jn 5:30; Mt 26:39), và Người tự ý bỏ sự sống của mình đi chứ không ai có thể làm được điều ấy cả (x Jn 10:17-18). Nếu Người xui Giuđa phản nộp mình thì tỏ ra Người không phải là Lời Nhập Thể, tỏ ra Người không muốn nhập thể mà bị ép nhập thể nên phải tìm cách làm sao để có thể thoát được nhân tính nói chung và thân xác loài người nói riêng. Như vậy là Người chỉ sống cho mình chứ đâu phải “vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi Người đã từ trời xuống thế” nữa, và nhân tính cùng thân xác mà Người hết sức tìm cách thoát thân đó đâu còn là phương tiện cứu độ nữa. Rồi nếu phải xui Giuđa phản nộp mình mới có thể thực hiện được dự án và công cuộc cứu độ của mình thì Ngài không phải là Thiên Chúa toàn năng, có thể biến dữ (gây ra bởi tự do của con người) thành lành (theo ý định mầu nhiệm của Ngài cho phần rỗi con người), ở chỗ, Ngài vẫn có thể hoàn trọn lời hứa của mình với dân tộc Do Thái liên lỉ bội hứa của Ngài.

 

(còn tiếp: “Phúc Âm Giuđa” - Đâu là những vấn đề rắc rối gây ra bởi nội dung của cuốn sách này?)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ