GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 5/4/2006

 TUẦN V MÙA CHAY

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cám ơn vị giảng phòng Mùa Chay 2006 cho Giáo Triều Rôma

?  Hội Đồng Giám Mục Hiệp Vương Quốc chống lại dự luật Triệt Sinh An Tử

?  Linh Mục Hoa Kỳ Lạm Dụng Tình Dục Thiếu Niên Đồng Tính Vị Thành Niên: 783 Vụ Kiện Nữa trong Năm 2005, tổng chi lên tới trên 1 tỉ rưỡi

? Nhân vật Hồi Giáo trở lại Kitô Giáo tị nạn ở Ý ngỏ lời cám ơn Đức Thánh Cha

?  THỜI ĐIỂM GIOAN PHAOLÔ II

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cám ơn vị giảng phòng Mùa Chay 2006 cho Giáo Triều Rôma

 

Kính Đức Hồng Y,

Chư Vị Giáo Triều thân mến,

 

Vào lúc kết thúc những ngày ân phúc này thật là hữu lý và đẹp đẽ để Vị Giáo Hoàng này nói tiếng ‘Cám ơn!”. Trước hết và trên hết là cám ơn Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta cuộc nghỉ ngơi về thể lý và tâm thần này, đồng thời cũng cám ơn Đức Hồng Y về việc hướng dẫn chúng tôi theo bước chân Thánh Marcô trên con đường lên Giêrusalem cùng với Chúa Giêsu.

 

Ngay từ lúc đầu, Đức Hồng Y đã làm cho chúng tôi hiểu được bản chất sâu xa của Giáo Hội về tính cách ‘sacramentum exercitii’ này. Đức Hồng Y đã làm cho chúng tôi nhận ra rằng đây không phải là vấn đề của một cuộc tĩnh tâm cá nhân hay riêng tư. Với tính chất ‘sacramentum exercitii’, chúng ta thể hiện tình đoàn kết của chúng ta với Giáo Hội trong tính chất ‘exercitum’ chung về bí tích, nhờ đó đáp ứng với trách nhiệm là thành phần Mục Tử của chúng ta.

 

Chúng ta không thể mang đến cho thế giới Tin Mừng là chính bản thân Chúa Kitô, nếu chính chúng ta không sâu xa kết hiệp với Chúa Kitô, nếu chúng ta không biết Người, một cách sâu xa, một cách thân mật, nếu chúng ta không sống Lời của Người.

 

Cùng với bản chất về giáo sĩ và giáo hội của những ngày Tuần Phòng này, Đức Hồng Y cũng cho chúng tôi thấy cả chiều kích Kitô học của chúng nữa. Đức Hồng Y đã làm cho chúng tôi chú ý tới Vị Sư Phụ nội tâm, Đức Hồng Y giúp chúng tôi lắng nghe Vị Sư Phụ này, Đấng nói với chúng ta và nói trong chúng ta; Đức Hồng Y đã giúp chúng tôi đáp ứng và nói với Chúa, khi lắng nghe lời Người. Đức Hồng Y đã dẫn chúng tôi trong cuộc hành trình ‘giáo lý’ là Phúc Âm theo Thánh Marcô, trong một cuộc hành trình chung cùng với những vị môn đệ buộc phải lên Giêrusalem.

 

Đức Hồng Y cũng phục hồi cho chúng tôi niềm tin tưởng rằng Chúa Kitô ở trong Con Thuyền của chúng ta, bất chấp tất cả mọi cơn phong ba bão tố của lịch sử. Đức Hồng Y đã dạy chúng tôi nhìn một cách mới mẻ dung nhan đau khổ của Chúa Kitô, dung nhan bị đội mạo gai, hiển vinh của Đấng Phục Sinh.

 

Chúng tôi cám ơn Đức Hồng Y về điều ấy, và chúng tôi có thể hành trình tiến về Phục Sinh, cùng với Chúa Kitô và các môn đệ của Người, bằng một năng lực mới và niềm vui mới.

 

Trong tất cả những ngày này, ánh mắt của tôi cần phải tập trung vào bức họa Truyền Tin Cho Mẹ Maria này. Điều làm cho tôi cảm thấy say mê là thế này: đó là Tổng Thần Gabiên cầm một cuộn sách trong tay, một cuộn sách theo tôi là biểu hiệu cho Thánh Kinh, cho Lời Chúa. Và Mẹ Maria đang quì trong cuộn sách ấy; tức là Mẹ sống trọn cuộc sống của Mẹ theo Lời Chúa. Như thể Mẹ chìm name vào Lời này. Nhờ đó, tất cả những gì Mẹ nghĩ, Mẹ muốn và Mẹ làm đều được Lời Chúa thấm nhuần và hình thành.

 

Vì chính bản thân Mẹ sống trong Lời Chúa mà Mẹ cũng có thể trở thành ‘Nơi Cư Trú’ mới của Lời Chúa trên thế giới này.

 

Một cách âm thầm, với những điểm ấy mà thôi, Đức Hồng Y đã dẫn chúng tôi trên con đường Thánh Mẫu. Con đường Thánh Mẫu này kêu gọi chúng tôi hãy hội nhập với Lời Chúa, hãy sống theo Lời Chúa, nhờ đó hữu thể chúng ta được thấm nhuần Lời này, hầu chúng ta có thể trở thành những nhân chứng trong thời đại của mình về Lời hằng sống, về chính Chúa Kitô.  

 

Vậy, với một lòng can đảm mới và niềm vui mới, chúng ta tiến tới Phục Sinh, tiến tới việc cử hành Mầu Nhiệm của Chúa Kitô là những gì không phải chỉ thuần túy là cử hành hay nghi thức: nó là Sự Hiện Diện và là Sự Thật. Và chúng ta hãy cầu cùng Chúa giúp chúng ta trở về với Người, nhờ đó trở thành hướng đạo viên và là mục tử của đàn chiên được trao phó cho chúng ta chăm sóc.

 

Xin cám ơn Đức Hồng Y!

Xin cám ơn, Chư Vị Giáo Triều thân mến!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/march/documents/hf_ben-xvi_spe_20060311_spiritual-exercises_en.html

 

 

TOP

 

 

 ?  Hội Đồng Giám Mục Hiệp Vương Quốc chống lại dự luật Triệt Sinh An Tử

Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Wales thuộc Hiệp Vương Quốc đã gửi cả nửa triệu tờ phổ biến cho tất cả mọi giáo xứ để kêu gọi tín hữu hãy chống lại những khởi động đang được thực hiện cho việc hợp pháp hóa vấn đề triệt sinh an tử và trợ giúp tự tử.

Hành động mục vụ này của các vị giám mục ở đây đã hỗ trợ cho tổ chức Liên Minh Chăm Sóc Chứ Không Giết Chóc được tung ra từ Tháng Giêng 2006.

Tổ chức liên minh này gồm có các nhóm y khoa, các nhóm quyền lợi của người khuyết tật, các cộng đồng đức tin và các nhóm khác chống lại bất cứ thay đổi gì ở luật triệt sinh an tử.

Vào ngày 12/5/2006, Quốc Hội Hiệp Vương Quốc sẽ tranh cãi về một dự luật được Joel Joffe soạn thảo để hợp pháp hóa vấn đệ trợ giúp tự tử đối với những bệnh nhân bị bệnh gần chết.

Đức Tổng Giám Mục Peter Smith, chủ tịch của Phân Bộ Về Trách Nhiệm và Công Dân Kitô Giáo của Hội Đồng Giám Mục này, đã kêu gọi tín hữu Công Giáo hãy liên lạc với vị đại diện của họ ở Quốc Hội để yêu cầu đừng ủng hộ dự luật ấy:

“Chúng tôi khuyến khích nhiều người Công Giáo bao nhiêu có thể hãy hỗ trợ cho hoạt động của tổ chức Chăm Sóc Chứ Không Giết Chóc bằng bất cứ cách nào có thể”.

Ngoài những tờ phổ biến giải thích những vấn đề và cổ võ cho tổ chức liên minh này, các giáo xứ còn nhận được một bản văn kiện dài 12 trang liên quan tới những tài liệu được đề nghị sử dụng để nâng cao ý thức về vấn đề Chăm Sóc Chứ Không Giết Chóc cũng như về khoản luật liên quan tới vấn đề trợ giúp tự tử. Ngoài ra, còn có một đĩa hình DVD trình chiếu các cuộc phỏng vấn với các vị bác sĩ tiếng tăm, cùng với các lá thư gửi cho những vị linh mục coi xứ.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 31/3/2006

 

 

TOP

 

? Linh Mục Hoa Kỳ Lạm Dụng Tình Dục Thiếu Niên Đồng Tính Vị Thành Niên: 783 Vụ Kiện Nữa trong Năm 2005, tổng chi lên tới trên 1 tỉ rưỡi

Trong năm 2005, các vị giám mục Hoa Kỳ đã bị kiện thêm 783 vụ nữa, hầu hết những vụ này xẩy ra vào các thập niên trước đâỵ Con số này ít hơn năm 2004 là năm lên tới 1.092 vụ. Trong số 783 vụ trong năm 2005, chỉ có 1% hay 9 vụ là xẩy ra trong chính năm 2005. Gần 87% của 774 vụ còn lại xẩy ra trước thập niên 1990, hầu hết từ đầu thập niên 1960 cho tới 1979.

Những con số này được phổ biến sau lần kiểm tra thứ ba do các vị giám mục Hoa Kỳ thực hiện, qua Office of Child and Youth Protection, căn cứ vào cuộc nghiên cứu của The Center for Applied Research in the Apostolate (CARA) ở Georgetown University (từ 11/2004), sau khi hiện tượng này bùng lên từ đầu năm 2002 ở Tổng Giáo Phận Boston Massachussets.

Năm 2005, có 184 trong số 195 giáo phận ở Hoa Kỳ đã hoàn tất bản thăm dò, tức 94% đáp ứng, hơn năm 2004 trước đó 1%. Còn các dòng tu, trong số 221 hội dòng thuộc về Hội Đồng Các Bề Trên Cả Nam Tu, chỉ có 148 là hoàn tất bản thăm dò trong năm 2005, tức chỉ có 67% thực hiện, kém hơn năm trước 4%.

Có tất cả 777 nạn nhân trong số vụ năm 2005. Có 532 vị giáo sĩ bị tố cáo (463 thuộc giáo phận và 69 thuộc dòng tu), trong đó, có 82% phạm nhân không còn thi hành thừa tác vụ nữa (418 vị, trong đó có 374 thuộc giáo phận, đã chết, đã không được thi hành thừa tác vụ, đã không còn thuộc về hàng giáo sĩ, hay không biết ở đâu, và 20 vị, trong đó có 18 thuộc giáo phận, vĩnh viễn không còn thi hành thừa tác vụ nữa trong năm 2005). 57 vị, trong đó có 44 thuộc giáo phận, tạm thời không được thi hành thừa tác vụ trong năm 2005, và cũng trong năm này có 12 vị hoàn toàn thuộc giáo phận đã được tái thi hành thừa tác vụ. Có 14 vị, trong đó có 13 thuộc giáo phận, bị tố cáo nhưng vẫn thi hành thừa tác vụ trong khi bị cáo giác và điều trạ Có 14 vị thuộc giáo phận và 3 thuộc dòng tu bị cáo giác trước năm 2005 vẫn còn thi hành thừa tác vụ trong khi bị điều tra nội vụ. Trong 532 vị giáo sĩ bị tố cáo trong năm 2005, có 61% đã từng bị cáo giác trước đó.

Về tiền bồi thường trong năm 2005, cho cả giáo phận lẫn dòng tu nam, số lượng như sau: cho việc ổn thỏa là 399 triệu (năm 2004 chỉ có 106 triệu); chi phí trị liệu cho nạn nhân là 8.4 triệu (năm 2004 là 7.4), tiền nâng đỡ thành phần vi phạm cũng về vấn đề trị liệu là 13.6 triệu (năm 2004 là 1.8), luật sư phí là 41.2 triệu (năm 2004 là 36.2), các chi phí linh tinh (như tiền điều tra, tiền điều giải và tiền sinh sống cho các nạn nhân) là 4.5 triệu (năm 2004 là 6 triệu). Tổng số chi phí là 466 triệu (năm 2004 là 157 triệu). Ngoài ra, còn tiền cho những nỗ lực bảo vệ trẻ em, như các chương trình huấn luyện và những thứ điều tra lý lịch trong năm 2005 là 20 triệu, tương đương với năm 2004.

Gần một nửa (49%) của các tốn phí trên đây được trang trải bởi các hãng bảo hiệm giáo phận, chỉ có 13% chi phí liên quan đến các vụ kiện này được các hãng bảo hiểm trả thay cho các dòng tu mà thôị Ở đây đang nói tới năm 2005.

Bản tường trình hôm Thứ Năm 30/3/2006 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết tổng số tốn phí cho các vụ kiện cáo về vấn đề linh mục lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên đồng tính năm 2005 tất cả mọi sự là 467 triệu. Năm 2004 là 158 triệu. Chi phí cho các vụ kiện từ năm 1950 đến 2002, theo tường trình được hoàn tất vào đầu năm 2004, là 573 triệu. Năm 2003 trên 180 triệu. Tổng chi tất cả trên 1 tỉ rưỡi, mà vẫn chưa xong hoàn toàn.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/3/2006 và CNS 31/3/2006

 

TOP

 

? Nhân vật Hồi Giáo trở lại Kitô Giáo tị nạn ở Ý ngỏ lời cám ơn Đức Thánh Cha

 

Hôm 30/3/2006, sau khi đến Ý quốc, nạn nhân Abdul Rahman, đã nói với một số nhỏ phóng viên báo chí, rằng “Ở Kabul, họ đã giết tôi rồi, tôi bảo đảm là như thế”. Anh ta đã ngỏ lời cám ơn một số người đã làm áp lực để thả anh ta ra, đầu tiên là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Anh ta có ý định sẽ ở lại Ý và tìm công ăn việc làm. Anh hiện đang được Bộ Nội Vụ Ý chăm sóc.

 

Anh ta còn cho biết sau khi anh ta trở lại Kitô Giáo, anh bị gia đình tỏ ra lạnh lùng xa cách. Anh đã bỏ lại vợ và 2 con ở A Phú Hãn: “Tôi lo cho chúng vì chúng là con cái của tôi và không có dính dáng gì tới vấn đề của tôi”.

 

(Theo CNS ngày 31/3/2006)

 

TOP

 

 

?   THỜI ĐIỂM GIOAN PHAOLÔ II

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Trước một vĩ nhân của riêng Giáo Hội Công Giáo lẫn Kitô Giáo và của chung thế giới như Đức Gioan Phaolô II, người viết cảm thấy thật là bé mọn để có thể nhận định về ngài một cách chính xác. Và qua một giáo triều dài 26 năm rưỡi (16/10/1978-2/4/2005), với đầy những hoạt động mang tính cách sáng tạo về mọi phương diện của ngài, đối nội cũng như đối ngoại, người viết lại càng cảm thấy bối rối không biết đâu là cốt lõi của giáo triều này, tức là không biết được thực sự đâu là vai trò và sứ mệnh của ngài theo Quan Phòng Thần Linh cho Thời Điểm Gioan Phaolô II. Tuy nhiên, ngay khi ngài vừa vĩnh viễn nằm xuống, người viết tự nhiên cảm thấy có một cái gì đó hết sức mãnh liệt, không thể nào không bập bẹ để bày tỏ cảm nhận về ngài, qua tác phẩm “Đức Gioan Phaolô II: Sống là Chúa Kitô – Chết là Vinh Thắng” (Cao-Bùi xuất bản 5/2005), một cảm nhận có thể được tóm gọn như sau (sách trang 265-266):

·         Nếu đối nội, Đức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng được Chúa chọn để dẫn Giáo Hội tiến vào ngàn năm thứ ba Kitô giáo bằng cách bước qua ngưỡng cửa Đại Năm Thánh 2000, thì đối ngoại, Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng của ‘Giáo Hội trong thế giới tân tiến’, mang ‘vui mừng và hy vọng’ là ‘Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần’ đến cho một thế giới tân tiến nhưng lại đầy lo âu và nguy biến tự diệt trong nền văn hóa sự chết, bằng cách, qua các giáo huấn đầy ‘Phúc Âm Sự Sống’ cùng với những cuộc tông du khắp nơi trong tinh thần đại kết toàn cầu, đã luôn kêu gọi con người đừng sợ mà hãy mở cửa cho Chúa Kitô, nghĩa là hãy tin vào Lòng Thương Xót Chúa, đúng như những gì ngài đã kêu gọi con người ngay khi mở màn cho giáo triều của ngài, những lời ngài đã lập lại nhân dịp mừng ngân khánh giáo hoàng 25 năm của ngài: ‘Đừng s tiếp đón Chúa Kitô và chp nhn quyn bính ca Người! Hôm nay đây, Tôi mnh m lp li là: Hãy m ca, hãy m rng ca cho Chúa Kitô! Hãy để cho Người hướng dn anh ch em! Hãy tin tưởng vào tình yêu ca Người’”.

đây, người viết ch xin đề cp đến khía cnh đối ngoi ca v Giáo Hoàng này, mt khía cnh trc tiếp liên quan đến riêng Âu Châu và gián tiếp đến chung thế gii, k t khi Qung Trường Thánh Phêrô đột nhiên vang tiếng súng lnh, báo động c mt khi Đông Âu sp đổ, sa son cho mt khi Âu Châu hip nht.

(còn tiếp)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ