GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 11/5/2006

 TUẦN IV PHỤC SINH

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần 10/5/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 7: “Thừa Kế Tông Đồ”

?  Công Giáo và Chính Thống bàn đến Hồn Sống của Âu Châu và Cuộc Khủng Hoảng về Văn Hóa

?  Hiện Tượng Hồi Giáo Nổi Loạn: Nguyên Nhân và Nội Dung của Vấn Đề – Làm sao để phòng chống (tiếp)

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần 10/5/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 7: “Thừa Kế Tông Đồ”

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong những buổi triều kiến vừa rồi chúng ta đã suy niệm về Truyền Thống của Giáo Hội và chúng ta đã thấy rằng nó là sự hiện diện thường trực của lời nói và đời sống của Chúa Giêsu nơi dân của Người. Thế nhưng, để hiện diện, Giáo Hội cần một con người, một chứng nhân. Như thế mới xuất phát ra tính cách hỗ tương, ở chỗ, một mặt thì lời cần đến con người, đàng khác, con người, chứng nhân, lại gắn liền với lời được ký thác cho họ, lời không do họ sáng tạo ra. Tính cách hỗ tương này giữa nội dung – Lời Chúa, đời sống của Chúa Kitô – với thành phần con người truyền đạt là một đặc tính của cấu trúc xã hội, mà hôm nay tôi muốn suy niệm về khía cạnh thành phần con người truyền đạt này của Giáo Hội.

 

Chúa Kitô, như chúng ta thấy, đã bắt đầu đã bắt đầu Giáo Hội khi kêu gọi 12 Vị, thành phần đại diện cho tương lai của Dân Chúa. Trong việc trung thành với sứ mệnh được lãnh nhận từ Chúa Kitô, thành phần 12 Vị nguyên thủy, sau khi Người Thăng Thiên, đã hoàn tất con số của mình bằng việc chọn Matthias thay cho Giuđa (x Acts 1:15-26), rồi sau đó họ các vị tuần tự liên kết những người khác với các vai trò được ký thác cho các vị để tiếp tục thừa tác vụ của các vị.

 

Chính Đấng Phục Sinh đã kêu gọi Phaolô (x Gal 1:1), thế nhưng Phaolô, mặc dù xẩy ra sự kiện là ngài được Chúa Kitô kêu gọi như là một tông đồ, đã so sánh Phúc Âm do ngài rao giảng với Phúc Âm của 12 Vị rao giảng (x ibid 1:18), đã quan tâm tới việc truyền đạt những gì ngài đã lãnh nhận (x 1Cor 11:23,15:3-4), và trong việc phân phối các công việc truyền giáo đã liên kết mình với những vị tông đồ khác, cùng với những vị tông đồ khác, chẳng hạn như với Barnabas (x Gal 2:9).

 

Như ngay từ ban đầu, điều kiện để làm một tông đồ đó là được Đấng Phục Sinh kêu gọi và sai đi thế nào thì cũng phải xẩy ra việc kêu gọi và mời gọi sau đó đối với những người khác bằng quyền năng của Thần Linh, bởi năng quyền của vị đã được thiết lập để thực hiện thừa tác vụ tông đồ. Đó là đường lối tiếp tục thừa tác vụ này, một thừa tác vụ sau đó lại được bắt đầu bởi thế hệ thứ hai và được gọi là thừa tác vụ của hàng giáo phẩm, ‘episcopé’.

 

Có lẽ cũng cần phải giải thích một cách vắn tắt ý nghĩa của chữ giám mục. Nó là hình thức của tiếng Ý (‘vescovo’) từ tiếng Hy Lạp ‘epícopos’. Chữ này ám chỉ vị có một cái nhìn từ trên cao, vị nhìn bằng con tim cõi lòng. Bởi vậy mà trong bức thư thứ nhất của mình, chính Thánh Phêrô đã gọi Chúa Giêsu là vị canh giữ và là mục tử của các linh hồn; thành phần thừa kế của các vị tông đồ sau này được gọi là ‘giám mục’, ‘epíscopoi’. Họ được ủy thác cho vai trò của ‘episcopé – hàng giáo phẩm / giám mục’. Vai trò đặc biệt này của vị giám mục được thực hiện tuần tự từ ban đầu cho tới khi nó được mặc hình thức của một vai trò tam cấp là giám mục, linh mục và phó tế, như đã được Thánh Ignatio thành Antiokia chứng thực rõ ràng, vào đầu thế kỷ thứ hai (cf. "Ad Magnesios," 6,1: PG 5,668). Nó là một việc tiến triển được Thần Linh Thiên Chúa dẫn đưa, Đấng hỗ trợ Giáo Hội trong việc nhận thức được các hình thức chân thực của việc thừa kế tông đồ, một việc thừa kế được xác định thậm chí tốt đẹp hơn nữa giữa tính cách đa dạng về kinh nghiệm cùng đặc sủng, với những hình thức thừa tác vụ vốn có trong cộng đồng nguyên khởi.

 

Bởi vậy mà việc thừa kế vai trò của hàng giáo phẩm được hiện hữu như là việc tiếp tục của thừa tác vụ tông đồ, như là việc bảo đảm cho lòng kiên trung với Truyền Thống tông đồ, với lời nói và cuộc đời đã được Chúa Kitô ủy thác cho chúng ta. Mối liên hệ giữa Giám Mục Đoàn và cộng đồng nguyên khởi các vị tông đồ, trước hết, được hiểu theo chiều hướng liên tục về lịch sử. Như chúng ta thấy, được liên kết với 12 Vị trước tiên là Matthias, rồi tới Phaolô, sau đó đến Barnabê rồi tới các vị khác, cho đến khi hình thành thừa tác vụ của giám mục ở thế hệ thứ hai và thứ ba. Bởi vậy mà việc liên tục này mới được thể hiện nơi mối giây liên kết lịch sử này.

 

Và sự bảo đảm liên tục của vấn đề thừa kế ấy được thể hiện qua lòng kiên trung nơi cộng đồng giáo hội, nơi tông đồ Đoàn được Chúa Kitô qui tụ lại quanh Người. Thế nhưng, việc liên tục này, một việc liên tục như chúng ta đã thấy trước nơi việc liên tục về lịch sử của các thừa tác viên, cũng cần phải được hiểu theo ý nghĩa thiêng liêng nữa, như việc thừa kế tông đồ nơi thừa tác vụ này được coi như đóng một vị trí đặc biệt của việc Thánh Thần tác động và truyền đạt vậy.

 

Một âm vang rõ ràng cho thấy những niềm xác tín này, chẳng hạn, ở trong văn bản của Thánh Irênêô thành Lyon (ở hạ bán thế kỷ thứ hai): ‘Truyền Thống của các Vị Tông Đồ đã được bộc lộ cho thế giới toàn cầu của cả Giáo Hội, và chúng ta có thể liệt kê những ai đã được tấn phong làm giám mục và làm thành phần thừa kế các vị Tông Đồ cho tới chúng ta đây […]. Các vị Tông Đồ muốn những ai các vị lưu lại như thành phần thừa kế của các vị phải ‘trọn hảo và vô trách cứ’ trong hết mọi sự (1Tim 3:2; Tit 1:6-7), để các vị ký thác Huấn Quyền cho họ ở vào tư thế của các vị: nếu họ tác hành đúng đắn thì thật là ích lợi, bằng không, thì cả là một tai họa’ ("Adversus Haereses," III, 3, 1: PG 7,848).

 

Thế rồi, Thánh Irênêô, khi trình bày hệ thống thừa kế tông đố ấy như là việc bảo đảm nhất trong việc trung kiên với lời Chúa, cũng chú trọng tới Giáo Hội, một ‘Giáo Hội được thành lập và hình thành ở Rôma bởi hai vị Tông Đồ hiển vinh nhất là Phêrô và Phaolô’, đề cao Truyền Thống đức tin được loan báo, một Truyền Thống đến tới chúng ta qua các vị tông đồ cũng như qua những cuộc liên tục thừa kế của các vị giám mục. 

 

Như thế, đối với Thánh Irênêô cũng như đối với Giáo Hội hoàn vũ thì việc thừa kế của hàng giáo phẩm nơi Giáo Hội Rôma trở thành dấu hiệu, tiêu chuẩn và bảo đảm cho việc truyền đạt liên tục đức tin tông đồ: ‘Mọi Giáo Hội cần phải hòa hợp với Giáo Hội này, một Giáo Hội có một nền tảng bảo đảm nhất - tôi có ý nói tới tất cả mọi tín hữu ở khắp mọi nơi, vì trong Giáo Hội này tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều giữ Truyền Thống tông đồ’ ("Adversus Haereses," III, 3, 2: PG 7,848).

 

Việc thừa kế tông đồ, một việc được chứng thực bởi mối hiệp thông với việc thừa kế tông đồ của Giáo Hội Rôma, bởi đó, là tiêu chuẩn vĩnh viễn của mỗi một Giáo Hội theo Truyền Thống của đức tin tông đồ chung, một đức tin nhờ đường lối ấy mới có thể truyền tới chúng ta từ nguyên thủy: ‘Nhờ thứ tự và việc thừa kế này mà Truyền Thống là những gì đã được truyền đạt tới chúng ta từ các Tông Đồ. Và điều này hoàn toàn cho thấy rằng đức tin duy nhất và tồn tại xuất phát từ các vị Tông Đồ đã được tuân giữ và truyền đạt trong Giáo Hội cho tới ngày nay’ (ibid., III, 3,3: PG 7,851).

 

Theo những chứng từ này của Giáo Hội cổ xưa, thì tông đồ tính của mối hiệp thông giáo hội là ở chỗ trung thành với giáo huấn và việc thực hành của các vị tông đồ là thành phần qua các vị mối hiệp nhất về lịch sử và thiêng liêng của Giáo Hội với Chúa Kitô được bảo đảm. Việc thừa kế tông đồ nơi thừa tác vụ giám mục là đường lối bảo đảm việc trung thành truyền đạt chứng từ tông đồ vậy.

 

Những gì các vị tông đồ tiêu biểu cho mối liên hệ giữa Chúa Giêsu với Giáo Hội nguyên khởi là những gì được tiêu biểu một cách tương tự bởi việc kế vị thừa tác vụ nơi mối liên hệ giữa Giáo Hội nguyên khởi với Giáo Hội ngày nay. Nó không phải là một thứ móc nối thuần thể lý; trái lại, nó là một phương tiện về lịch sử được Thần Linh sử dụng để hiện diện hóa Chúa Giêsu là đầu của dân Người, Đấng bởi Người họ được thụ phong thi hành thừa tác vụ nhờ việc đặt tay và nguyện cầu của vị giám mục.

 

Như thế, nhờ việc thừa kế tông đồ, Chúa Kitô đến với chúng ta: Người nói với chúng ta qua lời của các vị tông đồ và thành phần thừa kế các vị; Người hành động nơi các bí tích qua bàn tay của họ; ánh mắt của chúng ta được ánh mắt Người thu hút và chúng ta cảm thấy được yêu thương, được ấp ủ trong trái tim Thiên Chúa. Cả ngày nay cũng thế, như thuở ban đầu, chính Chúa Kitô là vị mục tử chân thực và là vị canh giữ linh hồn của chúng ta, Đấng chúng ta hết lòng tin tưởng, tri ân và hoan lạc theo đuổi.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/5/2006

 

 

TOP

 

 

 ?  Công Giáo và Chính Thống bàn đến Hồn Sống của Âu Châu và Cuộc Khủng Hoảng về Văn Hóa

 

Từ ngày Thứ Tư mùng 3 đến Thứ Sáu mùng 5/5/2006, tại Vienna Áo Quốc đã diễn ra một cuộc gặp gỡ chưa từng thấy, được bảo trợ bởi Hội Pro Oriente ở Vienna và Hội Bradley ở Hoa Kỳ, về văn hóa giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo, và cả hai đều chủ trương rằng việc góp phần của Kitô hữu là những gì bất khả thiếu trong việc góp phần vào việc phục hồi hồn sống cho Âu Châu.

 

Sứ điệp đúc kết cuộc gặp gỡ này chủ trương rằng: “Chúng tôi tin rằng Kitô hữu, bằng việc rao giảng niềm hy vọng xuất phát từ cuộc phục sinh của Chúa Kitô, cùng nhau liên kết với dân chúng thuộc các niềm tin và niềm xác tín khác, có thể giúp cho mọi người sống trong một xã hội đạo hạnh, công chính và an bình”.

 

Chủ tọa cuộc họp này có Đức Hồng Y Poupard, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Văn Hóa, và ĐTGM Chính Thống Kirill ở Smolensk và Kaliningrad, chủ tịch Phân Bộ Liên Hệ Ngoại Giao của Tòa Thượng Phụ Moscow, đã đồng chủ tọa cuộc họp này. Ngoài ra còn có các chuyên viên giáo dân và tu sĩ được chọn bởi cả Vatican và Tòa Thượng Phụ Moscow.

 

Theo các tham dự viên thì cuộc khủng hoảng hiện nay mà tiến trình thống nhất Âu Châu đang trải qua là vì thất bại trong việc thừa nhận Bản Hiệp Ước Hiến Pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Tuy nhiên, đối với thành phần Công Giáo và Chính Thống Giáo, bản đúc kết đã nói:

 

“Cuộc khủng hoảng phân rẽ Âu Châu là cuộc khủng hoàng về lãnh vực văn hóa: Căn tính Kitô Giáo của Âu Châu đang bị phai mờ đi. Tình hình của các dân tộc ở Âu Châu được đánh dấu bằng mối nghi ngờ sâu xa về chính bản thân họ: Họ biết những gì họ có thể làm, nhưng họ không biết họ là ai”.

 

“(Cuộc khủng hoảng này gây ra) những hậu quả nhân khẩu học thảm thương, đó là việc loại trừ trẻ em, việc hiệp nhất không có tương lai, những cuộc hôn nhân thử, những cuộc hôn nhân đồng tính, việc không muốn chia sẻ đời sống với một người trong đời sống hôn nhân. Tất cả những điều ấy là một cuộc thực sự tự sát về nhân khẩu ở Âu Châu, nhân danh cái tôi và chủ nghĩa khoái lạc”.

 

Để đáp ứng những thách đố ấy, thành phần tham dự viên “đều công nhận vai trò quan trọng của sứ vụ giáo dục và huấn luyện. Tất cả việc giáo dục đó là khám phá về một thứ gia sản làm dạy lên tình yêu thương và việc nhìn nhận. Nhờ đó, chúng ta sẽ có thể góp phần vào việc tái nhận thức các căn gốc Kitô Giáo”.

 

Cả Công Giáo lẫn Chính Thống Giáo đều đồng ý về nhu cầu cần giáo dục Kitô hữu “trình bày các giá trị Kitô Giáo một cách toàn vẹn: Chương trình mục vụ về văn hóa tùy thuộc vào việc này”.

 

“Không coi gì hơn Tình yêu Chúa Kitô” là khẩu hiệu được nêu lên để “tìm những đường lối đồng hoạt, dường lối cùng làm chứng đức tin cho một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa Âu Châu về kinh tế thì khổng lồ nhưng tâm linh lại lùn tịt”.

 

Theo các vị tham dự viên thì “việc làm chứng chung này đặc biệt liên quan tới những phương diện bị ảnh hưởng bởi việc hủy hoại về gia đình, về khoa đạo đức sinh học, và về các lãnh vực tín lý xã hội của Giáo Hội”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/5/2006

 

 

TOP

 

 

?   Hiện Tượng Hồi Giáo Nổi Loạn: Nguyên Nhân và Nội Dung của Vấn Đề – Làm sao để phòng chống

 

(tiếp hôm qua)

 

Vấn:    Cha nghĩ gì về việc người Hồi Giáo nổi loạn khắp Âu Châu, Trung Đông và Á Châu về bộ biếm họa tiên tri Mohammed?

 

Đáp:   Tôi đã nghĩ đến 2 điều. Thứ nhất, bộ biếm họa tiên tri Mohammed tự nó là một xúc phạm trầm trọng tới Hồi Giáo. Bởi thế không lạ gì Người Hồi Giáo mới dễ bị kích động ra tay hành động như vậy. Thế nhưng, điều thứ hai tôi nghĩ tới đó là vấn đề họ bị kích động ra tay hiển nhiên bởi các chính quyền Syria và Iran là những chính quyền muốn thái độ xẩy ra trên đường phố ấy trở thành một thái độ kích động chống lại Tây Phương

 

Bây giờ vấn đề dĩ nhiên là thành phần vẽ những bức biếm họa ấy không phải là thành phần đại diện cho Kitô Giáo. Họ là thành phần trần tục mạnh mẽ chủ trương, thậm chí tuyệt đối chủ trương tự ngôn ngôn luận theo kiểu Tây Phương vẫn quen thuộc. Tiếc thay, thành phần xuống đường lại qui trách cho Kitô hữu vì họ không phân biệt giữa người Âu Châu bị tục hóa với Kitô hữu đạo hạnh.

 

Bởi vậy mà một trong những điều rùng rợn xẩy ra do cuộc xúi giục bạo loạn này đó là đã có một số Kitô hữu bị sát hại, bao gồm cả 2 vị linh mục, một ở Nigeria và một ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Đó là một thứ thiếu trách nhiệm của thành phần báo chí trần thế về các kết quả do việc làm của họ gây ra. Liệu họ có quan tâm đến kiểu tự do ngôn luận này hay chăng? Liệu họ có lo lắng về các phản ứng của người Hồi Giáo hay chăng?

 

Theo một nghĩa nào đó họ có thể nói rằng họ chẳng có trách nhiệm nào, thế nhưng việc thiếu trách nhiệm của họ lại dẫn đến cả hằng trăm cái chết. Tôi nghĩ rằng họ cần phải tỏ ra hữu trách hơn với những cảm thức của người Hồi Giáo.

 

Ngoài ra, trong việc họ tường trình về vấn đề này, họ cũng cần phải chú trọng tới chính những người Hồi Giáo. Họ phải tường trình đường lối Syria, Iran và có lẽ cả al-Qaida, đang xúi bẩy những cuộc nổi loạn này cho mục đích của các chính quyền này.

 

Kết quả của những cuộc nổi loạn này dĩ nhiên là chẳng đi đến đâu. Chúng thực sự không mang lại một thành quả tốt đẹp nào, ngoại trừ việc đe dọa Tây Phương là hãy quan tâm tới những cảm thức của người Hồi Giáo. Thế nhưng nó sẽ không thực sự đạt thành cho lắm.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2-3/5/2006

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ