GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 22/5/2006

 TUẦN VI PHỤC SINH

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Lạy Nữ Vương Chúa Nhật VI Phục Sinh 21/5/2006 về Ý Nghĩa Lễ Thăng Thiên và Vấn Đề Truyền Thông Xã Hội

?  Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống: Bản Đúc Kết Đại Hội 12 23/3/2006 Về Vấn Đề Phôi Thai Nhân Bào trong Thời Kỳ Tiền Cấy

?  Tìm Hiểu Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Lạy Nữ Vương Chúa Nhật VI Phục Sinh 21/5/2006 về Ý Nghĩa Lễ Thăng Thiên và Vấn Đề Truyền Thông Xã Hội

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Sách Tông Vụ viết rằng Chúa Giêsu, sau khi phục sinh, đã hiện ra với các môn đệ trong 40 ngày rồi sau đó ‘khi họ ngước nhìn lên thì Người cất mình lên cao’ (1:9). Đó là Lễ Thăng Thiên, một lễ chúng ta cử hành vào Thứ Năm 25/5, mặc dù ở một số quốc gia lễ này được chuyển vào Chúa Nhật tới.

 

Ý nghĩa của cử chỉ cuối cùng này của Chúa Giêsu là một ý nghĩa lưỡng diện. Trước hết, khi lên ’cao’ là Người hoàn toàn tỏ hiện thần tính của mình, ở chỗ, Người đã trở về nơi Người xuất phát, tức là về với Thiên Chúa, sau khi Người đã hoàn tất sứ vụ của Người trên trần gian. Hơn nữa, Chúa Kitô lên trời với nhân tính được Người mặc lấy và là nhân tính đã phục sinh từ trong kẻ chết: Nhân tính đó là nhân tính của chúng ta, một nhân tính đã được biến đổi, được thần linh hóa và được trở thành vĩnh hằng. Bởi thế, Lễ Thăng Thiên cho thấy ‘ơn gọi cao cả’ (Hiến Chế ‘Vui Mừng và Hy Vọng’, đoạn 22) của mọi người – được kêu gọi đến sự sống trường sinh nơi vương quốc Thiên Chúa, vương quốc yêu thương, ánh sáng và an bình.

 

Cũng được cử hành vào lễ Thăng Thiên là Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội, một ngày được Công Đồng Chung Vaticanô II khởi xướng cho đến nay là năm thứ 40. Đề tài của năm nay là ‘Truyền Thông Đại Chung là Phương Tiện Truyền Đạt, Hiệp Thông và Hợp Tác’. Giáo Hội chú trọng tới việc truyền thông đại chúng, vì nó là một phương tiện quan trọng trong việc phổ biến Phúc Âm và duy trì tình liên kết giữa các dân nước, chú trọng tới những vấn đề lớn lao vẫn còn sâu xa ở nơi họ.

 

Chẳngbhạn, hôm nay, việc Walk the World do Chương Trình Lương Thực Thế Giới của Liên Hiệp Quốc phát động, là những gì đang tìm cách thức tỉnh các chính quyền và dư luận quần chúng về nhu cầu cụ thể và hoạt động hợo thời trong việc bảo đảm cho tất cả mọi người, nhất là trẻ em, ‘thoát khỏi đói khổ’. Bằng lời nguyện cầu tôi muốn gắn bó với việc biểu lộ ấy, một việc biểu dương đang diễn tiến ở Rôma cũng như ở các thành phố khác trong khoảng 100 quốc gia.

 

Tôi thiết tha hy vọng rằng, nhờ việc góp phần của tất cả mọi người, mà nạn đói sẽ được thắng vượt, một nạn đói vẫn còn hạnh hạ loài người, gây tai hại rất nhiều cho niềm hy vọng sống còn của bao nhiêu là triệu con người. Trước hết tôi đang nghĩ đến tình trạng khẩn trương và thể thảm ở Darfur, Sudan, nơi những khó khăn mạnh mẽ liên lỉ kéo dài trong việc thỏa đáng thậm chí những nhu cầu lương thực căn bản của dân chúng.

 

Bằng việc nguyện kinh ‘Lạy Nữ Vương’ theo thường lệ này, chúng ta đặc biệt ký thác ngày hôm nay cho Đức Trinh Nữ Maria những người anh chị em của chún g ta đang vị áp đảo bởi nạn đói khổ, tất cả những ai đang rat ay cứu trợ và những ai, qua phương tiện truyền thông xã hội, góp phần vào việc củng cố mối liên kết và an bình giữa các dân nước. Chúng ta cũng cầu cùng Đức Mẹ cho chuyến tông du Balan được tôá đẹp, chuyến tông du nếu Chúa muốn tôi sẽ thực hiện từ Thứ Năm tới Chúa Nhật tuần tới để tưởng niệm vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II của chúng ta.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/5/2006
 

 

 

TOP

 

 

 ?  Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống: Bản Đức Kết Đại Hội 12 23/3/2006 Về Vấn Đề Phôi Thai Nhân Bào trong Thời Kỳ Tiền Cấy

 

(tiếp 18 Thứ Năm)

 

Sự sống con người được bắt đầu từ lúc được thụ thai

 

2.-        Bởi thế, căn cứ vào những khám phá mới nhất của khoa phôi bào học thì có thể thiết lập một số những điểm được công nhận chung như sau:

 

a)         Một ‘con người’ mới được bắt đầu hiện hữu vào giây phút tinh trùng kết hợp với noãn bào. Việc thụ thai diễn ra cả một chuỗi những biến cố liên tục và biến đổi tế bào trứng thành một ‘thai trứng’. Nơi loài người thì nhân bào của tinh trùng (ở đầu tinh trùng) cùng với centriole (cái sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành sự thẩm thấu phân bào nơi tác động phân bào đầu tiên) tiến vào noãn bào; còn màng huyết tương vẫn ở bên ngoài. Nhân bào nam trải qua những thay đổi sâu xa về sinh hóa và cấu trúc, những đổi thay lệ thuộc vào tế bào chất của noãn sào để sửa soạn cho vai trò được tế bào nam bắt đầu đóng ngay sau đó. Ở đây chúng ta chứng kiến thấy việc giải tỏa của nhiễm sắc thể (gây ra bởi những yếu tố được tổng hợp hóa ở những giai đoạn cuối cùng của ovogenesis) để thực hiện việc sao giống của cha mẹ. 

 

Sau khi tinh trùng kết hợp với noãn sào, nó hoàn tất việc phân bào thứ hai của mình và làm bật ra một cực thể thứ hai, giảm toàn bộ chất giống của mình thành một nửa số nhiễm sắc thể để liên kết với những nhiễm sắc thể từ nhân bào nam cái tính chất karyotype của giống loại. Đồng thời nó cũng diễn ra một ‘cuộc phóng xạ’ theo quan điểm của vấn đề trao đổi chất liệu liên quan tới việc phân bào đầu tiên.

 

Bao giờ cũng thế, môi trường của tế bào chất nơi noãn sào là những gì khiến cho centriole của tinh trùng tự động nẩy nở, nhờ đó cấu tạo nên cái centrosome nơi thai trứng. Cái centrosome này tự động nẩy nở để tạo nên cái microtubule là những gì sẽ giúp vào việc cấu hợp phân bào.

 

Hai bộ nhiễm sắc thể này thấy được việc cấu hợp phân bào ấy đã hình thành nên tự dàn thành vị thế như kiểu vòng xích đạo cho giai đoạn phân bào nửa chừng. Sau đó xẩy ra những giai đoạn phân bào khác, và cuối cùng tế bào chất nơi noãn sào phân ra và thai trứng cống hiến sự sống cho hai sơ thai bào.

 

Việc hoạt động của phôi bào giống có lẽ là một tiến trình tuần tự như tiến. Nơi đơn phôi thai bào của con người đã có 7 nhân giống hoạt động; còn những nhân giống khác được thể hiện trong cuộc chuyển từ giai đoạn thai trứng sang giai đoạn hai sơ thai bào.

 

b)         Khoa sinh học, đặc biệt hơn là khoa phôi thai bào học, cho thấy dữ kiện về chiều hướng nhất định của một cuộc phát triển: Điều này có nghĩa là tiến trình ấy ‘hướng theo’ – trong thời gian -  chiều hướng của một cuộc biệt phân tiến triển cùng với việc có được tính chất cấu hợp và không thể thoái hóa từ những giai đoạn đã trải qua.

 

c)         Một vấn đề khác nữa có được ở những giai đoạn phát triển sơ khởi này đó là ‘tính cách tự động’ của hữu thể mới trong tiến trình tự nẩy sinh của giống chất.

 

d)         Những đặc tính của ‘việc tuần tự như tiến’ này (thời gian cần để vượt qua từ giai đoạn ít biệt phân sang giai đoạn phân biệt hơn) cũng như của ‘việc điều hợp’ của việc phát triển (sự hiện diện của những động cơ điều hành toàn bộ tiến trình phát triển) cũng liên quan chặt chẽ với tính chất của ‘vấn đề liên tục’. 

 

Những đặc tính này – hầu như bị bỏ qua vào lúc ban đầu của cuộc tranh cãi về khoa đạo đức sinh học – càng được coi là vấn đề quan trọng vào những thời gian gần đây, nhờ những khám phá liên tục từ việc nghiên cứu về cơ cấu của việc phát triển phôi thai bào cũng ở giai đoạn ‘morula’ (hai sơ thai bào) là giai đoạn xẩy ra trước việc hình thành những giai đoạn phát triển tiền phôi thai bào.

 

Nói tóm lại thì những chiều hướng ấy đã làm nền tảng cho việc giải thích thai trứng vốn là một ‘cơ cấu’ sơ khai (một cơ cấu đơn bào liên tục thể hiện khả năng phát triển của mình qua một cuộc hội nhập liên tục, trước hết nơi những yếu tố nội tại khác nhau, rồi nơi những tế bào nó làm tuần tự làm cho xuất hiện. Việc hội nhập của chúng vừa có tính cách hình thái học vừa có tính cách sinh hóa học. Cuộc nghiên cứu đã từng được thực hiện mấy năm nay giờ đây mới cung cấp thêm những ‘chứng cớ’ về thực tại này.

 

3.-        Những khám phá của khoa phôi thai bào tân tiến này cần phải tùy thuộc vào việc khảo sát tường tận của việc dẫn giải theo triết học và nhân loại học nữa, để có thể hiểu được cái giá trị cao quí bẩm sinh và được thể hiện nơi hết mọi con người, cũng ở vào giai đoạn phôi thai bào ấy. Như thế, vấn đề căn bản liên quan tới vị thế về luân lý của phôi thai bào cần phải được thẳng thắn đối diện.

 

Trong số những dự thảo liên quan tới việc giải thích khác nhau nơi cuộc tranh cãi về khoa đạo đức sinh học hiện nay, thì có một vấn đề quá rõ đó là có những lúc khác nhau nơi cuộc phát triển phôi thai bào của con người được xác định có thể gán cho phôi thai bào ấy một vị thế luân lý, và có những chủ trương nhấn mạnh tới các tiêu chuẩn ‘ngoại tại’ (tức là bắt đầu với những yếu tố ở bên ngoài chính phôi thai bào).

 

Tuy nhiên, đường lối này không cho thấy xứng hợp để thực sự ấn định được cái vị thế về luân lý của phôi thai bào, vì bất cứ một thẩm định khả dĩ nào ấy chỉ kết thúc ở việc dựa trên những yếu tố hoàn toàn theo thông lệ và độc đoán.

 

Để có thể có được một ý nghĩ khách quan hơn về thực tại phôi thai nhân bào, nhờ đó rút ra được từ đó những ý nghĩa về đạo đức học, thì cần phải cứu xét tới những qui tắc ‘nội tại’ đối với chính phôi thai bào, thực sự được bắt đầu từ các dữ kiện về kiến thức khoa học chúng ta đang có trong tầm tay.

 

(còn tiếp 1 kỳ nữa)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/5/2006 cũng là tài liệu được tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, phát hành ngày 26/4/2006, trang 6

 

 

TOP

 

 

?   Tìm Hiểu Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40

 

(tiếp 19 Thứ Sáu)

 

Chủ đề cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40 được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh, trình bày và kêu gọi cách riêng giới đi làm truyền thông đó là “Phương Tiện Truyền Thông: Một Cơ Cấu Truyền Đạt, Hiệp Thông và Hợp Tác”. Bởi thế, căn cứ vào chủ đề này, nội dung của sứ điệp được chia ra làm 3 phần rõ rệt, phần nhất về “Phương Tiện Truyền Thông: Một Cơ Cấu Truyền Đạt”; phần hai: “Phương Tiện Truyền Thông: Một Cơ Cấu Hiệp Thông”; và phần ba: “Phương Tiện Truyền Thông: Một Cơ Cấu Hợp Tác”.

 

Trước hết, để nhập đề, Đức Thánh Cha đã cùng với Công Đồng Chung Vaticanô II công nhận quyền lực của phương tiện truyền thông xã hội và vì thế, chính vì để làm sao cho phương tiện này đạt được mục đích thiện ích của mình mà ngài đã viết sứ điệp đầu tay cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 2006 này. Nguyên văn lời ngài nói ở đoạn 1 như sau:

 

·        “Anh Chị Em thân mến, sau cuộc mừng kỷ niệm 40 năm bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II, tôi hân hoan nhắc lại Sắc Lệnh của Công Đồng này về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội, Inter Mirifica, một sắc lệnh đặc biệt công nhận quyền lực của các phương tiện này trong việc chúng ảnh hưởng đến toàn thể xã hội loài người. Chính nhu cầu cần phải sử dụng quyền lực này cho lợi ích của tất cả nhân loại đã thúc đẩy tôi, trong sứ điệp đầu tiên của mình cho Ngày Thế Giới Truyền Thông này, chia sẻ vắn gọn về ý nghĩ phương tiện truyền thông là cơ cấu dễ dàng hóa việc truyền đạt, hiệp thông và hợp tác”.

 

Về khía cạnh thứ nhất, Phương Tin Truyn Thông: Mt Cơ Cu Truyn Đạt”, Đức Thánh Cha đã công nhận ảnh hưởng vượt thời không, tức vượt cả phạm vi thời gian lẫn không gian của những phương tiện truyền thông đại chúng này. Ngài nhận định ở đoạn 2 như sau:

 

·        Những tiến bộ về kỹ thuật nơi ngành truyền thông ở một ý nghĩa nào đó đã chế ngự thời gian và không gian, làm cho việc truyền thông giữa dân chúng, ngay cả khi họ ở cách nhau rất xa, vừa cấp thời vừa trực tiếp. Việc phát triển này cho thấy một khả năng khổng lồ trong việc phục vụ công ích và là những gì “làm nên một gia sản cần được bảo toàn và cổ động” (Rapid Development, 10). Tuy nhiên, như tất cả chúng ta đều biết, thế giới của chúng ta còn xa vời mới trở thành tuyệt hảo. Hằng ngày chúng ta vẫn được nhắc nhở rằng tính cách tức khắc của việc truyền thông không phải lúc nào cũng được chuyển thành việc xây dựng cho vấn đề hợp tác và hiệp thông trong xã hội.

 

Tuy nhiên, ở khía cạnh thứ nhất này, Đức Thánh Cha đã cảnh giác riêng thành phần đi làm truyền thông phải làm sao để truyền đạt những gì thực sự cần cho việc xây dựng ích lợi cho chúng xã hội và cho riêng từng cá nhân con người. Ngài cũng viết tiếp ở đoạn 2 như sau:

 

·        Việc mở mang kiến thức cho lương tâm con người và việc giúp vào vấn đề hình thành ý nghĩ của họ không bao giờ lại là một công việc trung dung cả. Việc truyền thông đích thực đòi phải có một lòng can đảm và cương quyết về nguyên tắc. Nó đòi phải có một quyết tâm nơi thành phần hoạt động nơi ngành truyền thông, không được gục xuống dưới gánh nặng của quá nhiều tín liệu hoặc thậm chí chiều theo những sự thật bán phần hoặc nhất thời. Thay vào đó, cần phải vừa tìm kiếm vừa truyền đạt những gì là nền tảng sâu xa và ý nghĩa đối với cuộc hiện hữu của con người, dù riêng tư hay xã hội (cf. Fides et Ratio, 5). Nhờ đó, ngành truyền thông mới có thể góp phần một cách xây dựng vào việc phổ biến tất cả những gì là tốt lành và chân thật”.

 

(còn tiếp 1 kỳ)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ