GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 14/6/2006

 TUẦN CHÚA BA NGÔI

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần 7/6/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 10: “Phêrô là Đá Chúa Kitô thiết lập Giáo Hội”

?  Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Nạn Khủng Bố

?  Phim ‘Cuộc Thương Khó Của Chúa Kytô’, một cuốn phim đã bị hãng phim thực hiện cuốn The Da Vinci Code từ chối thực hiện nhưng lại là một cuốn phim 'hót' hơn The Da Vinci Code!

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần 7/6/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 10: “Phêrô là Đá Chúa Kitô thiết lập Giáo Hội”

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Chúng ta tái tiếp tục loạt bài giáo lý hằng tuần được bắt đầu từ mùa xuân năm nay. Trong bài vừa rồi, hai tuần trước đây, tôi đã nói về Thánh Phêrô như là vị đệ nhất tông đồ. Hôm nay, chúng ta trở lại một lần nữa về nhân vật cao cả và quan trọng này của Giáo Hội. Thánh Ký Gioan, khi trình thuật cuộc gặp gỡ đầu tiên với Simon là người anh em của Anrê, đã đề cập đến một chi tiết đặc biệt, đó là: ‘Chúa Giêsu nhín anh mà nói: Con là Simon, con Gioan; con sẽ được gọi là Cephas – được chuyển dịch là Phêrô’ (1:42). Chúa Giêsu thường không đổi tên các môn đệ của mình.

 

Ngoài trường hợp tên hiệu ‘con sấm sét’ được Người nói với các con của Zebedee trong một hoàn cảnh đặc biệt (x Mk 3:17), nhưng sau đó Người không dùng nữa, Người không bao giờ ghép một tên mới nào cho một người nào trong thành phần môn đệ của Người. Tuy nhiên, Người lại làm như thế với Simon, gọi ngài là Cephas, một tên gọi sau đó được chuyển dịch sang tiếng Hy Lạp là ‘Petros’, sang tiếng Latinh là ‘Petrus’. Nó được chuyển dịch chính xác vì nó không phải chỉ là một danh xưng; bởi thế nó là một ‘sứ vụ’ Petrus lãnh nhận từ Chúa Kitô. Danh xưng mới ‘Petrus’ còn được trở lại một số lần nữa trong các Phúc Âm và sẽ được chấm dứt bằng việc thay thế tên gọi nguyên thủy Simon của ngài.

 

Chi tiết này có một tầm quan trọng đặc biệt nếu để ý là, ở Cựu Ước, hễ xẩy ra việc đổi tên thường là loan báo việc ban bố một sứ vụ nào đó (x Gen 17:5, 32:28ff, v.v.). Thật thế, ý muốn của Chúa Kitô trong việc qui cho Thánh Phêrô một vị thế nổi bật đặc biệt trong tông đồ đoàn là những gì được biểu lộ qua nhiều mấu chốt: chẳng hạn như tại Capernaum, Thày đã ở lại nhà của Phêrô (Mk 1:29); khi dân chúng xô lấn Người trên bờ Hồ Gennesaret, giữa hai chiếc thuyền bỏ neo, Chúa Giêsu đã chọn chiếc của Simon (Lk 5:3); đặc biệt là những trường hợp Chúa Giêsu đi với nhóm 3 môn đệ thì Phêrô bao giờ cũng được nhắc đến đầu tiên trong nhóm 3 người này. Những trường hợp này đã xẩy ra nơi việc hồi sinh cho đứa con gái của ông từ Jairus (x Mk 5:37; Lk 8:51), trong cuộc Biến Hình (x Mk 9:2; Mt 17:1; Lk 9:28), và sau hết trong cuộc thuống khổ ở Vườn Gethsemane (x Mk 14:33; Mt 16:37).

 

Những nhân viên thu thuế cho Đền Thờ đặt vấn đề với Phêrô và Thày đã trả thuế cho chính Người và cho Phêrô, và chỉ cho một mình Phêrô thôi (x Mt 17:24-27); ngài là người đầu tiên được Chúa Giêsu rửa chân trong Bữa Tiệc Ly (x Jn 13:6) và Người cầu nguyện chỉ cho một mình ngài để đức tin của ngài khỏi bị lung lạc cũng như để nhờ vậy sau này ngài mới có thể kiên cường đức tin của các môn đệ khác (x Lk 22:30-31).

 

Về phần mình, chính bản thân Thánh Phêrô nhận thấy được vai trò quan trọng của mình. Ngài là vị thường nói nhân danh những vị khác, xin giải thích về dụ ngôn khó hiểu (Mt 15:15), hay hỏi về ý nghĩa đích thực của một chỉ thị (x Mt 18:21), hoặc hỏi về một lời chính thức hứa hẹn bù đắp từ Tháy (Mt 19:27). Đặc biệt ngài là một người khắc phục cái lung túng vụng về nơi một số trường hợp khi thay cho tất cả nhào vô can thiệp.

 

Chẳng hạn như khi Chúa Giêsu, cảm thấy sầu buồn trước việc dân chúng không hiểu về bài giảng của Người liên quan đến ‘bánh sự sống’, đã hỏi: ‘Các con cũng có muốn bỏ Thày mà đi hay chăng?’. Thánh Phêrô đã dứt khoát trả lời rằng: ‘Thưa Thày, chúng con còn biết theo ai? Thày có những lời sự sống đời đời’ (Jn 6:67-69). Bởi thế, Chúa Giêsu mới long trọng tuyên bố một lần vĩnh viễn về vai trò của Phêrô trong Giáo Hội: ‘Vậy Thày nói cùng con rằng, Con là Đá, và trên đá này Thày sẽ xây giáo hội của Thày, dù cửa hỏa ngục cũng sẽ không thể nào thắng nổi. Thày sẽ trao cho con chìa khóa nước trời. Những gì con cầm buộc dưới thế thì cũng bị cầm buộc trên trời; những gì con tháo gỡ dưới đất thì trên trời cũng tháo gỡ’ (Mt 16:18-19).

 

Có 3 ngụ từ được Chúa Giêsu sử dụng là những gì tự chúng rất sáng tỏ: Phêrô sẽ là nền đá cho việc dựng xây Giáo Hội; ngài sẽ sẽ giữ chìa khóa nước trời để đóng mở cho những ai được ngài nghĩ là thích đáng; sau hết ngài có thể cầm buôc hay tháo gỡ, tức là có thể thiết lập hay cấm đoán những gì ngài coi là cần thiết cho đời sống của Giáo Hội, một Giáo Hội là và mãi tiếp tục là của Chúa Kitô. Giáo Hội bao giờ cũng là Giáo Hội của Chúa Kitô chứ không phải của Phêrô. Người diễn tả bằng những hình ảnh dẻo dai về những gì sau này được hiểu là ‘thượng quyền tài phán’.

 

Vai trò thượng thặng Chúa Giêsu muốn trao cho Phêrô còn được thấy sau cả cuộc phục sinh của Người nữa: Chúa Giêsu nói với các bà về thông báo cùng Phêrô, nhắm đến một mình ngài trong số tất cả các tông đồ khác (x Mk 16:7); Mai Đệ Liên chạy về tìm ngài và Gioan để nói cho hai vị rằng viên đá đã được lăn ra khỏi cửa mồ (x Jn 20:2) và Gioan để cho ngài vào trước khi các vị đến ngôi mộ trống (x Jn 20:4-6); sau đó, trong số các tông đồ, Phêrô là nhân chứng đầu tiên về việc hiện ra của Đấng Phục Sinh (x Lk 24:34; 1Cor 15:5).

 

Vai trò này, một vai trò được dứt khoát nhấn mạnh (x Jn 20:3-10), là những gì đánh dấu tính cách liên tục giữa vai trò thượng thặng của ngài trong nhóm tông đồ cũng như tính cách thượng thặng do ngài tiếp tục nắm giữ trong một cộng đồng được hạ sinh bởi các biến cố vượt qua, như được chứng thực ở Sách Tông Vụ (cf. 1:15-26; 2:14-40; 3:12-26; 4:8-12; 5:1-11,29; 8:14-17; 10; etc.). Việc hành sử của ngài được coi là quyết liệt đến nỗi nó trở thành đối tượng cho việc tuân giữ cũng như cho việc bình phẩm (x Acts 11:1-18; Gal 2:11-14).

 

Trong một công đồng được gọi là Công Đồng Giêrusalem, Phêrô thi hành một phận sự hành sử (x Acts 15 và Gal 2:1-10), và chính vì sự kiện làm chứng cho đức tin chân chính mà ngài được đích thân Thánh Phaolô nhìn nhận nơi ngài một thứ vai trò ‘đệ nhất’ (x 1Cor 15:5; Gal 1:18,2:7ff v.v.). Ngoài ra, sự kiện có một số đoạn chính liên quan tới Phêrô có thể được đặt trong bối cảnh của Bữa Tiệc Ly là bữa trong đó Chúa Giêsu trao cho Phêrô thừa tác vụ làm kiên cường anh em mình (x Lk 22:31ff), cho thấy làm sao Giáo Hội, một Giáo Hội được hạ sinh từ chỗ tưởng niệm cuộc vượt qua ở việc cử hành Thánh Thể, một trong những yếu tố xây dựng của mình nơi thừa tác vụ được ủy thác cho Phêrô.

 

Bối cảnh về vai trò thượng quyền của Thánh Phêrô trong Bữa Tiệc Ly, ở vào lúc thiết lập Thánh Thể, Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, cũng cho thấy ý nghĩa tối hậu của vai trò thượng quyền này: Qua tất cả mọi thời đại, Phêrô phải là vị bảo quan mối hiệp thông với Chúa Kitô; ngài phải hướng dẫn vào mối hiệp thông với Chúa Kitô, để lưới không bị rách song bảo trì được mối đại hiệp thông hoàn vũ. Chí bao giờ cùng nhau chúng ta mới có thể ở với Chúa Kitô, Đấng là Chúa của tất cả mọi người. Trách nhiệm của Thánh Phêrô bởi thế bao gồm việc bảo toàn mối hiệp thông với Chúa Kitô bằng đức ái của Chúa Kitô, hướng dẫn việc hiện thực hóa đức ái này trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta hãy cầu nguyện để vai trò thượng quyền của Thánh Phêrô, một vai trò được trao phó cho những con người nghèo hèn, luôn được thực thi theo ý nghĩa nguyên thủy như Chúa Kitô mong muốn, hầu ý nghĩa thực sự của nó càng được nhìn nhận hơn nơi những người anh chị em chưa hiệp thông với chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/6/2006

 

 

TOP

 

 

 ?  Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Nạn Khủng Bố

 

Hôm Thứ Năm 11/5/2006, ĐTGM Celestino Migliore, đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã trình bày với Tổng Hội Đồng về chính sách chống khủng bố nguyên văn như sau:

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

Đại biểu tôi đây hoan nghênh cuộc tranh luận hợp thời về bản tường trình hiện ở trước mắt chúng ta đây, trong bối cảnh của tình trạng bế tắc hiện nay nơi những tham vấn về việc thuận thảo đối với nạn khủng bố. Chúng tôi cũng ủng hộ tất cả mọi nỗ lực nhằm tới việc thắng vượt các khó khăn vẫn còn gây trở ngại cho vấn đề tiến bộ liên quan tới phương tiện về pháp lý quan trọng này.

 

Các đoạn 9 và 10 nơi bản tường trình của vị tổng thư ký thật sự có nêu lên việc minh nhiên lên án nạn khủng bố theo chủ trương chẳng có lý do nào dù chính đáng đến đâu chăng nữa được viện ra hay hợp lý cho vấn đề cố ý sát hại hay gây thương tật cho thành phần thường dân và thành phần không tham chiến.

 

Nạn khủng bố thường bắt nguồn từ việc phân mảnh về văn hóa gây ra bởi những căng thẳng và chia rẽ mà bất hạnh thay chúng ta đã được chứng kiến thấy ngay cả ở Liên Hiệp Quốc trong mấy tuần và mấy tháng gần đây. Bởi thế Tòa Thánh vẫn sẵn sàng để tham dự vào cuộc tranh luận quan trọng này để tìm kiếm một nền tảng chung cho các quốc gia trong việc có thể thiết lập những chính sách chống nạn khủng bố một cách hiệu lực.

 

Mở đầu cho năm nay, Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ngỏ cùng những người Công Giáo cũng như tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm, kêu gọi họ hãy liên kết các nỗ lực của họ trong việc suy tư, hợp tác, đối thoại và nguyện cầu, hầu thắng vượt nạn khủng bố và xây dựng một cuộc chung sống chân chính và an bình nơi gia đình nhân loại.

 

Bằng niềm xác tín của mình, qua việc phân tích những căn nguyên về hiện tượng khủng bố hiện đại, chẳng những cần phải lưu ý tới các nguyên do chính trị và xã hội mà còn đến cả những động lực sâu xa hơn về văn hóa, tôn giáo và ý hệ, lời kêu gọi của vị Giáo Hoàng này đã trở thành một tấm vi thạch cho các cuộc tranh luận, khởi động và cảm nghiệm cả về lý thuyết lẫn lãnh vực quyết định có tầm mức ảnh hưởng khắp thế giới.

 

Bởi thế đại biểu tôi đây vui mừng ghi nhận rằng bản tường trình ở trước chúng ta đây phối hợp một cấu trúc về văn hóa và tôn giáo nơi chính sách toàn cầu của nó.

 

Thành phần đại diện sẽ nhớ lại Liên Hiệp Quốc đã giành năm 2001 để đối thoại giữa các nền văn minh ra sao, và vào Tháng 11 năm vừa rồi, vị tổng thư ký đã bắt đầu Liên Minh Các Nền Văn Minh. Trước đây không lâu, một cuộc diễn đàn tay ba về vấn đề đối thoại liên tôn và hợp tác cho hòa bình cũng đã được khơi mào để mang các chính phủ, cơ cấu Liên Hiệp Quốc và xã hội dân sự lại với nhau.

 

Đại biểu tôi đây hy vọng rằng cần phải lợi dụng điều lợi ích mới mẻ này ở Liên Hiệp Quốc để hợp tác với các tôn giáo cũng như để cất những chiếc cầu giữa các nền văn hóa và văn minh. Tôn giáo chắc chắn là có một khả năng tích cực thật quan trọng khi có cơ hội thực hiện.

 

Tòa Thánh sẵn sàng ủng hộ các sáng kiến phấn khích thành phần tín hữu trở thành các tác nhân của hòa bình cũng như những sáng kiến liên kết tất cả những ai muốn trở nên những người tạo nên cuộc chung sống an hòa của chúng ta. Ngoài ra, nếu thực sự hiểu được và sống trọn bản chất đích thực của tôn giáo, thì tôn giáo có thể trở thành yếu tố giải quyết hơn là gây trục trặc, vì tôn giáo là những gì sẽ cổ võ cho một nền nhân đạo hứa hẹn và coi trọng phẩm giá của kẻ khác, mang lại công ích cho tất cả chúng ta.   

 

Bởi thế tổ chức này cần phải phấn khích các tôn giáo hãy thực hiện việc đóng góp quan trọng này theo lãnh vực của họ, tức là, tôn giáo được kêu gọi để kiến tạo, nâng đỡ và phát động điều kiện tiên khởi cho mọi cuộc gặp gỡ, mọi cuộc đối thoại, và mọi thứ hiểu biết về tính cách đa nguyên và sự khác biệt về văn hóa. Thưa Ông Chủ Tịch, điều kiện tiên khởi này đó là phẩm giá của con người vậy.

 

Nhân phẩm chung của chúng ta thực sự là một điều kiện tiên khởi vì nó xuất hiện trước cả mọi quan tâm khác hay nguyên tắc về phương pháp học, cho dù là những gì thuộc về luật lệ quốc tế. Chúng ta thấy nó nơi thứ ‘luật vàng’, là thứ luật đều được chất chứa nơi các tôn giáo trên thế giới. Quan niệm này cũng được diễn tả một cách khác nữa đó là tính cách hỗ tương.

 

Việc khuyến khích nhận thức và cảm nghiệm về cái gia sản chung này ở bên trong các tôn giáo và giữa các tôn giáo là những gì sẽ giúp vào việc chuyển dịch quan niệm tích cực này thành các phạm trù chính trị và xã hội, những phạm trù chính trị và xã hội này sẽ truyền đạt sang cho các phạm trù về pháp lý dính liền với những liên hệ quốc gia và quốc tế.

 

Đại biểu tôi cũng cảm thấy mãn nguyện khi thấy cách thức vấn đề xuí giục khủng bố đã được cứu xét tới trong bản tường trình trước mắt chúng ta đây. Tất cả chúng ta đều biết rằng việc sử dụng một cách khéo léo mạng điện toán toàn cầu và các phương tiện truyền thông đại chúng để làm chon an khủng bố trở thành một hiện tượng xuyên quốc, toàn cầu và kết nối, là những gì do đó cần phải có một giải quyết liên kết mãnh lực toàn cầu tương đương.

 

Trong bối cảnh đó, chúng tôi lập lại việc chúng tôi ủng hộ quyết nghị 1624 của Hội Đồng Bảo An là một quyết nghị vừa lên án ‘bằng những từ ngữ mãnh liệt nhất đối với vấn đề xui giục các hành động khủng bố’, vừa bác bỏ ‘những nỗ lực biện minh hay tôn vinh các hành động khủng bố có thể khiêu khích những hành động khủng bố’. Những biện pháp đối đầu với bất cứ tác nhân hay thực thể nào nâng đỡ về tài chính sự bất dung nhượng hay hận thù về sắc tộc và tôn giáo đều là những gì thiết yếu cho một sách lược toàn cầu.

 

Việc loại trừ về chính trị, xã hội và kinh tế đối với các cộng đồng di dân là những gì gây ra tâm trạng chán chường nơi giới trẻ và là những gì dẫn tới những đổ vỡ về trật tự ở một số nơi; thế nhưng cái đòi hỏi cần phải có một giải quyết chính đáng cho những vấn đề này vẫn là một đòi hỏi hợp lý. Bằng việc giải quyết các vấn đề ấy, một cách nhanh chóng và chính đáng, các quốc gia mới có thể cứu những thành phần khủng bố cho khỏi thứ dưỡng khí hận thù và bất bình, dù thực hay do họ tưởng tượng ra, khiến họ nỗ lực chính đáng hóa các việc làm xấu xa của họ và thu phục thành phần nhậy cảm.

 

Cho dù việc làm sao để chặn đứng việc hằng ngày sử dụng các thứ chất liệu chống lại các mục tiêu nhẹ vẫn thường là những gì khó khăn hơn để giải quyết vấn đề, thì việc khước từ thành phần khủng bố những thứ vũ khí, bao gồm các thứ vũ khí đại công phá, hiển nhiên là một yếu tố trong cuộc chiến đấu này. Bởi thế, đại biểu tôi hoan nghênh quyết nghị 1673 của Hội Đồng Bảo An về vấn đề bất leo thang thi đua vũ khí.

 

Chúng tôi cũng đồng ý là cần phải có một mục đích chung cho các quốc gia trong việc bảo toàn, cũng như trong việc ở bất cứ nơi nào có thể loại trừ các thứ vũ khí nguyên tử, sinh chất, hóa học hay phóng xạ, và áp dụng những việc kiểm soát hiệu nghiệm nơi quốc nội cũng như xuất cảng các chất liệu lưỡng dụng liên quan tới các thứ vũ khí đại công phá.

 

Hơn nữa, dường như vấn đề khủng bố về sinh chất là một thứ đe dọa trầm trọng nhưng không được giải quyết nghiêm trọng. Như chúng ta đã thấy nơi những diễn trường hành động khác, giá của việc chẳng làm gì có thể vượt trên cả giá của một hoạt động chính yếu hiện nay được dùng để củng cố khả năng của hệ thống sức khỏe công cộng trong việc đối đầu với hậu quả có thể xẩy ra kinh khủng như thế. Như bản tường trình vạch ra cho thấy là những việc đầu tư quan trọng hiện nay ở lãnh vực này trong khi ấy cũng có những cái spinoff tích cực nơi tính chất chung của việc chăm sóc sức khỏe đang có.

 

Sau hết, thứa Ông Chủ Tịch, việc chống khủng bố cần phải được mang đặc tính chối bỏ cái nền tảng sâu xa về luân lý đối với thành phần khủng bố. Đây là lý do chíùnh đáng duy nhất tại sao việc hành sử thành phần khủng bố và thành phần cho là khủng bố cần phải hợp với các qui chuẩn nhân đạo quốc tế trong cuộc chiến đấu mà tối hậu là một cuộc chiến đấu của tấm lòng và lý trí vậy.

 

Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/5/2006

 

 

TOP

 

 

?   Phim ‘Cuộc Thương Khó Của Chúa Kytô’, một cuốn phim đã bị hãng phim thực hiện cuốn The Da Vinci Code từ chối thực hiện nhưng lại là một cuốn phim 'hót' hơn The Da Vinci Code!

 

 

(tiếp bài Cuốn The Da Vinci Code)

 

LM Anphong Trần Đức Phương

 

            "Vào ngày 19 tháng 5, năm 2006, phim Da Vinci Code  đã được chiếu tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới; mà đầu tiên lại ở Trung quốc, một quốc gia còn trong chế độ Cộng sản vô thần. Cũng vì tính tò mò nên nhiều người đi xem. Tuy nhiên, khi đem chiếu khai mạc tại Đại hội điện ảnh lần thứ 59 tại Cannes (Pháp) vào ngày 18 tháng 5 năm 2006, phim này đã bị các nhà phê bình điện ảnh đánh giá thấp về nhiều phương diện và chỉ được xếp vào hạng C+". (trích bài Cuốn The Da Vinci Code)

 

            "Nhận thấy có thể kiếm được 'lợi nhuận lớn' nếu quay thành phim, nên giới điện ảnh doanh thương Holly Wood đã mau mắn xin đóng thành phim với cốt truyện phim do Akiva Goldsman viết thành kịch bản, và Ron Howard đạo diển cùng với nhiều minh tinh màn bạc nổi tiếng của Holly Wood. Nơi đây xin mở một dấu ngoặc là: trước đây chừng ba năm, Mel Gibson muốn thực hiện cuốn phim 'THE PASSION OF THE CHRIST', ông đã nhờ Holly Wood yểm trợ, nhưng không được, nên Mel Gibson đã tự xuất vốn và đi vay mượn để thực hiện cuốn phim này. Cuốn phim đạo đức này đã thành công rực rở (chúng tôi có gửi kèm bài viết về cuốn phim này để quý vị xem thêm)". (trích bài Cuốn The Da Vinci Code)

 

            (TĐM: Sau đây là bài viết của cùng tác giả viết 2 năm trước về cuốn Phim Cuộc Khổ Nạn Chúa Giêsu xin được tái phổ biến để so sánh giá trị nội dung cùng nghệ thuật và kỹ thuật giữa một cuốn phim phò đạo trước đây và một cuốn phim phá đạo hiện nay)

 

             Từ trước Giáng Sinh 2003, phim ‘Cuộc Thương Khó của Chúa Kytô’ đã được báo chí và các đài truyền thanh, truyền hình cũng như các ‘Mạng Lưới Tin Học Toàn Cầu’ nói đến... Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã xem phim này vào khoảng đầu tháng 12/2003, nhưng vì tế nhị Ngài không đưa ra lời bình luận nào. Nhiều chức sắc tôn giáo (Công giáo, Tin lành...) cũng đã xem phim và cãm thấy hài lòng... Cũng có tin Đức Hồng Y Castrillon Hoyos, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sï đã xem phim này vào trước lễ Giáng Sinh 2003 và nói là Ngài cãm thấy xúc động và khuyến khích hàng giáo sï và các tu sï nên xem phim này (tại Hoa Kÿ nhiều Cha đã đi xem phim này vào khoảng cuối tháng 1/2004 để nhận xét). Cũng có tin là có những Chức sắc Do Thái giáo không hài lòng vì sợ phim này có dụng ý hoặc có thể khơi thêm phong trào bài Do Thái (Anti Semitic). Tuy nhiên, Mel-Gibson, nhà Đạo diển và Sản xuất phim nói Ông không có ý đó, vì Ông làm phim này để gây lòng ‘xúc cãm’ chứ không có ý ‘xúc phạm’ (The film is meant to inspire not to offerd).

 

            Phim được chính thức chiếu tại các rạp ở khắp Hoa Kỳ vào Thứ Tư Lễ Tro (25/02/04) và gây rất nhiều hào hứng cũng như nhiều bình luận khác nhau. Các báo chí và các đài truyền hình rầm rộ đưa tin và đăng các lời bình luận. Nói chung nhiều người nói phim làm họ rất xúc động; nhiều người khen là phim tuyệt hảo (great film, ponaful film…). Theo các đài truyền hình lớn như CNN, Fox… phim được chiếu trên 4643 màn ảnh khắp Hoa Kỳ kể từ hôm khai mạc 25/02/04 vừa qua, và luôn luôn đầy chật rạp. Hầu hết đã được đặt mua vé trước do các Cộng đòan các Nhà Thờ (Công Giáo hay Tin Lành), các dòng tu đặt mua trước. Vì thế cũng theo các đài truyền hình lớn như CNN, Fox… thì đó là cuốn phim có vé bán ra nhiều nhất từ trước đến giờ. Tất nhiên cũng là cuốn phim có vé bán ra nhiều nhất trong mấy ngày vừa qua (ngày khai mạc 25/02/04, số tiền bán vé là 23.6 triệu đôla, các ngày 26/02, 27/02/04 cũng vẫn đông người đi coi; và số tiền bán vào cuối tuần vừa qua (28/02 + 29/02/04) là 76.2 triệu. Nhiều hơn tổng số tiền của 12 cuốn phim bán chạy nhất tuần qua).

 

            Về nội dung cuốn phim thì có nhiều khán giả được phỏng vấn đã nói rất xúc động, có người đã không cầm được nước mắt. Một số khác thì nói là quá ‘bạo động, máu me nhiều quá…!’ rất nhiều người nói là có những cảnh lúc Chúa bị đánh đòn, và bị đóng đinh, đội mão gai… rất ‘khủng khiếp’ nên phải nhắm mắt lại và rùng mình…

 

            Chiều Thứ Sáu vừa qua (27/02/04) sau khi dâng thánh lễ cho cộng đòan lúc 06giờ00 tối, tôi cũng được mời đi xem phim này do một nhà thờ đã thuê bao cả xuất chiều vào lúc 08giờ00 tối. Phim kéo dài từ 08giờ00 tối đến 10giờ00 tối. Hai giờ đồng hồ đi rất nhanh. Mọi người ngồi hòan tòan yên lặng. Vì bắt đầu chiếu vào 08giờ00 tối, nên có những nhóm người sợ đói bụng, nên mang theo ‘bắp nẻ’ hoặc ‘chips’, nhưng rồi không ai để tâm đến viện ăn uống tại rạp cả… Có nhiều người mang giấy ‘kleenex’ để lau nước mắt.

 

            Sau khi xem xong, tôi thấy phim đóng rất sát những diển biến đã đượ thuật lại trong các sách Phúc Âm (Mathêu 26:36…, Mátcô 14:26…,  Luca 22:39…, Gioan 18:1…). Rất ít những cảnh ‘thêm thắt’ ‘màu mè’ ‘tình tứ’ như ở ‘Ben Hut’, ‘The Commandement’, ‘Last Temptations’, ‘The Mystery of Jesus’… Sự thương khó của Chúa được trình chiếu từ lúc Chúa (tha thiết) cầu nguyện tại Vườn Cây Dầu với cả tâm hồn vô cùng ‘sầu khổ’ vì tội lỗi nhân lọai đến nổi ‘mồ hôi máu chảy ra’, trong khi các Tông đồ quá buồn ngủ ‘không thức với Thầy được dầu chỉ 1 giờ…’. Trong khi đó Giuđa đi bán Thầy với 30 mươi đồng bạc’ và dẩn một tóan lính Do Thái mang ‘gươm giáo gậy gọc, đèn đuốc’ đến bắt Chúa ngay tại Vườn Cây Dầu… Giuđa hôn má Chúa làm dấu hiệu… Chúa trách nhẹ Giuđa: ‘Anh dùng cái hôn để nộp tôi sao?’. Các Tông đồ sợ hãi chạy trốn; chắc chỉ còn lại Gioan và Phêrô. Gioan nhìn thấy Phêrô (chỉ có Phúc Âm Gioan nó là Simon Phêrô) rút gươm chem. Đứt tai một người đầy tớ Thầy Cả Thượng phẩm, máu me đầm đìa; Chúa Giêsu nhìn anh thương hại và chữa tai cho anh liền lại; sau đó Chúa nói với Phêrô ‘hãy bỏ gươm xuống (tra gươm vào vỏ), ai dùng gươm thì sẽ chết vì gươm’. Nhóm lính tráng khi nhận ra Chúa Giêsu với vẻ uy linh, nghiêm nghị và nhìn thấy phép lạ Chúa làm, liền sợ hãi dạt ra xa (trong sách Ngắm nói là ‘chúng liền ngã ra hết’); sau đó lấy lại can đảm và xúm nhau lại trói Chúa Giêsu và dẩ đến trình Thầy Cả Thượng phẩm Caipha, ông này tra hỏi và đã có sẳn một số kẻ cáo gian cho Chúa để họ hò la lên án, xỉ nhục và đánh đập Chúa Giêsu (một thứ ‘Tòa án nhân dân’ mà Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam áp dụng trong các cuộc ‘đấu tố’ dã man hồi thập niên 50 thế kỷ 20 trước đây). Trong khi Phêrô sợ hãi chốI Thầy tới ba lần như Chúa đã nói trước; còn Giuđa thấy Thầy mình bị lên án và hành khổ nên hối hận trả lại ’30 đồng bạc’ và ra đi ‘tự vẫn’. Có lẽ Giuđa đã chứng kiến bao phép lạ của Chúa làm, kể cả phép lạ cho người chết được sống lại (như đứa con trai bà góa thành Naim, hay Lazarô), nên khi Giuđa bán Chúa, Giuđa tưởng Chúa sẽ dùng quyền lực và tự giải thóat dể dàng; nhưng ‘đã đến giờ’ Chúa Giêsu dâng theo thánh ý Đức Chúa Cha và nộp mình chịu chết để ‘chuộc tội cho nhân lọai’… Giuđa hối hận nhưng rất tiếc lại không đủ lòng trông cậy vào tình thương tha thứ của Chúa, nên thất vọng và treo cổ tự tử (cảnh này trong phim có thêm một số cảnh phụ để nổi bật lên thảm cảnh của kẻ thất vọng…)… Trái lại Phêrô cũng xấu hổ và đau buồn vô hạn về sự hèn nhát của mình, nhưng tin nơi tình thương tha thứ của Chúa nên quyết tâm ‘ăn năn trở lại’ và được ơn Chúa thương tha thứ hòan tòan, và sau này Chúa vẫn dùng để đặt làm tảng đá nền móng xây Tòa Nhà Giáo Hội, làm vị Giáo Hòang đầu tiên và được phúc ‘tử đạo’ để làm chứng cho Chúa.

 

            Sau một đêm hành hạ Chúa, sáng hôm sau, các thủ lãnh cùng với Caipha kéo đông dân chúng đi theo để đưa Chúa đến quan Tổng Trấn Philatô (một thứ quan tòan quyền Hòang Đế Ceasa gửi đến để cai trị Miền Giuđêa, Miền Nam nước Do Thái) xin lên án xử tử. Philatô xét thấy ‘người ấy không đáng tội’ để phải bị giết, nên yêu cầu tha, nhưng họ không chịu và dùng dân chúng làm áp lực. Dân chúng đơn sơ bị khích động, cứ la hét ầm ĩ (kiểu tóa án nhân dân), đặt Philatô vào hòan cảnh rất khó xử… Nếu tha Chúa Giêsu, ông sợ dân chúng nổi lọan. Sau khi biết Chúa Giêsu là người Nagiarét thuộc vùng Galilêa, Bắc Do Thái; Ông liền nghĩ ra cách gửi Chúa Giêsu đến ‘Tiểu Vương’ Galilêa là Hêrôđê lúc đó cũng ‘đang có mặt ở Giêrusalem’. Các Thượng Tế và Kinh sư cũng đi theo có ý  ‘cáo gian Chúa trước mặt Hêrôđê. Hêrôdê là người hiểm độc, trước đó ông đã ra lệnh chém đầu Thánh Gioan Tẩy Giả (xem Phúc Âm Luca 9:9). Hêrôđê vui mừng gặp Chúa Giêsu vì ông ta đã nghe nhiều về Chúa Giêsu và vẫn hy vọng gặp mặt. Tuy nhiên trước những câu hỏi của Hêrôđê và những lời tố cáo dữ dội của nhóm Thầy cả Thượng phẩm, Chúa Giêsu cứ giử yên lặng không trả lời. Tức giận, Hêrôđê chế diễu Chúa là kẻ ‘điên dại’, bảo quân lính mặc cho Chúa áo chòang đỏ, có ý chế nhạo Chúa như kẻ muốn ‘làm Vua dân Do Thái’; tuy nhiên Hêrôđê cũng nói: ‘Tên này xét ra chẳng có tội gì! Hắn chỉ ‘khùng’ (crazy) thôi’; rồi cho lệnh dẫn Chúa Giêsu trở lại cho Philatô xét xử.

 

            Philatô đành phải xử Chúa Giêsu, nhưng ông vẫn muốn tha Chúa mà ông thấy rõ là vô tội. Ông cho lệnh đánh đòn rồi tha, nhưng các tư tế thúc dục dân chúng (một lần nữa theo kiểu ‘tòa án nhân dân’) hò hét ‘Đóng đinh, đónh đinh nó vào thập giá’ và xin tha cho tên tội phạm giết người Baraba. Bà vợ của Philatô ‘xuất hiện’ nhiều lần (trong phim) như để nhắc nhở Philatô ‘chớ có nhúng tay vào vụ xử người Công Chính này…’ (Mathêu 27:19). Philatô cũng biết rất rỏ Chúa Giêsu không có tội gì cả; nhưng họ nộp Ngài và muốn giết Ngài, đóng đinh Ngài vào thập giá như một tên ‘tội phạm rất gian ác’ chỉ vì lòng ganh ghét thù hận.

 

            Sợ dân chúng nổi lọan và nguy hiểm cho địa vị của ông, nên ông đành trao cho các thượng tế và dân chúng Do Thái ‘muốn làm gì thì làm’; rồi ông truyền lấy nước rửa tay thật kỷ tới ba lần và bảo ‘ta vô can trong vụ này. Các ngươi muốn làm gì thì kệ các ngươi…’ (vì biến cố lịch sử này nên danh từ ‘rửa tay’ đã đi vào ngôn ngử nhân lọai để chỉ một kẻ ‘trút trách nhiệm’ vì thiếu can đảm). Thế là họ đồng thanh hô to lên: ‘Cứ để cho máu của hắn đổ trên đầu Chúng tôi và Con Cháu chúng tôi!’ (PÂ Mathêu 27:25). Sau này vào năm 70 (tức khỏang 40 năm sau khi Chúa Giêsu chịu chết, bị kết án tử hình thập giá) người Do Thái nổi lên chống lại ách thống trị của Đế Quốc Rôma. Hòang Đế Rôma đã sai Đại Tướng Titus cầm quân sang đánh tan quân kháng chiến của người Do Thái. Quân Rôma đã giết nhiều người Do Thái, phá hủy Đền Thờ Giêrusalem; bắt các người Do Thái đã sinh ra 12 người con là 12 Chi họ Isarel!). Vì biến cố năm 70 này mà nhiều người cho là câu hỏi của dâng chúng đã nghiệm ‘máu hắn đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!’. Trong thời gian tản mát khắp nơi, nhất là ở Âu Châu, người Do Thái cũng bị tàn sát rất nhiều; như Hitler và Chế độ Đức Quốc Xã đã giết 6 triệu người Do Thái.

 

            Sau đó họ tiếp tục đánh đòn Chúa Giêsu một cách tàn nhẩn, khạc nhổ vào mặt và đội vào đầu vòng gai nhọn và đóng cấm vào đầu… Chổ này trong phim rất ‘rùng rợn’ : chẳng những thân xác Chúa bị nát ra vì roi là những đanh sắt nhọn mỗi lần đánh đều làm rách da thịt và máu ra đầm đìa chảy tràn xuống nền nhà; đầu Chúa bị đanh cấm vào, máu cũng tràn xuống nhuộm đỏ cả mặt mủi trông rất thê thảm. Có cảnh chúng bịt mắt Chúa Giêsu, và vả vào mặt và hỏi xem ai đánh.

 

            Lúc đó thân xác Chúa hầu như đã bị kiệt sức hòan tòan, nhưng chúng vẫn bắt vác thập tự giá bằng hai cây gổ nặng nề và lê bước đi. Chổ này trong phim có một vài cảnh phụ: Khi Chúa và đòan người bước ra khỏi nơi hành khổ, thì Mẹ Maria và các Bà vội lau Múa của Chúa, dính bê bết trên nền nhà. Những chiếc khăn bông để lau đã do vợ Philatô đưa trước đó. Bà này luôn luôn tỏ ra thương cảm với hòan cảnh của Chúa và đòan người đi theo Chúa khóc thương.

 

(còn tiếp 2 kỳ)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ