GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 18/6/2006

 TUẦN MÌNH MÁU CHÚA

 

?  Ngày của Chúa – Dies Domini: Việc Cử Hành Công Cuộc của Đấng Hóa Công

?  Tòa Thánh ngỏ cùng Cuộc Họp của Tổ Chức An Ninh Và Hợp Tác Ở Âu Châu về Vấn Đề Khoan Nhượng

?  Tòa Thánh Công Giáo Rôma với Giáo Hội Hiệp Thông Anh Giáo Về Vấn Đề Tấn Phong Giám Mục Cho Nữ Giới

 

 

? Ngày của Chúa – Dies Domini: Việc Cử Hành Công Cuộc của Đấng Hóa Công

“Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành” (Jn 1:3)

8. Đối với Kitô hữu thì Chúa Nhật trước hết là việc cử hành Phục Sinh, một cử hành hoàn toàn được rạng ngời bởi vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh. Đó là một ngày lễ của “việc tân tạo”. Tuy nhiên, khi được hiểu một cách sâu xa thì khía cạnh này bất khả tách rời khỏi những gì được những trang sách đầu tiên của Thánh Kinh cho chúng ta biết về dự án của Thiên Chúa nơi việc tạo thành thế giới. Quả thực Lời đã hóa thành nhục thể khi “thời gian viên trọn” (Gal 4:4); thế nhưng, theo mầu nhiệm về căn tính là Người Con hằng hữu của Cha, thì Người cũng thực sự là nguyên thủy và là cùng tận của vũ trụ này. Như Thánh Gioan viết trong Lời Mở Đầu Phúc Âm của mình: “Nhờ Người mà tất cả mọi sự được tạo thành, không có Người chẳng có gì thành sự” (1:3). Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh đến điều ấy khi viết cho Kitô hữu giáo đoàn Colosê rằng: “Nơi Người tất cả mọi sự được tạo thành, cả trên trời lẫn dưới thế, cả hữu hình lẫn vô hình… Tất cả mọi sự đều được tạo dựng nên nhờ Người và cho Người” (1:16). Sự hiện diện chủ động này của Người Con nơi công việc tạo dựng của Thiên Chúa được hoàn toàn tỏ hiện nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua, một mầu nhiệm được Chúa Kitô, khi sống lại “như những hoa trái đầu mùa của thành phần đã yên nghỉ” (1Cor 15:20), đã thực hiện một cuộc tân tạo và bắt đầu tiến trình mà chính Người sẽ làm hoàn tất khi Người trở lại trong vinh quang để “trao vương quốc cho Thiên Chúa là Cha…, hầu Thiên Chúa là mọi sự cho hết mọi người” (1Cor 15:24,28).

Bởi thế, ngay từ rạng đông của cuộc tạo thành, dự án của Thiên Chúa đã bao hàm “sứ vụ vũ trụ” của Chúa Kitô rồi. Cái bối cảnh có Chúa Kitô làm tâm điểm này, bao gồm toàn thể vòng thời gian, một bối cảnh được tràn đầy ánh mắt hài lòng của Thiên Chúa, ở chỗ, sau khi hoàn tất mọi việc mình làm, Ngài “đã chúc lành cho ngày thứ bảy và làm cho ngày này trở thành một ngày thánh hảo” (Hen 2:3). Theo vị tác giả Tư Tế viết về câu truyện tạo dựng đầu tiên của Thánh Kinh thì “Ngày Hưu Lễ” được bắt đầu từ đó, làm nên đặc tính của Giao Ước đầu tiên, và một cách nào đó, cũng báo trước cả ngày linh thánh của Giao Ước mới cuối cùng nữa. Đề tài về “Thiên Chúa nghỉ ngơi” (x Gen 2:2), cùng với những gì còn lại, được vị tác giả này cống hiến cho thành phần dân Xuất Ai Cập khi họ tiến vào Đất Hứa (x Ex 33:14; Deut 3:20, 12:9; Jos 21:44; Ps 95:11), đều được đọc lại nơi Tân Ước theo chiều hướng của “nghỉ ngơi Ngày Hưu Lễ” sau hết (Heb 4:9) được chính Chúa Kitô tiến vào bằng cuộc Phục Sinh của Người. Dân Chúa được kêu gọi tiến vào cùng một cuộc nghỉ ngơi ấy bằng việc kiên trì theo gương thảo hiếu tuân phục của Chúa Kitô (x Heb 4:3-16). Bởi thế, để thấu triệt được ý nghĩa của Chúa Nhật, chúng ta phải đọc lại câu truyện tạo dựng quan trọng và đào sâu kiến thức của mình về thần học của “Ngày Hưu Lễ”.

“Từ ban đầu Thiên Chúa đã tạo dựng nên trời đất” (Gen 1:1)

9.     Kiểu cách thi ca của câu truyện Khởi Nguyên chuyên chở rõ ràng nỗi bàng hoàng nơi con người trước cái bao la vĩ đại của việc tạo thành cùng với cảm quan tôn vinh bởi đó mà ra đối với Đấng đã từ hư không làm cho tất cả mọi sự hiện hữu. Nó là một câu truyện đầy ý nghĩa về tôn giáo, một bài thánh ca dâng lên Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, hướng về Ngài như vị Chúa duy nhất đối với những khuynh hướng liên diễn muốn thần linh hóa chính thế giới. Nó đồng thời cũng là một bài thánh ca về những điều tốt lành của việc tạo dựng, tất cả đều được hình thành bởi bàn tay toàn năng và xót thương của Thiên Chúa.

“Thiên Chúa thấy rằng tốt lành” (Gen 1:10,12 v.v.). Bằng việc phân cách câu truyện tạo dựng này, câu điệp khúc ấy chiếu giãi một ánh sáng tích cực trên mọi yếu tố của vũ trụ và cho thấy cái bí mật để hiểu được một cách xác đáng vũ trụ cũng như việc từ từ sinh xuất của nó, một thế giới tốt lành ở chỗ nó vẫn gắn bó với nguồn gốc của nó, và sau khi bị làm méo mó đi bởi tội lỗi, nó lại trở thành tốt lành bởi sự trợ giúp của ân sủng, và qui về cho Đấng đã dựng nên nó. Hiển nhiên là tiến trình này trực tiếp liên quan đến những vật vô hồn cũng như những con thú vật mà là đến con người là loài được ban cho một tặng ân khôn sánh cùng với cái nguy cơ tự do. Liên sau những câu truyện về việc tạo dựng, Thánh Kinh nhấn mạnh đến tình trạng tương phản giữa cái cao cả của con người được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa, với việc sa ngã của con người là những gì tuôn vào thế giới bóng tối của tội lỗi và sự chết (x Gen 3).

10.     Thực sự xuất hiện từ bàn tay Thiên Chúa, vũ trụ mang dấu vết tốt lành của Ngài. Nó là một thế giới đẹp đẽ, thật sự đáng cho chúng ta khen ngợi và hân hoan, thế nhưng đồng thời cũng kêu gọi chúng ta thực hiện việc vun trồng và phát triển. Vào lúc “hoàn tất” của việc Thiên Chúa làm, thế giới này sẵn sàng để cho con người hoạt động. “Vào ngày thứ bảy, Thiên Chúa hoàn tất công việc Ngài đã thực hiện, và Ngài nghỉ ngơi trong ngày thứ bảy sau khi làm xong tất cả những việc Ngài đã thực hiện” (Gen 2:2). Với hình ảnh nhân thể này nơi “công việc” của Thiên Chúa, Thánh Kinh chẳng những cống hiến cho chúng ta một cái thoáng nhìn về mối liên hệ nhiệm mầu giữa Đấng Hóa Công và thế giới tạo thành, mà còn chiếu giãi ánh sáng trên việc làm của con người liên quan đến vũ trụ nữa. “Công việc” của Thiên Chúa một cách nào đó là mô phạm cho con người, một con người được kêu gọi chẳng những để sống ở vũ trụ mà còn để “xây dựng” nó, nhờ đó họ trở thành “cộng sự viên” của Thiên Chúa. Như tôi đã viết trong Thông Điệp Laborem Exercens, những chương đầu tiên của Sách Khởi Nguyên ở một nghĩa nào đó làm nên “cuốn phúc âm làm việc” đầu tiên (10). Đây là một sự thật cũng được Công Đồng Chung Vaticanô II đề cào: “Được tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, con người được ủy thác cho việc làm chủ trái đất cùng với tất cả những gì nó chất chứa, cho việc cai trị thế giới trong công chính và thánh đức, và, khi nhận biết Thiên Chúa là đấng tạo thành tất cả mọi sự, cho việc qui chính bản thân mình cùng tất cả mọi sự về Thiên Chúa, để, khi mọi sự thuận phục Thiên Chúa, thánh danh Thiên Chúa được tôn vinh trên toàn thể trái đất” (11)

Việc tiến bộ vượt bực của khoa học, kỹ thuật và văn hóa ở những hình thức khác nhau – một thứ phát triển nhanh chóng chưa từng có mà thậm chí ngày nay còn choáng ngợp nữa – là thành quả về lịch sử của sứ vụ mà Thiên Chúa đã ủy thác cho con người nam nữ công việc và trách nhiệm lan tràn khắp trái đất và làm chủ nó bằng hoạt động của mình khi tuân giữ lề luật của Thiên Chúa.

(còn tiếp vào mỗi Chúa Nhật)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ văn khố điện toán toàn cầu của Tòa Thánh:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html

 

 

 

TOP

 

 

 ?  Tòa Thánh ngỏ cùng Cuộc Họp của Tổ Chức An Ninh Và Hợp Tác Ở Âu Châu về Vấn Đề Khoan Nhượng

 

Vị đại diện dẫn đầu phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh là ĐTGM Jozef Wesolowski đã ngỏ lời với cuộc họp của Tổ Chức An Ninh Và Hợp Tác Ở Âu Châu OSCE (Organization for Security and Cooperation in Europe) về Vấn Đề Khoan Nhượng, một cuộc họp diễn ra ở Almaty, nước Kazakhstan, hai ngày, 12-13/6/2006. Chủ đề của cuộc họp này là Cuộc Họp Áp Dụng Vấn Đề Khoan Nhượng Về Việc Cổ Võ Cảm Thông Liên Văn Hóa, Liên Tôn Giáo Và Liên Chủng Tộc.

 

Thưa Ông Điều Hợp,

 

Phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh muốn bày tỏ lời chúc mừng đến chính phủ Kazakh về việc chính phủ này dấn thân tổ chức cuộc họp này cùng với nước đang đóng vai lãnh đạo là Bỉ Quốc.

 

Việc hình thành có tính cách đa dạng về chủng tộc, văn hóa và tôn giáo của các quốc gia tham dự đã làm cho tổ chức này thành một phòng thí nghiệm cho mối giao hảo về liên văn hóa, liên tôn giáo và liên chủng tộc là những gì có thể màng lại tính cách hiệu năng và bền bỉ. Mạnh mẽ tin tưởng vào khả năng này mà phái đoàn đại biểu chúng tôi cũng tin rằng quốc gia tiêu biểu đây, nơi có nhiều quốc tịch và nhóm chủng tộc khác nhau sống bên nhau đây, có thể tác động tổ chức OSCE trong việc thực hiện những bước mới và hiệu năng nơi vấn đề cố gắng đối thoại và tương kiến.

 

1.         Về vấn đề này, trước hết tôi xin nhấn mạnh rằng không có một mối giao hảo nào giữa các nền văn hóa, tôn giáo và chủng tộc có thể được thiết lập trong việc chẳng hiểu biết nhau gì cả. Việc kiến tạo nên một mối tương giao là những gì cần phải đối thoại với nhau. Tuy nhiên, việc đối thoại chỉ là bước đầu tiên thôi, một bước phải dẫn tới việc nhận ra một ‘nền tảng’ chúng và vững chắc cần thiết cho vấn đề xây dựng một mối giao hảo bền bỉ. Cái gì làm nền ‘nền tảng’ chung này đây?

 

Nền tảng chung này cần phải bao gồm việc tôn trọng và cảm nhận các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Thế mà, ngày nay, tôn giáo lại qua bị mạo dụng, thậm chí bị hiểu lầm như là một yếu tố của những gì gây ra trục trặe rắc rối, khi mà tôn giáo thực sự là và phải được coi là yếu tố giải quyết các vấn đề xẩy ra giữa các nền văn hóa và văn minh khác nhau.

 

Theo chiều hướng ấy, cần phải ghi nhận rằng vấn đề đối thoại liên tôn sẽ là những gì bất khả thuận lợi cho việc tôn trọng nhau hơn và hiệp nhất với nhau hơn nơi đời sống dân sự và chính trị, nếu vai trò công cộng của tôn giáo không được nhìn nhận. Nếu tôn giáo bị đẩy vào lãnh vực riêng tư thì nó mất đi khả năng gây ảnh hưởng tích cực nơi xã hội. Cũng thế, những nỗ lực lâu dài của tổ chức OSCE thiên về tự do tôn giáo xuất phát từ nhận thức rằng quyền tự do ấy là những gì làm nên đặc tính cho một trong những chiều kích căn bản nhất của con người và do đó tất nhiên vượt ra ngoài cả lãnh vực chỉ biết có riêng tư.

 

2.         Nếu việc đối thoại liên tôn giáo và liên văn hóa thành công khi giúp vào vấn đề chống lại những thành kiến nơi đời sống dân sự và chính trị thì hệ thống giáo dục và các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tránh đi những thứ rập khuôn, tránh đi những cái méo mó, những thái độ bất dung nhượng và việc hạ uy tín tôn giáo cùng văn hóa.

 

Về vấn đề này, phái đoàn đại biểu Tòa Thánh xin nhấn mạnh rằng những thái độ thiên lệch chống lại tôn giáo và văn hóa như thế – cho dù là thầm kín hay công khai – bao giờ cũng là những gì đáng trách tệ hại. Cũng cần phải ghi nhận là ngày nay, tiếc thay, chỉ mới có ít ý thức hay nhìn nhận cần thiết đối với tính cách thiên lệch gia tăng này, và có những lúc thù hận chống lại Kitô hữu cùng tôn giáo của họ. Thự ctại này cũng đe dọa đến cả các tôn giáo khác và tất cả mọi tôn giáo đều có nguy cơ bao lâu một tôn giáo trong họ trở thành một nạn nhân của vấn đề rập khuôn hay thành kiến.

 

Thưa Ôngh Điều Hợp,

 

3.         Việc hình thành về địa dư của tổ chức OSCE, trách nhiệm bao rộng của nó, và các hoạt động nơi những cơ cấu cùng sứ vụ của của nó ở các lãnh vực khác nhau, là những gì cooing hiến cho tổ chức này một khả năng đặc biệt trong vấn đề đương đầu với những thách đố chung. Đặc biệt là thách đố liên quan tới quyền tự do bày tỏ và việc dẫn giải trọn vẹn về quyền tự do này làm sao có thể cho nó tính cách hợp lý đối với những bày tỏ về dân sự cùng chính trị không tôn trọng những giới hạn hợp lý hoặc các giá trị khác, như quyền không bị dụng chạm tới. Những bày tỏ này là những gì có thể tạo nên những căng thẳng hiện hữu về chủng tộc, văn hóa và tôn giáo, vì, kinh nghiệm từng cho thấy là những bày tỏ này đánh thẳng vào những cốt lõi của những gì dân chúng thiết tha nắm giữ.

 

Nếu nhân danh một thứ cắt nghĩa sai lạc về quyền tự do bày tỏ, các quốc gia phần tử cho phép xúc phạm tới các cảm thức về tôn giáo của cá nhân hay của cả cộng đồng, thì những quốc gia ấy chẳng những không thể góp phần một cách hiệu nghiệm vào việc đối thoại giữa các tôn giáo, văn hóa và nhóm chủng tộc khác nhau, mà còn có nguy cơ làm tổn thương nó nữa. Việc đối thoại này cần phải dựa trên việc hiểu biết và tôn trọng nhau.

 

Trong môi trường xã hội chính trị hiện nay, tổ chức OSCE cùng với các cơ cấu của mình có thể nhấn mạnh tới cách thức làm thế nào để bảo đảm quyền tự do bày tỏ là quyền lợi nồng cốt nơi các nền dân chủ đa nguyên, thế những cũng cần phải nhấn mạnh tới cách thức làm sao để cho quyền lợi này được thể hiện một cách hữu trách, tỏ ra tôn trọng các niềm xác tín và thực hành của tất cả mọi tín hữu, cũng như tôn trọng các biểu hiệu làm nên tính chất riêng biệt của tôn giáo họ. Việc tôn trọng và bênh vực các thứ quyền lợi nền tảng trong vấn đề tự do bày tỏ ấy và quyền tự do tôn giáo như thế cần phải được bảo đảm, để cân bằng kỹ lưỡng và bảo toàn việc thực thi cả hai thứ quyền tự do này.

 

Xin cám ơn Ông Điều Hợp

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/6/2006 

 

 

TOP

 

 

?   Tòa Thánh Công Giáo Rôma với Giáo Hội Hiệp Thông Anh Giáo Về Vấn Đề Tấn Phong Giám Mục Cho Nữ Giới

 

Trong cuộc họp của các vị giám mục Anh Quốc ngày 5/6/2006 về vấn đề tấn phong cho nữ giới làm giám mục, Đức Hồng Y William Kasper, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo đã ngỏ lời rất dài, gồm có 6 đoạn, kể cả đoạn nhập đề (liên quan đến lý do tại sao ngài viết lá thư này, đó là để đáp lời mời của Đức Tổng Giám Mục Canterbury) và đoạn phụ đề (liên quan tới những lời của ĐTC Biển Đức XVI nói với hàng giáo sĩ Rôma ngày 2/3/2006 về vấn đề nữ giới trong Giáo Hội), riêng đoạn thứ nhất là đoạn nói tới tiến trình huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo trước vấn đề này của Giáo Hội Hiệp Thông Anh Giáo. Sau đây chỉ xin chuyển dịch phần thứ nhất này mà thôi.

 

Hôm nay là lần đầu tiên chúng ta bàn đến vấn đề tấn phong cho nữ giới. Blởi thế, tôi xin được bắt đầu bằng việc tổng quan ôn lại vắn gọn những lần bàn luận của chúng ta trước đây. Việc thực hiện vấn đề truyền chức cho nữ giới của một số giáo tỉnh thuộc Giáo Hội Hiệp Thông Anh Giáo, trong đó có cả Giáo Hội Anh Quốc, đã là những gì được nói tới bởi việc trao đổi văn thư sống động giữa Rôma và Canterbury.

 

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết một 1 bức thư về vấn đề này cho ĐTGM Donald Coggan vào ngày 30/11/1975, và một lần khác vào ngày 23/3/1976, rồi sau đó được tiếp tục với bức thư của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi ĐTGM Robert Runcie vào ngày 20/12/1984. Vị tiền nhiệm đặc trách phân bộ của tôi là ĐHY Jan Willebrands, đã trả lời cho việc hồi âm của ĐTGM Runcie ngày 18/12/1985.

 

Về vấn đề phong chức cho nữ giới làm giám mục, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết một bức thư rất nghiêm chỉnh cho ĐTGM Robert Runcie ngày 8/12/1988. Vị Giáo Hoàng này đã nói một cách thẳng thắn về ‘những trở ngại mới trên con đường tiến đến việc hòa giải giữa người Công Giáo và Anh Giáo’ cũng như về ‘việc ngăn chặn con đường nhìn nhận các thừa tác vụ của nhau’.

 

Ngài đã nhắc tới những khía cạnh về đại kết và giáo hội học của vấn đề này (Information Service, 70 [1989/I], 60). Trong các bản tuyên ngôn chung với ĐTGM Robert Runcie vào ngày 2/10/1989, cũng như với ĐTGM George Carey vào ngày 5/12/1996, ngài đã nói đến vấn đề này một lần nữa (Cited in: Growth in Agreement II, Report and Agreed Statements of Ecumenical Conversations on a World Level, Geneva -- Cambridge 2000, 327; 371 f.)

 

Tôi cũng cần phải nhắc tới những bản tuyên ngôn của ARCIC (In the Ministry Elucidations of 1979 n. 5, in: Growth in Agreement I. New York-Geneva 1984, 87; Church as Communion (1990) n. 57, in: Growth in Agreement II, 342), và vấn đề trả lời chi tiết cho Bản Tường Trình Rochester về ‘Các Vị Giám Mục Nữ Giới Trong Giáo Hội Anh Quốc?’ của Phân Bộ Đối Thoại Và Hiệp Nhất Của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Anh Quốc Và Wales ngày 3/10/2005.

 

Vấn đề chính thức luận chứng của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề tấn phong nữ giới này được phản ảnh nơi Bản Tuyên Ngôn của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin ‘Về Vấn Đề Nữ Giới Gia Nhập Hàng Giáo Sĩ’, ‘Inter Insigniores’ (1977), và trong bức tông thư của Đức Gioan Phaolô II ‘Ordinatio Sacerdotalis’, ‘Về việc chỉ truyền chức linh mục chon am giới mà thôi’ (1994).

 

Trong bức tông thư này, vị Giáo Hoàng ấy đã nói rằng Giáo Hội Công Giáo tin rằng mình không có thẩm quyền để thực hiện các việc truyền chức ấy. Bởi thế, việc truyền chức này được coi là bất hiệu thành (Giáo Luật CJC, 1024) (Other relevant documents: Address by Pope Paul VI "On the Role of Women in the Plan of Salvation," Jan. 30, 1977; Pope John Paul II, apostolic exhortation "Christifideles Laici" [1988] No. 51; Catechism of the Catholic Church [1992] No. 1577).

 

Chủ trương này thường bị giải thích sai trái như là những gì tính cách ghét kết hôn và chối bỏ phẩm giá bình đẳng của nữ giới. Thế nhưng, trong tông thư ‘Mulieris Dignitatem’ về ‘Phẩm Giá và Ơn Gọi của Nữ Giới’ (1988) cũng như trong ‘Thư Gửi Nữ Giới’ (1995) của mình, ĐGH Gioan Phaolô II đã làm sáng tỏ về chủ trương của Giáo Hội Công Giáo không hề có ý chối bỏ phẩm giá bình đẳng giữa nam và nữ hay tỏ ra thiếu tôn trọng nữ giới, song chỉ hoàn toàn trung thành với chứng từ tông truyền đã được truyền trong Giáo Hội qua các thế kỷ mà thôi.

 

(còn tiếp 1 kỳ)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/6/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ