GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 29/6/2006

 TUẦN XII THƯỜNG NIÊN

 

?  Hướng Về Ngày Họp Thế Giới Các Gia Đình ở Tây Ban Nha 8-9/7/2006: Bài 10.- Vai Trò Làm Cha

?  Tháng Sáu Kính Thánh Tâm Chúa với Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu:  Bài 10 - "Cha không đến để trừng phạt các con mà là đem các con về với Cha".

?  'Mặt Trời Khổ Ải' - Đức Gioan Phaolô II; 'Vinh Quang Oliu' - Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài 8 - Mối liên hệ mật thiết giữa nhị vị Giáo Hoàng

 

 

 

? Hướng Về Ngày Họp Thế Giới Các Gia Đình ở Tây Ban Nha 8-9/7/2006: 10.- Vai Trò Làm Cha

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Vai Trò Làm Cha: Cảm Nhận 

 

V

ẫn biết vai trò làm cha được bắt nguồn từ vai trò làm chồng và được bắt đầu từ khi có con, thế nhưng, mãi cho đến gần đây tôi mới cảm thấy phần nào ý nghĩa thực sự của vai trò làm cha của mình. Hôm đó, trên một chuyến xe chở cả gia đình đi chơi bằng chiếc Mini Van Mazda, tôi cảm thấy buồn ngủ hầu như không lái được nữa. Theo thường lệ, nhà tôi vốn thay tôi lái xe tiếp, nhưng lần này, đứa con trai lớn của chúng tôi, mới biết lái xe, lần đầu tiên đã lên ngồi vào thay chỗ của chúng tôi để lái xe cho cả nhà thay cho bố mẹ. Chính lúc tôi rời tay lái để con tôi ngồi vào chỗ tài xế thay tôi, tôi liền cảm thấy mình đã đến lúc về hưu, và đã đến thời điểm của thế hệ con tôi, thế hệ sẽ thay bố mẹ là thành phần tiền bối để tiếp tục điều hành các sinh hoạt gia đình và xã hội loài người. “Tre già măng mọc” là thế.

 

Tuy nhiên, dù bấy giờ đứa con mới hơn 16 tuổi của tôi đã có quyền lái xe và có khả năng lái xe, kể cả xe số tay rất giỏi, nhưng theo luật của tiểu bang California, nó vẫn cần phải có người lớn 25 tuổi trở lên ngồi trong xe với nó. Đúng thế, chúng tôi vẫn phải ngồi trên xe với cháu, để bảo đảm cho việc lái xe của cháu. “Cây có gốc, nước có nguồn” là thế.

 

Hôm ấy, sau khi rời tay lái và ngồi vào chỗ khác của mình trên xe, tôi tự nhiên nghĩ lại mới hôm nào tôi còn tập xe cho con tôi, hay phải chở con tôi đi học cũng như chở cháu đi sinh hoạt thể thao trong trường hoặc đi sinh hoạt xã hội trong cộng đồng, giờ đây, sau gần 6 tháng có bằng lái xe, cháu sắp có thể tự động lái xe đi đây đó một mình được rồi, kể cả việc chở các em của cháu đi học thay cho cha mẹ của cháu nữa.

 

Vai trò làm cha của tôi phải chăng đến đây, đến lúc con tôi tự mình làm được những gì cháu phải làm, cần làm và nên làm, hoàn toàn không cần tôi phải quan tâm lo lắng và hết sức giúp đỡ cháu như hồi cháu còn nhỏ nữa, là tôi hết trách nhiệm làm cha hay sao? Chắc chắn là không. Bởi vì, một khi còn sống, nếu thiên chức làm cha của tôi không bao giờ mất đối với những người con do chúng tôi sinh ra, thì ơn gọi làm cha của tôi cũng sẽ theo tôi cho tới khi, một là tôi qua đi trước các con tôi, hai là chúng qua đi trước tôi. Nói thế chứ, cho dù một đứa nào trong các người con của tôi chẳng may có qua đi trước tôi, vai trò làm cha của tôi đối với đứa con yểu mệnh vĩnh viễn vắng bóng trên đời ấy vẫn còn đó, ở chỗ, tôi không bao giờ quên được cháu, sẽ vĩnh viễn nhớ đến cháu, đến một con người ruột thịt đã do chính chúng tôi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục bằng tất cả tấm lòng yêu thương chăm sóc của mẹ cha.

 

Nếu nói đến mẹ là nói đến một cái gì bao la dào dạt, như được nhạc sĩ Y Vân cảm nhận và diễn đạt qua bài Lòng Mẹ bất hủ: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào”, thì nói đến người cha là nói đến một cái gì cao cả trổi vượt, như được diễn tả trong câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn”. Với hình ảnh biển dạt dào biểu hiệu cho mẹ tự bản chất vốn thiên về tình cảm, thì núi cao cả biểu hiệu cho cha tự bản chất vốn thiên về nghị lực.

 

Thế nhưng, theo thực tế thiên nhiên cho thấy, nếu nước chảy xuôi chứ không bao giờ chảy ngược, nước từ trên núi tuôn xuống đồng bằng, sông ngòi và biển cả thế nào, thì sự sống cũng phát xuất từ người cha đổ vào người mẹ như thế, làm cho người mẹ trở thành phong phú, thành nơi chất chứa sự sống và sản sinh sự sống, một sự sống được hiện hình nơi thành phần con cái.

 

Bởi thế, đối với sự sống là chính con cái mình và nơi con cái mình, người cha bao giờ cũng đóng vai trò đi làm nuôi con cho chúng được sống và được sống một cách dồi dào hạnh phúc, còn người mẹ thường ở nhà trông con, cho chúng chẳng những khỏi bị những nguy hiểm có thể tác hại đến sự sống của chúng, mà còn làm cho cuộc sống của chúng dễ chịu yêu đời nữa.

 

Vai Trò Làm Cha: Khởi Nguồn

 

Thế nhưng, sự sống của con người là loài có lý trí và lương tri không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bởi những cảm thức tâm linh xứng hợp với phẩm vị con người cũng như với ơn gọi làm người của họ nữa. Bởi vậy, trách nhiệm của làm cha không phải chỉ đóng vai trò đi làm nuôi con cái của mình cho chóng lớn và khỏe mạnh, mà còn ở vai trò giáo dục con cái mình nữa.

 

Vẫn biết vai trò giáo dục con cái là trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ, nhưng, theo bản chất phái tính nam hay nữ của mình, cũng như theo vai trò làm cha hay mẹ của mình, cha mẹ thường có những cách thức hay đường lối giáo dục khác nhau, mẹ thường thiên về tình cảm, thông cảm, thương cảm, còn bố thiên về lý lẽ, luật lệ, nghiêm khắc. Đó là lý do con cái thường sợ bố hơn sợ mẹ, và cũng là lý do người ta thường nói “con hư tại mẹ cháu hư tại bà”.

 

Thế nên, dù cả cha lẫn mẹ đều có quyền giáo dục con cái, song có thể nói giáo dục là khả năng riêng của người cha, vì giáo dục liên quan đến tinh thần và ý thức của con người là những gì hợp với bản chất và khuynh hướng của người cha. Đó là lý do đến đây chúng ta cần nói đến nguồn gốc của vai trò làm cha hay ơn gọi làm cha.

 

Tuy câu đầu tiên của bài này đã nói “vai trò làm cha được bắt nguồn từ vai trò làm chồng”, nhưng thật ra, sâu xa hơn và chính xác hơn, được bắt nguồn từ phái tính nam nhân của người làm cha. Tại sao? Thưa, tại vì nếu không phải để làm cha thì họ đã không phải là nam nhân, có thể là nữ nhân, và vì không phải là nam nhân, họ cũng không có những cơ phận thể lý và tâm lý khác với nữ nhân, những cơ phận và chức phận xứng hợp với vai trò làm cha của họ. Nói cách khác hay nói ngược lại, chính vì để làm cha mà tôi mới được sinh ra là một nam nhân, với tất cả những gì cần thiết để làm cha, về cả thể lý, liên quan đến bộ phận sinh dục, lẫn tâm lý, liên quan đến nghị lực cương quyết và thái độ nghiêm thẳng của tôi.

 

Vẫn biết như câu đầu tiên của bài này đã nhận định “vai trò làm cha… được bắt đầu từ khi có con”, nhưng thật ra, sâu xa hơn và chính xác hơn, được bắt nguồn từ chính vai trò làm chồng. Bởi vì, theo sinh lý, nếu không làm chồng, dù không chính thức mà chỉ do bởi một cuộc truy hoan ngoại hôn, một nam nhân sẽ không bao giờ có thể làm cha, kể cả kiểu làm cha theo khoa học bằng cách hiến tinh trùng. Như thế, nếu ơn gọi hay thiên chức làm cha được bắt nguồn hay được tiềm ẩn nơi phái tính nam nhân của người làm cha thì vai trò làm cha của họ được bắt đầu ngay từ giây phút nam nhân thực hiện tác động vợ chồng của họ.

 

Chính vì vai trò làm chồng và làm cha hết sức mật thiết và liên hệ với nhau như vậy nơi cùng một con người nam nhân như thế mà, kinh nghiệm cho thấy, nam nhân nào ý thức và nỗ lực đóng đúng vai trò làm chồng của mình cũng sẽ đóng đúng vai trò làm cha của họ, hay ngược lại, một người cha hết sức yêu thương con cái của mình, sẽ không thể nào hay khó lòng lại trở thành một người chồng lơ là bỏ bê vợ, tệ bạc với vợ, thậm chí phản bội vợ hoặc ly dị vợ. Thế mà, nực cười thay, ở xã hội văn minh về nhân bản và tân kỳ về khoa học kỹ thuật ngày nay, khi ly dị, người ta lại tranh nhau quyền được coi sóc con cái.

 

Vấn đề ở đây là, nếu thực sự hai vợ chồng yêu con cái đến giành nhau như thế, tại sao lại đi đến chỗ ly dị chứ?! Phải chăng trước khi lấy nhau, trước hết và trên hết, họ chỉ nghĩ đến quyền lợi làm vợ chồng, hơn là ý thức vai trò làm cha mẹ của mình? Bằng không, tại sao vừa đụng chạm đến thứ quyền lợi vợ chồng này của họ là họ đã đem nhau ra tòa ly dị, hoàn toàn không “care” gì đến quyền lợi và ích lợi tâm linh của con cái họ.

 

Bởi thế, vai trò làm cha trước hết được thể hiện nơi vai trò làm chồng, một vai trò đã được chia sẻ ở bài Vai Trò Làm Chồng trước đây, rồi sau đó vai trò làm cha mới được tiếp tục chính thức nơi phận vụ đối với con cái, bắt đầu từ lúc đứa con đầu lòng xuất hiện trong bụng người vợ, đúng hơn bắt đầu từ lúc người chồng hân hoan biết được vợ mình có thai, nhất là vào lúc họ hào hứng ghé tai vào bụng vợ để cố nghe thấy những tác động đầu đời của đứa con mình, dù chưa biết nó ra sao, nam hay nữ, giống bố hay giống mẹ hoặc giống cả hai, đẹp hay xấu, tốt lành hay gian ác, công thành danh toại hay lận đận long đong v.v.

 

Thế rồi tình nghĩa phụ tử được hân hoan và long trọng cử hành khi đứa con đầu lòng lọt bụng mẹ vào đời. Ở chỗ, con người nam nhân lần đầu tiên được làm cha ấy nhìn thẳng vào khuôn mặt của người con, hiện thân của một sự sống phát xuất từ thân thể nam nhân của họ, một sự sống đã được truyền qua tác động họ ái ân với người mẹ của nó chín tháng trước. Dù không biết trước đứa con vừa lọt lòng mẹ đó là ai và như thế nào trước khi nó sinh ra, thậm chí cả tương lai của nó sau này, song không phải vì thế mà nó bởi ngẫu nhiên mà có. Trái lại, khuôn mặt nó không giống bố thì giống mẹ, hoặc giống cả hai, và trong cơ thể của nó mang máu mủ ruột thịt của họ, với những mầm mống di truyền từ họ, cả về thể lý lẫn tâm lý, ngay cả bệnh lý nếu có.

 

Vai Trò Làm Cha: Thể Hiện

 

Tuy nhiên, có một phương diện cha mẹ không thể di truyền cho con cái được đó là phương diện về luân lý liên quan đến lương tâm con người. Bởi thế, thực tế cho thấy, có những cha mẹ bê bối (như ham làm ăn kiếm tiền đến bỏ bê con cái, hay ham mê cờ bạc rượu ché, thời trang lãng mạn) song con cái vẫn không bị ảnh hưởng gì hay bị tác hại lắm, hoặc ngược lại có những cha mẹ rất tốt lành lại có những đứa con hư thân mất nết.

 

Đó là lý do, vai trò làm cha, dù trước hết là làm lụng nuôi con, song trên hết là dạy con nên người. Nếu đã làm hết cách theo trách nhiệm làm cha của mình trong việc giáo dục con cái mà đứa con vẫn hư đi, thì người cha đã chu toàn vai trò làm cha của mình.

 

Ngoài ra, cho dù đã vất vả làm ăn nuôi con ăn học, song lại để cho con cái của mình hư đi, hay để chúng trở thành những đứa con mất dậy, thì người cha đã không đóng đúng vai trò của mình, hay đóng thiếu vai trò làm cha của mình.

 

Thế nhưng, trong việc giáo dục con cái nên người, làm thế nào để biết được mình là người cha đã làm hết cách thực hiện việc làm tối quan trọng này, và những cách giáo dục con cái của người cha đã nỗ lực thực hiện và nghĩ là hay nhất đó có thực sự thích đáng và tác hiệu hay chăng, lại là một vấn đề khác, vấn đề liên quan đến nghệ thuật giáo dục là vấn đề sẽ được bàn đến sau, tiếp theo loạt bài về chủ đề hôn nhân và gia đình đang được chia sẻ đây.

 

Có một điều không thể chối cãi và hết sức phũ phàng ở đây là, một người cha, vì bất cứ lý do nào đó, chẳng hạn vì rượu chè cờ bạc, vì đối xử tệ bạc với vợ, vì nói mà không làm, vì chủ quan cố chấp, vì nóng nẩy hung bạo v.v. đã làm mất thế giá của mình, nghĩa là làm cho con cái không còn tin tưởng và kính phục mình như là một người cha gương mẫu thần tượng của chúng, thì dù chúng có khiếp sợ người cha này đi nữa, thực tế cho thấy kể như người cha ấy đã hoàn toàn thất bại trong việc giáo dục con cái.

 

Bởi vì, giáo dục trước nhất là dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho con cái nên người, mà người truyền thụ giáo dục với vai trò làm cha chỉ vì thiếu uy tín lại không bảo được con, thì không phải là người cha chưa đóng đúng vai trò làm cha giáo dục con cái của mình hay sao?

 

Nếu giáo dục là phận sự chính yếu, thuộc khả năng và thẩm quyền của người cha hơn của người mẹ, mà việc giáo dục trước hết là làm sao cho con cái tin tưởng và kính phục mình, thì vai trò làm cha chẳng những được thể hiện nơi vai trò làm chồng, mà còn được thể hiện nơi vai trò làm người của người cha nữa. Người cha phải làm người sống làm sao để người con lúc nào cũng quyến luyến cha, cũng cởi mở với cha, không giấu diếm cha điều gì, bao giờ gặp khó khăn cũng nghĩ ngay đến cha, người duy nhất có thể cứu giúp mình, người làm chúng hãnh diện với bạn hữu chúng. Như thế, vai trò làm cha được thể hiện sâu xa ở vai trò làm người của người cha.

 

Trường hợp những người cha muốn lấy lại uy tín và thế giá của mình nơi con cái cũng không có gì là khó cho lắm, nếu họ biết khiêm nhượng hạ mình xuống, dám xin lỗi con cái về tất cả gương mù gương xấu họ đã vô tình hay hữu ý gây ra cho chúng. Nhiều khi chính vì cử chỉ bất thường này của người cha mà con cái lại cảm phục cha mình hơn bao giờ hết. Chúng không ngờ cha mình lại như vậy. Chúng có thể sẽ cảm thấy hết sức hối hận vì đã tỏ ra âm thầm hay ra mặt khinh thường cha và không nghe lời cha của chúng. Tóm lại, vai trò làm cha chẳng những được bắt nguồn sâu xa từ nam tính của người cha mà còn được thể hiện sống động ngay nơi con người danh giá của người cha, một con người chẳng những có khả năng thông truyền sự sống thể lý của mình cho con cái qua việc truyền sinh, mà còn làm cho sự sống ấy trở thành viên mãn trọn hảo nơi con cái mình bằng chính phẩm vị làm người tuyệt vời của mình nữa vậy.

 

Khi tôi đang viết bài này, đứa con trai lớn của tôi, đứa con tôi đã đề cập đến ở đầu bài, đang ở nhà để sửa soạn vào đại học cuối tháng chín, và đang thích theo dõi các chương trình truyền hình liên quan đến Ngày 11/9/2001, đã tự động đến nói với tôi bằng Việt ngữ rằng, “tí nữa con sẽ rửa xe cho bố”. Thật không gì cảm động và an ủi cho một người bố, cho một người làm cha làm mẹ, khi được nghe thấy từ môi miệng con cái của mình những lời vàng ngọc phát xuất tận đáy lòng hiếu thảo của chúng như vậy. Quả nhiên, cháu đã làm đúng những gì cháu nói. Và khi cháu vừa rửa xe cho tôi xong thì cùng lúc tôi cũng hoàn tất bài viết Vai Trò Làm Cha này.  

 

(Bài ngày mai: Vai Trò Làm Mẹ)

 

 

TOP

 

 

 ? Tháng Sáu Kính Thánh Tâm Chúa với Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu:  Bài 10 - "Cha không đến để trừng phạt các con mà là đem các con về với Cha".

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

Điều gì phải nói đã được nói.

Điều gì phải làm đã được làm.

Điều gì Cha mong muốn sẽ xẩy ra. (20-11-1972)

 

Mỗi linh hồn đều đáng lãnh nhận dấu hiệu của Ôn Cứu Chuộc.

Không ai đến với Chúa Cha mà không bởi Cha, mà vì thế cũng phải trải qua thánh giá nữa. Khi được lãnh nhận bằng tình yêu thì thánh giá trở nên ngọt ngào và vui thú.

Cha không hứa cho các người theo Cha những kỳ công tuyệt diệu ở đời này, mà chỉ là vinh quang Nước Trời, cùng với ôn trợ giúp trong mọi côn gian nan thử thách của họ mà thôi.

Cha là sức mạnh của kẻ nhỏ bé và của người yếu đuối.

Cha là niềm vui và là Tình Yêu. Và bình an của Cha ngự trò trong các tâm hồn của những ai kính sợ và yêu mến Cha. (23-4-1973: Thứ Hai Phục Sinh)

 

Con hãy viết xuống đi:

Công Việc của Chúa được tình yêu và tình thưông của Người đóng ấn tín. Nó êm ái và đầy những quan tâm trong việc trợ giúp các con đấy, hỡi những đứa con của Cha ôi.

Nó không sai khiến các con đâu, vì các con đã có tự do được Thiên Chúa tôn trọng.

Nó loại trừ cái tôi, lầm lẫn và kiêu căng.

Nó nói với cói lòng bằng ngôn ngữ khiêm tốn.

Nó là bằng chứng mới mẻ của Thiên Chúa hằng sống đối với kẻ dữ.

Nó bảo vệ những kẻ bò đàn áp và an ủi những kẻ khổ đau vì công lý và chân lý.

Cúi mình dưới gánh nặng của Thánh Giá, nó tưôi cười và vẫn bình thản chấp nhận.

Nó là một cuộc nhập thể của đức ái thần linh. (4-6-1973)

                       

Cha không đến để trừng phạt các con mà là đem các con về với Cha.

Những biến cố hiện nay chứng tỏ cho chúng ta thấy những tâm tưởng của một thế giới tham lam, lầm lạc và vò kỷ.

Với người công chính, Cha mở Trái Tim của Cha ra' với những ai không phải là tín hữu, Cha mở cánh tay Cha' còn với những kẻ phản chống lại lề luật yêu thưông của Cha, Cha phó nộp họ cho phép công thẳng của Cha.

Cha đã nói: 'Hãy mở ra cho Cha một con đường, hãy làm lắng dòu phép công thẳng của Cha bằng tình yêu của các con, tình yêu của những hồn nhỏ'. Bên trên vùng biển bùn lầy là tội lỗi đó, Tình Yêu xoải cánh của mình ra, và đám con cái trung thành của Người tụ tập lại trong nôi nưông náu chở che này.           

Mắt của Cha âu yếm dừng lại trên những hoa trái này của tình thưông Cha, song Cha không thể quên được những kẻ làm gưông mù cho những người con nhỏ của Cha.

Ôn tha thứ của Cha thì mau mắn và phép công thẳng của Cha thì chậm chạp là vì các con đó, hỡi các hồn nhỏ ôi.

Kẻ gian ác không sợ đợi chờ ngày Chúa đến, vì họ không tin sẽ có ngày đó, thế nhưng, không sớm thì muộn ngày đó sẽ đến vào đúng giờ mà Cha muốn. (1-12-1973)

 

Hỡi ngôn sứ nhỏ của tình yêu và tình thưông Cha, hãy đến, hãy theo Cha. Hãy chăm chú nhìn Người Bạn cao cả của con đang sống trong thần tính của Người' hãy chăm chú nhìn Người đang đau khổ nôi nhân tính bò khinh miệt của Người.

Con có muốn chia sẻ như thế với Người không?

Cha muốn con, bằng tình yêu của Cha, làm cho Cha được các linh hồn biết đến thân tình hôn nữa. Một Thiên Chúa báo oán chỉ là một Người Cha tội nghiệp, khi phải trừng phạt con cái mình để buộc chúng phải hồi tâm nghó lại.

Tình yêu cứu rỗi - con chớ có sợ Cha, hãy lại gần tình thưông của Cha hôn nữa.

Khổ đau của Cha được tất cả mọi con cái của Cha chia sớt.

Nhưng, con hãy tin rằng, Cha vẫn muốn cứu nhân loại đáng thưông vì tội lỗi mà bò hư đốn.

Con hãy nhân danh Cha mà nói: có những điều không được che dấu đi mà tránh khỏi bò trừng  phạt, vì làm như thế là trọng phạm đến tình yêu van nài của Cha.

Nạn phá thai phải được giải quyết, những lời của Cha phải được tỏ bầy, những cảnh cáo của Cha phải được lắng nghe.

Các linh hồn trung thành với giáo lý của Thày mình, và ý thức được trách nhiệm của mình trước nhan Người, phải mạnh mẽ lên án việc giáo dục qủi quái làm ô nhiễm đám trẻ. (19-12-1973)

 

(còn tiếp cho tới hết Tháng Thánh Tâm)

 

 

TOP

 

 

?   'Mặt Trời Khổ Ải' - Đức Gioan Phaolô II; 'Vinh Quang Oliu' - Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài 8 - Mối liên hệ mật thiết giữa vị đương kim với vị tiền nhiệm

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Được vững tâm dấn thân làm Giáo Hoàng

 

Sứ Điệp đầu tiên gửi Hồng Y Đoàn 20/4/2005


“Quí Huynh thân mến, việc nhận thức sâu xa về tặng ân của tình thương Chúa đã chiếm đoạt tâm hồn tôi bất chấp tất cả mọi sự. Tôi coi đây là ân huệ mà vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Gioan Phaolô II đã chiếm được cho tôi. Tôi dường như có thể cảm thấy là bàn tay mạnh mẻ của ngài đang xoắn chặt lấy tay tôi; tôi dường như thấy được ánh mắt tươi vui và nghe được tiếng của ngài ngỏ cùng tôi nhất là vào lúc này rằng: ‘Đừng sợ!’”

 

Cũng tiếp tục kêu gọi “Đừng Sợ”

 

Bài Giảng Lễ Đăng Quang 24/4/2005

 

“Tới đây, tôi nghĩ về ngày 22/10/1978, ngày mà Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu thừa tác vụ của mình tại Quảng Trường Thánh Phêrô đây. Những lời của ngài vào dịp ấy vẫn liên tục vang vọng trong tai tôi: ‘Đứng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’ Vị Giáo Hoàng này đã ngỏ cùng thành phần thế lực, thành phần quyền lực của thế giới này, những thành phần sợ rằng Chúa Kitô có thể lấy đi một cái gì đó khỏi quyền lực của họ nếu họ để cho Người vào, nếu họ để cho đức tin được tự do. Phải, Người chắc chắn sẽ lấy đi một cái gì đó khỏi họ: đó là cái thế lực hư hoại, cái mạo dụng luật lệ và tự do để làm những gì họ thích. Thế nhưng, Người sẽ không lấy đi bất cứ điều gì liên quan đến tự do và phẩm vị của con người, hay liên quan đến việc dựng xây một xã hội chân chính.

 

“Vị Giáo Hoàng này cũng nói điều đó với hết mọi người, nhất là giới trẻ. Không phải tất cả chúng ta đều hãi sợ một cách nào đó hay chăng? Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô hoàn toàn đi vào cuộc đời của mình, nếu chúng ta trọn vẹn cởi mở bản thân mình cho Người, chúng ta có sợ rằng Người có thể sẽ lấy đi khỏi chúng ta một cái gì đó hay chăng? Chẳng lẽ chúng ta không sợ phải từ bỏ một cái gì đó quan trọng, một cái gì đó chuyên biệt, một cái gì đó làm cho đời sống hết sức tuyệt vời hay sao? Như thế chẳng lẽ chúng ta lại không liều mình đi đến chỗ làm suy giảm đi hay làm hụt hẫng mất cái tự do của chúng ta hay sao?

 

“Một lần nữa, vị Giáo Hoàng này đã nói: Không đâu! Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô đi vào cuộc sống của chúng ta thì chúng ta chẳng những không bị mất đi một sự gì cả, không một sự gì, tuyệt đối là không có một sự gì, trái lại, nhờ đó còn làm cho cuộc của chúng ta được thanh thoát, tuyệt vời và cao cả. Không đâu! Chỉ có ở nơi mối thân tình này các cửa sự sống mới có thể rộng mở mà thôi. Chỉ có ở nơi tình nghĩa ấy khả năng cao cả của sự sống con người mới thực sự thể hiện mà thôi. Chỉ có ở trong tình nghĩa này chúng ta mới cảm thấy được vẻ đẹp và tự do mà thôi.

 

“Bởi thế, hôm nay đây, bằng quyền năng mãnh liệt và bằng niềm xác tín vững chắc, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân lâu đời của mình, hỡi giới trẻ thân mến, tôi muốn nói cùng quí bạn rằng: Xin đừng sợ Chúa Kitô! Ngài không lấy đi một điều gì đâu, mà Người lại ban cho các bạn hết mọi sự. Khi chúng ta hiến mình cho Người, chúng ta nhận lại được gấp trăm. Phải, hãy mở cửa, mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ tìm thấy sự sống đích thực”.

(còn tiếp nhiều kỳ)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ