GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 21/8/2006

 TUẦN XX THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XX Thường Niên 20/8/2006 về Thánh Bênađô

?  Lời Phát Biểu Cuối Cùng của Vị Đặc Sứ Giáo Hoàng ở Lebanon

?   Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về Tình Hình Lebanon

 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XX Thường Niên 20/8/2006 về Thánh Bênađô

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Trong số các vị thánh theo ngày, phụng niên đề cập tới Thánh Bênađô Clairvaux, một vị đại tiến sĩ của Giáo Hội, vị đã sống vào thời khoảng giữa thế kỷ 11 và 12 (1091-1153). Gương của ngài cùng với các giáo huấn của ngài đặc biệt hữu ích cho cả thời đại của chúng ta nữa.

 

Sau khi từ giã thế gian sau một giai đoạn đầy bấn loạn nội tâm, ngài đã được chọn làm đan viện phụ đan viện Xitô ở vào tuổi 25, và tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo đan viện này 38 năm, cho tới khi qua đời.

 

Việc ngài chuyên tâm thinh lặng và chiêm niệm cũng không ngăn trở ngài hăng hái thi hành hoạt động tông đồ. Ngài còn làm gương trong việc dấn thân chế ngự tính nóng của ngài, cũng như trong việc khiêm tốn nhìn nhận những hạn hữu và lầm lỗi của mình.

 

khoa thần học của ngài phong phú và giá trị chẳng những vì những chiều kích mới cởi mở của ngài, mà còn vì việc ngài thành đạt trong vấn đề nói lên những sự thật của đức tin một cách sáng sủa và sâu sắc, có thể lôi cuốn những ai nghe ngài và hướng tâm linh về việc hòa giải và nguyện cầu.

 

Mỗi một bản văn của ngài đều âm vang một cảm nghiệm nội tâm phong phú, một cảm nghiệm ngài tiếp tục thông đạt cho người khác với một khả năng thuyết phục.

 

Đối với ngài, tình yêu là mãnh lực mãnh liệt nhất của đời sống thiêng liêng. Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, vì yêu thương tạo dựng nên con người và vì yêu thương giải cứu họ. Ơn cứu độ của tất cả mọi con người, thành phần bị tử thương bởi nguyên tội và bị đè nặng bởi các tư tội, hệ tại ở việc mạnh mẽ gắn bó với đức ái thần linh, một đức ái được trọn vẹn tỏ cho chúng ta trong Chúa Kitô tử giá và phục sinh.

 

Bằng tình yêu của mình, Thiên Chúa chữa lành ý muốn của chúng ta và lý trí bệnh hoạn của chúng ta, nâng chúng lên tới mức độ cao nhất của mối hiệp nhất với Ngài, tức là tới mức độ thánh đức và thần hiệp.

 

Thánh Bênađô nói về điều này, trong số những điều khác, ở tập sách ngắn nhưng nhất quán ‘Liber de diligendo Deo’ (Tập Sách về Tình Yêu Thiên Chúa). Ngài có một bản viết khác tôi muốn nêu lên, đó là cuốn ‘De Consideratione’, một văn kiện ngắn ngủi ngỏ cùng Đức Giáo Hoàng Eugene III. Đề tài chủ yếu của tập sách này, hoàn toàn riêng tư, là tầm quan trọng của vấn đề phản tỉnh nội tâm, một yếu tố thiết yếu cho lòng đạo đức – và ngài đã nói điều này với một vị Giáo Hoàng.

 

Cần phải chú ý tới những mối nguy hiểm nơi việc hoạt động quá trớn, bất kể hoàn cảnh và nghề nghiệp của con người, thánh nhân nhận định, vì – như ngài với vị Giáo Hoàng lúc ấy, và với tất cả mọi vị Giáo Hoàng cũng như với tất cả chúng ta – những bận bịu đủ thứ thường dẫn đến ‘tình trạng cứng lòng’, ‘chúng chính là những gì làm tổn thương đến tinh thần, làm mất đi sự sáng suốt và phân tán ân sủng’ (II, 3).

 

Lời khuyên can này là những gì hiệu lực đối với tất cả mọi thứ nghề nghiệp, bao gồm cả những ai vốn gắn liền với việc quản trị của Giáo Hội. Theo chiều hướng này, sứ điệp được Thánh Bênađô ngỏ cùng Đức Giáo Hoàng, vị từng làm môn đệ của ngài ở Claivaux, là một sứ điệp khích động: ‘Hãy coi chừng  những xâm chiếm tai hại này chi phối ngài, nếu ngài cứ tiếp tục đánh mất mình nơi chúng – không giành lại cho mình bất cứ điều gì của bản thân mình’ (ibid).

 

Lời kêu gọi này ích lợi biết bao đối với chúng ta liên quan tới tầm quan trọng của việc nguyện cầu! Chớ gì Thánh Bênađô, vị đã có thể hòa hợp nỗi khát vọng giữa việc sống cô quạnh và bình lặng của một đan sĩ trong viện tu với tính cách cần thiết của các sứ vụ quan trọng và phức tạp nơi việc phục vụ Giáo Hội, giúp chúng ta biết cụ thể hóa khát vọng này nơi đời sống của chúng ta, nơi các hoàn cảnh và cơ hội sống của chúng ta.

 

Chúng ta ký thác niềm ước ao khó khăn này trong việc tìm kiếm mức quân bình giữa tính cách nội tâm và hoạt động cần thiết cho việc chuyển cầu của Đức Trinh Nữ, vị ngài đã mến yêu từ hồi còn nhỏ bằng một lòng sùng mộ thiết tha và thơ thảo, cho đến nỗi chiếm được danh hiệu ‘Tiến Sĩ Thánh Mẫu’.

 

Chúng ta hãy kêu cầu Mẹ để Mẹ mang lại bình an chân chính và lâu dài cho toàn thế giới. Trong một bài diễn từ nổi tiếng, Thánh Bênađô đã ví Mẹ Maria với ngôi sao mà thành phần thủy thủ tìm kiếm để khỏi bị lạc hướng.

 

Ngài đã viết những lời lừng danh này như sau: ‘Dù bạn là ai đi nữa, đang thấy mình trong cuộc đời chết chóc này đang bị trôi giạt theo giòng nước phũ phàng theo sóng gió, thay vì bước đi trên nền đất vững, thì đừng rời mắt của mình khỏi ánh sáng của ngôi sao dẫn lối, trừ khi bạn muốn bị bão tố nhận chìm…. Hãy nhín lên ngôi sao ấy, hãy kêu lên Maria…. Theo Mẹ hướng dẫn, bạn không lầm đường, trong khi kêu cầu Mẹ, bạn sẽ không bao giờ nản chí… nếu Mẹ đi trước bạn, bạn sã không mệt mỏi; nếu Mẹ nâng đỡ bạn., bạn sẽ tiến tới đích điểm’ ("Homilia super Missus est," II, 17).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/8/2006

 

 

TOP

 

 

 ? Lời Phát Biểu Cuối Cùng của Vị Đặc Sứ Giáo Hoàng ở Lebanon

 

Vì tình hình xung đột xẩy ra hơn một tháng trời giữa Do Thái và nhóm dân quân Hezbollah ở Lebanon, vị giáo hoàng đương kim Biển Đức XVI của chúng ta đã gửi vị đặc sứ của ngài tới đất nước Lebanon, cũng cùng vị đặc sứ cũng đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sai đến Iraq gặp tổng thống Iraq để ngăn cản chiến cuộc Iraq xẩy ra trước hăm dọa của Hoa Kỳ, đó là Đức Hồng Y người Pháp hưu trí nguyên chủ tịch hội đồng công lý và hòa bình của Tòa Thánh Roger Etchegaray.

 

Hôm Thứ Hai, 14/8, ngài đã gặp tổng thống Lebanon, gặp vị chủ tịch của Hội Đồng Chư Bộ Trưởng, vị phó chủ tịch Hội Đồng Cao Cấp Giáo Phái Hồi Giáo Shiite, và vị thượng phụ của Kitô hữu theo lễ nghi Maronite, đồng thời ngài cũng viếng thăm những trụ sở chính của Hội Bác Ái Caritas Lebanon. Sáng Thứ Ba, ngài đã chủ tế Thánh Lễ trọng kính Đức Mẹ Mông Triệu ở Đền Thánh Mẫu Đức Bà Lebanon ở Harissa, với sự tham dự của Đức Hồng Y Pierre Nasrallah Sfeir, Thượng Phụ ở Antioch thuộc lễ nghi Maronites. Buổi chiều cùng ngày, ngài đã đến viếng thăm những người tị nạn ở Haret Sakher, và gặp Đức Aram I giáo chủ Công Giáo Armenia.

 

Sau đây là những lời phát biểu của ngài hôm Thứ Tư 16/8, trước khi ngài lên đường trở về sau thời gian 3 ngày thi hành nhiệm vụ của vị đặc sứ giáo hoàng.

 

“Tôi đến Lebanon để cử hành lễ Mẹ Maria Mông Triệu, nhân danh Giáo Hoàng Biển Đức XVI cầu nguyện cho hòa bình ở Lebanon và Trung Đông.

 

“Cuộc viếng thăm của tôi trùng hợp với những giờ phút đầu tiên của cuộc ngưng bắn, một điều đã cần phải mất nhiều thời gian và nghị lực và là những gì chúng ta hy vọng sẽ chân thực và lớn lao. Cuộc ngưng bắn cần phải giúp cho việc tất cả mọi lực lượng hòa bình có thể giải quân. Chúng ta phải cám ơn những ai, thuộc các cấp độ quốc gia và quốc tế khác nhau, đã kế hoạch mở ra một cách lâu dài một con đường có thể áp dụng ở mức độ tất cả mọi người sát cánh dấn thân thực hiện, ở chỗ không ai có thể đứng về một phía cả.

 

“Con đường này, lâu dài và gian nan, trước hết, cũng là một con đường linh thiêng nữa. Không một nỗ lực nào sẽ kéo dài nổi nếu nó không được hỗ trợ bởi sự bình an của những tinh thần và các cõi lòng. Chúng đã nguyện xin điều này cùng Đức Bà Harissa, và nhân dân Lebanon đã hiểu được nó rõ ràng, khi họ bất chấp những khó khăn đông đảo tuốn đến.

 

“Chỉ khi nào thuần phục ý muốn của Thiên Chúa mới giúp chúng ta có thể bẻ gẫy cái lý lẽ của sự dữ bửa vây con người, một sự dự được đánh dấu bằng việc bạo động mù quáng và tự sát. Qua những cuộc gặp gỡ giữa tôi với các vị thẩm quyền tôn giáo và chính trị, tôi có thể chứng thực rằng những người Kitô hữu và Hồi hữu đang sẵn sàng làm mọi sự có thể để cùng nhau tái thiết xứ sở bị thương tích này. Bình an không phải chỉ là việc bóp nghẹt những ai đã đánh nhau. Nó là một sự cổ võ nguyên tuyền của một gia đình thực sự tin rằng tất cả mọi phần tử của mình đều là huynh đệ, vì họ được Thiên Chúa yêu thương cùng một cách thế như nhau.

 

Tôi nghĩ rất nhiều tới thành phần bị phân tán ở miền nam Lebanon, những người đang cố gắng – thường bằng lệ rơi – để tìm lại nhà cửa ruộng vườn của mình. Tôi xin tất cả mọi tổ chức chính quyền và ngoài chính quyền đừng thôi song hãy gia tăng việc cứu trợ cần thiết trong một thời gian lâu dài.

 

Tôi có thể bảo đảm là Đức Giáo Hoàng tiếp tục chú ý rất nhiều tới những khổ đau và nhu cầu, cả về tinh thần lẫn vật chất, của tất cả mọi người dân Labanon.

 

Giờ đây, các thứ vũ khí đã im hơi lặng tiếng, Lebanon mới có thể cho thấy rằng con tim của mình luôn đập nhịp hiệp nhất quê hương và nhịp hòa bình giữa các dân tộc vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/8/2006

 

 

TOP

 

 

?   Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về Tình Hình Lebanon

 

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva, ngỏ lời cùng khóa họp đặc biệt của Hội Đồng Nhân Quyền về tình hình Lebanon, hôm 11/8/2006.

 

Kính Ông Chủ Tịch,

 

1.         Một lần nữa việc vi phạm nhân quyền đã dẫn tới tình trạng bất an và xung đột ở Lebanon và vùng Trung Đông trong một cái vòngt lẩn quẩn tiếp tục làm lũng đoạn cuộc chung sống thuận hòa. Tòa Thánh tin tưởng rằng cái vòng lẩn quẩn này có thể bị phá hủy, nếu lý trí, thiện chí, việc tin tưởng nơi người khác, việc áp dụng những quyết tâm, và việc hợp tác giữa các đồng bạn hữu trách là những gì nắm phần chủ yếu.

 

Bước đầu tiên tức thời của một phương sách về đạo lý như thế, hợp với các tiêu chuẩn lề luật quốc tế, đòi phải ngưng bắn ngay, trước hết để giúp và bảo vệ thành phần dân sự cùng với các quyền lợi căn bản của con người.

 

2.         Cuộc bạo động trong những tuần lễ này đang hủy hoại đi một kiểu mẫu hứa hẹn nơi tính chất đề huề vui tươi của quốc gia, một tính chất có được qua nhiều thế kỷ, những tháng năm cái đa nguyên của các cộng đồng, thậm chí cái kiểu mẫu hứa hẹn của những niềm xác tín tôn giáo rất khác nhau, biết rằng chỉ có một cách thức duy nhất để sống trong an bình và an ninh, cũng như để sử dụng các nguồn nhân bản và tính cách đa dạng của con người một cách sáng tạo, đó là việc đối thoại và gắn bó hợp tác với nhau. Toàn thể vùng này có thể được lợi ích bởi việc áp dụng thi hành kiểu mẫu này một cách thành quả và nhờ đó mở ra một chân trời hy vọng.

 

3.         Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong khi tái khẳng định rằng hòa bình là một tặng ân của Thiên Chúa, đã từng kêu gọi thực hiện một cuộc ngưng bắn ngay, để mở đường cho việc cứu trợ nhân đạo trong việc giúp đỡ thành phần khổ đau là thành phần có quyền sống, ăn uống, sức khỏe, nước nôi, nhà cửa, giờ đây là một ưu tiên, cũng như để bắt đầu ngay những cuộc thương lượng hữu lý và hữu trách để cuối cùng chấm dứt những trường hợp khách quan bất công đang xẩy ra ở vùng đất này.

 

4.         Bản Tuyên Ngôn Chung về Các Nhân Quyền nhắc nhở chúng ta rằng hòa bình là điều kiện căn bản cho việc tôn trọng và hoan hưởng tất cả mọi thứ quyền lợi của con người. Theo ý nghĩa này thì nhân dân Lebanon có quyền hưởng tính cách nguyên vẹn và chủ quyền của quốc gia mình; dân chúng Do Thái có quyền sống an bình nơi quốc gia của họ; và nhân dân Palestine có quyền có được một quê hương tự do và chủ quyền.

 

5.         Trước thảm kịch hiện nay ở Trung Đông, cộng đồng quốc tế không thể tỏ ra thái độ dửng dưng hay trung dung. Tuy nhiên, những giải quyết không thể bị ứng biến trước cái ý định muốn xâm chiếm của bất cứ bên nào. Và luật lệ không bao giờ được tiến đến chỗ thành quả đạt được chỉ bởi nguyên võ lực. Điều này sẽ đưa đến việc hủy hoại văn minh, việc thảm bại của luật lệ quốc tế, và là một trường hợp điển hình tai hại cho các miền đất khác trong vùng này và thực sự là cho cả thế giới.


Tóm lại, thưa Ông Chủ Tịch, Tòa Thánh hết sức tin tưởng rằng không có một giải quyết chính đáng và lâu bền này có thể đạt tới bằng việc sử dụng khủng bố hay xung đột võ khí, mà chỉ có vấn đề đối thoại là đường lối duy nhất dẫn đến hòa bình cũng như dẫn tới việc bảo toàn nhân quyền vậy.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/8/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ