GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 2/8/2006

 TUẦN XVII THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Th Tư 5/7/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 14: Tông Đồ Gioan, con ông Giêbêđê

?   Tình Hình Tự Do Tôn Giáo ở Ấn Độ càng ngày càng gay go căng thẳng song vẫn gia tăng Công Giáo

?  Sứ Điệp của Thượng Nghị Thế Giới Chư Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo

 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Th Tư 5/7/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 14: Tông Đồ Gioan, con ông Giêbêđê

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Chúng ta giành cuộc gặp gỡ hôm nay để nhắc lại một phần tử khác thuộc tông đồ đoàn, đó là tông đồ Gioan, con ông Giêbêđê, và là người an hem của tông đồ Giacôbê. Tên của ngài, một tên Do Thái tiêu biểu, nghĩa là ‘Cha ban ân huệ của Ngài’. Ngài bấy giờ đang vá lưới trên bờ Biển Galilêa, khi Chúa Giêsu gọi ngài cùng với người anh em của ngài (x Mt 4:21; Mk 1:19).

 

Gioan bao giờ cũng thuộc về một nhóm giới hạn được Chúa Giêsu cho đi theo với Người vào một số trường hợp.

 

Ngài ở bên cạnh Phêrô và Giacôbê khi Chúa Giêsu vào nhà của tông đồ Phêrô để chữa lành cho người mẹ vợ của anh (x Mk 1:29); với hai vị kia, ngài đã theo Thày vào nhà của người trưởng hội đường là Gairô có đứa con gái được hồi sinh (x Mk 5:37); ngài theo Người khi Người lên núi để biến hình (x Mk 9:2); ngài ở bên cạnh Người ở Núi Cây Dầu khi đứng trước Đền Thờ Giêrusalem uy nghi Người đã nói một bài về việc kết liễu của thành phố này và của thế giới (x Mk 13:3); và sau hết, ngài gần Người trong Vườn Nhiệt khi Người ẩn mình nguyện cầu cùng Cha trước cuộc Khổ Nạn (x Mk 14:33). Trước Lễ Vượt Qua một chút, khi Chúa Giêsu chọn hai môn đệ đi dọn chỗ cho Bữa Tiệc Ly, Người đã úy thác việc này cho ngài và Phêrô (x Lk 22:8).

 

Vị trí nổi nang trong nhóm 12 này, ở một nghĩa nào đó, là những gì dễ hiểu thôi, sáng kiến được mẹ của ngài một ngày kia đã thực hiện, đó là bà đến với Chúa Giêsu để yêu cầu cho hai đứa con trai của bà là Gioan và Giacôbê được ngồi một đứa bên phải và một đức bên trái Người trong Nước Trời (x Mt 20:20-21). Như chúng ta đều biết, Chúa Giêsu đã trả lời bằng việc ngược lại đặt câu hỏi là Người yêu cầu họ dửa soạn mà uống chén chính Người sắp uống (x Mt 20:28).

 

Với những lời lẽ ấy, Người muốn mở mắt hai người môn đệ này ra, dẫn họ đến chỗ hiểu biết mầu nhiệm về con người của Người, phác họa ơn gọi sau này trong việc trở thành những chứng nhân của Người cho đến tận tuyệt hy sinh. Thật vậy, sau đó ít lâu, Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ là Người không đến để được hầu hạ mà là để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người (x Mt 20:28).

 

Vào những ngày sau Phục Sinh, chúng ta thấy những người con của Giêbêđê đi đánh cá cùng với Phêrô và những vị khác cả đêm mà chẳng bắt được gì. Sau khi được Đấng Phục Sinh can thiệp thì mẻ cá lạ đã xẩy ra: ‘người môn đệ được Chúa Giêsu yêu’ đã là người đầu tiên nhận ra Chúa và chỉ Người cho Phêrô (x Jn 21:1-13).

 

Trong Giáo Hội ở Giêrusalem, Gioan chiếm được một vị thế quan trọng trong việc lãnh đạo nhóm Kitô hữu tiên khởi. Thật vậy, Thánh Phaolô đã đặt ngài giữa những vị được thánh nhân gọi là ‘trụ cột’ của cộng đồng ấy (x Gal 2:9). Cùng với Thánh Phêrô, ngài nhận được lời mời gọi của Giáo Hội Giêrusalem trong việc khẳng định với những ai chấp nhận Phúc Âm ở Samaria, cầu nguyện cho họ để họ được lãnh nhận Thánh Linh (x Acts 8:14-15).

 

Chúng ta đặc biệt cần nhớ lại những gì ngài đã nói, cùng với Phêrô, trước Hội Đồng Do Thái, trong cuộc xử án, đó là: ‘chúng tôi không thể không nói về những gì chúng tôi đã thấy và đã nghe’ (Acts 4:20). Việc thẳng thắn tuyên xưng niềm tin của mình vẫn là một mẫu gương và là một lời cảnh giác cho tất cả chúng ta, để chúng ta sẵn sàng cương quyết tuyên bố việc chúng ta gắn bó với Chúa Kitô bất khả lay chuyển, đặt đức tin của chúng ta trước bất cứ thứ tính toán hay lợi lộc phàm trần nào.

 

Theo truyền thống thì Gioan là ‘người môn đệ yêu dấu’, vị trong Phúc Âm thứ tư dựa đầu mình vào ngực của Thày trong Bữa Tiệc Ly (x Jn 13:21), đứng dưới chân cây thập giá với Mẹ của Chúa Giêsu (x Jn 19:25), và sau cùng là chứng nhân cho cả ngôi mộ trống cũng như việc hiện diện của Đấng Phục Sinh (x Jn 20:2,21:7).

 

Chúng ta biết rằng việc nhận định này ngày nay là những gì được các nhà chuyên môn đang tranh luận, vì một số trong họ thấy nơi ngài cái nguyên mẫu của một người môn đệ của Chúa Giêsu. Bỏ qua việc dẫn giải để làm sáng tỏ trường hợp này, chúng ta cảm thấy cần phải rút ra cho mình một bài học quan trọng cho đời sống của chúng ta, đó là Chúa Kitô muốn làm cho mỗi người chúng ta thành một người môn đệ sống thân tình riêng tư với Người.

 

Để làm điều này, việc theo đuổi Người và bề trong lắng nghe Người vẫn chưa đủ; mà còn cần phải sống với Người và như Người nữa. Điều này chỉ trở thành khả dĩ trong môi trường của mối liên hệ thật là thân tình nghĩa thiết, được thấm đậm bằng một lòng hoàn toàn tin tưởng một cách nồng nàn tha thiết. Đó là những gì xẩy ra giữa bạn bè với nhau: đó là lý do tại sao Chúa Giêsu một ngày kia đã nói: ‘Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống vì bạn hữu… Thày không còn gọi các con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết được những gì chủ mình đang làm, mà là bạn hữu, vì tất cả những gì Thày đã nghe nơi Cha Thày thì Thày đã tỏ cho chúng con biết’ (Jn 15:13,15).

 

Trong cuốn ngụy “Tông Vụ Gioan” thì vị tông đồ này, không được thấy như là vị thành lập các Giáo Hội, thậm chí không phải là hướng dẫn viên cho một cộng đồng đã được thiết lập, nhưng là một nhân vật lưu động, một truyền đạt viên đức tin trong cuộc tiếp xúc với ‘các linh hồn có khả năng hy vọng và được cứu độ’ (18:10,23:8). Ngài được thúc đẩy bởi niềm ước muốn nghịch thường trong việc làm cho những gì vô hình được thấy. Thật vậy, Giáo Hội Đông Phương gọi ngài chỉ là một ‘Thần Học Gia’, tức là con người có thể nói bằng những ngôn từ có thể diễn đạt những sự thần linh, cho thấy một đường lối mầu nhiệm đến với Thiên Chúa bằng việc gắn bó với Chúa Giêsu.

 

Việc sùng mộ Tông Đồ Gioan là những gì được xác nhận ở thành Êphêsô, nơi, theo truyền thống cổ xưa, ngài đã sống một thời gian dài, chết vào tuổi rất già, dưới thời hoàng đế Trajan. Ở Êphêsô, hoàng đế Justinian, vào thế kỷ thứ 6, đã xây một đền thờ lớn để tôn kính ngài, nơi vẫn còn những thứ hư hại đáng kể ở đó.

 

Chính ở Đông phương, ngài đã và đang được đặc biệt sùng kính. Nơi các hình ảnh theo lễ nghi Byzantine, ngài được phác vẽ là người rất già và đang say sưa chiêm niệm, với một thái độ của một người đang mời gọi hãy thinh lặng.

 

Thật thế, không biết phản tỉnh thích hợp, không thể tiến tới mầu nhiệm cao cả về Thiên Chúa và về mạc khải của Ngài. Điều này cho thấy là những năm trước đây, Đức Thượng Phụ Hoàn Vũ ở Constantinople là Athenagoras, vị đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ôm hôn ở cuộc gặp gỡ không thể quên được, đã khẳng định là: ‘Gioan nằm ở tâm điểm linh đạo cao cả nhất của chúng tôi. Như ngài, thành phần thinh lặng biết rằng việc nhiệm mầu trao đổi cõi lòng là những gì gợi lên hình ảnh của Gioan và lòng của họ cảm thấy bừng nóng lên’ (O. Clement, "Dialoghi con Atenagora," Turin, 1972, p. 159).

 

Xin Chúa Kitô giúp chúng ta đặt mình nơi học đường của tông đồ Gioan để học được bài học lớn lao về tình yêu, nhờ đó chúng ta cảm thấy được Chúa Kitô yêu thương ‘cho đến cùng’ (Jn 13:1) và sống cuộc đời vì Người.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/7/2006

  

 

TOP

 

 

 ? Tình Hình Tự Do Tôn Giáo ở Ấn Độ càng ngày càng gay go căng thẳng song vẫn gia tăng Công Giáo

 

Thật vậy, một khoản tu chính cho luật lệ chống cải giáo Madhya Pradesh của một tiểu bang Ấn Độ càng gây khó dễ hơn nữa cho việc trở lại. Khoản tu chính cho Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo 1968 này được thông qua vào tuần áp cuối Tháng 7/2006.

 

Theo khoản tu chính này thì buộc những cá nhân muốn trở lại phải thông báo cho chính quyền trước một tháng, bằng không sẽ bị phát 1.000 rupees (hay 21 Mỹ kim) hoặc 1 năm tù ở.

 

Khoản tu chính mới này cũng đòi phải thực hiện việc điều tra xem thành phần trở lại có bị dụ dỗ hay chăng hoặc bị bắt buộc cách nào đó.

 

Cộng đồng Kitô giáo đã đặt vấn đề về tính cách hợp lệ của khoản tu chính này đối với quyền tự do tôn giáo và nhân quyền. Đảng Quốc Hội đã yêu cầu Thống Đốc Balram Jakhar hoàn trả dự luật này chứ không được ký nhận để ngăn cản việc hiệu thành của nó.

 

Trong khi đó thì ở tiểu bang Kerala, giáo hội Công giáo đang kêu gọi tín hữu chống lại dự luật mới về việc giáo dục cao học. Theo Dự Luật Đại Học Chuyên Nghiệp 2006 thì chính phủ có quyền quyết định cộng đồng nào là cộng đồng thiểu số, và do đó quyết định cộng đồng thiểu số đó được phép mở bao nhiêu trường học. Đồng thời chính phủ cũng được quyền quyết định tỷ lệ bao nhiêu thành phần sinh viên thiểu số nơi một trường.

 

Để phản đối dự luật này, hội đồng giám mục Công Giáo Ấn Độ, được ký bởi tất cả các vị lãnh đạo các lễ nghi, lên án dự luật này là ‘phi hiến pháp, phản dân chủ và phạm đến thành phần thiểu số’. Bức thư của hội đồng giám mục cũng kêu gọi các tổ chức Kitô hữu đẩy mạnh việc chống đối khoản dự luật mới ấy, và khiếu nại lên tòa thượng thẩm để phán quyết vào tuần cuối tháng 7/2006.

 

Bức thư còn tố cáo chính quyền muốn làm phân rẽ các cộng đồng với nhau, ở chỗ, ‘cuộc vận động ấy gia tăng việc chống lại chúng tôi, cho rằng chúng tôi có nhiều trường đại học hơn, cố ý tạo nên một cảm giác tiêu cực chống lại Kitô hữu nơi các cộng đồng khác’. Trong khi đó, theo Cha Babu Joseph, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Ấn Độ thì cộng đồng Kitô giáo ở tiểu bang Kerala này đã thiết lập các cơ cấu giáo dục gần 150 năm nay, và đã mang lại rất nhiều lợi ích cho tất cả mọi người.


Ngoài ra còn một biến cố tái trở lại Ấn Giáo chưa tuưng thấy, xẩy ra vào ngày Thứ Sáu 23/6/2006, ở một tiểu bang miền đông Ấn Độ là Orissa, với sự đồng lõa của chính quyền địa phương. Trong cuộc tái trở lại Ấn Giáo này, nhóm bán quân sự của thành phần theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo trẻ là Vishwa Hindu Parishad (VHP), đã mang về lại cho Ấn Giáo 602 Kitô hữu bộ lạc thuộc 92 gia đình ở khu vực Mayurbhanj.

 

Lễ nghi được cử hành ở khu Đại Học Pandit Raghunath Murmu Memorial ở Sarat. Các phần tử cao cấp của Đảng Bharatiya Janata (BJP), một đảng phái chính trị bảo thủ quốc gia hầu như nắm quyền ở tiểu bang này, đã hiện diện hành sự, với một hệ thống an ninh cao độ bởi chính quyền địa phương.

 

Theo Đức Giám Mục Lucas Kerketta, 69 tuổi, thư ký của hội đồng giám mục miền Orissa, đã cho biết là “ở Orissa, luật cấm trở lại chỉ áp dụng cho những trường hợp trở lại Kitô Giáo mà thôi, song khi trở lại Ấn Giáo thì cảnh sát đến tham dự lễ nghi và là những khách bàng quan câm nín, trở thành các kẻ đồng lõa với thành phần cực đoan Ấn Giáo.

 

“Mới đây, tại một trong những lễ nghi của mình ở khu làng mạc xa xôi Orissa, các vị thừa sai Kitô giáo bị la ó chửi rủa ngay trước mặt cảnh sát, những người chẳng nhúc nhích gì cả. Thảm thương thay, thành phần bảo thủ tấn công những bộ tộc ban đầu thậm chí cũng không phải là Ấn Giáo nữa.

 

“Những bộ tộc này hết sức là nghèo nàn và hoàn toàn lệ thuộc vào đa số cộng đồng để sinh sống, bởi thế mà họ dễ trở thành mục tiêu bị áp lực và đe dọa từ thành phần muốn dùng võ lực để bắt họ tham dự vào những cuộc tái trở lại này”.

 

Dù bị bắt bớ và cấm cách ở Ấn Độ như thế, Công Giáo Ấn Độ vẫn tiếp tục gia tăng. Đức Giám Mục John Thomas Kattrukudiyil, 58 tuổi, vị lãnh đão của Giáo Phận Itanagar, thuộc miền đông bắc Ấn Độ, mới đây đã cho cơ quan Cứu Trợ Giáo Hội Thiếu Thốn trong cuộc viếng thăm hội bác ái ở Đức này biết như thế.

 

“Vào năm 1978, Arunachal Pradesh là tiểu bang đầu tiên ban hành luật ‘cấm trở lại’. Cho đến ngày nay thì việc rửa tội bị cấm chỉ. Bất chấp những ngãng trở này, có khoảng 100 ngàn người Công Giáo ở Giáo Phận Itanagar ngày nay. Và con số của họ đang gia tăng, bởi thế mà Kitô hữu càng trở thành một nhóm mục tiêu cho các chính trị gia”.

 

Được hỏi về các thách đố và mối ưu tiên nơi giáo phận của mình, vị giám mục này đã cho biết rằng:

 

“Điều quan trọng nhất đó là tạo thêm các giáo lý viên được huấn luyện để họ được sai đến với những làng mạc xa xôi hầu giúp cho dân chúng ở đó giữ vững đức tin của mình. Bằng không, các người Công Giáo có thể sẽ tham gia vào các hệ phái đang lớn mạnh và cố ‘làm lạc hướng đàn chiên’. Trong vòng 3 đến 4 năm tới đây, tất cả mọi làng mạc ở giáo phận tôi đều phải liên hệ với Giáo Hội. Để đạt được mục tiêu này, tôi có ý định huấn luyện cho 150 giáo lý viên mới’.

 

Mối ưu tiên thứ hai của vị giám mục này là việc đào luyện cho các vị tân linh mục.

 

“Những gì giáo phận này cần đó là một tiền chủng viện hoạt động, để huấn luyện cho giới trẻ ở miền Nam như Tamil Nadu và Kerala cho chức vụ linh mục ở giáo phận Itanagar. Vấn đề độc thân là vấn đề chính yếu ở đây, vì tình trạng đa thê là những gì rất thông dụng nơi dân chúng của chúng tôi. Bởi thế, cần phải mất một thời gian dài trước khi các linh mục địa phương có thể lãnh chức linh mục”.

 

Giáo phận Itanagar được thành lập năm 2003, có khoảng 660 ngàn dân cư. Hiện nay có 50 vị linh mục dòng và triều phục vụ tại 17 giáo xứ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26+28/6 và 30/7/2006

 

 

TOP

 

 

?   Sứ Điệp của Thượng Nghị Thế Giới Chư Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo

 

(tiếp 1 Thứ Ba)

 

Quyền Tự Do và Các Thứ Quyền Lợi

 

Tội lỗi và tính hư tật xấu là những gì làm cho cả cá nhân cũng như xã hội hư hoại. Đó là lý do chúng tôi tin rằng luật lệ và trật tự xã hội cần phải tìm cách để mang lại một cách hòa hợp với nhau việc vừa dấn thân cho các thứ quyền lợi và quyền tự do vừa ý thức được những nguyên lý đạo đức giúp xây dựng đời sống con người.

 

Chúng tôi muốn nói tới tầm quan trọng của quyền tự do tôn giáo trong thế giới ngày nay. Các cá nhân và các phái nhóm cần phải được tự do không bị cưỡng ép. Không ai bị bắt buộc tác hành trái nghịch với những niềm tin tưởng của họ về các vấn đề tôn giáo. Cũng cần phải chú trọng tới các quyền lợi của các thành phần thiểu số về tôn giáo và sắc tộc.

 

Chúng tôi lên án việc khủng bố và cực đoan ở bất cứ hình thức nào, cũng như những nỗ lực lấy tôn giáo để biện minh cho những việc làm ấy. Chúng tôi coi đó là nhiệm vụ của chúng tôi trong việc chống lại niềm thù hận vì những lý do chính trị, đạo lý hay tôn giáo. Chúng tôi lên án những hoạt động của các nhóm ngụy tôn giáo và những phong trào phá hoại tự do và sức khỏe của dân chúng cũng như bầu khí đạo đức nơi các xã hội.

 

Sử dụng tôn giáo như phương tiện để khơi lên lòng hận thù hay lấy lý để gây tội ác phạm đến các cá nhân, luân thường đạo lý và nhân loại là một thách đố chính yếu ngày nay. Điều này có thể giải quyết một cách hiệu nghiệm chỉ bằng cách giáo dục và huấn luyện về luân lý. Học đường, phương tiện truyền thông đại chúng, và việc giảng dạy của các vị lãnh đạo tôn giáo cần phải mang lại họ mình là những gì kêu gọi họ sống hòa bình và yêu thương.

 

Các Giá Ttrị Về Đạo Lý

 

Chúng tôi kêu gọi chấm dứt bất cứ cái gì xúc phạm đến cảm thức tôn giáo và việc phỉ báng các sách vở, biểu hiệu, danh tánh hay nơi chốn linh thánh đối với các tín đồ. Những ai lạm dụng những vật thánh cần phải biết rằng nó gây tổn thương cho nhiều tấm lòng và gây giận dữ nơi dân chúng.

 

Bằng việc giáo dục và hoạt động xã hội, chúng ta cần phải tái thẩm định những giá trị khả thủ về đạo lý nơi ý thức của dân chúng. Chúng tôi tin rằng những giá trị ấy được Đấng Toàn Năng ban cho chúng ta và được ghi khắc sâu xa nơi bản tính loài người. Chúng là những gì chung đối với các đạo giáo của chúng tôi qua nhiều cách thức thực tiễn.

 

Chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm về tình trạng luân lý nơi các xã hội của chúng ta, và muốn gánh vác trách nhiệm này, ở chỗ cùng làm việc với các quốc gia cũng như các tổ chức dân sự để giúp cho đời sống có được những giá trị đạo lý làm gia sản vốn liếng và là nguồn mạch tồn tại.

 

Kinh Tế và Các Nguồn Lợi

 

Sự sống con người cũng là những gì có liên hệ với nền kinh tế. Trật tự kinh tế thế giới, như tất cả mọi khía cạnh khác của cấu trúc toàn cầu, cần phải được xây dựng trên công lý. Tất cả mọi hoạt động kinh tế và thương mại cần phải có trách nhiệm về phương diện xã hội và được thi hành theo những qui chuẩn về luân thường đạo lý. Chính nhờ đó mà nền kinh tế mới thực sự có hiệu năng, tức là mới mang lại lợi ích cho dân chúng.

 

Một cuộc đời chỉ sống vì tài lộc và vì mức tiến bộ của việc thuận lợi sản xuất trở thành cằn cỗi và tầm thường. Nhận thấy như thế, chúng tôi kêu gọi cộng đồng thương mại hãy mở rộng và có trách nhiệm đối với xã hội dân sự, bao gồm các cộng đồng tôn giáo, ở cấp quốc gia và quốc tế.

 

Tất cả mọi chính phủ cũng như cộng đồng thương mại cần phải trở thành những quản thủ viên hữu trách về những nguồn lợi trên trái đất của chúng ta. Những nguồn lợi này, như được Tạo Hóa ban cho tất cả mọi thế hệ, cần phải được sử dụng cho lợi ích của hết mọi người. Tất cả mọi quốc gia đều có quyền sử dụng những nguồn lợi của mình, chia sẻ chúng với các quốc gia khác, cũng như khai triển các thứ kỹ thuật cho việc hữu hiệu sử dụng và bảo trì chúng.

 

(còn tiếp 1 kỳ)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ