GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 8/8/2006

 TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Phải chăng việc nghiên cứu thân bào là việc phản luân thường đạo lý?

?   ĐHY Chủ Tịch Chư Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Văn Hóa và Đối Thoại Liên Tôn Paul Poupard ngỏ lời cùng Thượng Nghị Tôn Giáo Moscow (3-5/7/2006)

?  HÀNH TRÌNH VIỆT NAM - Ấn Tượng Việt Nam

 

 

? Phải chăng việc nghiên cứu thân bào là việc phản luân thường đạo lý?

 

Đaminh Maria Cao Tn Tĩnh, BVL

 

Trước hết, lý do tại sao chúng ta cần phải chú trọng đến vần đề này hơn bao giờ hết, đó là vì càng ngày người ta đang nhân danh khoa học và nhân danh lợi ích y khoa đến độ gạt bỏ nguyên tắc luân lý phổ quát, bất chấp đạo lý, để làm một việc phản luân thường đạo lý, đó là việc hủy diệt sự sống con người và phạm đến phẩm giá con người trong vấn đề nghiên cứu tế bào gốc từ tế bào phôi thai của con người rồi sau đó hủy diệt các tế bào phôi thai này đi. Thật vậy, mới đây, tại Âu Châu cũng như tại Hoa Kỳ, những nơi được cho là văn minh nhất thế giới, văn minh Tây Phương, văn minh Âu Mỹ, vấn đề này được bùng lên hết sức dữ dội, giữa hai trào lưu đối chọi nhau, trào lưu duy thực dụng (utilitarianism), một trào lưu chỉ biết cái lợi trước mắt và trên hết, và trào lưu phò sự sống (pro-life) cùng phẩm vị con người.

 

Đụng Độ tại Hoa Kỳ

 

Đúng thế, về vấn đề đạo lý sinh học liên quan tới việc nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai nhân bào, tại Hoa Kỳ, trào lưu duy thực dụng có thể nói là đa số lập pháp gia thuộc lưỡng viện của Quốc Hội Hoa Kỳ, với dự luật H.R.810, trước hết được Hạ Viện thông qua vào tháng 5/2006, sau đó được Thượng Viện  thông qua hôm thứ ba 18/7 với số phiếu 63-67, một dự luật đã được Hạ Viện thông qua từ tháng 5/2006, một dự luật đề cao việc nghiên cứu làm hủy hoại các phôi thai bào con người, cho phép các đôi phối ngẫu có những phôi thai bào đông lạnh để sử dụng cho những thứ chữa trị về thai nghén được cống hiến cho các nhà nghiên cứu hơn là để các phôi thai bào ấy bị hủy diệt đi.

 

Thế nhưng, bên phò sự sống, tiêu biểu là cá nhân Tổng Thống Bush và chính phủ của ông, hôm Thứ Tư 19/7, đã dùng quyền phủ quyết dự luật này. Trong cuộc phủ quyết này, Tổng Thống Bush đã nói về lý do khiến ông cần phải phủ quyết, một lý do theo chiều hướng đặc Công Giáo, như sau:

 

·        Dự luật này sẽ là những gì ủng hộ việc lấy đi mạng sống của con người vô tội với niềm hy vọng mang lại lợi ích về y khoa cho các kẻ khác. Nó vượt quá biên giới lãnh vực luân lý là lãnh vực xã hội nề nếp của chúng ta cần phải tôn trọng. Bởi vậy mà tôi phủ quyết nó”.

 

Tham dự vào biến cố này ở Tòa Bạch Ốc có một nhóm gia đình với những đứa con được sinh ra từ những phôi thai bào ‘thừa nhận’ đông lạnh đã vốn từng bị bỏ bê không được sử dụng đến ở các y viện cấy thai. Tổng Thống Bush đã nói về những đứa trẻ này như sau:

 

·        Những em trai em gái này không phải là những thứ dư thừa. Các em nhắc nhở chúng ta về những gì bị mất mát khi các phôi thai bào bị hủy đi cho vấn đề nghiên cứu. Các em nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta bắt đầu cuộc đời của chúng ta như là một tổng hợp nhỏ của các tế bào….

 

Nếu dự luật này trở thành luật thì thành phần đóng thuế Hoa Kỳ, lần đầu tiên trong lịch sử của chúng ta, buộc phải tài trợ cho việc cố tình hủy hoại đi những phôi thai bào con người, nên tôi sẽ không để cho nó xẩy ra”.

Thành phần duy thực dụng tất nhiên chống đối việc Tổng Thống Bush phủ quyết cho rằng chính sách của ông quá hạn chế. Ông Lawrence T. Smith, chủ tịch Hiệp Hội Bệnh Tiểu Đường Hoa Kỳ, đã gọi việc phủ quyết này là ‘một thứ thụt lùi kinh khủng đối với 20.8 triệu trẻ em và người lớn Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường – và những ai yêu thương chăm sóc cho những người ấy’.

 

Ngược lại, việc phủ quyết của Tổng Thống Bush rất hợp với chủ trương phò sự sống và phẩm vị con người của Giáo Hội Công Giáo. Đó là lý do, hôm Thứ Ba 18/7, vị giám đốc điều hành văn phòng hoạt động phò sự sống của hội đồng giám mục Hoa Kỳ là Gail Quinn đã cảnh báo là việc thông qua dự luật để khuyến khích việc hủy hoại các phôi thai bào của con người để làm thân bào là việc ‘Thượng Viện Hoa Kỳ thực hiện một thứ báo hại cho sự sống con người cũng như cho mục đích tiến bộ của y khoa”. Theo vị giám đốc điều hành này thì:

 

·        Không có một thứ thành đạt về kỹ thuật nào được gọi là ‘tiến bộ’ nếu nó đưa chúng ta thoái lui đối với sự sống của con người. Dự luật H.R.810 chú trọng tới việc nghiên cứu làm hủy hoại các phôi thai bào con người cũng tỏ ra coi thường những trị liệu hiệu nghiệm và hợp luân lý nơi việc sử dụng các thứ thân bào già và thân bào nhau, những thứ thân bào đã được bắt đầu trị liệu các bệnh nhân bị hằng chục loại bệnh. Vì dự luật này không sử dụng những đường lối hiệu nghiệm này mà động lực nghiên cứu thân bào từ phôi thai bào thực sự là những gì đe dọa gây tác hại cho chính các bệnh nhân vậy”.

 

Và vào hôm Thứ Tư 19/7, tức vào chính ngày dự luật H.R.810 bị Tổng Thống Bush phủ quyết, vị phó giám đốc của Văn Phòng Hoạt Động Phò Sự Sống của hội đồng giám mục Hoa Kỳ là Richard M. Doerflinger, sau khi Tổng Thống Bush phủ quyết dự luật trên, đã phát biểu như sau tại Tòa Bạch Ốc như sau:

 

·        Chúng tôi hôm nay ca ngợi Tổng Thống Bush về những lời lẽ và hành động của ông liên quan tới dự luật liên quan tới vấn đề nghiên cứu thân bào.

 

Trong bài diễn văn ở East Room Tòa Bạch Ốc, tổng thống đã nhấn mạnh rằng việc tiến bộ của việc chữa trị những bệnh nạn tàn hại cần phải được thực hiện bằng những đường lối lành mạnh vừa hiệu nghiệm vừa hợp luân lý.

 

Để diễn chứng cho vấn đề được tổng thống nói tới có sự hiện diện của các con trẻ ở East Room là những em được nhận nuôi khi các em còn là các phôi thai bào đông lạnh ‘thừa thãi’, cũng như sự hiện diện của thành phần bệnh nhân, những người lấy làm biết ơn về những chữa trị họ nhận được liên quan tới bệnh hư não, bệnh lẩy bẩy và các chứng bệnh khác, nhờ việc sử dụng các thân bào già và thân bào máu của cái nhau. Việc chứng thực của họ đối với đường lối của vị tổng thống này đã là những gì cho thấy cần phải chấp nhận mọi sự sống của con người một cách bình đẳng, không được hủy diệt một sự sống nào đó để giúp đáp những người khác.

 

Trước bài diễn văn của mình, tổng thống đã phủ quyết dự luật H.R.810 là dự luật buộc thành phần đóng thuế Hoa Kỳ phải ủng hộ việc hủy hoại các phôi thai bào của con người cho các thứ thân bào. Tổng thống cũng ký thành luật S.3504 một dự luật được đồng thanh thông qua bởi cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện , để ngăn ngừa việc thực hành lố bịch vấn đề ‘cấy’ trẻ em thai nhi nơi tử cung của con người hay con vật hầu đạt được các mô sử dụng vào việc nghiên cứu.

Dự luật thứ ba, đạo luật tài trợ cho những đường lối tạo được các tế bào có những đặc tính của thân bào từ phôi thai bào song không gây ra hay hại tới phôi thai bào con người (S.2754), tiếc thay chưa được ở trong tay tổng thống hôm nay, vì nó không được ớ ủng hộ ở Hạ Viện, cho dù đã được đồng thanh chấp thuận ở Thượng Viện. Tuy nhiên, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn tổng thống vì ông nói rằng ông sẽ dùng quyền hành sự của mình để bảo đảm là đường lối nghiên cứu hứa hẹn ấy được tài trợ thực hiện.

 

Chúng ta cùng với tổng thống kêu gọi quốc hội và cộng đồng khoa học hãy cùng nhau làm việc về vấn đề này cho thiện ích của tất cả mọi người. Như tổng thống nói trong bài diễn văn của ông, đạo lý và khoa học không được trở thành những gì đối nghịch nhau, mà cùng nhau làm việc để phục vụ lợi ích của nhân loại”.

 

(còn tiếp 1 kỳ: Đụng Độ ở Âu Châu)

 

 

TOP

 

 

 ? ĐHY Chủ Tịch Chư Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Văn Hóa và Đối Thoại Liên Tôn Paul Poupard ngỏ lời cùng Thượng Nghị Tôn Giáo Moscow (3-5/7/2006)

 

1.         Tôi lấy làm hân hạnh và hân hoan liên kết tiếng nói của tôi với tiếng nói của tất cả các phần tử khác thuộc phái đoàn đại biểu của Giáo Hội Công Giáo, để cám ơn Đức Thượng Phụ Alexy II và Hội Đồng Liên Tôn Nga Sô về việc xướng xuất quan trọng lên một cuộc thượng nghị qui tụ lại nơi phố thị lịch sử này các vị đại diện thuộc các tôn giáo lớn trên thế giới.

 

Nhờ đó, chúng ta có thể chia sẻ những mối quan tâm chung vào lúc mở đầu cho đệ tam thiên kỷ này, và khẳng định việc chúng ta quyết tâm hợp tác bằng một nhiệt tình mới trong việc tin tưởng đối thoại liên văn hóa và liên tôn để phục vụ một chủ nghĩa nhân bản toàn vẹn và đoàn kết.

 

Mỗi một người được kêu gọi để tìm thấy vị trí của mình trong cuộc hòa tấu của chư quốc, bằng một tầm vóc trọn vẹn con người theo chiều kích tôn giáo. Cùng nhau chúng ta muốn tái khẳng định trước thành phần chính trị gia và công dân trên thế giới vai trò bất khả thay thế của các tôn giáo trong việc xây dựng những xã hội công bằng chính trực hơn, những xã hội bình an thái hòa. Chúng ta muốn tái xác nhận ở đây ý muốn chung của chúng ta về việc củng cố vấn đề đối thoại giữa các tôn giáo cũng như với các thẩm quyền dân sự cùng chính trị, mỗi lãnh vực nhận thức được phần nhiệm của mình.

 

2.         Hiện tượng gia tăng vấn đề toàn cầu hóa mang đến cho con người nam nữ của thời đại chúng ta những thách đố chúng ta muốn can đảm đối phó. Môi trường lịch sử và văn hóa đang tiến hóa mau chóng này mang lại những đổi thay về những thứ trật tự đa dạng làm nên thứ tác hành mới. Tuy nhiên, mục tiêu chính yếu vẫn mãi còn đó như nhau, đó là việc xây dựng một thành đô xứng hợp với con người.

 

Để làm điều này, cần phải bảo đảm rằng con người nam nữ thuộc thời đại của chúng ta không được chiều theo tính cách lãnh đạm đối với các giá trị nhân bản phổ quát, và vì thế chúng ta chú trọng tới tất cả những gì có thể làm suy yếu đi việc truyền đạt những giá trị ấy. Trong những giá trị này, quan trọng nhất là việc tôn trọng phẩm vị con người, một phẩm vị của toàn thể con người và của hết mọi người, vì họ được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, con người là nền tảng của đời sống trong xã hội.

 

Điều này bao gồm cả việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo như là một quyền lợi chủ yếu của con người. Không một quyền bính nào được chối bỏ nó, thay vào đó, có nhiệm vụ phải tôn trọng quyết định của nó và nâng đỡ việc thực hành êm thắm của nó ở mọi nơi và trong mọi lúc.

 

3.         Là thành phần lãnh đạo tôn giáo, ngày nay chúng ta rất quan tâm tới những chiều hướng của các thể chế chính trị chỉ chú trọng tới quyền lực về kinh tế hơn là tình trạng thiệt hại gây ra cho công lý và tình liên đới, cũng như tới cuộc khủng hoảng về các thứ giá trị đang càn quét cả những đám quần chúng lớn trên thế giới, đặc biệt là giới trẻ, gây ra những trục trặc trầm trọng cho tương lai của nhân loại. Việc toàn cầu hóa các mẫu thức về văn hóa trống rỗng các giá trị nhân bản là việc đang hỗ trợ cho tình trạng lạc mất đi căn tính nơi tất cả những phần xã hội của chúng ta, vì chúng chìm vào một thứ đồng nhất nhân tạo của một mẫu thức kinh tế có những kỳ vọng chung.

 

Từ đó phát sinh ra khuynh hướng khép kín vào cái căn tính riêng của mình mà thôi, đó là cái cảm thức về sự bất công bởi sự thiếu vắng việc đồng đều nơi vấn đề phân chia cái giầu thịnh kèm theo nỗi thất vọng về một nền văn minh mất đi những nguyên tắc chính yếu của nó cùng với các qui chiếu đạo lý của nó, là những gì có thể dẫn tới tình trạng bất mãn, biến thành những loại hành động bạo động khác nhau, bao gồm cả việc khủng bố bị chúng ta dứt khoát lên án bằng những lời của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: ‘Hận thù, cuồng tín và khủng bố là những gì làm ô danh Thiên Chúa và méo mó hình ảnh chân thực về con người’.

 

(còn tiếp 1 kỳ)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/7/2006

 

 

TOP

 

 

?   HÀNH TRÌNH VIỆT NAM - Ấn Tượng Việt Nam

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Ấn Tượng Việt Nam

 

Hành trình Việt Nam! Trước đây chưa một lần thực hiện… Không phải vì đã mất gốc. Không phải vì sợ mang tiếng tài trợ cho cộng sản Việt Nam. Không phải vì thân nhân ruột thịt đã được đoàn tụ gia đình theo diện ODP trước cả thời điểm Người Việt Hải Ngoại từ số phận Ngụy thành Khúc Ruột Nối Dài để có thể bắt đầu về thăm quê hương đất nước. Không phải vì không đủ phương tiện tài chính v.v. Mà chính vì chưa tới thời điểm.

 

Phải, vị linh hướng duy nhất muôn vàn đáng kính đáng mến của tôi năm nay đúng 100 tuổi (1906-2006). Không có ngài, tôi chắc chắn không có ngày hôm nay. Không biết sống đạo là gì. Không được một gia đình như bây giờ. Đó là lý do chính yếu khiến tôi dẫn cả gia đình về kính thăm ngài và chúc mừng bách niên giai lão của ngài. Tiện thể, chúng tôi thăm quê hương sau 31 năm xa cách, nhất là đến những nơi tinh thần tông đồ thúc đẩy chúng tôi đến để chia sẻ vật chất của mình với họ, và đặc biệt cho 3 đứa con sinh tại Mỹ đã đến tuổi trưởng thành của chúng tôi biết được nguyên quán Việt Nam của chúng.

 

Thế là chuyến xuyên Việt của chúng tôi được thực hiện, 3 tuần lễ (20/6-11/7/2006), “từ bắc vô nam”. Năm 1954, tôi đã cùng cha mẹ “từ bắc vô nam”, ở phi trường Gia Lâm. Năm mươi hai năm sau tôi đã đáp xuống phi trường Nội Bài cũng ở Bắc Việt. Năm 1975, một người tị nạn Việt Nam như tôi đã lênh đênh trên biển cả 9 ngày trời, từ hải phận quốc tế ngoài khơi Việt Nam sang tới Đảo Guam của Mỹ quốc vào ngày 9/5, và sau khi ở Wake Island 2 tháng rưỡi (10/5-25/7), và ở trại tạm cư Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas, 2 tuần (25/7-8/8) đã được xe buýt đưa về sống đời tha hương ở Carthage, tiểu bang Missouri. Ba mươi mốt năm sau, một người Việt kiều như tôi đã bay về nước, và được một hãng du lịch đưa đi thăm chẳng những các danh lam thắng cảnh Việt Nam tôi chưa từng thấy, mà còn tìm lại dấu vết thân thương riêng tư của chúng tôi trước khi rời bỏ Việt Nam.

 

Qua những gì được thấy tận mắt, được nghe tận tai, được nếm tận lưỡi, được hưởng tận nguồn, được thấu tận tâm, trong chuyến rảo bước tái ngộ quê hương lần đầu tiên này, riêng tôi đã có được một Ấn Tượng Việt Nam, một ấn tượng đã ghi khắc sâu xa trong tâm hồn tôi, đến nỗi, như tôi đã chia sẻ với những người hỏi tôi về chuyến đi của tôi, là lòng tôi vẫn còn ở Việt Nam! Cái Ấn Tượng Việt Nam này đã càng làm tôi bồi hồi xót xa, nhất là lúc tôi ra phi trường lên máy bay từ giã quê hương yêu dấu của mình một lần nữa. Đến nỗi, tôi cảm thấy thổn thức khôn nguôi, cho đến khi tôi phải tạm bày tỏ nó ra trên mặt giấy, trên chuyến bay về Mỹ (từ Sài Gòn đến Hồng Kông và từ Hồng Kông đến Los Angeles), vượt qua tất cả 8.183 dặm hay 13.162 cây số, kéo dài 16 tiếng đồng hồ.

 

Cái hình ảnh sâu đậm nhất về Việt Nam vẫn còn theo đuổi tôi cho đến nay, và đã trở thành biểu hiệu cho cái Ấn Tượng Việt Nam trong tôi, đó là hình ảnh một nước Việt Nam hầu như toàn là xe “mô-tô”. Nhất là ở đường phố Hà Nội và Sài Gòn. Những chiếc xe mô-tô chạy ồ ạt, chạy loạn xạ, chạy đâm đầu vào nhau, chạy xoẹt qua mặt nhau, chạy chen lấn nhau, chạy không cho ai qua đường v.v. Đúng thế, Việt Nam quê hương tôi, trước con mắt của một người Việt kiều như tôi, sau 31 năm tái ngộ, chẳng khác gì như một đàn chiên không chủ chăn về phương diện chính trị. Vâng, Ấn Tượng Việt Nam trong tôi đó là một nước Việt Nam cần có một vị chủ chiên.  Chính vì thế, ngay từ khi Ấn Tượng Việt Nam này từ từ hiện hình nơi tôi trong chuyến xuyên Việt vừa rồi, tôi càng thiết tha khẩn cầu hơn cho quê hương tôi, cho dân tộc tôi, sớm được Đấng Quan Phòng Thần Linh là Chúa của lịch sử sai đến đất nước tang thương rách nát, bần cùng, hết sức tội nghiệp đáng thương của tôi, đang gắng gượng chỗi dậy về kinh tế, một Gioan Phaolô II và một Mikhail Gobarchev Việt Nam, để một Đông Âu sụp đổ không đổ máu năm 1989, và một Liên Sô giải thể tốt đẹp năm 1991, được mau chóng tái diễn ở Việt Nam.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ