GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 12/9/2006

 TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Diễn Từ tại Trụ Cột Thánh Mẫu Mariensaeule ở Munich ngày mùng 9

?  Vấn Đề Đại Kết trong Chuyến Tông Du về Đức 9-14/9/2006 của Dức Thánh Cha Biển Đức XVI

?   Lời Kêu Gọi Hòa Bình của Cuộc Hội Ngộ Nguyện Cầu Assisi 4-5/9/2006

 

Lễ Thánh Danh Mẹ 12/9
 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Diễn Từ tại Trụ Cột Thánh Mẫu Mariensaeule ở Munich ngày 9

 

Bà Thủ Tướng và Ông Tổng Thống,

Quí Hồng Y thân mến,

Quí Huynh trong Hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,

Quí Bà và Quí Ông,

Anh Chị Em thân mến:

 

Thật là cảm động khi tôi được ở quảng trường tuyệt nhất này mộït lần nữa dưới trụ cột Mariensaeule, một nơi mà, như đã được đề cập tới, vào hai dịp khác đã chứng kiến những đổi thay quan trọng đối với cuộc đời của tôi.

 

Nhữ đã nói trước, ở nơi đây, gần 30 năm trước, tín hữu đã hân hoan đón mừng tôi và tôi đã đặt trong tay của Đức Trinh Nữ cuộc hành trình tôi cần phải thực hiện, vì từ vai trò làm giáo sư đại học đến việc phục vụ của một vị tổng giám mục Munich và Freising là một bước nhẩy vọt.

 

Chỉ nhờ có việc bảo vệ chở che của Mẹ và nhờ lòng quí mến của cư dân Munich và Bavaria mà tôi đã dám đảm nhận thừa tác vụ ấy, thay thế Đức Hồng Y Dopfner. Thế rồi, vào năm 1982, tôi đã giã từ nơi này. Hiện diện bấy giờ có vị tổng giám mục của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin là Hamer, vị sau đó là hồng y, và tôi đã nói với ngài rằng: ‘Cư dân ở Munich là những người giống như dân thành Naples, họ muốn chạm tới vị tổng giám mục, họ yêu mến ngài’.

 

Ngài lấy làm cảm kích khi thấy nơi đây, ở Munich, đầy những thân tình, để biết được rằng tâm điểm của Bavaria ở nơi chốn này, một nơi chốn mà, một lần nữa, tôi phó mình cho Đức Trinh Nữ.

 

Tôi cám ơn ông tôn Thống Đốc thân mến về lời chào mừng ưu ái ngỏ cùng tôi nhân danh chính quyền và nhân dân Bavaria. Tôi cũng chân thành cám ơn vị thừa nhiệm của tôi là mục tử tổng giáo phận Munich và Feising, Đức Hồng Y Friedrich Wetter, về những lời lẽ nồng hậu ngài chào đón tôi.

 

Tôi xin chào Nữ Thủ Tướng là Tiến Sĩ Angele Merkel, và tất cả quí vị thẩm quyền về chính trị, dân sự và quân sự muốn tham dự vào cuộc gặp gỡ tiếp đón và nguyện cầu này.

 

Tôi cũng gửi lời chào đặc biệt đến các vị linh mục, nhất là những ai tôi đã làm việc với ở giáo phận nhà Munich và Freising này với tư cách là linh mục và giám mục.

 

Thế nhưng tôi muốn chào tất cả mọi anh chị em đồng hương của tôi, tập trung ở quảng trường này với đầy tình thân ái và tri ân. Tôi cám ơn việc tiếp đón nồng hậu của người Bavaria và tôi cám ơn anh chị em, như tôi đã đề cập tới ở phi trường, về việc phục vụ của tất cả những ai cộng tác thực hiện việc sửa soạn cho cuộc viếng thăm này và những ai giờ đây đang làm hết sức để mọi sự diễn tiến tốt đẹp.

 

Hãy cho tôi được lợi dụng dịp này để bày tỏ một lần nữa một tư tưởng, mà trong những hồi niệm ngắn ngủi của mình, tôi đã nẩy lên liên quan tới việc tôi được bổ nhiệm làm tổng giám mục Munich và Freising. Tôi đã trở nên vị thừa kế của Thánh Corbinian và tôi đã làm như thế.

 

Từ thời thơ ấu của mình, tôi đã say mê về truyền thuyết về ngài, một truyền thuyết kể rằng có một con gấu đã làm hại đến con ngựa của vị thánh trong cuộc ngài hành trình băng qua núi Alps. Thánh Corbinian đã nặng lời quở trách nó, và để trừng phát nó, ngài đã đưa hết tất cả đồ đoàn của mình chất lên long nó cho tới khi đến Rôma mới thôi. Bởi thế mà con gấu, nặng nề với gánh nặng của vị thánh, đã đến Rôma và cho tới lúc ấy nó mới được thánh Corbinian thả ra.

 

Vào năm 1977, khi tôi phải đương đầu với quyết định khó khăn trong việc không biết có nên chấp nhận việc bổ nhiệm làm tổng giám mục Munich và Freising hay chăng, một bổ nhiệm làm cho tôi xa lìa sinh hoạt đại học quen thuộc, dẫn tôi tới những công việc mới và những trách nhiệm mới, tôi đã suy nghĩ rất nhiều.

 

Bấy giờ tôi nhớ tới con gấu ấy và đến lời giải thích về các câu 22-23 của Thánh Vịnh 73, những câu được Thánh Âu Quốc Tinh khai triển, vào một trường hợp rất giống với trường hợp của tôi liên quan tới việc thụ phong linh mục và giám mục của ngài, và là những câu được ngài sau này bày tỏ trong các bài giảng của ngài về các bài Thánh Vịnh.

 

Nơi bài thánh vịnh này, thánh vịnh gia đã ngẫm nghĩ rằng tại sao kẻ gian ác thường gặp may lành trên đời này và tại sao lại xẩy ra bất hạnh cho nhiều người tốt lành. Thế rồi thánh vịnh gia cho biết rằng tôi là một kẻ ngu muội chẳng hiểu gì cả, đứng trước nhan Ngài như là một con gia súc hung dữ, song bấy giờ tôi đã tiến vào cung thánh và hiểu được rằng chính trong những cơn khốn khó mà tôi lại thật được gần gũi Ngài và Ngài luôn ở với tôi.

 

Thánh Âu Quốc Tinh thường thích lập lại bài thánh vịnh ấy, và khi thấy nơi lời diễn tả ‘tôi giống như là một con gia súc hung dữ trước nhan Ngài’ (‘iumentum’ theo tiếng Latinh) liên quan tới những con gia súc gồng gánh được sử dụng bấy giờ ở Bắc Phi Châu để cầy bừa, tự cho mình như là ‘iumentum’, như một con gia súc gồng gánh của Thiên Chúa, tự cho mình với nó như một người mang gánh nặng của mình là ‘thừa tác vụ của hàng giáo phẩm – sarcina episcopalis’.

 

Ngài đã chọn sống đời của một học giả, và như sau này ngài đã nói, Thiên Chúa đã gọi ngài là một ‘con gia súc gồng gánh’, một con trâu kéo cầy nơi cánh đồng của Thiên Chúa, một con trâu thực hiện công việc khó nhọc được trao phó cho nó. Thế nhưng bấy giờ ngài nhìn nhận rằng: Như con gia súc gồng gánh là con vật rất gần gũi với nông gia thế nào, làm việc dưới sự hướng dẫn của người nông gia, thì tôi cũng gâà gữi rất nhiều với Thiên Chúa, nhờ đó tôi trực tiếp phụng sự Ngài trong việc xây dựng vương quốc của Ngài, xây dựng vương quốc của Giáo Hội.

 

Với bối cảnh về ý nghĩ này của vị giám mục thành Hippo, con gấu của Thánh Corbinia luôn phấn khích tôi lại phấn khích tôi hân hoan và tin tưởng thi hành việc phục vụ của mình – 30 năm trước cũng như hôm nay đây, nơi công việc mới của tôi – ngày ngày thưa ‘vâng’ với Thiên Chúa: Tôi đã trở nên một con gia súc gồng gánh cho Ngài, thế nhưng có thế ‘tôi luôn được ở với ngài’ (Ps 73:23). Con gấu của Thánh Corbinia được thả ra ở Rôma. Trong trường hợp của tôi thì vị Chủ Nhân lạiquyết định khác. Bởi thế tôi lại một lần nữa tới chân trụ cột Mariensaeule này, nài xin việc chuyển cầu và phúc lành của Người Mẹ Thiên Chúa, chẳng những cho thành phố Munich này choc ho mảnh đất Bavaria thân yêu của tôi, mà cho cả Giáo Hội hoàn vũ và cho tất cả mọi con người thành tâm thiện chí nữa.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/9/2006 

 

 

TOP

 

 

 ? Vấn Đề Đại Kết trong Chuyến Tông Du về Đức 9-14/9/2006 của Dức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Trong bài diễn văn chào mừng của mình ở phi trường quốc tế Munich hôm Thứ Bảy ngày 9, Tổng Thống Đức quốc là Horst Kohler đã trực tiếp nêu lên vấn đề đại kết, như sau:

 

“Các Giáo Hội ở Đức có mãnh lực và nghị lực làm phong phú cả xứ sở này. Tôi biết rằng gần 500 năm xẩy ra các cuộc tiến triển về thần học và những thực hành sống đạo khác nhau không thể nào chấm dứt bằng một ngòi bút viết lách, và tôi biết rằng trong 50 năm qua đã từng diễn ra một sự gia tăng phục hồi mối quan hệ ấy. Là một Kitô hữu Tin Lành, tôi hy vọng là cuộc tiến hóa này sẽ tiếp tục diễn tiến’.

 

ĐTC cũng đã đáp lại trong bài d0áp từ của mình rằng: ‘Qua những lời lẽ của mình… ngài đã nói lên được những tư tưởng của tâm hồn tôi: Mặc dù 500 năm không thể nào bị hủy bỏ một cách đơn giản bằng một đường lối quan liêu hay bằng những bài diễn văn khôn khéo, song chúng ta sẽ dấn thân thực hiện bằng lòng trí của mình để cùng nhau qui hợp’.

 

Cũng vào cùng ngày tới Đức, ĐTC đã gặp bà tân Thủ Tướng Angela Merkel ở Munich Residenz, nguyên là vương dinh của người Bavaria. Vị nữ thủ tướng này tươi cười nói với thành phần phóng viên báo chí rằng ĐTC ‘rất cởi mở’ về vấn đề đại kết. Nữ thủ tướng là con của một vị mục sư Tin Lành này cho biết:

 

‘Chúng tôi đã nói về vấn đề đại kết ở Đức và tôi đã tái khẳng định rằng, trước tình trạng nhiều người không liên hệ tới đức tin Kitô giáo ở Đức, vấn đề lại càng quan trọng hơn nữa trong việc tìm kiếm những đường lối cho vấn đề đại kết, song không coi thường những gì tạo nên tính cách khác nhau giữa chúng ta’.

 

Bà nữ thủ tướng này còn cho biết cuộc gặp gỡ cũng đề cập tới cả những căn gốc của Kitô Giáo ở Âu Châu được gọi là Thế Giới Cổ nữa: “Chúng tôi đã nói về Âu Châu, và tôi thực sự cảm thấy rằng vấn đề các giá trị ở Âu Châu là một điều gì đó rất ư là quan trọng đồi với Đức Thánh Cha’.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/9/2006

 

 

TOP

 

 

?  Lời Kêu Gọi Hòa Bình của Cuộc Hội Ngộ Nguyện Cầu Assisi 4-5/9/2006

  

Chúng tôi, thành phần nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau, qui tụ lại Assisi, thành phố của Phanxicô, vị thánh của hòa bình, trong thời điểm khốn khó của chúng ta đây, đầy những căng thẳng trầm trọng, những xung khắc và đe dọa khủng bố. Chúng tôi nhắc lại sáng kiến táo bạo và khôn ngoan của Đức Gioan Phaolô II năm 1986, thời điểm tột đỉnh của cuộc chiến tranh lạnh và cũng là lúc ngài mời gọi đến Assisi các vị lãnh đạo tôn giáo trên thế giới để cầu nguyện cho hòa bình.

 

Đó là những gì mở màn cho con đường đối thoại, nguyện cầu và hòa bình, con đường giờ đây dẫn chúng ta về lại Assisi. Dọc theo con đường này đã thấy tỏa ra những nhiệt tình hòa bình và củng cố niềm hy vọng của nhiều người đối với một tương lai hòa bình. Trong những ngày này, chúng tôi chú trọng tới những truyền thống tôn giáo đa dạng của chúng tôi. Bằng những cách thức khác nhau, các truyền thống ấy đều chứng thực sứ điệp hòa bình bằng những nguồn mạch cổ kính. Cuộc đối thoại của chúng tôi có các vị nam nữ nhân bản gia trần thế nữa. Chúng tôi đã học hỏi đối thoại với nhau.

 

Hôm nay, chúng tôi đã qui tụ lại trong nguyện cầu theo các truyền thống tôn giáo khác nhau của mình, tin tưởng vào giá trị của việc kêu cầu cùng Thiên Chúa cho việc kiến thiết nền hòa bình. Chúng tôi đã cho thấy rằng việc nguyện cầu không phải là việc chia rẽ mà là hiệp nhất: Chúng tôi liên kết với nhau nguyện cầu; chúng tôi bao giờ cầu cho người này chống lại người kia. Chúng tôi đã chú ý tới nhiều trường hợp xung đột và sầu đau liên quan tới hằng ngàn con người, gia đình và cả những thành phần dân chúng. Chúng tôi chia sẻ với những khổ đau của họ. Chúng tôi không quên họ cũng không chấp nhận những nỗi sầu đau của họ. 

 

Có nhiều vấn đề trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta không chịu thua trước thứ văn hóa xung khắc, coi những cuộc đụng độ là một định mệnh lơ lửng bất khả tránh của tất cả mọi cộng đồng tôn giáo, mọi nền văn hóa và mọi thứ văn minh. Chúng ta là thành phần tín hữu nam nữ. Chúng ta không phải là những người quê mùa dốt nát. Cái thế kỷ đã qua đi cho chúng ta thấy rằng các cuộc thế chiến, Cuộc Diệt Chủng Do Thái, các cuộc tàn sát những tỷ số người một cách quái gở, những ý hệ đàn áp và độc đoán hàng loạt đã cưới mất hàng triệu sinh mạng con người, và đã không làm biến đổi thế giới như những thứ ý hệ này hứa hẹn.

 

Đó là lý do chúng tôi mới nói các cuộc đụng độ không bao giờ lại là một định mệnh bất khả tránh, không có chiến tranh nào từng xẩy ra một cách tự nhiên. Hòa bình là những gì trọng yếu, thậm chí cả khi nó đường như khó khăn hay theo đuổi một cách tuyệt vọng. Chúng tôi muốn giúp hết mọi người nam nữ, những người mang trách nhiệm cai trị, trong việc hướng mắt của mình vượt trên nỗi bi quan, và khám phá ra rằng niềm hy vọng ở ngay trong tầm tay nếu chúng ta biết sống nghệ thuật đồi thoại.

 

Các tôn giáo làm cho thành phần tín hữu của mình quen thuộc với việc đạt thành những thứ giá trị cao cả mà nhiều người cho rằng khó đạt được ấy. Chúng ta không thể bỏ cuộc trong việc làm giảm bớt đi vực thẳm giầu nghèo. Chúng ta không thể rút lui trước việc tìm kiếm hòa bình bằng tất cả mọi nỗ lực của chúng ta. Ở nơi đây, từ đồi Assisi, chúng tôi truyền đạt và cống hiến niềm hy vọng của mình, xin các tín hữu trong cộng đồng của chúng ta hãy nguyện cầu và hoạt động cho hòa bình. Chúng tôi tin tưởng vào việc đối thoại, đối thoại một cách nhẫn nại, trung thực và cảm thức: đối thoại trong việc tìm kiếm hòa bình cũng như đối thoại để ngăn tránh cái vực thẳm ngăn cách các nền văn hóa và dân chúng, đưa tới những tình trạng xung khắc trầm trọng. Tất cả chúng tôi, thuộc về các tôn giáo khác nhau, chúng tôi khẳng định giá trị của việc đối thoại, giá trị của việc sống hòa bình, và chúng tôi thực hành nó trong những ngày này, bằng tinh thần thân hữu, như một mô phạm và là mẫu gương cho các tín hữu thuộc cộng đồng của chúng tôi.

 

Chiến tranh không phải là những gì bất khả tránh. Tôn giáo không bao giờ lại là những gì biện minh cho hận thù và bạo lực. Những ai sử dụng danh Thiên Chúa để hủy hoại kẻ khác là thành phần xa cách chân đạo. Những ai gieo rắc khủng bố, chết chóc và bạo lực nhân danh Thiên Chúa cần phải nhớ rằng hòa bình là tên gọi của Thiên Chúa. Thiên Chúa mạnh hơn những kẻ muốn chiến tranh xẩy ra, muốn vun trồng thù hận, và muốn sống bằng bạo lực. Chúng tôi hy vọng thấy được một thế giới hòa bình. Không gì bị mất mát nơi cuộc đối thoại hết, hòa bình đều có thể đối với hết mọi sự! Đừng bao giờ xẩy ra chiến tranh nữa. Chớ gì Thiên Chúa ban cho thế giới đượ ctặng ân hòa bình tuyệt vời!

 

Assisi ngày 5/9/2006


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/9/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ