GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 19/9/2006

 TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Bài giảng Thánh Lễ ngày Th Ba 12 tại Islinger Feld, Regensburg

?  Nhóm Khủng Bố Quốc Tế Al Qaeda nhập cuộc chống đối Giáo Hoàng Biển Đức XVI

?   Ủy Ban Âu Châu lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha

 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Bài giảng Thánh Lễ ngày Th Ba 12 tại Islinger Feld, Regensburg

Quí Huynh thân mến trong vai trò thừa tác vụ giám mục và linh mục!

Anh Chị Em thân mến!

 

‘Những ai tin tưởng không bao giờ cảm thấy lẻ loi đơn độc’. Tôi muốn trở lại một lần nữa với đề tài của những ngày này và bày tỏ niềm vui của tôi về việc chúng ta có thể thấy ở nơi đây thật là đúng biết bao sự kiện đức tin là những gì mang chúng ta lại với nhau và cống hiến cho chúng ta lý do để cử hành đức tin. Nó hiến cho chúng ta niềm vui trong Thiên Chúa, niềm vui nơi tạo vật của Ngài, niềm vui được qui tụ lại với nhau. Tôi nhận ra rằng việc cử hành này đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để sửa soạn. Khi đọc thấy những tường trình từ các tờ nhật báo tôi nghĩ tới biết bao nhiêu là người hiến thời giờ và nghị lực để thực hiện một việc làm tốt đẹp như thế cho vấn đề chuẩn bị khu vực lộ thiên rộng lớn này. Nhờ họ chúng ta đã có được Cây Thánh Giá ở trên ngọn đồi này, như là một dấu hiệu cho sự an bình của Thiên Chúa trên thế giới; những con đường đã được gọn ghẽ sáng sủa; tình trạng an ninh và trật tự tốt lành đã được bảo đảm; nhà cửa đã được cung ứng, và nhiều thứ khác nữa. Tôi không thể tưởng tượng – thậm chí vào lúc này đây tôi chỉ mới bắt đầu nghĩ đến – biết bao nhiêu là công việc, cho tới những chi tiết nhỏ nhặt nhất, cần phải được thực hiện cho việc chúng ta gặp gỡ nhau hôm nay đây. Đối với tất cả những điều ấy, tôi chỉ biết nói một lời là ‘Chân thành đa tạ!’ Xin Chúa trả ơn cho anh chị em về hết mọi sự anh chị em đã làm, và chớ gì niềm vui chúng ta giờ đây cảm thấy như là thành quả của những gì anh chị em sửa soạn trở nên gấp trăm cho từng người trong anh chị em! Tôi rất cảm động khi tôi nghe thấy biết bao nhiêu là người, nhất là từ các học đường về nghề nghiệp ở Weiden và Hamburg, cũng như nhiều hãng xưởng và cá nhân, nam cũng như nữ, cũng giúp vào việc làm cho ngôi nhà bé nhỏ và khu vườn của tôi trở nên xinh đẹp hơn một chút nữa. Tôi hơi cảm thấy ngỡ ngàng trước điều tốt đẹp này, nên một lần nữa tôi cũng chỉ có thể nói lên lời ‘cám ơn’ khiêm tốn về tất cả mọi nỗ lực của anh chị em. Anh chị em không làm điều này chỉ vì một con người duy nhất, mà thực ra anh chị em làm như thế bằng một tinh thần đoàn kết trong đức tin, một đức tin đưoơc tác động bởi tình yêu Chúa Kitô và Giáo Hội. Tất cả những điều này là dấu hiệu về một nhân loại đích thực, xuất phát từ việc chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Giêsu Kitô.        

 

Chúng ta qui tụ lại đây để cử hành đức tin. Thế nhưng vấn đề liền hiện lên là: Chúng ta thực sự tin tưởng những gì? Việc có đức tin nghĩa là gì? Đức tin vẫn còn là những gì khả dĩ đối với thế giới tân tiến này hay chăng?... Giáo Hội đã cống hiến cho chúng ta một cuốn ‘Tổng Luận Thần Học’ tí hon, trong đó bào tỏ hết mọi sự thiết yếu. Nó được gọi là Kinh Tin Kính Các Vị Tông Đồ, thường được chia thành 12 điều, tương đương với 12 Tông Đồ. Nó nói về Thiên Chúa, Đấng Hóa Công và là nguồn mạch của tất cả mọi thực tại, của Chúa Kitô và công cuộc cứu độ của Người, và nó lên đến tuyệt đỉnh nơi sự sống lại của kẻ chết và sự sống trường sinh. Nơi cấu trúc căn bản của mình, Kinh Tin Kính này được bao gồm có ba phần chính, và như chúng ta thấy từ lịch sử của nó, nó chỉ là những gì nới rộng của công thức Rửa Tội được Chúa trao phó cho các môn đệ của Người qua mọi thế hệ khi Người bảo họ rằng: ‘Các con hãy đi tuyển mộ môn  đồ khắp các quốc gia, rửa tôị cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần’ (Mk 28:19).

 

Một khi chúng ta ý thức được điều này thì hai điều trở thành sáng tỏ. Trước hết, đức tin là những gì đơn sơ giản dị. Chúng ta tin vào Thiên Chúa – vào vị Thiên Chúa là Nguyên Thủy và là Cùng Đích của sự sống con người. Chúng ta tin tưởng vào một Vị Thiên Chúa đã thực hiện mối liên hệ với chúng ta là con người, Đấng là nguồn gốc và là tương lai của chúng ta. Bởi thế, đức tin là niềm hy vọng luôn mãi, bất khả phân ly: niềm tin tưởng rằng chúng ta có một tương lai và sẽ không chết là hết. Và đức tin là yêu thương, vì tình yêu của Thiên Chúa là những gì ‘lây nhiễm’. Đó là điều thứ nhất, ở chỗ, chúng ta chỉ tin tưởng vào Thiên Chúa, và niềm tin này bao gồm niềm hy vọng và tình yêu thương.

 

Điều thứ hai cũng được sáng tỏ nữa, ở chỗ, Kinh Tin Kính không phải là tổng hợp những lời công bố; nó không phải là một thứ lý thuyết. Nó gắn liền với biến cố Phép Rửa – một cuộc hội ngộ chân thực giữa Thiên Chúa và loài người. Nơi mầu nhiệm của Phép Rửa, Thiên Chúa đã cúi mình xuống để gặp gỡ chúng ta; Ngài đến gần với chúng ta, nhờ đó mang chúng ta đến gần với nhau hơn. Phép rửa có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô chấp nhận chúng ta như là anh chị em của Người, đón nhận chúng ta như những người con cái vào gia đình của Thiên Chúa. Như thế Người làm cho chúng ta trở thành một đại gia đìnhtrong mối hiệp nhất phổ quát của Giáo Hội. Thật vậy, những ai tin tưởng thì không cảm thấy bị lẻ loi cô độc. Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta. Chúng ta hãy tiến lên nghênh đón Ngài để nhờ đó chúng ta gặp nhau! Cho đến mức độ có thể, chúng ta hãy bảo đảm rằng không một ai trong thành phần làm con cái Thiên Chúa lại cảm thấy lẻ loi cộ độc!

 

Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa. Đó là một quyết định hệ trọng về phía chúng ta. Thế nhưng, vấn đề cần phải được đặt ra là: phải chăng ngày nay niềm tin này vẫn còn là những gì khả dĩ? Nó có hợp lý hay chăng? Từ Thời Minh Tri trở đi thì khoa học, ít là một phần nào đó, đã thực hiện việc tìm cách giải thích về một thế giới không cần đến Thiên Chúa nữa. Và nếu điều này là thế thì Ngài cũng trở thành không còn thiết yếu trong đời sống của chúng ta nữa. Thế nhưng bất cứ khi nào nỗ lực này dường như sắp sửa thành công – thì vấn đề không thể nào không sáng tỏ là có một cái gì đó thiếu mất nơi phương trình này! Khi Thiên Chúa bị khấu trừ thì một điều gì đó không được cộng thêm cho con người, cho thế giới, cho toàn thể vũ trụ. Bởi vậy mà chúng ta đứng trước hai hai chọn. Đâu là chọn lựa thứ nhất? Lý Trí Sáng tạo, Thần Linh Sáng Tạo là Đấng làm nên hết mọi sự và làm cho chúng phát triển, hay Cái Vô Tri, cái dù thiếu nghĩa lý lại có thể một cách nào đó làm phát sinh ra vũ trụ lớp lang theo toán học, cùng với con người và lý trí của họ. Tuy nhiên, cái vô tri bấy giờ chẳng là gì khác ngoài một thứ thành quả tình cờ của việc tiến hóa, nên cuối cùng cũng chỉ tương đương với vô nghĩa. Là Kitô hữu, chúng ta nói: ‘Tôi tin kính Thiên Chúa là Cha, Đấng Tạo Thành trời đất’ – Tôi tin kính Thần Linh Sáng Tạo. Chúng ta tin rằng khởi sự của tất cả mọi sự là Lời hằng hữu, có Lý Trí chứ không phải Vô Tri. Với niềm tin này, chúng ta không có lý do nào để ẩn nấp, không sợ bị đi đến ngõ cụt đường cùng. Chúng ta hân hoan là chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa! Và chúng ta cố gắng giúp cho những người khác thấy được cái hợp lý của niềm tin, như Thánh Phêrô trong Thư Thứ Nhất của mình đã thiết tha minh nhiên kêu gọi Kitô hữu thời của ngài thực hiện, và cùng với họ, cả chúng ta nữa (x 1Pt 3:15)!

 

Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa. Đây là những gì được các phần chính trong Kinh Tin Kính khẳng định, nhất là ở phần thứ đầu. Thế nhưng giờ đây một câu hỏi khác được đặt ra, đó là tin tưởng vào vị Thiên Chúa nào đây? Chắc chắn là chúng ta tin tưởng vào vị Thiên Chúa là Thần Linh Sáng Tạo, là Lý Trí sáng tạo, là nguồn mạch của tất cả mọi sự hiện hữu, bao gồm cả chính chúng ta. Phần thứ hai của Kinh Tin Kính nói với chúng ta hơn nữa. Lý Trí sáng tạo này thì Thiện Hảo, Lý Trí ấy là Tình Yêu. Lý Trí ấy có một dung nhan. Thiên Chúa không để chúng ta mò mẫm trong tăm tối. Ngài đã tỏ mình cho chúng ta như là một con người. Từ sự cao cả của mình, Ngài đã tự trở nên bé mọn. ‘Ai thấy Thày là thấy Cha’, Chúa Giêsu nói (Jn 14:9). Thiên Chúa đã khoác một bộ mặt nhân loại. Ngài đã yêu thương chúng ta cho đến độ để cho mình bị đóng đinh trên cây Thập Giá vì chúng ta, để mang những nỗi khổ đau của nhân loại đến với chính tâm cõi lòng của Thiên Chúa. Ngày nay, thời điểm chúng ta thấy được những bệnh lý cùng với các chứng bệnh đe dọa tới sự sống liên hệ đến tôn giáo và lý trí, và những cách thức hình ảnh Thiên Chúa có thể bị hủy hoại bởi hận thù và cuồng tín, thì cần phải nói rõ rằng vị Thiên Chúa này là Đấng chúng ta tin tưởng, và tin tưởng loan báo rằng vị Thiên Chúa này có một bộ mặt con người. Chỉ có niềm tin này mới có thể giải phóng chúng ta khỏi cảm thấy sợ hãi Thiên Chúa – một thứ hãi sợ tận cùng là nguồn gốc của chủ nghĩa vô thần tân tiến. Chỉ có vị Thiên Chúa này mới cứu chúng ta khỏi cảm thấy sợ hãi thế giới cũng như khỏi mối lo âu trước tình trạng trống rỗng của cuộc đời. Chỉ khi nào nhìn lên Chúa Giêsu Kitô thì niềm hân hoan của chúng ta trong Thiên Chúa mới nên trọn và trở thành niềm vui cứu độ. Trong cuộc long trọng cử hành Thánh Thể này, chúng ta hãy nhìn lên Chúa bị treo trước chúng ta trên Thập Giá và hãy xin Người hãy ban cho chúng ta niềm vui tràn trề, một niềm vui được Người hứa hẹn với thành phần môn đệ của Người vào giờ khắc biệt ly (x Jn 16:24)!

 

Phần thứ hai của Kinh Tin Kính kết thúc bằng việc nói đến vấn đề chung thẩm và phần thứ ba nói đến việc kẻ chết sống lại. Phán quyết – phải chăng chữ này không khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi? Mặt khác, không phải hết mọi người đều muốn thấy công lý dần dần cần phải được trả về cho tất cả những ai bị lên án bất công, cho tất cả những ai chịu khổ đau trên đời này, những ai chết đi sau một cuộc đời đầy đớn đau hay sao? Không phải là tất cả chúng ta đều muốn những gì là bất chính bạo tàn và khổ đau chúng ta thấy được nơi lịch sử loài người cuối cùng bị chấm dứt hay sao, nhờ đó, cuối cùng, mọi người sẽ tìm được hạnh phúc, và hết mọi sự mới cho thấy có ý nghĩa hay sao? Cuộc chiến thắng ấy của công lý, việc liên kết với nhiều thứ phân mảnh của lịch sử dường như là vô nghĩa này, và việc cống hiến cho chúng vị trí của chúng trong một bức tranh lớn lao hơn có chân lý và yêu thương làm chủ, đó là những gì được hiểu theo quan niệm về việc phán xét chung. Đức tin không có mục đích làm phát sinh ra sợ hãi; trái lại, nó có mục đích kêu gọi chúng ta chấp nhận trách nhiệm. Chúng ta không muốn làm cho cuộc đời của mình bị hoang phí, muốn mạo dụng nó, hay muốn chỉ sống cuộc đời ấy cho bản thân mình. Trước tình trạng bất chính, chúnbg ta không được dửng dưng lạnh lùng, để đi đến chỗ trở nên thành phần hợp tác âm thầm hay thành phần hoàn toàn đồng lõa. Chúng ta cần nhận ra sứ vụ của chúng ta trong lịch sử và hãy cố gắng để thi hành nó. Điều cần thiết đó là đừng sợ mà là trách nhiệm – trách nhiệm và quan tâm đến phần rỗi của mình cũng như phần rỗi của toàn thể thế giới. Mọi người đều cần thực hiện việc góp phần của mình cho mục đích ấy. Thế nhưng, khi trách nhiệm và quan tâm có khuynh hướng phát sinh sợ hãi, thì chúng ta cần phải nhớ những lời của Thánh Gioan là: ‘Hỡi các con nhỏ, tôi viết điều này để giữ cho anh em khỏi sa ngã phạm tội. Thế nhưng nếu ai sa ngã phạm tội thì chúng ta đã có một biện hộ gia trước Chúa Cha là Chúa Giêsu Kitô là người công chính’ (1Jn 2:1). ‘Cho dù lòng chúng ta có trách móc chúng ta thế nào chăng nữa thì Thiên Chúa còn lớn hơn cả lòng chúng ta và Ngài bei61t hết tất cả mọi sự’ (ibid 3:20).

 

Hôm nay chúng ta cử hành lễ ‘Thánh Danh Maria’. Tôi xin chân thành gửi những lời chúc tốt lành về ngày lễ này đến tốt cả mọi người nữ mang tên này – mẹ của tôi và chị của tôi cũng ở trong số nữ giới ấy, như vị Giám Mục đã đề cập tới. Maria, Mẹ của Chúa Kitô, đã lãnh nhận từ thành phần tín hữu tước hiệu Đấng Biện Hộ: Mẹ là người nữ nhân ái, đầy lòng quan tâm và yêu thương từ mẫu, một người nữ chuyên chú tới các nhu cầu của kẻ khác, và mong muốn giúp đỡ họ, mang những nhu cầu ấy đến trước nhan Chúa. Trong bài Phúc Âm hôm nay chúng ta đã nghe thấy Chúa Giêsu đã ban Mẹ Maria như một người mẹ cho người môn đệ yêu dấu của Người ra sao, và nơi vị môn đệ này, cho tất cả chúng ta. Ở mọi thời đại, Kitô hữu tri ân lãnh nhận di sản này của Chúa Giêsu, và trong việc họ chạy tới với Mẹ của Người, họ luôn tìm thấy sự an ninh và niềm tin tưởng làm cho họ hân hoan trong Thiên Chúa và làm cho chúng ta vui mừng trong niềm tin tưởng nơi Ngài. Chớ gì cả chúng ta nữa cũng lãnh nhận Mẹ Maria như sao bắc đẩu hướng dẫn cuộc đời của chúng ta, dẫn chúng ta vào đại gia đình của Thiên Chúa! Quả thực những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy lẻ loi cô độc. Amen!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060912_regensburg_en.html

 

 

TOP

 

 

 ? Nhóm Khủng Bố Quốc Tế Al Qaeda nhập cuộc chống đối Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Theo bài “Al Qaeda threat over pope speech” được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu CNN sáng hôm Thứ Hai 18/9/2006, thì Nhóm Khủng Bố Quốc Tế Al Qaeda nhập cuộc chống đối Giáo Hoàng Biển Đức XVI.

 

Thật vậy, Mujahedeen Shura Council, một trùm tổ chức ở Cairô Ai Cập của các nhóm Ả Rập Sunni cực đoan, tronmg đó có cả nhóm al-Qaeda ở Iraq, đã tung ra một lời tuyên bố trên mạng điện toán toàn cầu của họ, thể sẽ tiếp tục cuộc thánh chiến của mình chống lại Tây Phương.

 

Tổ chức này nói rằng các tín đồ Hồi Giáo sẽ chiến thắng, và ngỏ lời cùng vị giáo hoàng được họ gọi là ‘kẻ tôn thờ thập tự giá’ rằng: “Nhà ngươi cùng Tây Phương đang bị lên án, như nhà ngươi có thể thấy được cuộc thảm bại ở Iraq, A Phú Hãn, Chechnya và các nơi khác… Tụi này sẽ bẻ gẫy cây thập tự giá, sẽ đổ tràn chất lỏng và sẽ đè đầu bóp cổ, để rồi chỉ có một điều duy nhất khả chấp đó là theo đạo (Hồi giáo) hay gươm đao (sát hại)”. 

 

Trong khi đó, ở Kashmir thuộc vùng kiểm soát của Ấn Độ, các cửa tiệm, việc buôn bán và trường học đều đóng cửa để đáp ứng lời kêu gọi xuống đường của vị lãnh đạo nhóm Hồi Giáo cực đoan trong việc phản đối giáo hoàng Biển Đức XVI. Dân chúng đối những bánh xe và hô hoán rằng "Down with the pope".

 

Thành phần chống đối cũng bùng lên ở cả Iraq, họ đốt hình nộm của vị giáo hoàng này ở Basra, và ở Nam Dương, có cả trăm người biểu tình trước Tòa Khâm Sứ Vatican ở Jakarta được canh giữ nghiêm ngặt, họ vẫy vẫy những câu biểu ngữ như “Giáo hoàng đang xây dựng tôn giáo trên hận thù”.

 

Dù sao những li tỏ ra sâu xa buồn tiếc ca vị giáo hoàng trưa hôm Chúa Nht cũng làm du bt phn nào tình hình căng thng đang din ra từ hôm Thứ Năm 14/9 gây ra bi my câu được vị giáo hoàng trích dẫn li ca vị hoàng đế Bizantine thời trung cổ nhận định về Hồi Giáo liên quan ti bo lc.

 

Bởi thế, ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi vị giáo hoàng tới viếng thăm vào tháng 11 ti đây, vn giữ nguyên quyết định viếng thăm, không thay đổi hay hy bỏ. Tuy nhiên, trong khi các vị giám mục đang son tho chương trình về phụng vụ ở Istanbul cho vị giáo hoàng, thì Bộ Trưởng Ni Vụ là Mehmet Aydin, nhân vật trông coi các thứ tôn giáo vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết họ mong rằng thm quyn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hủy bỏ cuộc viếng thăm này nếu giáo hoàng Bin Đức XVI không hoàn toàn lên tiếng xin li. Ông nói:

 

“Chúng tôi mong rằng các vị có thẩm quyền hãy đồng loạt hủy bỏ chuyến viếng thăm này. Việc vị giáo hoàng này tới viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không làm bùng lên mối hiệp nhất các nền văn minh mà là một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh”.

 

Chưa hết, nhân vật tổng thư ký của hiệp hội luật lệ HUKUK-DER đã đệ trình yêu cầu lên Bộ Công Lý hãy bắt giữ vị giáo hoàng này khi vị giáo hoàng đặt chân tới đất Thổ, nơi có người công dân của nước này đã ra tay ám sát Đức Gioan Phaolô II vào ngày 13/5/1981 ở Rôma.

 

Lời kêu gọi này, lời kêu gọi của nhân vật mang tên Fikret Karabekmez, nguyên lập pháp gia, đã yêu cầu giáo hoàng Biển Đức XVI bị xét xử theo một số khoản luật pháp của Thổ, trong đó có tội phá rối quyền tự do tin tưởng, tội khuyến khích kỳ thị tôn giáo, và tội gây hận thù tôn giáo. Vị công tố viên của bộ công lý sẽ cứu xét điều yêu cầu và quyết định có nên xét xử vụ này hay chăng.

 

Bộ Trưởng Ngoi Giao ca Mã Lai là Syed Hamid Albar cho biết rng: “Những tín đồ Hồi Giáo đều tỏ ra như thế này một khi cm thy mình bị đè nén, và li phát biu ca vì giáo hoàng này nói rng ông ta cm thy bun tiếc về những phn ng gin dữ là những gì không đủ để làm hạ bớt cơn gin – hơn thế nữa, vì ông là vị lãnh đạo ti cao ca Vatican”.

 

Nguyên Thủ Tướng Mã Lai là Mahathir Mohamad đã nói trên đài truyn hình toàn quc ở Pakistan là vị giáo hoàng này rõ ràng là quên rằng chính Kitô Giáo đã lan tràn bng gươm giáo trong thi Đạo Binh Thánh Giá.

 

Thành phần xung đường ở thành phố Muzaffarabad, ở phần đất Kashmir dưới quyn kim soát ca Pakistan, trong đó có người tên là Uzair Ahmed thuc nhóm chính trị Pakistan là Pasban-e-Hurriyat, nói rằng: “Lời xin lỗi ca giáo hoàng chưa đủ, vì ông không nói rằng điều ông nói là sai”.

 

Thậm chí ở cả Trung Hoa, nơi chính quyn cht chẽ kiểm soát các hot động tôn giáo, cũng có mt viên chc cao cp về tôn giáo nói rằng giáo hoàng Bin Đức XVI hạ nhục các tín đồ Hồi Giáo ca nước y. Viên chc này mang tên Chen Guangyuan, chủ tịch ca Hip Hi Hi Giáo Trung Hoa, đã nói qua cuc phng vn vi cơ quan thông tín Xinhua rằngđiều này làm tổn thương nng nề tới cm giác ca các tín đồ Hồi Giáo trên thế giới, bao gm cả những tín đồ Hồi Giáo ở Trung Hoa”.

 

Đaminh Maria Cao Tn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

 

?  Ủy Ban Âu Châu lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha

Ủy Ban Âu Châu đã cho là bất khả chấp nhận những phản ứng “bất cân xứng” của thế giới Hồi Giáo về những lời trích dẫn của giáo hoàng Biển Đức XVI nơi bài diễn văn ngài đọc ở Đại Học Regensburg hôm Thứ Ba 12/9/2006, những phản ứng cho thấy muốn “phủ nhận quyền tự do ngôn luận”, như những ngôn từ của vị giáo hoàng này về Hồi Giáo.

Vị phát ngôn viên của ủy ban này là Johannes Laitenberger đã phát biểu trong buổi họp báo hôm Thứ Hai 18/9/2006 rằng: “Tự do ngôn luận là nền tảng các giá trị của Châu Âu, khi tỏ ra tôn trọng tất cả mọi tôn giáo, Kitô Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo hay phi tôn giáo”.

Vị phát ngôn viên này nhận định rằng bài diễn văn của đức giáo hoàng cần phải được xét “theo toàn diện của nó”, chứ đừng phản ứng đối với “những trích dẫn bị lấy ra khỏi mạch văn hay thậm chí còn tệ hơn nữa” đến những trích dẫn cố ý tách ra khỏi mạch văn”.

Tuy nhiên, vị phát ngôn viên này cho biết thêm là Ủy Ban Âu Châu không có ý làm sáng tỏ hay dẫn giải “việc đóng góp về thần học của vị giáo hoàng này vào cuộc tranh luận về thần học”, những dẫn giải đã được Tòa Thánh thực hiện rồi.

Qua nhiều năm, Ủy Ban Âu Châu này “đã cổ võ việc đối thoại liên văn hóa và khuyến khích cuộc tranh luận liên tôn, vì ủy ban này nghĩ rằng đó là “đường lối hay nhất để làm dậy lên việc hiểu biết lẫn nhau”.  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/9/2006

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ