GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 20/9/2006

 TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN

 

?  Nguyên văn bài diễn văn gây chấn động thế giới Hồi Giáo của Giáo Hoàng Biển Đức XVI ngày Thứ Ba 12/9/2006 tại Đại Học Regensburg về niềm tin và lý trí

?  Tòa Thánh cám ơn việc chấp nhận lời thanh minh của Đức Thánh Cha

?   Tòa Thánh lên tiếng tại Liên Hiệp Quốc về bài diễn văn gây chấn động thế giới Hồi Giáo

 

 

? Nguyên văn bài diễn văn gây chấn động thế giới Hồi Giáo của Giáo Hoàng Biển Đức XVI ngày Thứ Ba 12/9/2006 tại Đại Học Regensburg về niềm tin và lý trí

 

Cùng Quí Ngài Chức Sắc,

Cùng Quí Tôn Vị Nữ Nam, 

 

Tôi lấy làm cảm kích được trở về với viện đại học này một lần nữa và đã có thể cống hiến bài trình luận tại giảng đài này một lần nữa. Tôi nghĩ về những năm, sau một thời gian sống thoải mái ở Freisinger Hochschule, tôi bắt đầu giảng dạy ở Đại Học Bonn. Việc này xẩy ra vào năm 1959, vào những ngày thuộc thời đại học cũ bao gồm những vị giáo sư bình thường. Có những ghế giáo sư khác nhau thiếu cả các người phụ tá hay thư ký, nhưng bù lại, có nhiều sự liên hệ trực tiếp với sinh viên và nhất là giữa thành phần giáo sư với nhau. Chúng tôi gặp nhau trước và sau các lớp học, ở trong phòng nhân viên giảng dạy. Có sự trao đổi trực tiếp sống động với thành phần sử gia, triết gia, ngữ học gia và dĩ nhiên là giữa hai phân khoa thần học. Có lúc trong một khóa học lại có cả vấn đề dies academicus, tức có những vị giáo sư thuộc mọi phân khoa đến nói chuyện với sinh viên toàn trường đại học, chia sẻ kinh nghiệm thực sự về universitas – một điều đã được cả ngài Viện Trưởng vừa đề cập tới nữa – nói cách khác, về một thứ kinh nghiệm liên quan đến sự kiện là, mặc dù chúng ta có những chuyên môn từng đi tới chỗ khó thông đạt với nhau, chúng ta vẫn làm nên một khối chung, khi làm mọi sự dựa trên sự hợp lý duy nhất tùy theo các khía cạnh khác nhau của nó, và chia sẻ trách nhiệm về việc sử dụng lý trí một cách đúng đắn – thực tại này đã trở thành một kinh nghiệm từng trải. Viện đại học này cũng rất hãnh diện về hai phân khoa thần học của mình. Vấn đề đã trở thành hiển nhiên là, bằng việc tìm cầu về tính cách hữu lý của đức tin, cả hai phân khoa này đều thực hiện một công việc làm nên yếu tố cần thiết cho ‘toàn thể’ vấn đề universitas scientiarum, mặc dù không phải mọi người đều có cùng một niềm tin được các thần học gia đang tìm cách liên kết với lý trí như là một tổng thể. Cảm quan sâu xa này về mối liên hệ trong đại học đây về lý trí đã không bị trục trặc, đến nỗi có lần một đồng nghiệp nói rằng đại học chúng ta quái lạ, ở chỗ, nó có hai phân khoa chuyên về một điều không hiện hữu là Thiên Chúa. Thậm chí phải đối diện với một thứ nghi hoặc thực sự như vậy, vẫn cần thiết và hợp lý trong việc nêu lên vấn đề về Thiên Chúa qua đường lối sử dụng lý trí, cũng như trong việc thực hiện điều này theo chiều hướng của truyền thống đức tin Kitô Giáo: ở trong viện đại học này nói chung thì điều này đã được chấp nhận không có vấn đề gì. 

 

Mới đây tôi đã được nhắc nhớ về tất cả những điều ấy, khi tôi đọc cuốn sách của Giáo Sư Theodore Khoury (Munster) về đoạn đối thoại xẩy ra – có lẽ xẩy ra vào năm 1391 ở các doanh trại mùa đông gần Ankara – giữa vị hoàng đế Byzantine uyên bác là Manuel II Paleologus và một nhà trí thức Ba Tư về vấn đề Kitô Giáo và Hồi Giáo và về sự thật của hai tôn giáo này. Người ta cho rằng chính vị hoàng đế ấy là người đã viết lại cuộc đối thoại này, trong giai đoạn thành Constantinople bị vây hãm vào thời khoảng 1394 và 1402; và điều này có thể giải thích về lý do tại sao những lập luận của ông chi tiết hơn là những lập luận của nhân vật Ba Tư đối thoại với ông. Cuộc đối thoại này liên quan nhiều tới những cấu trúc đức tin trong Thánh Kinh và Sách Qur’an, và đặc biệt bàn luận tới hình ảnh về Thiên Chúa và về con người, trong khi đó cuộc đối thoại này nhiều lần vẫn cần phải trở về với mối liên hệ giữa – những gì được họ gọi là – tam ‘Luật’ hay ‘các qui luật sống’, đó là Cựu Ước, Tân Ước và Sách Qur’an. Tôi không có ý định bàn đến vấn đề này trong bài nói hôm nay; ở đây tôi chỉ muốn bàn đến một điểm duy nhất – một điểm tự nó lại ở bên lề cuộc đối thoại nói chung này – một điểm, theo chiều hướng của vấn đề ‘đức tin và lý trí’, tôi thấy lý thú và là điểm có thể giúp mở màn cho việc tôi chia sẻ về vấn đề này.

 

Trong cuộc đàm thoại thứ bảy (*4V8,>4H - controversy) được Giáo Sư Khoury thu thập, thì vị hoàng đế này đã chạm tới đề tài về cuộc thánh chiến. Vị hoàng đế này chắc chắn biết được rằng Sura 2, 256, có câu ‘Không có vấn đề võ lực nơi việc tin tưởng’. Theo các chuyên gia, thì đây là một trong những chương Sura thuộc giai đoạn đầu, thời điểm mà Đức Mahommed vẫn còn ở trong tình trạng bất lực và bị đe dọa. Tuy thế, bình thường thì vị hoàng đề này cũng biết được những điều hướng dẫn, được khai triển sau này và được ghi vào Sách Qur’an liên quan tới cuộc thánh chiến. Không đi sâu vào những chi tiết như tính cách khác nhau liên quan tới việc xử sự nơi những ai có ‘Cuốn Sách’ này với thành phần ‘vô tín ngưỡng’, vị hoàng đế này đã đột ngột cộc lốc nói cùng nhân vật đối thoại với mình về vấn đề chính yếu liên quan tới mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực nói chung, mà rằng: ‘Xin tỏ cho tôi thấy chỉ những gì Tiên Tri Muhammed đã viết có tính cách mới mẻ mà ở đó nhà ngươi thấy được những gì chỉ toàn là sự dữ và phi nhân, chẳng hạn như việc ngài truyền dạy hãy dùng gươm giáo để quảng bá niềm tin được ngài rao giảng’ (‘Show me just what Mohammed brought that was new, and there you will find things only evil and inhuman, such as his command to spread by the sword the faith he preached’). Vị hoàng đế này, sau khi bày tỏ chủ trương của mình thật là mạnh mẽ, tiếp tục giải thích cặn kẽ về những lý do tại sao việc quảng bá niềm tin bằng võ lực là những gì phi lý.

 

Bạo động là những gì không thích hợp với bản tính của Thiên Chúa và bản tính của linh hồn. Ông nói rằng: ‘Thiên Chúa không thích việc đổ máu – và việc không tác hành một cách hợp lý (F×< 8`(T) là điều trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa. Niềm tin là những gì xuất phát từ linh hồn chứ không phải từ thân xác. Ai dẫn người nào đó tới với niềm tin thì cần phải có khả năng nói năng khéo léo và lý luận thích đáng, không có vấn đề bạo lực và đe dọa… Để chinh phục một linh hồn biết suy nghĩ thì người ta không cần đến thứ vũ khí mãnh liệt, hay bất kỳ một thứ khí giới này, hoặc bất cứ một phương tiện đe dọa sát hại nhân sự nào khác…”

 

Lời phát biểu quyết liệt nơi lập luận này chống lại việc hoán cải bằng võ lực là thế này: không hành động theo lý trí là việc phản lại bản tính của Thiên Chúa. Nhà biên soạn Theodore Khoury nhận định rằng: Đối với vị hoàng đế, một con người Byzantine chịu ảnh hưởng của triết lý Hy Lạp, thì lời phát biểu này là những gì minh nhiên. Thế nhưng, đối với giáo huấn của tín đồ Hồi Giáo thì Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn siêu việt. Ý muốn của Ngài không bị ràng buộc bởi bất cứ một phạm trù nào của chúng ta, thậm chí là phạm trù về lý lẽ. Đến đây giáo sư Khoury đã trích tác phẩm của một người Pháp nổi tiếng theo chủ nghĩa Hồi Giáo là R. Arnaldez, nhân vật đã vạch ra là Ibn Hazn đã đi quá xa khi nói rằng Thiên Chúa không bị ràng buộc thậm chí bởi chính lời của Ngài, cũng như nói rằng không gì ép buộc được Ngài phải mạc khải chân lý cho chúng ta. Nếu thực sự là ý Chúa muốn thì thậm chí chúng ta cần phải tôn thờ cả đến ngẫu tượng nữa.

 

(còn tiếp hai lần nữa, vì bài diễn văn này dài nhất và quan trọng nhất trong 15 bài nói của Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong chuyến tông du thứ bốn 9-14/9/2006 của ngài tại một quốc gia đã từng gây chia rẽ Kitô Giáo vào thế kỷ 16 và gây ra hai thế chiến trong thế kỷ 20, nhưng lại là bài, nhờ phản ứng của thế giới Hồi Giáo, đã được cả thế giới kỹ lưỡng đọc nhất, để nhân loại thấy được, theo diễn tiến của lịch sử, cái cấu trúc nơi niềm tin Kitô Giáo, một niềm tin đã là những gì làm nên văn hóa Âu Châu huy hoàng trước đây)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060912_university-regensburg_en.html
 

 

 

TOP

 

 

 ? Tòa Thánh cám ơn việc chấp nhận lời thanh minh của Đức Thánh Cha

 

Chủ tịch của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn là Đức Hồng Y Paul Poupard đã lên tiếng cám ơn tín đồ Hồi Giáo đã chấp nhận lời thanh minh của Đức Thánh Cha về bài diễn văn của ngài ở Đại Học Regensburg.

 

Việc này xẩy ra hôm Thứ Ba 19/9/2006, tại Campidoglio, sảnh đường của thành phố Rôma, trong nghi thức ra mắt tờ báo liên tôn mang tựa đề Biết Nhau Để Sống Với Nhau. Vị hồng y này nói:

 

“Trong giây phút rất khó khăn này, chúng ta không thể nào không nhớ đến lời kêu gọi đối thoại đã được mở màn bởi vị Giáo Hoàng này như là một nhu cầu trọng yếu chi phối tương lai của chúng ta. Ở tổng hành dinh liên tôn này đây, tôi xin cám ơn tất cả những ai đã tích cực chấp nhận những lời lẽ cuối cùng vừa rồi của vị Giáo Hoàng trong buổi Truyền Tin Chúa Nhật và chúng tôi muốn tái xác nhận lòng tôn trọng của chúng tôi”.

 

Cuộc họp được chấm dứt bằng việc bắt tay giữa vị hồng y này với giáo trưởng đền thờ Rôma là Sami Salem, và trưởng tôn sư hội đường Do Thái ở Rôma là Riccardo Di Segni.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/9/2006 

 

 

TOP

 

 

?  Tòa Thánh lên tiếng tại Liên Hiệp Quốc về bài diễn văn gây chấn động thế giới Hồi Giáo

 

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Geneva, đã dùng bài đóng góp của mình hôm Thứ Ba 19/9/2006 tại Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc họp ở Geneva Thụy Sĩ để chẳng những thanh minh cho bài diễn văn của ĐTC phát biểu tại Đại Học Regensburg đã gây chấn động thế giới Hồi Giáo, mà còn tỏ ra nghi ngờ về một số những phản ứng thiếu cân xứng nữa.

 

Thật vậy, đài Phát Thanh Vatican cho biết vị tổng giám mục này nói rằng bài diễn văn của Đức Thánh Cha cần phải được “hiểu theo một chiều kích thích đáng, bằng một tinh thần đối thoại ôn hòa và xây dựng”.

 

Vị tổng giám mục đại diện tòa thánh ở Liên Hiệp Quốc này giải thích ý hướng của bài diễn văn khi nói rằng vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ‘khi nhìn nhận những khía cạnh tích cực của tính chất hiện đại’, muốn ‘nới rộng chân trời của lý trí để nó bao gồm cả chiều kích tôn giáo, nhờ đó, bắt đầu thực hiện một cuộc đối thoại chung theo lý trí’. Có thế, theo vị tổng giám mục nói tiếp, mới có thể bênh vực được những giá trị nhân bản của các nền văn hóa tôn giáo, kể cả Hồi Giáo.

 

Về việc Đức Thánh Cha trích dẫn lời của vị hoàng đề Byzantine thời trung cổ, theo vị tổng giám mục này, thì Giáo Hoàng Biển Đức XVI chỉ muốn nhấn mạnh rằng ‘bạo lực bao giờ cũng là những gì phi lý’ và ‘không hợp với bản tính của Thiên Chúa’, những xác tín ‘hợp tình hợp lý với tất cả mọi tín đồ, bao gồm cả Kitô hữu và Hồi hữu’. 

 

Thật vậy, vị Giám Mục Rôma Biến Đức XVI đã đích thân xác nhận vào hôm Chúa Nhật vừa rồi là lời trích dẫn về Hồi Giáo ‘không thể là những gì nói lên ý nghĩ cá nhân của tôi’. Đó là lý do, vị tổng giám mục quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva Thụy Sĩ, yêu cầu đọc bài diễn văn gây chấn động thế giới Hồi Giáo ấy ‘một cách toàn diện’.

 

Về các cuộc xuống đường phản đối nơi thế giới Hồi Giáo, vị tổng giám mục nhận định rằng: ‘các cuộc biểu tình này xẩy ra thậm chí ngay cả trước khi bài diễn văn được dịch sang ngôn ngữ có thể hiểu được bởi thành phần dân chúng kéo nhau đi biểu tình’, vì những cuộc biểu tình ấy được thực hiện theo ‘những nhan đề lừa dối của truyền thông’, thành phần cần phải ‘lãnh trách nhiệm của mình’.

 

Trong phần kết luận, vị tổng giám chẳng những nhận định rằng con đường cần phải thực hiện đó là việc cần phải ‘hiểu biết hơn nữa những niềm tin tưởng và văn hóa của người khác’, mà còn kêu gọi ‘một cuộc đối thoại chân thực và một tương lai hòa bình’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/9/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ