GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 24/9/2006

 TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Bài chia sẻ ngày Thứ Ba 12 tại Vương Cung Thánh Đường Regensburg với các đại diện Đại Kết Kitô Giáo

?  Hội Đồng Giám Mục Ý lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

?   Ngày của Chúa / Dies Domini: Ngày của Giáo Hội / Dies Ecclesiae - Một cuộc hân hoan cử hành bằng ca hát... bao gồm tất cả mọi người (và) những giây phút khác

 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Bài chia sẻ ngày Thứ Ba 12 tại Vương Cung Thánh Đường Regensburg với các đại diện Đại Kết Kitô Giáo

 

Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô!

 

Chúng qui tụ lại, thành phần Kitô hữu Chính Thống, Công Giáo và Thệ Phản – và cùng với chúng ta có cả một số thân hữu Do Thái – chúng ta qui tụ lại để cùng nhau xướng lên lời chúc tụng Thiên Chúa vào buổi tối hôm nay. Tâm điểm của phụng vụ này là các bài Thánh Vịnh, chất chứa cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, và lời nguyện cầu của chúng ta được liên kết với dân Yến Duyên là thành phần tin tưởng và sống trong niềm hy vọng. Đây là thời giờ để tri ân cảm tạ về sự kiện là chúng ta nhờ đó cùng nhau hát các bài Thánh Vịnh, và bằng việc hướng về Chúa, chúng ta cũng lớn lên trong mối hiệp nhất giữa chúng ta. 

 

Trong số những người qui tụ lại ở Giờ Kinh Chiều tối nay đây, tôi ân cần gửi lời chào trước hết tới các vị đại diện Giáo Hội Chính Thống. Tôi luôn coi Chính Thống là một tặng ân đặc biệt của Thiên Chúa Quan Phòng, đến nỗi, khi còn là một giáo sư ở Bonn, tôi đã hiểu được và yêu thích Giáo Hội Chính Thống, thực sự là một cách tư riêng, qua hai con người trẻ là Archimandrites, Stylianos Harkianakis và Damaskinos Papandreou, cả hai sau này đều trở thành Tổng Giám Mục. Ở Regensburg, nhờ sáng kiến của Giám Mục Graber, đã diễn ra các cuộc gặp gỡ hơn nữa: trong các cuộc hội luận chuyên đề về “Spindlhof” và với các sinh viên ưu tú học hành ở đó. Thật vậy, tôi vui mừng nhận ra một số khuôn mặt lâu năm và sống lại tình bạn xưa kia. Vào mấy ngày nữa, ở Belgrade sẽ tái diễn một cuộc đối thoại về thần học về đề tài trọng yếu là koinonia - mối hiệp thông – về hai khía cạnh được Bức Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan nói với chúng ta ở ngay đầu đoạn thờz nhất của bức thư này. Koinonia của chúng ta trước hết là mối hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài trong Thánh Thần; nó là mối hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, được Chúa Kitô hiện thực bằng việc nhập thể của Ngài và bằng việc tuôn để Thần Linh. Về phần mình, mối hiệp thông với Thiên Chúa tạo nên koinonia giữa con người, như sự tham dự vào đức tin của các Tông Đồ, vì thế như sự hiệp thông trong đức tin – một mối hiệp thông được “hiện thân” nơi Thánh Thể, và vì vượt trên hết tất cả mọi biên giới, là những gì xây dựng một Giáo Hội duy nhất (x 1Jn 1:3). Tôi hy vọng và nguyện cầu để những điều bàn luận ấy sẽ mang lại kết quả và mối hiệp thông với Thiên Chúa hăèg sống là những gì liên kết chúng ta, như mối hiêp thông của chúng ta trong đức tin đưoơc các Tông Đồ truyền đạt, sẽ gia tăng vững chắc và chín chắn tới chỗ hiệp nhất trọn vẹn, nhờ đó thế giới có thể nhìn nhận rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự là Đấng Cha sai, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ thế giới (x Jn 17:21). “Để thế giới tin tưởng”, chúng ta cần phải nên một: tính cách hệ trọng của việc dấn thân này cần phải là những gì thôi thúc chúng ta thực hiện việc đối thoại của mình.

 

Tôi cũng gửi lời chào thân ái tới các bạn hữu của chúng ta thuộc các truyền thống khác xuất phát từ thời Cải Cách. Cả ở đây nữa cũng có nhiều hồi niệm hiện lên trong lòng tôi: những hồi niệm về những người bạn hữu trong nhóm Jager-Stahlin, thành phần đã qua đời, và những hồi niệm này là những gì được hòa trộn với lòng tri ân đối với những cuộc gặp gỡ của chúng ta hiện nay. Tất nhiên là tôi đặc biệt nghĩ đến các nỗ lực cần thiết để có thể tiến đến vấn đề đồng thuận về vấn đề công chính hóa. Tôi nhớ đến tất cả những giai đoạn của tiến trình cho tới cuộc họp đáng ghi nhớ với cố Giám Mục Hanselmann ở Regensburg này – một cuộc gặp gỡ quyết liệt góp phần vào việc chiếm đạt ấy. Tôi lấy làm vui mừng khi thấy rằng trong lúc này Hội Đồng Thế Giới Methodist đã chấp nhận Bản Tuyên Ngôn này. Việc đồng ý vêàvấn đề công chính hóa vẫn là một việc quan trọng, một việc – theo quan điểm của tôi -  chưa hoàn toàn hoàn tất: nơi thần học thì vấn đề công chính hóa là một đề tài thiết yếu, thế nhưng trong đời sống của thành phần tín hữu ngày nay – tôi cảm thấy rằng – nó chỉ là những gì lờ mờ ẩn hiện mà thôi. Vì những biến cố thảm thê trong thời đại của chúng ta, đề tài của vấn đề thứ tha cho nhau là một vấn đề càng khẩn trương, tuy nhiên người ta ít nhận thức được nhu cầu cần đến việc tha thứ của Thiên Chúa, đến việc Ngài công chính hóa chúng ta. Tâm thức tân tiến của chúng ta – và một cách nào đó tất cả chúng ta đều “tân tiến” – nói chung không còn ý thức về sự kiện chúng ta như là những con nợ của Thiên Chúa, và tội lỗi là một thực tại chỉ có thể bị tác động của Thiên Chúa khống chế mà thôi. Đằng sau cái suy yếu về vấn đề công chính hóa và vấn đề thứ tha tội lỗi tựu kỳ trung là tình trạng suy yếu nơi mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Bởi thế, công việc đầu tiên của chúng ta có lẽ là việc tái nhận thức một cách mới mẻ vị Thiên Chúa hằng sống hiện diện trong đời sống của chúng ta, trong thời đại của chúng ta và trong xã hội của chúng ta.

 

Giờ đây chúng ta hãy nghe những gì Thánh Gioan nói với chúng ta cách đây ít phút ở bài đọc Thánh Kinh. Tôi muốn nhấn mạnh đến 3 câu nói nơi bài thánh kinh cô đọng và phong phú này. Đề tài chính của cả bức thư ấy được chất chứa nơi câu 15: “Ai tuyên xưng rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, thì Thiên Cgúa ở trong họ và họ ở trong Thiên Chúa”. Một lần nữa, Thánh Gioan, như ngài đã làm trước đó ở câu 2 và 3 của đoạn 4, nói lên việc tuyên xưng đức tin, confessio, một việc tuyên xưng đức tin trên hết là những gì phân biệt chúng ta là thành phần Kitô hữu, ở niềm tin vào sự kiện Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Đấng đã đến trong xác thịt. “Không ai đã từng thấy được Thiên Chúa, chỉ duy Người Con, Đấng ở trong lòng Cha, mới là Đấng tỏ Ngài ra”; chúng ta đã đọc thấy như thế ở cuối lời ngỏ Phúc Âm Thứ Tư (x Jn 1:18). Chúng ta biết Thiên Chúa là ai nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng duy nhất Thiên Chúa. Chính qua Người mà chúng ta được liên hệ với Thiên Chúa. Trong thời đại xẩy ra những cuộc hội ngộ liên tôn này, chúng ta thường dễ làm suy giảm đi một chút nào đó việc tuyên xưng chính yếu ấy, hay thậm chí còn che giấu nó đi. Thế nhưng, làm như vậy, chúng ta không thực hiện việc phục vụ cho cuộc hội ngộ hay đối thoại. Chúng ta chỉ làm cho Thiên Chúa trở nên khó nhận biết hơn đối với người khác cũng như đối với chúng ta. Vấn đề quan trọng là chúng ta tới cho cuộc trao đổi này không phải là những mảnh hình ảnh mà là toàn thể hình ảnh Thiên Chúa. Để có thể thực hiện điều này, việc hiệp thông riêng của chúng ta với Chúa Kitô, cũng như tình chúng ta yêu mến Người cần phải được gia tăng và sâu xa vững chắc. Nơi việc tuyên xưng chung này, cũng như trong công việc chung này, không có vấn đề chia rẽ giữa chúng ta. Và chúng ta nguyện cầu cho cái nền tảng chung ấy được tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

 

Như thế là chúng ta tiến tới vấn đề thứ hai tôi muốn bàn tới. Vấn đề này được thấy ở câu 14, là câu chúng ta đọc thấy rằng: “Chúng tôi đã thấy và chứng thực rằng Chúa Cha đã sai Con Ngài đến như Vị Cứu Tinh trần gian”. Chữ chính yếu nơi câu này là μαρτυρουˆ μεν – chúng tôi làm chứng, chúng tôi là những chứng nhân. Việc Tuyên Xưng Đức Tin cần phải trở thành việc làm chứng. Căn ngữ μάρτυς gợi lên sự kiện là một nhân chứng của Chúa Giêsu Kitô cần phải khẳng định chứng từ được họ cống hiến bằng cả cuộc đời của họ, khi sống cũng như lúc chết. Tác giả của Bức Thư này nói về mình rằng: “Chúng tôi đã thấy” (x 1:1). Vì ngài đã thấy, ngài mới có thể là một chứng nhân. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta – những thế hệ tiếp nối – cũng có thể thấy, và có thể làm chứng như người đã thấy. Chúng ta hãy nguyện cầu cùng Chúa để chúng ta được thấy! Chúng ta hãy giúp nhau phát triển khả năng này, nhờ đó chúng ta có thể giúp con người thuộc thời đại chúng ta thấy được, hầu cả họ nữa, nhờ thế giới được họ hình thành, sẽ khám phá ra Thiên Chúa! Qua tất cả mọi trở ngại về lịch sử, chớ gì họ thấy được Chúa Giêsu một cách mới mẻ, Người Con được Thiên Chúa sai đến, Đấng mà nơi Người chúng ta thấy được Chúa Cha. Ở câu 9, Thánh Gioan viết rằng Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến trần gian để chúng ta đươợ sự sống. Tình hình ngày nay không cho thấy hay sao chỉ nhở việc gặp gỡ với Chúa Giêsu sự sống mới thực sự trở nên sự sống? Là chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô có nghĩa là trước hết là chứng nhân cho một lối sống. Trong một thế giới đầy những lầm lạc lẫn lộn, chúng ta cần phải làm chứng cho những qui chuẩn giúp cho sự sống thực sự là sự sống. Công việc quan trọng này, công việc chung cho tất cả mọi Kitô hữu, là những gì cần phải cương quyết thực hiện. Giờ đây, người Kitô hữu có trách nhiệm làm tỏ tường hóa những tiêu chuẩn cho thấy một sự sống chính trực, một sự sống chúng ta đã thấy sáng tỏ nơi Chúa Giêsu Kitô. Người đã thể hiện trong đời sống của mình tất cả những lời Thánh Kinh đã nói: “Hãy nghe lời Người” (Mk 9:7).

 

Bởi vậy chúng ta tiến đến vấn đề thứ ba, của bài sách thánh chúng ta đọc (1Jn 4:9), vấn đề tôi muốn nhấn mạnh: đó là agape – yêu thương. Đó là chữ chính của cả bức thư, nhất là của đoạn chúng ta đã nghe. Agape - yêu thương, như Thánh Gioan dạy chúng ta không liên hệ gì tới vấn đề tình cảm hay phô trương về nó; nó là một cái gì đó hoàn toàn điều độ và hiện thực. Tôi đã cố gắng giải thích điều này trong Thông Điệp Deus Caritas Est của mình. Agape – yêu thương thực sự là một tổng hợp của Lề Luật cùng các Tiên Tri. Nơi yêu thương, mọi sự được “nên trọn”; thế nhưng, cái mọi sự này hằng ngày cần phải được “chu toàn”. Ở câu 16 bài chúng ta đọc, chúng ta thấy một câu tuyệt vời, đó là: “Chúng ta biết và tin tưởng tình Thiên Chúa yêu thương chúng ta”. Phải, con người có thể tin tưởng tình yêu. Chúng ta làm chứng cho niềm tin của chúng ta ở chỗ nó tỏa ra như một quyền lực của tình yêu, “để thể gian tin tưởng” (Jn 17:21). Amen! 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060912_vespri-regensburg_en.html

 

 

TOP

 

 

 ? Hội Đồng Giám Mục Ý lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Trong phiên họp mở màn cho Hội Đồng Thường Trực của hội đồng giám mục Ý hôm Thứ Hai 19/9/2006, Đức Hồng Y Camillo Ruini, đại diện giáo phận Rôma, đã lên tiếng ủng hộ Đức Thánh Cha và chỉ trích các cuộc vận động xuống đường chống lại ngài.

 

Trước hết, vị hồng y đại diện giáo phận này đã ngỏ lời chào Đức Thánh Cha, khi nhắc lại chuyến tông du của ngài về Bavaria, ngài đã làm chứng “bằng việc chia sẻ hết sức sâu xa và nhẹ nhàng thuyết phục, niềm tin vào vị Thiên Chúa là Đấng nơi Ngài con người, lý trí của họ và tự do của họ mới đạt được tình trạng viên trọn cao cả và đích thực”.

 

Vị chủ tịch hội đồng giám mục Ý này tiếp tục nói: “Trong bài nói rạng ngời ở Đại Học Regensburg, ngài chẳng những có thể nêu lên mà còn biện luận cho chân lý, cho tính chất hiệu năng và hợp thời của Kitô Giáo nơi mô hình thần học cả thể, cùng một lúc vừa có tính cách lịch sử lại vừa có tính cách triết lý, khả dĩ có được mối liên hệ thiết yếu giữa lý trí của con người với niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa, Đấng là ‘Logos’, khi cho thấy rằng mối liên hệ này không bị giới hạn vào quá khứ mà còn hướng tới những nhãn quan rộng lớn ngày nay đối với lòng chúng ta ước muốn biết và sống một sự sống trọn vẹn và tự do”.

 

Vị hồng y nhấn mạnh rằng, bài nói này, cùng với bức thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” và bài của Đức Thánh Cha ngỏ cùng Giáo Triều Rôma hôm 22/12/2005 vừa qua, đã là những gì cống hiến cho “những điều phối hợp thiết yếu nơi sứ điệp của vị Giáo Hoàng này, những gì cần phải được suy niệm và sâu xa thấm nhiễm, liên quan tới hội nghị giáo hội toàn quốc đang chờ đợi chúng ta ở Verona”.

 

Về vấn đề những phản ứng ồn ào đối với bài diễn văn của Đức Thánh Cha ở Regensburg, vị hồng y này nói rằng ngài cảm thấy “lạ lùng và buồn bã” là “có những điều khẳng định trong bài diễn văn này được giải thích sai lạc như là những gì xúc phạm tới đạo Hồi và vì thế gây ra những hành động ghê rợn cùng với những lời đe dọa khôn tả – có lẽ cũng đã cung cấp cho việc viện cớ để sát hại một cách ghê gớm Dì Leonella Sgobarti ở Mogadishu”.

 

Theo vị hồng y này thì Đức Thánh Cha thực sự là muốn kêu gọi “một cuộc đối thoại thực sự các nền văn hóa và tôn giáo, một cuộc đối thoại chúng ta đang thật là cần đến”, như chính bài diễn văn đề cập tới, cũng như vị quốc vụ khanh của Tòa Thánh nói tới trong lời tuyên cào hôm Thứ Bảy vừa rồi.

 

Vị hồng y 75 tuổi này cho biết rằng “về phần các vị giám mục Ý, chúng tôi bày tỏ cùng vị Giáo Hoàng này tất cả lòng gắn bó và đoàn kết của chúng tôi và gia tăng lời chúng tôi nguyện cầu cho ngài, cho Giáo Hội, cho quyền tự do tôn giáo của chúng tôi, cho việc đối thoại và tình hữu nghị giữa các tôn giáo và chư dân”.

 

Vị ông y kết luận: “Trái lại, chúng tôi cảm thấy tiếc cho những lời giải thích, cũng chẳng thiếu gì nơi xứ sở của chúng tôi, những lời giải thích qui cho Đức Thánh Cha trách nhiệm mà ngài tuyệt đối không có hay những sai lầm mà ngài không vi phạm, và là những lời dẫn giải có khuynh hướng tấn công con người của ngài và thừa tác vụ của ngài”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/9/2006

 

 

TOP

 

 

?  Ngày của Chúa / Dies Domini: Ngày của Giáo Hội / Dies Ecclesiae - Một cuộc hân hoan cử hành bằng ca hát... bao gồm tất cả mọi người (và) những giây phút khác

 

Tông Thư Dies Domini của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của văn khố Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html

 

(loạt bài về Chúa Nhật cho các Chúa Nhật kể từ Chúa Nhật 23/4/2006)

 

Một cuộc hân hoan cử hành bằng ca hát

 

50.           Nếu bản chất của Thánh Lễ Chúa Nhật và tầm quan trọng của nó nơi đời sống tín hữu như thế, thì cần phải chú trọng đặc biệt tới việc sửa soạn. Theo kinh nghiệm mục vụ và tục lệ địa phương theo các qui chuẩn phụng vụ, cần phải thực hiện những nỗ lực để làm sao bảo đảm được rằng việc cử hành này có tính cách long trọng thích hợp với ngày tưởng niệm biến cố Phục Sinh của Chúa. Để được như thế, cần phải chú ý tới những bài hát được cộng đồng sử dụng, vì ca hát là cách thức xứng hợp đặc biệt để bày tỏ tâm hồn vui tươi, gia tăng tính cách long trọng của việc cử hành và nuôi dưỡng cảm quan của một đức tin yêu chung. Cần phải lưu tâm để bảo đảm tính chất, cả về lời ca lẫn cung điệu, nhờ đó những gì ngày nay được cho là mới mẻ và sáng tạo mới hợp với các đòi hỏi của phụng vụ và mới xứng đáng với truyền thống của Giáo Hội, một truyền thống hãnh diện về một gia sản vô giá nơi lãnh vực thánh nhạc.

 

Một cử hành bao gồm tất cả mọi người

 

51.           Cũng cần phải làm sao để bào đảm là tất cả mọi người hiện diện, trẻ em lẫn người lớn, chủ động tham dự, bằng cách khuyến khích họ tham phần vào những chỗ được phụng vụ gợi ý và khuyên làm (90). Dĩ nhiên, chỉ có những ai thực hành thừa tác vụ tư tế mới làm công hiệu Hy Tế Thánh Thể và có thể nhân danh toàn dân hiến dâng hy tế ấy lên Thiên Chúa mà thôi (91). Đó là căn bản của việc phân biệt, một biệt phân vượt lên trên cả vấn đề về kỷ luật, giữa công việc xứng hợp với vị chủ tế và công việc thuộc về phó tế và tín hữu không có chức thánh (92). Tuy nhiên, tín hữu cần phải ý thức rằng, vì chức linh mục chung được lãnh nhận nơi Phép Rửa, “họ được tham dự vào việc hiến dâng Thánh Thể” (93). Mặc dù có sự phận biệt về vai trò, họ vận “hiến dâng lên Thiên Chúa tế vật thần linh và cùng với tế vật này chính bản thân mình. Khi hiến dâng hy tế và hiệp lễ, họ chủ động tham dự vào phụng vụ” (94), tìm thấy nơi phụng vụ ánh sáng và sức mạnh để sống chức linh mục thánh tẩy và đời sống thánh chứng nhân của mình.

 

Những giây phút khác của Chúa Nhật Kitô Giáo

 

52.           Việc thông phần vào Thánh Thể là tâm điểm của Chúa Nhật, thế nhưng nhiệm vụ giữ thánh Chúa Nhật này không thể chỉ giới hạn có thế thôi. Thật vậy, Ngày Của Chúa được sống tốt đẹp nếu từ đầu đến cuối nó mang tính cách tri ân và chủ động tưởng nhớ đến công cuộc cứu độ của Thiên Chúa. Điều này thúc đẩy mỗi một người môn đệ của Chúa Kitô làm nên các giây phút khác trong ngày của họ – những giây phút ngoài khung cảnh phụng vụ, đó là đời sống gia đình, các thứ giao tiếp về xã hội, những giây phút xả hơi giải trí – ở chỗ an bình và niềm vui của Chúa Kitô Phục Sinh được thể hiện nơi các biến cố bình thường của đời sống. Chẳng hạn, việc tụ họp lại nghỉ ngơi của cha mẹ và con cái có thể là cơ hội chẳng những để nghe nhau mà còn là những giây phút giáo huấn và chia sẻ nữa. Ngay trong cuộc sống trần thế nữa, khi có thể, tại sao lại không giành riêng những lúc nguyện cầu – nhất là long trọng cử hành các Giờ Kinh Tối chẳng hạn – hay những giây phút giáo lý, những giây phút áp Chúa Nhật hay vào chiều Chúa Nhật để sửa soạn cho hay để làm viên trọn tặng ân Thánh Thể nơi tâm can con người?

 

Cách thức có tính cách truyền thống hơn này để giữ thánh Chúa Nhật như thế có lẽ là những gì khó khăn đối với nhiều người; thế nhưng, Giáo Hội chứng tỏ niềm tin của mình ở nơi sức mạnh của Chúa Kitô Phục Sinh và ở quyền năng của Thánh Thần, bằng việc cho thấy rằng, hơn bao giờ hết là lúc này đây, Giáo Hội không muốn sống ở tầm mức đức tin tối thiểu và tầm thường. Giáo Hội muốn giúp các Kitô hữu thực hiện những gì đúng đắn nhất và làm hài lòng Chúa nhất. Bất chấp khó khăn, vẫn có những dấu hiệu tích cực và phấn khởi. Ở nhiều nơi trong Giáo Hội đang cảm thấy một nhu cầu mới đối với việc nguyện cầu qua nhiều hình thức của nó; và đó là một tặng ân của Thánh Linh. Cũng có cả việc tái tấu những thực hành đạo nghĩa cổ thời nữa, như các thứ hành hương; và tín hữu thường lời dụng nghỉ ngơi Chúa Nhật đến viếng thăm một Đền Thánh nào đó, nơi mà cả gia đình có thể sống những giây phút cảm nghiệm đức tin sâu xa hơn nữa. Đó là những giây phút ân sủng cần phải được duy trì qua việc truyền bá phúc âm hóa và được hướng dẫn bởi đức khôn ngoan mục vụ chân thực.

 

(còn tiếp vào mỗi Chúa Nhật)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ