GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 3/9/2006

 TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN

 

?  Chúa Nhật XIX Thường Niên 13/8/2006 về Ý Nghĩa Thiêng Liêng của Việc Nghỉ Ngơi Mùa Hè.

?  Ngày của Chúa / Dies Domini: Ngày của Giáo Hội / Dies Ecclesiae - Bàn tiệc lời Chúa

?   Âu Châu: hồn sống của châu lục này, liên hệ của nó với Hồi Giáo và vai trò của giáo dân Kitô hữu trong sinh hoạt xã hội

 

 

? Chúa Nhật XIX Thường Niên 13/8/2006 về Ý Nghĩa Thiêng Liêng của Việc Nghỉ Ngơi Mùa Hè

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong giai đoạn mùa hè này, có nhiều người đã bỏ thành phố để tìm đến những nơi du lịch hay về quê hương của mình để nghỉ ngơi mùa hè. Tôi mong rằng cuộc nghỉ ngơi được trông đợi này giúp cho họ được củng cố về tâm trí cũng như thân thể là những gì hằng ngày đã phải trải qua một tình trạng liên tục mệt mỏi và căng thẳng trong môi trường náo động của sống tân tiến này.

 

Những ngày nghỉ này cũng tạo nên một dịp quí báu để sống nhiều giờ hơn với họ hàng thân thuộc, để viếng thăm gia đình và bạn hữu, tóm lại, để giành chỗ hơn cho những mối liên hệ nhân tình mà việc vun trồng cần thiết cho những mối liên hệ ấy bị ngăn trở bởi nhịp sống của các nhiệm vụ hằng ngày.

 

Thực sự không phải là ai cũng có thể lợi dụng thời gian nghỉ hè và nhiều người cần phải bỏ qua thời gian này vì những lý do khác nhau. Tôi đặc biệt nghĩ đến những ai cô đơn, đến những người già và bệnh nhân thường cảm thấy cô độc ngay cả trong thời gian này.

 

Tôi muốn bày tỏ lòng gắn bó của tôi với những người anh chị em ấy, với niềm thiết tha mong muốn thấy không một ai trong họ bị thiếu thốn việc nâng đỡ và ủi an của thành phần thân hữu.

 

Đối với nhiều người thì việc nghỉ hè trở thành một cơ hội lợi ích cho những liên hệ về văn hóa, cho những giây phút nguyện cầu lâu giờ và chiêm ngắm ngoài thiên nhiên hoặc trong các đan viện và khung cảnh tu trì.

 

Với giờ rảnh rỗi hơn, người ta có thể chuyên chú một cách dễ dàng hơn vào việc tâm sự với Thiên Chúa, suy niệm Thánh Kinh và đọc sách vở tìm hiểu hữu ích. Những ai cảm thấy được việc nghỉ ngơi thiêng liêng này biết rằng cần thiết biết bao trong việc đừng biến các cuộc nghỉ hè thành việc thuần túy xả hơi và giải trí.

 

Việc trung thành tham dự Lễ Chúa Nhật là những gì giúp cho con người cảm thấy là một phần tử sống động của cộng đồng giáo hội, ngay cả khi họ ở ngoài giáo xứ của họ. Bất cứ ở đâu, chúng ta bao giờ cũng cần phải được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể.

 

Bài Phúc Âm hôm nay nhắc nhở chúng ta về điều này khi cho thấy Chúa Giêsu như là bánh sự sống. Chính Người, theo những gì được Thánh Gioan viết, tuyên bố mình là ‘bánh hằng sống từ trời xuống’ (x Jn 6:31), bánh nuôi dưỡng đức tin của chúng ta và nuôi dưỡng mối hiệp thông nơi tất cả mọi Kitô hữu.

 

Trong thời gian nghỉ hè chúng ta cũng không được quên cuộc xung đột trầm trọng ở Trung Đông. Cuộc diễn tiến cuối cùng làm bùng lên niềm hy vọng là các cuộc xung đột sẽ đi đến chỗ chấm dứt và việc sẵn sàng và hiệu nghiệm cứu trợ về nhân đạo sẽ được bảo đảm cho dân chúng.

 

Tất cả mọi người đều hy vọng rằng hòa bình cuối cùng sẽ thắng vượt bạo lực và sức mạnh của các thứ vũ khí. Chúng ta hãy cầu xin điều này bằng việc tin tưởng Mẹ Maria chuyển cầu là những gì Mẹ bao giờ cũng sẵn sàng thực hiện trong vinh quang thiên đình của Mẹ – vinh quang chúng ta sẽ chiêm ngưỡng việc Mẹ mông triệu vào ngày mốt đây – cho con cái của Mẹ và hỗ trợ các nhu cầu của họ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/8/2006

 

 

TOP

 

 

 ? Ngày của Chúa / Dies Domini: Ngày của Giáo Hội / Dies Ecclesiae - Bàn tiệc lời Chúa

 

Tông Thư Dies Domini của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của văn khố Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html

 

(loạt bài về Chúa Nhật cho các Chúa Nhật kể từ Chúa Nhật 23/4/2006)

Bàn tiệc lời Chúa

39.           Trong mỗi việc cử hành Thánh Thể, Chúa Kitô Phục Sinh được gặp gỡ nơi cộng đồng Chúa Nhật ở bàn tiệc Lời Chúa và Bánh Sự Sống. Bàn tiệc Lời Chúa cống hiến cùng một kiến thức về lịch sử cứu độ, nhất là Mầu Nhiệm Vượt Qua, được chính Chúa Giêsu Phục Sinh tỏ cho các môn đệ của Người biết: chính Chúa Kitô phán dạy, hiện diện nơi lời của Người “khi Thánh Kinh được đọc trong Giáo Hội” (60). Ở bàn tiệc Bánh Sự Sống, Chúa Kitô Phục Sinh hiện diện một cách thực sự, về bản thể và lâu dài suốt cuộc tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Người, và Bánh Sự Sống được cống hiến như là một bảo chứng cho vinh quang mai hậu. Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở rằng “Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi cả hai hợp thành một tác động tôn thờ duy nhất” (61). Công Đồng này cũng chủ trương rằng “bàn tiệc Lời Chúa được dọn ra dồi dào hơn nữa cho tín hữu, mở ra cho họ tràn đầy các kho tàng Thánh Kinh hơn nữa” (62). Rồi Công Đồng truyền rằng, trong các Thánh Lễ Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, không được bỏ bài giảng trừ khi có lý do quan trọng (63). Những điều truyền dạy hợp thời này đã được trung thành thể hiện nơi việc canh tân phụng vụ, một canh tân được Đức Phaolô VI, khi dẫn giải về việc cống hiến dồi dào hơn các bài đọc Thánh Kinh vào Chúa Nhật cũng như các ngày lễ trọng, viết rằng: “Tất cả những điều ấy đã được truyền dạy để nuôi dưỡng mỗi ngày một hơn nơi tín hữu ‘nỗi đói khát nghe lời Chúa’ (Am 8:11), một nỗi đói khát, theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn, thúc đẩy Dân Tân Ước hướng về mối hiệp nhất trọn vẹn của Giáo Hội” (64).

40.           Khi xét đến Thánh Thể Chúa Nhật hơn 30 năm sau Công Đồng này, chúng ta cần thẩm định xem Lời Chúa được loan báo tốt đẹp biết bao và Dân Chúa gia tăng một cách hiệu quả biết là chừng nào về kiến thức cùng lòng mến yêu Thánh Kinh (65). Có hai khía cạnh về vấn đề này, đó là khía cạnh cử hành và khía cạnh tiếp thu riêng, hai khía cạnh rất liên hệ chặt chẽ với nhau. Ở lãnh vực cử hành, sự kiện Công Đồng cho phép công bố Lời Chúa bằng ngôn ngữ của cộng đồng tham dự việc cử hành là những gì cần phải làm bừng lên một cảm thức trách nhiệm mới đối với Lời Chúa, để “tính chất chuyên biệt của sách thánh” chiểu tỏ “ngay trong cách đọc hay hát” (66). Ở lãnh vực tiếp thu riêng, việc nghe lời Chúa được công bố cần phải được sửa soạn kỹ lưỡng nơi linh hồn tín hữu bằng một khả thức về Thánh Kinh, và khi mục vụ cho phép, bằng những sáng kiến đặc biệt để hiểu biết sâu xa hơn các bài đọc thánh kinh, nhất là những bài đọc được sử dụng cho Chúa Nhật và các lễ trọng. Nếu cá nhân và gia đình Kitô hữu không thường xuyên kín múc sự sống mới từ việc đọc sách thánh bằng tinh thần cầu nguyện và lắng nghe Giáo Hoôi dẫn giải (67), thì nguyên việc loan báo phụng vụ Lời Chúa khó có thể làm trổ sinh hoa trái theo lòng chúng ta mong đợi. Đây là giá trị của những hoạt động nơi các cộng đồng giáo xứ có thể qui tụ lại trong tuần những ai dự phần vào Thánh Thể là linh mục, các thừa tác viên và tín hữu (68), để sửa soạn phụng vụ Chúa Nhật, suy niệm trước Lời Chúa sẽ được công bố. Mục tiêu được nhắm đến ở đây là để cho toàn thể việc cử hành, cầu nguyện, ca hát, lắng nghe, chứ không phải chỉ có vấn đề giảng giải, thể hiện một cách nào đó đề tài của phụng vụ Chúa Nhật, hầu tất cả mọi người dự phần có thể mãnh liệt thấm nhuần việc cử hành này. Hiển nhiên là tùy thuộc nhiều vào những ai thi hành tác vụ Lời Chúa. Họ có nhiệm vụ cần phải sửa soạn việc suy niệm Lời Chúa bằng cách nguyện cầu và học hỏi sách thánh, hầu họ có thể nhờ đó diễn tả nội dung của sách thánh một cách trung thực và áp dụng nội dung này vào các mối quan tâm của dân chúng cũng như vào cuộc sống hằng ngày của họ.

41.           Cũng cần phải nhớ rằng việc loan báo phụng vụ Lời Chúa, nhất là trong cộng đồng Thánh Thể, không phải là dùng quá nhiều giờ cho việc suy niệm và dạy giáo lý như là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa với Dân của Ngài, một cuộc đối thoại bao gồm việc loan báo các kỳ công của ơn cứu độ cùng những đòi hỏi của Giao Ước được liên tục lập lại. Về phần mình, Dân Chúa được kêu gọi đáp ứng cuộc đối thoại yêu thương này bằng việc dâng lời tạ ơn và chúc tụng, cũng như bằng việc bày tỏ lòng trung thành của mình đối với công việc liên tục “hoán cải”. Bởi thế cộng đồng Chúa Nhật ủy thác cho chúng ta vấn đề thực hiện việc lập lại một cách ý thức những lời hứa quyết rửa tội của chúng ta, một việc ý thức lập lại, ở một nghĩa nào đó, được bao gồm nơi việc đọc Kinh Tin Kính, và là một phần chuyên biệt của phụng vụ Lễ Vọng Phục Sinh cũng như của việc ban phép rửa trong Thánh Lễ. Trong bối cảnh ấy, việc loan báo Lời Chúa trong việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật mặc lấy một cung điệu trọng thể như trong Cựu Ước vào những lúc lập lại Giao Ước, lúc Lề Luật được công bố và cộng đồng Do Thái được kêu gọi – như một Dân Tộc trong sa mạc ở chân núi Sinai (x Ex 19:7-8; 24:3-7) – lập lại tiếng “xin vâng” của mình, lập lại quyết tâm của họ tỏ ra muốn trung thành với Thiên Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài. Khi tuyên phán lời của mình, Thiên Chúa đợi chờ việc đáp ứng của chúng ta: một đáp ứng đã được Chúa Kitô thực hiện cho chúng ta bằng lời “Amen” của Người (x cf. 2Cor 1:20-22), và là một đáp ứng vang vọng nơi chúng ta bởi Thánh Linh, để những gì chúng ta nghe có thể làm cho chúng ta được thấm nhuần sâu xa hơn (69).

(còn tiếp vào mỗi Chúa Nhật)

 

 

TOP

 

 

?   Âu Châu: hồn sống của châu lục này, liên hệ của nó với Hồi Giáo và vai trò của giáo dân Kitô hữu trong sinh hoạt xã hội

 

Vị giáo sư của Đại Học Ludwig-Maximilians ở Munich, nay đã hồi hưu, 75 tuổi, từng giữ chức bộ trưởng Giáo Dục và Văn Hóa ở Bavaria (quê hương của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI) vào thời khoảng 1970-1986, và là chủ tịch của Tiểu Ban Trung Ương Công Giáo Đức Quốc vào thời khoảng 1976-1988, người đã viết khoảng 30 tác phẩm, trong đó có cuốn ‘Nền Dân Chủ trong Giáo Hội?’ (1970), một tác phẩm ông cộng tác viết với Cha Joseph Ratzinger là vị đương kim Giáo Hoàng của chúng ta hiện nay, trong cuộc phỏng vấn với tở nhật báo Avvenire, số ra ngày 5/7/2006, đã nói về hồn sống của Âu Châu, liên hệ của châu lục này với Hồi Giáo và vai trò của giáo dân Kitô hữu trong sinh hoạt xã hội, nguyên văn như sau:

 

Vấn:    Theo ông thì liệu có một thứ văn hóa Âu Châu hay chăng?

 

Đáp:   Không phải chỉ có một thứ văn hóa Âu Châu duy nhất có thể được học hiểu ở nhà trường. Cũng như  trường hợp không có một ngôn ngữ Âu Châu duy nhất, hay một lối sống duy nhất có thể tiêu biểu cho Âu Châu vậy. 

 

Tuy nhiên, vẫn có những nền tảng và nguyên tắc chung, được biểu lộ nơi những đặc thù về văn hóa của mỗi quốc gia. Và các nguyên tắc nối kết này bao gồm lề luật Rôma là những gì đưa Âu Châu đến chỗ khai triển được thứ văn hóa thực sự theo pháp lý; là niềm tin Kitô Do Thái Giáo vào một vị Thiên Chúa duy nhất, một niềm tin đã ghi dấu nơi các cơ cấu tổ chức và tư tưởng; là mô phạm của việc huấn luyện giáo dục là những gì đòi hỏi một quan niệm nào đó về con người và một đường lối đặc biệt trong việc định vị mình trước kiến thức.

 

Vấn:    Gia sản Hy La và Kitô Giáo như là những gì cấu tạo nên Âu Châu cùng với những nền tảng văn hóa của nó. Âu Châu có một thứ di sản Hồi Giáo nào mà không liên quan tới việc làm đổi thay căn tính của nó hay chăng?

 

Đáp:   Chúng ta không thể nói rằng Âu Châu chỉ có Kitô Giáo, song gia sản Hy-La-KitôGiáo đã hết sức ảnh hưởng tới hồn sống văn hóa và chính trị của nó. Việc nhập cảng một Hồi Giáo giống như được cấu trúc ở các quốc gia Ả Rập vào Âu Châu có nghĩa là dẹp đi cái Âu Châu ngày nay để tạo nên một Âu Châu khác, hoàn toàn là một châu lục khác.

 

Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể có một Hồi Giáo Âu Châu, một Hồi Giáo được thích ứng với Âu Châu. Thế nhưng, về phần Hồi Giáo cần phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tôn trọng tính cách đa dạng của tư tưởng, và tôn trọng tính cách khác biệt giữa tôn giáo và chính trị. Thành phần trí thức thông hiểu Hồi Giáo cần phải chấp nhận việc sống niềm tin của họ với những hội đường Do Thái và các vương cung thánh đường Kitô Giáo.  Nó là một tiến trình của việc biến đổi và trưởng thành chúng ta cần phải kêu gọi tín đồ Hồi Giáo thực hiện, nếu họ muốn thuộc về Âu Châu của chúng ta đây. 

 

Vấn:    Âu Châu đã là nơi bắt nguồn chủ nghĩa độc tài chuyên chế nhất trong lịch sử loài người. Ông có nghĩ rằng người ta cũng có thể coi quan niệm tự do như là một yếu tố cấu tạo nên căn tính Âu Châu hay chăng?

 

Đáp:   Đúng thế. Tự do là một điều gì đó tiêu biểu cho Âu Châu, và tôi có thể nói tiêu biểu cho Kitô hữu. Việc góp phần của Kitô Giáo cho việc phát triển tự do cũng như dân chủ là những gì rất mạnh mẽ. Còn đối với những gì khác, như các chủ nghĩa độc tài chuyên chế trong thế kỷ 20, chủ nghĩa Cộng Sản và Phát Xít nhất là nơi hình thức xã hội quốc gia của chúng, là cái gì thay thế được thực hiện với nỗ lực dẹp bỏ tôn giáo ở Âu Châu.

Chúng là ‘những thứ tôn giáo chính trị’, được đúc nặn nên như là những tôn giáo rỗng tuyếch được tạo nên bởi việc hủy bỏ tôn giáo. Bởi thế, tôi có thể nói rằng Kitô Giáo là một thứ chủng ngừa chống lại những nỗ lực đàn áp tự do. Về vấn đề này thành phần Kitô hữu đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố tự do ở cả quốc gia tân tiến.

 

Vấn:    Đâu là mối liên hệ giữa Kitô Giáo và nền dân chủ?

 

Đáp:   Có một mối liên hệ rất chặt chẽ, và nó được bắt đầu với việc tính toán về thời gian của Kitô Giáo, một việc tính toán không phải chỉ là vấn đề đơn giản theo niên lịch, mà là những gì cho thấy một quan niệm về thế giới và về sự hiện hữu. Việc xuất hiện về một thứ niên đại Kitô Giáo là phản ảnh một thứ biến đổi về thái độ của Kitô hữu về ‘thế giới này’, ở chỗ, trong việc giao tiếp với thế giới, Kitô hữu càng nhận ra mình nơi thời điểm của mình.

 

Việc tính toán thời gian ở một viện tu thời Trung Cổ đã được biến thành trách nhiệm cá nhân và tập thể. Và điều này sau đó ảnh hưởng tới cấu trúc về tổ chức, quản trị và dân sự nơi sinh hoạt xã hội và chính trị của các cộng đồng. Đó là gốc gác của nền dân chủ tân tiến, một nền dân chủ được bắt nguồn không phải tình cờ từ Kitô Giáo. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng quốc gia tân tiến cần đến Kitô Giáo.

 

Vấn:    Thành phần Kitô hữu được kêu gọi làm những gì nơi quốc gia tân tiến?

 

Đáp:   Họ là một yếu tố nồng cốt của cả tính cách nhận định và hợp pháp của nền dân chủ. Bởi thế việc tham dự về chính trị và xã hội trở thành trách nhiệm nặng nề đối với tất cả mọi Kitô hữu, nhất là trong những thời điểm như của chúng ta đây, một thời điểm mà tất cả đều thu gọn việc trực tiếp dấn thân trước hết vào bản thân con người.

 

Để thực hiện việc làm này của mình, Kitô hữu được kêu gọi để liên kết, để tìm cách gắn bó với nhau. Không bao giờ được quên rằng một trong những yếu tố dẫn tới việc quyết tâm của chủ nghĩa Nazi ở Đức Quốc đó là tình trạng chia rẽ giữa thành phần Công Giáo và Tin Lành, thành phần không thể trở thành một lực lượng cản trở chung.

 

Vấn:    Vị luật gia Đức quốc Ernst-Wolfgang Bockenforde chủ trương rằng ‘một quốc gia tự do theo thế tục là quốc gia sống dựa vào những ngân khoản nó không thể nào nắm được trong tay’. Có thể nào một quốc gia tự mình tạo nên được cái đặc thù làm cho nó được tồn tại hay chăng?

 

Đáp:   Quốc gia có thể bảo đảm những điều kiện nhờ đó phát sinh ra những đặc tính tự do nâng đỡ nó, thế nhưng tự nó không thể nào tạo nên đặc tính ấy nhờ chính trị và việc quản trị. Vấn đề được công nhận ở đây là các chủ nghĩa độc tài chuyên chế tự chúng ấn định lấy các thứ giá trị.

 

Một quốc gia ‘thế tục’ cũng cần phải có các thứ giá trị được thành phần công dân bày tỏ. Nó sống bởi những động lực và những xiết lực là những gì được chính đức tin tôn giáo truyền đạt cho công dân của nó. Bởi thế, lý do tại sao quốc gia cần phải nhìn nhận vai trò của tôn giáo. Và ở Âu Châu điều này có nghĩa là nhìn nhận tầm quan trọng của truyền thống Do Thái Kitô Giáo.

 

Vấn:    Điều này đòi hỏi các Giáo Hội phải thực hiện một vai trò xã hội nhiều hơn nữa. Làm thế nào điều này hòa hợp với chiều hướng thế tục của quốc gia?

 

Đáp:   Cần phải phân biệt các loại cá thể. Những tác nhân về chính trị, về kinh tế, về xã hội đều là giáo dân Kitô Giáo. Họ cần phải dấn thân nơi lãnh vực xã hội tương đương với những gì họ sống trong Giáo Hội.

 

Các vị linh mục không liên hệ với chính trị, mà là với việc loan truyền Phúc Âm và cử hành các phép bí tích. Ngoài ra, Công Đồng Chung Vaticanô II đã làm sáng tỏ vấn đề với những ai còn ngờ vực, đó là không chấp nhận ‘thành phần giáo sĩ chính trị’, và nhở Chúa điều này đã đẩy lui được những xung khắc giữa Giáo Hội và quốc gia. 

 

Vấn:    Thế nhưng trong Giáo Hội có vấn đề dân chủ hay chăng?

 

Đáp:   Giáo Hội không phải là vấn đề chính trị mà là vấn đề hiệp thông. Không có vấn đề một số bên trên và một số bên dưới, nhưng trong tất cả mọi tín hữu đều có một mối liên hệ theo hàng ngang.

 

Tuy nhiên, dù không có một thứ dân chủ với những quyết định được thực hiện bởi đa số phần tử, trong Giáo Hội vẫn có các yếu tố dân chủ.

 

Từ khi có các cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi đã có vấn đề đóng góp ý kiến chung trong Giáo Hội, một thứ phát biểu tư tưởng; và chúng ta cũng có những yếu tố dân chủ trong chính việc tuyển bầu Giáo Hoàng nữa.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/8/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ