GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 4/9/2006

 TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXII Thường Niên 3/9/2006 về Thánh Grêgôriô Cả

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Lịch Trình của Chuyến Tông Du Thứ Tư - Viếng Thăm Quê Cha Đất Tổ Bavaria Đức Quốc 9-14/9/2006

?   LAO CÔNG CON NGƯỜI

 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXII Thường Niên 3/9/2006 về Thánh Grêgôriô Cả

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Hôm nay, niên lịch Rôma tưởng nhớ Thánh Grêgôriô Cả, Giáo Hoàng và tiến sĩ của Giáo Hội (vào thời khoảng năm 540-604). Hình ảnh đặc thù của ngài, tôi có thể nói là hầu như chuyên nhất, là một gương mẫu cần phải được nêu lên cho cả các vị mục tử của Giáo Hội lẫn thành phần quản trị dân sự: Thật thế, vì đầu tiên ngài là một vị quan thái thú rồi sau đó làm Giám Mục Rôma.

 

Là một quan chức của đế triều, ngài trổi vượt về khả năng quản trị của mình cũng như về tính cách luân lý thanh liêm, cho đến độ, mới ở vào tuổi 30, ngài đã giữ một chức vị dân sự cao nhất là ‘đô trưởng’ (‘Praefectus Urbis’).

 

Trong khi đó thì nội tâm của ngài lại hoàn toàn hướng tới ơn gọi sống đời đan tu, một cuộc sống ngài đã thực hiện vào năm 574, khi thân phụ của ngài qua đời. Sau đó, Luật Dòng Biển Đức đã trở thành nền tảng cho cuộc sống của ngài. Thậm chí khi ngài được Đức Giáo Hoàng sai cử làm đại diện tới hoàng đế Rôma ở đông phương, ngài vẫn sống theo lối sống đan tu, giản dị và nghèo hèn.

 

Khi được gọi trở về Rôma, mặc dù sống ở một đan viện, ngài đã là một cộng tác viên thân cận của Giáo Hoàng Palagius II, để rồi sau khi vị giáo hoàng này băng hà vì bị dịch hạch, Thánh Grêgôriô đã được mọi người đồng thanh tuyên bố là vị thừa kế giáo hoàng qua đời.

 

Ngài đã hết sức tránh né việc bổ nhiệm này, thế nhưng cuối cùng ngài đã phải chấp nhận, và hết sức luyến tiếc rời bỏ đan viện, để dấn thân cho cộng đồng, biết rằng ngài thực hiện nhiệm vụ của mình và ngài chỉ là ‘một người đầy tớ cho các tôi tớ Chúa’.

 

Ngài viết: ‘Kẻ không thực sự khiêm tốn là kẻ hiểu được rằng họ cần phải lãnh đạo người khác theo chỉ thị của ý muốn thần linh mà lại khinh khi chức cao quyền trọng này. Trái lại, nếu họ thuận phục những sự ấn định thần linh và không tỏ ra cứng đầu bướng bỉnh cùng sẵn sàng mang lại lợi ích cho kẻ khác bằng những tặng ân ấy, khi vị thế cao trọng nơi vai trò chăn dắt các linh hồn được chỉ định cho họ, thì lòng họ cần phải thoát ly nó, nhưng họ lại phải tỏ ra phải tuân phục trái với ý muốn của họ’ ("Pastoral Rule," I, 6).

 

Những lời ấy như là một cuộc ngài đối thoại với chính bản thân của ngài. Bằng một cái nhìn thấu triệt, Thánh Grêgôriô trực giác thấy rằng một nền văn minh mới bấy giờ đang hiện lên nơi cuộc gặp gỡ giữa gia sản Rôma và các thành phần dân chúng được gọi là ‘man di mọi rợ’, nhờ năng lực kết hợp và tính cách cao quí về luân lý của Kitô Giáo. Đời sống đan tu da94 trở thành một kho tàng chẳng những đối với Giáo Hội mà còn đối với toàn thể xã hội nữa.

 

Dù yếu về thể lý nhưng mạnh về luân lý, Thánh Gr6egôriô Cả đã thực hiện nhiều hoạt động mục vụ và dân sự. Ngài đã lưu lại một bộ rất lớn các thư tín, các bài giảng hay, một cuốn dẫn giải nổi tiếng về Sách Ông Gióp và các bản viết về Thánh Biển Đức, cùng nhiều bản văn phụng vụ, nổi tiếng trong việc canh tân thánh ca được gọi theo tên của ngài là ‘nhạc Grêgôriô’.

 

Tuy nhiên, tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài chắc chắn là ‘Cuốn Luật Mục Vụ’, một cuốn luật có tầm quan trọng đối với hàng giáo sĩ như cuốn Luật Biển Đức đối với các đan sĩ Thời Trung Cổ vậy. Đời sống của vị mục tử chăn dắt các linh hồn cần phải là một tổng hợp quân bình giữa việc chiêm niệm và hoạt động, một hoạt động được thúc đẩy bởi một tình yêu thương ‘vươn lên tới tuyệt đỉnh là lúc nó thương cảm cúi mình xuống tới những yếu bệnh trầm trọng nhất của kẻ khác. Khả năng có thể cuí mình xuống trên nỗi khốn cùng của người khác là mức độ của năng lực ban mình của con người cho người khác vậy’ (II,5). Các Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticanô II đã được soi động theo giáo huấn này, một giáo huấn bao giờ cũng hợp thời, để diễn tả hình ảnh của vị mục tử thuộc thời đại của chúng ta.

 

Chúng ta hãy cầu cùng Trinh Nữ Maria cho các vị mục tử trong Giáo Hội cũng như các vị lãnh đạo những tổ chức dân sự biết theo gương mẫu và giáo huấn của Thánh Grêgôriô Cả.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/9/2006

 

 

TOP

 

 

 ? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Lịch Trình của Chuyến Tông Du Thứ Tư - Viếng Thăm Quê Cha Đất Tổ Bavaria Đức Quốc 9-14/9/2006

 

Trong chuyến viếng thăm quê cha đất tổ của mình lần thứ hai tới đây, vị đương kim giáo hoàng Biển Đức của chúng ta sẽ tới viếng thăm những nơi rất thân thương của ngài trước kia, như Munich, thành phố ngài đã làm tổng giám mục từ năm 1977 đến 1982; Đền Altoetting là biểu hiệu Công Giáo của dân Bavaria; Marktl am Inn, nơi sinh quán của ngài; và Regensburg, thành phố ngài đã từng là giáo sư đại học và là nơi anh ngài đang sống cũng là nơi chôn táng các thân quyến của ngài.

 

Theo chương trình chính thức được văn phòng báo chí của Tòa Thánh phổ biến hôm Thứ Bảy 19/8/2006, thì máy bay của ngài sẽ hạ cánh xuống phi trường quốc tế Franz Joseph Strauss vào Thứ Bảy mùng 9 lúc 9 giờ 30 sáng, với nghi thức đón mừng ở Munich.

 

Nghi thức đầu tiên của ngài sẽ là việc cầu nguyện trước Trụ Cột Đức Nữ Trinh ở Marienplatz. Sau đó ngài dùng giáo hoàng xa đến Vương Dinh viếng thăm đáp lễ tổng thống liên báng Đức. Ngài sẽ gặp thủ tướng Đức và vị chủ tịch bộ trưởng ở dinh này. Ngài sẽ ngủ qua đêm tại Tòa Tổng Giám Mục Munich, tư dinh trước kia của ngài.

 

Chúa Nhật, 10/9, ngài chủ tế Thánh Lễ tại khu Neue Messes ở Munich. Sau bữa trưa với các vị hồng y tại tòa TGM Munich, ngài sẽ đến viếng vương cung thánh đường của thánh phố này vào lúc 5 giờ 30 chiều, để tham dự giờ kinh tối, sau đó trở về nghỉ đêm tại tòa TGM như đêm hôm trước.

 

Thứ Hai 11/9, ngài sẽ đi trự cthăng tới Đền Thánh Mẫu Altoetting để cử hành Thánh Lễ vào lúc 10 giờ 30 sáng. Sau lễ, sẽ có một cuộc cung nghinh Thánh Thể và tượng Đức Trinh Nữ từ quảng trường của đền thánh tới Nguyện Đường Tôn Thờ mới là nơi sẽ được khánh thành vào dịp này. Ngài sẽ dùng trưa tại tu viện Thánh mai Đệ Liên ở Altoetting. Vào lúc 5 giờ chiều, ngài sẽ tham dự giờ kinh chiều về Thánh Mẫu với thành phần tu sĩ và chủng sinh Bavaria tại Đền Thờ Thánh Anna ở Altoetting.

 

Đoạn ngài sẽ đi trực thăng tới sinh quán của mình là Marktl am Inn, và tới nơi lúc 6 giờ 45 chiều để ghé thăm một chút. Vào lúc 7 giờ 20 tối ngài sẽ đi trực thăng tới Regensburg vào khoảng 8:20, đi thẳng tới Đại Chủng Viện Thánh Wolfgang, để nghỉ đêm.

 

Vào Thứ Ba 12/9, ngài sẽ cử hành Lễ tại khu Islinger Feld ở Regensburg. Sau bữa trưa ở đại chủng viện này, ngài viếng thăm đại học Regensburg – nơi ngài làm giáo sư rồi từ từ làm phó viện trưởng – để chủ tọa một buổi họp với thành phần đại diện lãnh vực khoa học. Vào lúc 6 giờ 15 chiều, ngài đến vương cung thánh đường Regensburg để tham dự giờ kinh tối đại kết.

 

Thứ Tư 13/9/2006, ngài sẽ làm phép một chiếc đàn phong cầm mới của Alte Kapelle ở Regensburg là nơi người anh của ngài là Đức ông Georg Ratzinger làm giám đốc nhiều năm. Sau đó ngài sẽ thăm nhà của anh ngài và dùng trưa với anh. Sau đó ngài đi xe với anh tới nghĩa trang Ziegetzdorf, nơi giữ hài cốt của cha mẹ và người chị của ngài.

 

Thứ Năm 14/9, ngài sẽ đi trực thăng tới Freising, nơi ngài sẽ gặp gỡ các vị linh mục và thành phần phó tế vĩnh viễn ở Bavaria trong vương cung thánh đường. Sau cuộc gặp gỡ này, ngài sẽ đi xe đến phi trường quốc tế Munich để tạ từ trước khi lên đường về lại Rôma cùng ngày.

 

(ngày mai được nối tiếp loạt bài phỏng vấn của thành phần ký giả Đức với ĐTC Biển Đức XVI hướng về cuộc viếng thăm quê hương của ngài bắt đầu từ cuối tuần này)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 21/8/2006 

 

 

TOP

 

 

?   LAO CÔNG CON NGƯỜI

 

(nhân dịp ngày Labor Day ở Hoa Kỳ 4/9/2006)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh

 

Lao Công Và Đời Sống

Phải, nếu thành ngữ: “eternal rest”, nghỉ yên muôn đời, được giành cho những con người vĩnh viễn ra khỏi trần gian thế nào, thì thành ngữ “đời là một cuộc chiến đấu” cũng áp dụng cho những con người vào đời và còn sống trên trần gian này như vậy. “Đời là một cuộc chiến đấu” chẳng những có thể được hiểu về những khó khăn thử thách trên đời, mà, trước hết và trên hết, còn được hiểu về tình trạng con người phải vất vả làm ăn sinh sống, nhiều khi phải dùng đến từ ngữ “tranh sống” để mà survive, sống còn. Thực tế cho thấy, ngay tại mảnh đất cơ hội opportunity land Mỹ Quốc này, người ta tranh sống hơn bao giờ hết và hơn ở đâu hết. Đến nỗi, hầu như người nào, dù giầu có đi nữa, cũng cảm thấy cuộc đời của mình thật là chật chội, lận đận long đong, chẳng có giờ giấc gì để mà thụ hưởng những gì mình làm ra cả. Nhiều khi chưa kịp hưởng đã bị mất tiêu. Lúc nào con người cũng lo lắng phải làm sao kiếm ra tiến và đủ tiền để trang trải cho các thứ bills hàng tháng. Bill nhà ở, bill xe cộ, bill bảo hiểm, bill điện thoại, bill điện nước, bill mua đồ, bill tín dụng v.v. Bởi thế, đi làm công thì hết làm ngày đến làm đêm, có giờ overtime phụ trội là nhào vô liền, bao nhiêu cũng làm. Nếu làm chủ thì không dám đóng cửa đi vacation nghỉ hè kẻo mất khách, mở cửa hầu như suốt năm, 7 ngày một tuần, 12 tiếng một ngày v.v. Bởi vì, mất việc là mất tất cả: mất nhà cửa, mất xe cộ, nhất là bị bad credit thất tín dụng, thậm chí từ đó còn bị mất cả gia đình nữa. Thành ngữ “lao động là vinh quang” phát xuất từ Việt Nam ngay sau năm 1975, thời được nhà văn kiêm nhạc sĩ Hà Thúc Sinh diễn tả “chỉ còn hàm răng là sống hung hăng giữa mùa khát thèm” trong bài “Chàng thi sĩ lính và hầm chứa xác” được danh ca Khánh Ly trình bày ở cuốn băng Tủi Nhục Ca, không ngờ lại đúng nhất và hợp nhất ở cuộc sống tại thiên đường Mỹ Quốc này.

Tuy nhiên, không phải con người sống trong xã hội văn minh Mỹ Quốc quay cuồng với việc làm chỉ vì “lao động là vinh quang”, thất nghiệp là đời tàn, mà còn vì việc làm gắn liền với thân phận làm người của họ. Đến nỗi, như chim bay thế nào, con người sống trên đời cũng phải làm việc như vậy. Bằng không, con người sống trên đời chẳng có ý nghĩa gì cả. Đó là lý do, con người cảm thấy boring, buồn chán, khi không có việc gì làm. Người về hưu cũng cố tìm được một mảnh vườn để ra vào làm việc cho khuây khỏa. Giới trẻ trong năm học thì chỉ mong cho đến ngày lễ để nghỉ, nhưng hè đến thì lại cảm thấy hết sức boring v.v. Thế nhưng, cái boring của giới trẻ ở đây không phải là chúng muốn kiếm việc gì làm, cho bằng muốn có những gì vui chơi, như đi cấm trại, du ngoạn, hay ít là có bạn bè bên cạnh. Dù sao đi nữa, cái boring nơi mọi giới tuổi, già cũng như trẻ, đều chứng tỏ cho thấy con người một khi còn sống là còn cảm thấy cần phải không ngừng sinh hoạt. Ăn uống và ngủ nghỉ chẳng những là những tác động cần thiết để con người có thể lấy sức tiếp tục sinh hoạt hơn, mà chính việc ăn uống và ngủ nghỉ cũng là những sinh hoạt quan yếu của con người nữa.

Bởi thế, lao động có thể được hiểu theo ba ý nghĩa sau đây. Ý nghĩa đầu tiên của lao động ở đây có thể được hiểu rộng là tất cả mọi sinh hoạt của con người sống trên đời. Ý nghĩa thứ hai của lao động ở đây có thể hiểu hẹp hơn trong giới hạn liên quan đến tất cả những việc làm ăn sinh sống theo nghề nghiệp khiến con người phải lao nhọc, kể cả việc con người phải lao tâm về trí óc lẫn lao lực về tay chân. Và ý nghĩa thứ ba của lao động ở đây được áp dụng cách riêng cho những việc làm về thể lực của con người, những việc làm cho con người phải đổ mồ hôi, điển hình là việc làm ruộng ngoài đồng, làm việc sản xuất trong các hãng xưởng kỹ nghệ, làm việc chuyên chở nhân sự và hàng hóa v.v. Phải chăng vì ý nghĩa lao nhọc của nghề nghiệp cũng như lao động của việc làm về thể lực mà tại Hoa Kỳ người ta lập ra Ngày Lao Động, Labor Day, và cử hành Labor Day này như là một Ngày Lễ, bằng cách cho phép nhân viên làm việc, nhất là ở các công sở, đều được nghỉ việc vào chính Ngày Lễ Lao Động, Labor Day này?

Lao Công Và Phát Triển

Không hoàn toàn như vậy. Thành phần đi làm được nghỉ việc trong Ngày Lễ Lao Động Labor Day không phải chỉ để xả hơi cho đỡ mệt rồi sau đó tiếp tục lao đầu vào làm việc, lao đầu vào việc đi cầy trả nợ v.v. Trái lại, người ta nghỉ việc trong ngày này là để cử hành nó, đúng hơn là để cử hành ý nghĩa của Lao Động, một ý nghĩa hết sức cao quí và đầy giá trị, đáng con người phải ngừng tay làm việc một ngày để nghĩ lại, để lấy lại tinh thần làm việc, nhờ đó họ có thể làm việc một cách xứng đáng hơn và hiệu quả hơn, chẳng những cho chính bản thân họ, mà còn cho gia đình họ cũng như cho chung nhân quần xã hội nữa. Thế thì ý nghĩa đích thực của Lao Động, hay bản chất của Lao Động, hoặc giá trị của Lao Động đây là gì? Nếu không phải Lao Động là yếu tố bất khả thiếu để giúp cho cá nhân, gia đình và xã hội loài người phát triển một cách trọn vẹn.

Đúng thế, Lao Động sẽ chẳng có ý nghĩa và giá trị gì, đến nỗi sẽ mất hẳn bản chất của nó, nếu nó không đi liền với Phát Triển và không nhắm đến mục tiêu Phát Triển. Phải nhận thực là cốt lõi của Lao Động là Phát Triển, nếu Lao Động không Phát Triển tức là đi ngược chiều, là đi lạc hướng, thậm chí có thể đi đến bờ vực thẳm, đi đến hố diệt vong. Thế nhưng, Lao Động và Phát Triển chỉ là những giá trị khách quan, chúng không thể đồng hành và đồng qui, trái lại, chúng còn có thể tương khắc và tương tàn với nhau, hoàn toàn tùy thuộc vào yếu tố Nhân Bản, tức tùy theo con người tác nhân Lao Động. Nếu con người làm việc Lao Động biết đoàn kết tương thân tương ái, biết dấn thân phục vụ, coi công ích hơn tư lợi v.v. thì họ mới thực sự là con người xây dựng xã hội loài người, mới làm cho bản thân họ, gia đình họ cùng với toàn thể nhân gian được Phát Triển. Bởi thế, nếu nói đến Công Việc Lao Động là nói đến Phát Triển, thì nói đến Phát Triển không thể nào không nói đến Tinh Thần Lao Động, tức, như vừa đề cập, nói đến Tinh Thần Đoàn Kết Tương Trợ cũng như Tinh Thần Dấn Thân Phục Vụ.

Đoàn Kết Tương Trợ trong Công Việc Lao Động nghĩa là làm việc gì thì làm, dù làm chính khách hay nông dân, dù làm việc để kiếm chác sinh nhai hay làm việc thiện nguyện volunteer đi nữa, con người cũng phải làm “chung” với mọi người và làm “cho” mọi người. Làm “chung” với mọi người là ở chỗ, ai làm việc nấy, theo trách nhiệm và khả năng của mình, như trong một thân thể, đầu làm việc của đầu, tay làm việc của tay, mắt làm việc của mắt, nhờ đó, những phần thể này làm cho toàn thân sinh động và phát triển thế nào, thì mỗi phần tử trong cơ cấu xã hội cũng cần phải cố gắng chu toàn trách nhiệm và khả năng của mình, theo lương tâm và qui định. Còn làm “cho” mọi người là ở chỗ, khi làm việc con người lao Động chỉ nhắm đến công ích, đến thiện ích chung của mọi người, hơn là tư lợi cá nhân hay thủ lợi cho phái nhóm.

Nhìn vào xã hội loài người khắp thế giới hiện nay, thực tế cho thấy con người đang nỗ lực làm việc “chung” với nhau để canh tân bộ mặt trái đất, làm cho bộ mặt trái đất rạng ngời ánh sáng văn minh vật chất về khoa học và kỹ thuật tân kỳ của họ hiện nay. Tuy nhiên, về phương diện văn minh nhân bản thì hình như con người ngày nay đang ở trong tình trạng thực hiện những việc làm “công” kích nhau, phản diệt nhau, chứ không phải “cho” nhau. Chẳng hạn, thế giới tư bản tự do hoàn toàn tương phản và tương khắc với thế giới cộng sản chuyên chế. Chẳng hạn, các nước tân tiến, thường ở bắc phương, càng bành trướng quyền lực chính trị và thị trường kinh tế thì các nước chậm tiến hay đang tiến, thường ở phía nam, đã nghèo lại càng nghèo thêm, với chồng chất những món nợ quốc tế kếch xù không thể trả. Chẳng hạn, phong trào phò quyền sự sống pro life hoàn toàn chống chọi với phong trào phò quyền tự quyết pro choice. Chẳng hạn, những cuộc tấn công khủng bố trả đũa những cuộc khủng bố tấn công, điển hình là tại Trung Đông giữa khối Palestine với những cuộc khủng bố tấn công và khối Do Thái với những cuộc tấn công khủng bố, hầu như không thể chấm dứt, nhất là từ năm 2000 đến nay, cũng như tại Hoa Kỳ vào ngày 11/9/2001, ngày khủng bố tấn công Hoa Kỳ, và ngày 7/10/2001, ngày Hoa Kỳ tấn công khủng bố. Ngoài ra, Lao Động còn bị lòng tham của con người bóp méo. Ở chỗ, Lao Động vô sản hay Lao Động trả nợ như trong thế giới Cộng Sản. Hay trong thế giới tư bản có kiểu Lao Động rẻ tiền, làm nhiều lương ít, như thân phận của những người Mễ khốn khổ trong nước Mỹ, hoặc kiểu Lao Động ép uổng, theo luật chỉ buộc làm 40 tiếng một tuần, nhưng nếu không làm giờ phụ trội khi cần cũng có thể bị sa thải vì những cớ chụp mũ khác.

Chính vì Lao Động đi ngược chiều với Phát Triển như thế, thực tế cho thấy xã hội văn minh vật chất hiện nay của con người chẳng những đã đi đến bờ vực thẳm mà còn đang lao xuống hố diệt vong nữa, vì nền tảng của xã hội là gia đình đang bị tan rữa bởi nạn ly dị và phá thai, nạn đồng tính hôn nhân và tạo sinh ngoại nhiên. Đó cũng là chứng cớ hiển nhiên và hùng hồn nhất cho thấy Lao Động và Phát Triển hết sức liên hệ chặt chẽ với nhau, chặt chẽ ở Tinh Thần Lao Động nơi tác nhân con người, một Tinh Thần Đoàn Kết Tương Trợ, làm việc Lao Động “chung” với mọi người, và Tinh Thần Dấn Thân Phục Vụ, làm việc Lao Động “cho” mọi người. Không biết có phải vì cố ý hay ngẫu nhiên mà Cuộc Họp Thượng Đỉnh Về Việc Phát Triển Khả Thủ, The World Summit for Sustainable Development, đã được tổ chức vào những ngày trước và sau dịp Lễ Lao Động Hoa Kỳ, 2/9/2002.

Lao Công Và Quốc Tế

Thật vậy, Cuộc Họp Thượng Đỉnh về Việc Phát Triển Khả Thủ lần này tại Johannesburg ở Nam Phi trong thời gian từ ngày 26/8 đến 4/9/2002 là cuộc họp thập niên sau cuộc họp ở Rio de Janeiro trước đây. Để sửa soạn cho cuộc họp lần này, đã có một cuộc họp dự thảo tại Bali Nam Dương vào những ngày 27/5-7/6/2002. Trong cuộc họp dự thảo này, Quốc Đô Vatican, Vatican City State, đã phổ biến một văn kiện khai triển chủ đề phát triển. Vậy, nhân dịp Lễ Lao Động Hoa Kỳ, chúng ta cũng nên ôn lại bản văn kiện này, bản văn kiện rất hợp với Tinh Thần Lao Động chúng ta vừa mới đề cập đến trên đây, đó là một Tinh Thần Đoàn Kết Tương Trợ, làm việc Lao Động “chung” với mọi người, và Tinh Thần Dấn Thân Phục Vụ, làm việc Lao Động “cho” mọi người.

Trước hết, về Tinh Thần Đoàn Kết Tương Trợ, làm việc Lao Động “chung” với mọi người, bản văn kiện đã đề cập đến vấn đề môi sinh, vấn đề toàn cầu hóa và vấn đề hợp tác quốc tế.

Về vấn đề môi sinh, theo bản văn kiện này, việc phát triển trước hết liên quan đến vấn đề môi sinh, một dấu hiệu cho thấy “tình đoàn kết nhân loại”, một dấu hiệu “hiển nhiên bao gồm việc bảo trì và chăm bón cho các nguồn lợi của trái đất”.

Về vấn đề phát triển liên quan đến tiến trình toàn cầu hóa, văn kiện của Quốc Đô Vatican cho biết là: “nó chẳng tốt cũng không xấu. Nó sẽ là những gì con người làm nên nó. Không có một hệ thống nào tự mình là cùng đích cả, và cần phải nhấn mạnh là vấn đề toàn cầu hóa, như bất cứ một hệ thống nào khác, phải phục dịch con người; nó phải phục vụ tình đoàn kết và công ích”. Để cụ thể hóa vấn đề phát triển liên quan đến tiến trình toàn cấu hóa này, bản văn kiện của Quốc Đô Vatican nhấn mạnh đến việc “hết sức cần thiết phải nhổ tận gốc tình trạng nghèo khổ”. Để đạt được mục đích này, cần phải có “sự tham dự chủ động của người nghèo”. Bản văn nhận định là: “Có quá nhiều những đề án đang được bàn thảo nhìn thành phần nghèo như là một cái nạn chứ không phải như là những diễn viên sản xuất và sáng tạo trong xã hội”. Theo nhận định này, Quốc Đô Vatican kêu gọi “việc cung cấp những cơ hội làm việc, giáo dục, chăm sóc sức khỏe căn bản và nơi ăn chốn ở đầy đủ. Phải xét lại và cổ động những kiểu cách tiêu thụ và sản xuất mới hợp với những nguyên tắc về phẩm giá và tình đoàn kết của con người. Vì hơn một nửa dân số thế giới vẫn còn sống ở những miền quê và vì thành phần nghèo nàn quê mùa thiếu cơ hội được hưởng những dịch vụ xã hội tối thiểu nhất, họ cần phải được chú trọng và cứu xét hơn nữa… cần phải bảo đảm mọi người có được nước dùng trong lành”.

Tiến trình toàn cầu hóa trong việc phát triển còn là vấn đề liên quan đến mối liên hệ giữa các quốc gia nữa. Bởi thế, bản văn của Quốc Đô Vatican đã đề cập đến khía cạnh là “tình liên kết có một tính chất linh thiêng cần phải đâm rễ sâu xa hơn trong việc chúng ta tiến đến chỗ giải quyết những vấn đề quốc tế”. Thế nên, bản văn kiện này đã đề nghị nên có một “chính quyền quốc tế” dựa trên nguyên lý phụ thuộc, một nguyên lý mà theo đó, nếu nước nào “không có khả năng đáp ứng những nhu cầu phát triển của mình, thì những nước khác buộc phải hỗ trợ nước ấy”.

Sau nữa, về Tinh Thần Dấn Thân Phục Vụ, làm việc Lao Động “cho” mọi người, bản văn kiện đề cập đến những vấn đề môi sinh, luân lý, nhân phẩm, nhất là tặng ân hy hiến bản thân mình.

Theo bản văn kiện thì việc phát triển của con người muốn thành đạt và tồn tại cần phải đặt trên: “những giá trị luân thường đạo lý vững chắc, hay không thể nào thiếu được sự hướng dẫn cùng với những nền tảng cần thiết nhờ đó việc phát triển được theo đuổi này mới có thể thành đạt và tồn tại”. Bản văn kiện đã định nghĩa ý niệm phát triển khả thủ như sau: “Nói đến ý niệm về việc phát triển khả thủ là nói đến tiến trình đáp ứng những nhu cầu của con người hiện đại liên quan đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ. Ý niệm này phải được hiểu theo quan điểm của việc phát triển toàn diện con người”. Bản văn kiện đã lập lại chiều hướng duy nhất cho việc phát triển đích thực của con người từ cuộc họp thượng đỉnh 10 năm trước như sau: “Nguyên lý tiên quyết của Bản Tuyên Ngôn Rio ở chỗ: ‘Con người là trung tâm của những mối quan tâm về việc phát triển khả thủ’”. Đó là lý do tại sao Quốc Đô Vatican đã kêu gọi Cuộc Họp Thượng Đỉnh ở Johannesburg lần này hãy chấp nhận từ ngữ “vấn đề môi sinh nhân bản”, human ecology. Bản văn kiện của Quốc Đô Vatican đã giải thích thêm về vấn đề môi sinh nhân bản như sau: “Khái niệm trọn vẹn về vấn đề môi sinh nhân bản… chính yếu là ở việc bảo toàn và canh chừng những điều kiện về luân lý nơi tác hành của con người ở môi sinh. Cũng cần phải lưu ý là cái cấu trúc đầu tiên và cốt yếu của vấn đề môi sinh nhân bản đó là gia đình, nơi con người nhận được những ý tưởng giáo dục đầu tiên về sự thật và sự thiện, và biết được thế nào là yêu thương hay được thương yêu, nhờ đó biết được cả sự thực về con người là gì”.

Bản văn kiện của Quốc Đô Vatican đã kết thúc bằng một yếu tố quyết liệt cho việc phát triển đó là việc con người hiến thân với một phẩm vị “được xây trên tính cách chuyên nhất của con người khác biệt với tất cả mọi tạo vật; tức là tính cách được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa. Việc tương tự này chứng tỏ là con người, tạo vật duy nhất trên mặt đất được Thiên Chúa cho quyền sống vì mình, không thể hoàn toàn tìm thấy bản thân mình ngoại trừ thành thật trao tặng bản thân mình. Việc trao tặng bản thân mình là bảo đảm trên hết cho phúc hạnh của những người khác cũng như cho các thế hệ tương lai”.
 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ