GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 20/1/2007

TUẦN  II THƯỜNG NIÊN

 

?   Lược Sử về Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo và các đề tài học hỏi hằng năm cho tuần lễ này

?  “Nếu lấy con người và phẩm giá của họ làm chính yếu trong việc quan tâm của mình, thì trách nhiệm bảo vệ sẽ có được một khả năng sáng tạo trong việc đáp ứng một cách nhân đạo và công bằng trước những diễn tiến mới ngày nay”.

?  Đức Thánh Cha Piô XII nói với một người Đức gốc Do Thái đến triều kiến ngài rằng: “Hãy hãnh diện là một người Do Thái”

 

 

 

? Lược Sử về Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo và các đề tài học hỏi hằng năm cho tuần lễ này

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nghiên cứu

Từ sau Công Đồng Vaticanô II, nỗ lực đại kết Kitô giáo đã được Giáo Hội Công Giáo phát động và thực hiện, trong đó hằng năm có Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo, được tổ chức một tuần trước lễ Thánh Phaolô Trở Lại, 25/1. Tuần lễ này bởi thế bao giờ cũng được bắt đầu từ ngày 18/1.

Lịch sử Giáo Hội Chúa Kitô, một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền của Chúa Kitô và do Người thiết lập, đã bị rạn nứt hai lần, lần đầu vào năm 1054, giữa Chính Thống Giáo Đông Phương với Giáo Hội Công Giáo Rôma, và lần hai vào năm 1519, giữa Thệ Phản Tây Phương (kể cả Anh Giáo năm 1535). Thế nhưng, tận thâm tâm của thành phần môn đệ đích thực của Chúa Kitô, Đấng nguyện cầu “cho họ được hiệp nhất nên một” (Jn 17:21) và mong cho họ được hiệp nhất, luôn cảm thấy áy náy về tình trạng phân chia và phân cách của mình, một sự kiện làm gương mù cho thế giới và làm cản trở việc tông đồ truyền giáo theo sứ vụ đã được Đấng Phục Sinh trao phó cho những ai theo Người. Bởi vậy, họ đã cố gắng thực hiện những gì có thể để tiến đến chỗ “đồng tâm nhất trí” (Acts 4:32) và chung sống với nhau (x Acts 2:42,44; 4:32) như Giáo Hội thời sơ khai. Sau đây là những mốc điểm lịch sử về nguồn hiệp nhất này của Kitô Giáo, những mốc điểm dẫn đến và có liên quan trực tiếp với Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo:

1740:     Phong Trào Thánh Linh ở Tô Cách Lan có những lời nguyện cầu cho và với tất cả mọi giáo hội.
1820:     Cha James Haldane Stewart xuất bản cuốn “Những Then Chốt cho Cuộc Tổng Hiệp Nhất Kitô Giáo để Tuôn Đổ Thần Linh”.
1840:     Cha Ignatius Spencer, một người trở lại với Giáo Hội Công Giáo Rôma, đã đề nghị “Kết Hợp Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất”.
1867:     Hội Nghị Lambeth Đầu Tiên của Các Vị Giám Mục Anh Giáo đã nhấn mạnh việc cầu nguyện cho mối hiệp nhất trong Lời Mở  Đầu        những Quyết Nghị của các vị.
1894:     Đức Lêô XIII khuyến khích thực hành Tuần Bát Nhật Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất trong bối cảnh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
1908:     Cha Paul Wattson khởi xướng việc giữ “Tuần Bát Nhật Hiệp Nhất Kitô Giáo”.
1926:     Phong trào Đức Tin và Trật Tự bắt đầu in ấn phổ biến “Những Đề Nghị về Tuần Bát Nhật Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo”.
1935:     Đan Viện Phụ Paul Couturier ở Pháp vận động “Tuần Lễ Chung Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất Kitô Giáo” nhắm đến ý chỉ duy nhất là xin ơn “hiệp nhất Chúa muốn theo cách Người muốn”.
1958:     Tổ chức Unité Chrétienne (Hiệp Nhất Kitô Giáo ở Lyon, Pháp) và Ủy Ban Đức Tin và Trật Tự của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội bắt đầu hợp tác soạn thảo những tài liệu cho Tuần Lễ Cầu Nguyện ấy.
1964:     Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras I đã cùng nhau đọc lời Chúa Giêsu nguyện xin “cho họ tất cả được nên một”. Sắc Lệnh    về Đại Kết của Công Đồng Chung Vaticanô II nhấn mạnh đến việc cầu nguyện là linh hồn của phong trào đại kết và khuyến khích giữ Tuần Lễ Cầu Nguyện này.
1964:     Ủy Ban Đức Tin và Trật Tự của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội (WCC: the World Council of Churches) và Văn Phòng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo (ngày nay gọi là Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo) bắt đầu cùng nhau soạn thảo văn bản cho Tuần Lễ Hiệp Nhất này. Bản văn năm 1996 được soạn thảo vào năm 1994 bởi Hiệp Hội Kitô Giáo Của Giới Trẻ Nam Giới YMCA (Young Men’s Christian Association) và Hiệp Hội Kitô Giáo Của Giới Trẻ Nữ Giới YWCA (Young Women’s Christian Association).
1968:     Các tài liệu chính thức được cùng soạn thảo bởi Ủy Ban Đức Tin và Trật Tự của WCC và Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo bắt đầu sử dụng. Sau đây là các đề tài cho Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo từ đó tới nay. Đề tài 1968: Để chúc tụng vinh quang của Ngài (Eph 1:14)
1969:     Được kêu gọi sống tự do (Gal 5:13) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Rôma, Ý.
1970:     Chúng ta là những người cùng làm việc cho Thiên Chúa (1Cor 3:9) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Đan Viện Niederaltaich, Cộng Hòa Liên Bang Đức.
1971:     … Và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần (2Cor 13:13) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Rôma, Ý.
1972:     Thày ban cho các con một giới răn mới (Jn 13:34) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
1973:     Lạy Thày, xin dạy chúng con cầu nguyện (Lk 11:1) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Đan Viện Montserrat, Tây Ban Nha.
1974:     Để mọi miệng lưỡi tuyên xưng: Giêsu Kitô là Chúa (Phil 2:1-13) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ. Vào Tháng Tư năm này, một bức thư được gửi cho các giáo hội phần tử và các người quan tâm khác về việc thực hiện những nhóm địa phương cùng nhau sửa soạn văn bản cho Tuần Lễ Hiệp Nhất này. Nhóm Úc Châu đã mở đầu việc làm này qua bản khởi thảo cho Tuần Lễ Hiệp Nhất năm 1975.
1975:     Mục đích của Thiên Chúa là qui hợp tất cả mọi sự trong Chúa Kitô (Eph 1:3-10) – tài liệu sửa soạn của Nhóm Úc Châu và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
1976:     Chúng ta sẽ nên giống như Người (1Jn 3:2) – tài liệu sửa soạn của Hội Đồng Các Giáo Hội Caribbean và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Rôma Ý.
1977:     Cùng nhau chịu đựng trong hy vọng (Rm 5:1-5) – tài liệu sửa soạn từ Lebanon trong lúc đang xẩy ra cuộc nội chiến và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
1978:     Không còn là những kẻ xa lạ nữa (Eph 2:13-22) - tài liệu sửa soạn từ một nhóm đại kết ở Manchester, Anh Quốc.
1979:     Hãy phục vụ nhau cho vinh quang Thiên Chúa (1Pt 4:7-11) - tài liệu sửa soạn từ Á Căn Đình và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
1980:     Nước Cha trị đến (Mt 6:10) - tài liệu sửa soạn từ một nhóm đại kết ở Bá Linh, Cộng Hòa Dân Chủ Đức Quốc và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Milan Ý.
1981:     Một Thần Linh duy nhất – nhiều tặng ân – một thân thể duy nhất (1Cor 12:3b-13) - tài liệu sửa soạn từ Các Cha Graymoor, Hoa Kỳ và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
1982:     Chớ gì tất cả mọi người đều tìm thấy nhà của mình nơi Ngài, Ôi Lạy Chúa (Ps 84) - tài liệu sửa soạn từ Kenya và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Milan Ý.
1983:     Chúa Giêsu Kitô – Sự Sống của Thế Giới (1Jn 1:1-4) - tài liệu sửa soạn từ một nhóm đại kết ở Ái Nhĩ Lan và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Céligny/Bossey Thụy Sĩ.
1984:     Được kêu gọi nên một nhờ thập giá của Chúa chúng ta (1Cor 2:2 và Col 1:20) - cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Venice Ý.
1985:     Từ sự chết đến sự sống với Chúa Kitô (Eph 2:4-7) - tài liệu sửa soạn từ Jamaica và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Grandchamp, Thụy Sĩ.
1986:     Các con sẽ là nhân chứng của Thày (Acts 1:6-8) - cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Yugoslavia.
1987:     Hiệp Nhất trong Chúa Kitô – một Tạo Vật Mới (2Cor 5:17 – 6:4a) - tài liệu sửa soạn từ Anh Quốc và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Taizé Pháp.
1988:     Tình yêu Thiên Chúa đánh tan sợ hãi (1Jn 4:18) – tài liệu sửa soạn từ ý và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Pinerolo Ý.
1989:     Xây dựng cộng đồng: một thân thể trong Chúa Kitô (Rm 12:5-6a) - tài liệu sửa soạn từ Canada và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Whaley Bridge, Anh Quốc.
1990:     Để tất cả họ được nên một… Cho thế gian tin tưởng (Jn 17) - tài liệu sửa soạn từ Tây Ban Nha và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Maní Tây Ban Nha.
1991:     Hãy chúc tụng Chúa hỡi muôn dân các nước! (Ps 117 & Rm 15:5-13) - tài liệu sửa soạn từ Đức, và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Rotenburg an der Fulda, Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc.
1992:     Thày ở cùng các con luôn mãi… Vậy hãy đi (Mt 28:16-20) - tài liệu sửa soạn từ Bỉ, và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Bruges, Bỉ.
1993:     Mang lại hoa trái Thần Linh cho mối hiệp nhất Kitô giáo (Gal 5:22-23) - tài liệu sửa soạn từ Zaire, và cuộc họp sửa soạn diễn ra gần Zurich, Thụy Sĩ.
1994:     Nhà của Thiên Chúa: để kêu gọi để nên một lòng trí (Acts 4:23-37) - tài liệu sửa soạn từ Ái Nhĩ Lan, và cuộc họp sửa soạn diễn ra tại Dublin, Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan.
1995:     Koinonia: Hiệp thông trong Thiên Chúa và với nhau (Jn 15:1-17) - cuộc họp sửa soạn diễn ra gần Bristol, Anh Quốc.
1996:     Này Ta đứng ở cửa mà gõ (Rev 3:14-22) - tài liệu sửa soạn từ Bồ Đào Nha, và cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha.
1997:     Chúng tôi tha thiết xin anh em hãy vì Chúa Kitô hòa giải với Thiên Chúa (2Cor 5:20) - tài liệu sửa soạn từ Scandinavia, và cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Stockholm, Thụy Điển.
1998:     Thần Linh giúp chúng ta trong nỗi yếu hèn của chúng ta (Rm 8:14-27) - tài liệu sửa soạn từ Pháp, và cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Paris, Pháp.
1999:     Ngài sẽ ở với họ như Thiên Chúa của họ và họ sẽ là dân của Ngài (Rev 21:1-7) - tài liệu sửa soạn từ Mã Lai, và cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Đan Viện Bose Ý.
2000:     Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng chúc lành cho chúng ta trong Chúa Kitô (Eph 1:3-14) - tài liệu sửa soạn bởi Hội Đồng Các Giáo Hội Trung Đông, và cuộc họp sửa soạn diễn ra La Verna, Ý.
2001:     Thày là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Jn 14:1-6) - tài liệu sửa soạn từ Romania, và cuộc họp sửa soạn diễn ra ở Vulcan, Romania.
2002:     Vì Ngài là mạch nguồn sự sống (Ps 36[35]:5-9) - tài liệu CEEC và CEC, và cuộc họp sửa soạn Ottmaring, D.
2003:     Chúng ta đựng kho tàng này trong những bình sành (2Cor 4:7) - tài liệu sửa soạn từ một nhóm đại kết Á Căn Đình, và cuộc họp sửa soạn diễn ra gần Málaga, Tây Ban Nha.

2004:    “Thày ban bình an của Thày cho các con”. Chương trình của tuần lễ này, năm nay được phác họa bởi các anh chị em Kitô hữu ở Aleppo Syria, Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành, theo hướng dẫn của Hội Đồng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo và Hội Đồng Thế Giới Đức Tin Các Giáo Hội cùng Ủy Ban Hành Sự.

2005:   “Chúa Kitô, Nền Tảng Duy Nhất của Giáo Hội”.

2006:    “Đâu có hai ba người hợp lại vì danh Thày thì Thày sẽ ở giữa họ”.

2007:    “Người thậm chí làm cho kẻ điếc nghe thấy và câm nói được”.

 

 

TOP

 

 

?  “Nếu lấy con người và phẩm giá của họ làm chính yếu trong việc quan tâm của mình, thì trách nhiệm bảo vệ sẽ có được một khả năng sáng tạo trong việc đáp ứng một cách nhân đạo và công bằng trước những diễn tiến mới ngày nay”.

 

ĐTGM Silvano Tomasi Đại Diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc Geneva Thụy Sĩ ngày 4/10/2006 với ủy ban hành sự của Cao Ủy Tị Nạn LHQ

 

Thưa Ông Trưởng Ban,

 

Phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh xin bày tỏ lòng cảm nhận về vai trò lãnh đạo dấn thân đầy khả năng của ông, cũng như của tiểu ban hành sự thuộc Cao Ủy Tị Nạn LHQ, tranh đấu cho thành phần tị nạn và những người bị bắt buộc phải ra đi ra quê hương xứ sở của mình.

 

1.         Biết bao nhiêu là những trăm nạn nhân, thành phần đã bỏ mạng sống trong những tuần lễ và những tháng ngày mới đây khi vô vọng tìm kiếm một cuộc sống an ninh hơn và xứng đáng hơn, là một thứ đèn đỏ báo nguy cho thấy trong thế giới được toàn cầu hóa của chún g ta đây, cộng đồng quốc tế đang thất bại trong việc theo đuổi các mục tiêu đoàn kết và bảo vệ của mình. Trên khắp thế giới, trên biển cả cũng như trong sa mạc, dân chúng đang cố gắng để thoát khỏi chiến tranh, khỏi những gì vi phạm tới các thứ nhân quyền của họ, khỏi bị đói khát.

 

Vấn đề hỗn tạp giữa các động cơ và những làn sóng tị nạn là một thách thức chính yếu đối với trách nhiệm bảo vệ, đối với chúng ta thì đó là trách nhiệm bảo vệ chung chung. Trong khi có những cơ cấu khác nhau cùng với những định liệu có tổ chức đang thực hiện để giải quyết những thứ di chuyển khác nhau của dân chúng thì vấn đề rõ ràng ở đây là tất cả những người ấy cần phải được bảo vệ. Vấn đề phân biệt thực sự giữa thành phần di dân, thành phầm tìm nơi nương trú và thành phần tị nạn đã từng trở thành những gì lu mờ.

 

Dường như đã thấy hiện lên một thứ lưỡng lự và mệt mỏi nào đó trong việc bảo trì vấn đề phân biệt này một cách công bằng, nên làm suy yếu đi vai trò bảo vệ theo Công Ước 1951 về Tình Trạng Tị Nạn cùng với Nghị Định Thư 1967 liên hệ, cũng như theo Công Ước 1969 của Hội Nghị Hiệp Nhất Phi Châu Trông Coi Những Khía Cạnh Đặc Biệt Về Vấn Đề Tị Nạn Ở Phi Châu.

 

Có thể là hợp lý, cả ở những làn sóng dân chúng thuộc miền nam với nam và nam với bắc, trong việc quyết định thừa nhận thành phần di chuyển này mà Cao Ủy Tị Nạn LHQ cần phải bổ xung đường lối chính trị thường thấy của các quốc gia, để bảo đảm được phẩm chất của tiến trình ấy, nhờ sự hiện hữu của nó hay nhờ vào việc áp dụng những hướng dẫn đặc biệt của nó về việc chọn lựa thành phần di chuyển. Như thế, những người tìm nơi nương trú, thành phần ít oi trong những cuộc di chuyển này, thành phần có quyền được nhìn nhận như tị nạn, sẽ không bị loại trừ.

 

2.         Việc ý thức hơn nữa nơi trách nhiệm bảo vệ cũng cần phải phấn khích một nỗ lực hơn nữa trong việc làm giảm bới tình trạng khốn khó của những người tìm nơi nương trú, thành phần mà, với cuộc sống sinh tồn và ở trong một tình trạng thực sự là bị lãng quên, đang bị tản mát ở những miền khác nhau, chẳng hạn như những làn sóng người Iraq mới đây ở khắp Trung Đông. Họ đặc biệt là những người sống trong tình trạng mang manh yếu kém. Những cuộc xung đột không cho phép họ trở về, trong khi đó ở quốc gia tạm trú họ lại không được nhìn nhận; hầu như họ là những con người vô tổ quốc. 

 

Nhu cầu về chính trị là những gì hạn chế ý nghĩa về công ước tị nạn, cho dù thực tại xẩy ra, thường được các tổ chức xã hội dân sự chứng kiến thấy thực sự, đòi phải nhìn nhận những cá nhân ấy và những giá đình ấy có quyền được bảo vệ và trợ giúp theo Công Ước. Vấn đề trở nên hiển nhiên trong các cuộc bàn luận hiện nay là cần phải có nhiều phương tiện hơn nữa để đáp ứng tất cả những đòi hỏi về việc bảo vệ và giải quyết chẳng những cho thành phần dân chúng đang ở trong tình trạng bị lãng quên, mà còn cả 5.7 triệu trong khoảng 9 triệu người tị nạn trên thế giới đang sống trong những tình trạng tị nạn bị kéo dài, hơn 4 triệu người tị nạn Palestine, và khoảng 24 triệu người di tản trong quốc nội.

 

Nếu tình đoàn kết quốc tế được gắn liền với ngân quĩ của nó về vấn đề trợ cấp cho những người tị nạn chỉ cần một phần nhỏ trong vấn đề gia tăng chi tiêu cho các thứ võ trang – từ 1996 đến 2005 chi khoản quân sự tăng 34% ở mức 1.118 (một ngàn một trăm 18) tỉ Mỹ kim – thì sẽ đạt được một bước tiến bộ lớn lao trong việc đáp ứng đầy đủ với các thứ khổ đau của con người đang bị mất chỗ đứng (SIPRI Yearbook 2006: Armaments, Disarmaments, and International Security. Oxford University Press, 2006, pp. 259-386).

 

3.         Các thứ ngân sách là một đòi hỏi cần thiết song chưa đủ. Cần phải có ý muốn chính trị trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ toàn diện vấn đề theo đuổi việc n găn ngừa những thảm trạng bắt buộc phải di tản. Cần phải thay thế đường lối xung đột bằng đường lối đối thoại và tôn trọng nhân quyền. Những trại tị nạn, chính thức hay không chính thức, không còn là những địa điểm làm hoen ố bản đồ thế giới nữa. Trong khi chờ đợi thì công việc trong tầm tay đó là việc giải tán những trại tị nạn này bằng những chính sách cổ điển là vấn đề tự nguyện hồi hương, vấn đề hội nhập vào địa phương và vấn đề tái định cư. 

 

Phái đoàn đại biểu này cảm thấy rằng đối với một số phức  tạp hiện nay thì giải pháp tái định cư là những gì cần phải tái diễn. Nhiều quốc gia hơn nữa có thể đón nhận một số lớn tị nạn hơn là những người đang hăm hở bắt đầu một cuộc sống mới trong tự do và tự lực. Đó không phải chỉ là một thứ trách nhiệm về đạo đức mà còn là một sự thuận lợi thực tiễn, vì một số quốc gia phát triển đón nhận đang phải đối diện với tình trạng khan hiếm về nhân lực cho nền kinh tế của họ cũng như cho tình trạng dân số khả tồn. 

 

Trong việc sửa soạn cho thành phần tị nạn được tái định cư, các tổ chức ngoài chính quyền cũng như thuộc tôn giáo có thể hợp tác và cung cấp sự trợ giúp theo khả năng của mình. Thật vậy, như  là những gì bày tỏ của xã hội dân sự thì các tổ chức ngoài chính phủ cũng như thuộc tôn giáo này có thể trở thành những cộng tác viên tốt, nhờ việc họ gần gũi với thực tại diễn tiến, nhờ kinh nghiệm c ủa họ và nhờ khả năng của họ trong việc tạo nên luồng dư luận thuận lợi cho thành phần mới đến. Thế nhưng, việc hợp tác hữu hiệu này cũng cần phải chú trọng tới sự an ninh của cả nhân viên họ nữa, và nhất là ở các quốc gia chậm tiến nhất, chú trọng tới tổng chi phí của họ không thể tìm thấy nơi các nguồn lợi ở địa phương.

 

Thưa Ông Trưởng Ban,

 

4.         Những khởi động được thực hiện để làm cho Cao Ủy Tị Nạn LHQ trở nên hiệu năng hơn và linh động hơn, ‘đường lối dính chùm’, việc tái tổ chức lại vấn đề ngân quĩ, tất cả đều đáng được ủng hộ, và chúng cho thấy việc dấn thân và cảm thức của cơ quan này đối với dung nhan của con người ở đằng sau tất cả mọi thứ thống kê. Chung xã hội cũng cần phải làm mới lại cảm quan trách nhiệm bảo vệ của mình.

 

Trước hết, việc giáo dục có thể truyền  đạt những thứ giá trị của tình đoàn kết và lòng hiếu khách. Việc huấn luyện cho các viên  chức thi hành luật pháp và biên phòng là những gì giúp họ có thể nhận ra thành phần tìm nơi nương trú. Những nghiệp đoàn lao động, thành phần chủ nhân, các học đường và những cộng đồng tôn giáo có thể sửa soạn cho các phần tử của mình để thường xuyên gặp gỡ càng ngày càng gia tăng với những người thiếu thốn, và tiếp nhận họ để xây dựng một tương laic hung. Nếu lấy con người và phẩm giá của họ làm chính yếu trong việc quan tâm của mình, thì trách nhiệm bảo vệ sẽ có được một khả năng sáng tạo trong việc đáp ứng một cách nhân đạo và công bằng trước những diễn tiến mới ngày nay.

 

Xin cám ơn Ông Trưởng Ban.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/10/2006

 

 

TOP

 

 

? Đức Thánh Cha Piô XI Đức Thánh Cha Piô XI nói với một người đến triều kiến ngài rằng: “Hãy hãnh diện là một người Do Thái”

 

Vào năm 1944, có một bài báo xuất hiện trên tờ Palestine Post (sau này trở thành tờ Jerusalem Post), được viết bởi một người trẻ Đức gốc Do Thái, đã cho thấy Đức Piô XII tỏ lòng cảm mến dân Do Thái. 

 

Bài viết này được phổ biến vào ngày 28/4/1944, ở Trang 6 với nhan đề ‘Một Buổi Triều Kiến Đức Giáo Hoàng Vào Thời Chiến’. Bài báo được ký tên bí mật là ‘một người tị nạn’; ghi chú cuối bài nói rằng tác giả của b ài viết đã đến Palestine trên chuyến tầu Nyassa.

 

Tác giả thuật lại rằng vào mùa thu năm 1941 anh ta được Đức Piô XII tiếp cùng với nhiều người khác.

 

Khi người Do Thái trẻ ấy tiến đến với vị Giáo Hoàng, anh ta tỏ cho ngài biết rằng anh ta sinh ở Đức nhưng là một người Do Thái.

 

Đức Thánh Cha đã đáp lại rằng: ‘Cha có thể làm gì cho con? Con hãy cứ nói với cha!’

 

Người trẻ Do Thái ấy mới nói với vị Giáo Hoàng về một nhóm người tị nạn Do Thái bị đắm tầu, được những chiến hạm Ý cứu ở Aegean Sea, thành phần bấy giờ lại đang bị đói khát ở một nhà tù thuộc doanh trại trên một hải đảo. Vị Giáo Hoàng chăm chú lắng nghe và đã tỏ ra quan tâm về tình trạng thể lý lẫn sức khỏe của những thành phần tù nhân Do Thái ấy.

 

Theo bài báo này thì bấy giờ Đức Piô XII nói cùng anh ta rằng: ‘Con đã làm một việc tốt lành khi đến nói cùng cha điều này. Trước đây cha cũng đã nghe nói về nó rồi. Con hãy trở lại đây ngày mai với một bản báo cáo mà đưa nó cho vị quốc vụ khanh là người đang giải quyết vấn đề này. Thế nhưng, hỡi con, đối với con là giây phút này đây. Con là một người Do Thái trẻ trung. Cha biết điều này có nghĩa là gì, và cha hy vọng rằng con sẽ mãi mãi hãnh diện là một người Do Thái!’.

 

Tác giả bài báo viết, bấy giờ vị Giáo Hoàng lên giọng, để hết mọi người trong sảnh đường có thể rõ ràng nghe thấy rằng: ‘Hỡi con, cho dù con có xứng đáng hơn những người khác thì chỉ có Chúa biết, song hãy tin cha đi, ít ra con cũng xứng đáng như các người khác đang sống trên thế gian này! Vậy giờ đây, hỡi người bạn Do Thái của tôi, bạn hãy đi trong sự bảo vệ của Chúa, và đừng bao giờ quên rằng, bạn luôn phải hãnh diện là một người Do Thái!’.

 

Tác giả viết tiếp là sau khi đã nói những lới ấy bằng một giọng thoải mái, Đức Piô XII giơ tay ban phép lành như bình thường, song ngài đã ngưng lại, mỉm cười và chạm lên đầu của tác giả bằng mấy ngón tay  của ngài, đoạn nâng anh ta đang quì đứng lên.

 

Đức Piô XII đã nói những lời ấy trong một buổi triều kiến cho các vị hồng y, giám mục – và một nhóm quân nhân Đức quốc.

 

Những chi tiết này ở trong văn khố của Đại Học Tel Aviv và được khám phá ra bởi ông William Doino là một cộng tác viên  của tờ nguyệt san Inside the Vatican,  và là tác giả của một thư mục chú giải về Đức Piô XII, được xuất bản trong cuốn ‘Cuộc Chiến  Piô: Những Giải Đáp Cho Những Ai Chỉ Trích Đức Piô XII’ (Lexington Books, 2004).

 

Theo ông Doino thì ‘chứng tích này là những gì hệ trọng, vì nó tỏ cho thấy vị Giáo Hoàng này tỏ ra chú trọng và rất quí mến đối với người Do Thái, ngoài việc ngài tái khẳng định việc bài bác các thứ lý thuyết duy chủng Nazi coi người Do Thái như thành phần hạng bét trên thế gian này’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/12/2006 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ