GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 23/1/2007

TUẦN  III THƯỜNG NIÊN

 

?   Tiến Trình và Chiều Hướng Đại Kết Giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Giáo Contantinôpôli - 3) Ủy Ban Hỗn Hợp đối thoại về thần học được tái diễn sau khi bị tắc nghẽn; 4) Nhu cầu đại kết khẩn trương cho sứ vụ truyền  giáo của Giáo Hội Chúa Kitô

?  “Chỉ có một nền hòa bình chân chính và bền vững … mới làm mãn nguyện những ước vọng hợp lý của tất cả mọi dân tộc ở Thánh Địa mà thôi”

?  “Chúng ta cần phải tiến tới khúc quanh của lịch sử là lúc đòi hỏi chúng ta hơn nữa, bao gồm việc dấn thân thực hiện vấn đề đối thoại liên tôn”

 

 

? Tiến Trình và Chiều Hướng Đại Kết Giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Giáo Contantinôpôli - 3) Quá khứ: Ủy Ban Hỗn Hợp đối thoại về thần học được tái diễn sau khi bị tắc nghẽn; 4) Tương lai: Nhu cầu đại kết khẩn trương cho sứ vụ truyền  giáo của Giáo Hội Chúa Kitô

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nhận định, tổng hợp và tuyển dịch

 (Tiếp 21 Chúa Nhật; 22 Thứ Hai)

3) Quá kh: Ủy Ban Hỗn Hợp đối thoại về thần học được tái diễn sau khi bị tắc nghẽn

 

“Vào thời điểm của khóa họp thường niên của Ủy Ban hỗn hợp đặc trách đối thoại về thần học này, một khóa họp vừa được tổ chức ở Belgrade nhờ việc nồng hậu tiếp đãi của Giáo Hội Chính Thống Serbia, chúng tôi đã bày tỏ niềm vui sâu xa của mình ở việc tái diễn việc đối thoại về thần học này. Việc này đã từng bị gián đoạn mấy năm trời vì những khó khăn khác nhau, thế nhưng giờ đây Ủy Ban này đã có thể hoạt động lại trong một tinh thần thân hữu và hợp tác. Trong việc bàn đến đề tài ‘Vấn Đề Công Đồng và Thẩm Quyền trong Giáo Hội’ ở các cấp địa phương, theo miền và toàn cầu, Ủy Ban này đã thực hiện một giai đoạn nghiên cứu về những thành quả theo giáo hội học và giáo luật học liên quan tới bản chất bí tích của Giáo Hội. Điều này sẽ giúp cho chúng ta giải quyết một số những vấn đề chính yếu vẫn còn bận tâm. Chúng tôi quyết tâm không ngừng ủng hộ, như trong quá khứ, việc làm được ủy thác cho Ủy Ban này và chúng tôi hỗ trợ các phần tử của ủy ban này bằng lời nguyện cầu của chúng tôi”. (3)

Thật vậy, vào thời gian 27-30/1/2004, tại Cairô Ai Cập đã diễn tiến một cuộc họp đầu tiên của Ủy Ban Quốc Tế Chung Về Việc Đối Thoại Thần Học giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Coptic. Cuộc họp do Đức Shenouda III sắp xếp, vị Thượng Phụ Chính Thống Coptic ở Alexandria và của Giáo Hội Thánh Marcô, và là cuộc họp được chủ tọa bởi ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo cũng như bởi ĐTGM Amba Bishoy ở Maniette, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giáo Hội Chính Thống Coptic. Trong lời mở đầu, cả hai vị chủ tọa đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc họp này, một cuộc họp mở màn cho một cuộc tân đối thoại chính thức về thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương như là một gia đình với nhau.

Ở phần đầu của cuộc họp này là việc xét lại những vấn đề nghiên cứu học hỏi và sinh hoạt trong 30 năm qua. Sau đó là phần bàn luận về những đề tài như các vấn đề tham vấn không chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương; cuộc đối thoại chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Coptic; Cuộc đối thoại chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Syria Chính Thống Malankara; những bản tuyên ngôn được công bố bởi Giáo Hội Công Giáo và một Giáo Hội Chính Thống nào đó. Phần thứ hai của cuộc họp này là ‘dự án hoạt động’ và lịch trình đối thoại liên quan đến chủ đề “Giáo Hội như một mối hiệp thông” cho phiên họp năm tới, 25-30/1/2005, tại Rôma, theo lời mời của ĐHY Kasper. 

4) Tương lai: Nhu cầu đại kết khẩn trương cho sứ vụ truyền  giáo của Giáo Hội Chúa Kitô

 

“Hai anh em Simon cũng là Phêrô và Anrê là những người đánh cá được Chúa Giêsu kêu gọi trở thành những tay đánh cá người. Chúa Kitô Phục Sinh, trước khi Thăng Thiên, đã sai họ ra đi cùng với các Tông Đồ khác với sứ vụ làm cho tất cả mọi quốc gia thành môn đệ của Người, rửa tội cho họ và truyền dạy giáo huấn của Người (x Mt 28:19ff; Lk 24:27; Acts 1:8).

 

“Trách nhiệm được hai người anh em thánh là Phêrô và Anrê này lưu lại cho chúng ta còn xa chỗ hoàn trọn. Trái lại, ngày nay nó lại trở nên khẩn trương và cần thiết hơn nữa. Vì nó hướng tới chẳng những các  nền văn hóa mới chỉ được sứ điệp Phúc Âm chạm tới một cách hời hợt, mà còn tới cả những nền văn hóa Âu Châu lâu đời được sâu xa bắt nguồn vào truyền thống Kitô Giáo. Tiến trình tục hóa đã làm yếu kém đi việc nắm giữ truyền thống ấy; thật vậy, nó đang được xét lại, thậm chí bị loại trừ nữa. Trước thực tại này, chúng ta được kêu gọi, cùng với tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu khác, canh tân ý thức của Âu Châu về các gốc gác Kitô Giáo của nó, những truyền thống và các giá trị Kitô Giáo của nó, cống hiến cho chúng một sức sống mới.

 

“Các nỗ lực của chúng ta trong việc thiết lập các thắt buộc chặt chẽ hơn giữa Giáo Hội Công Giáo và Chư Giáo Hội Chính Thống Giáo là một phần thuộc công cuộc truyền giáo này. Những thứ chia rẽ diễn ra nơi thành phần Kitô hữu là một gương mù đối với thế giới và là một ngãng trở cho việc loan truyền Phúc Âm. Vào lúc áp cuộc khổ nạn và tử nạn của mình, Chúa Kitô, có môn đệ chung quanh, đã thiết tha nguyện cầu cho tất cả được nên một, để thế gian nhận biết (x Jn 17:21). Chỉ nhờ mối hiệp thông huynh đệ  giữa các Kitô hữu và qua tình yêu thương nhau của họ sứ điệp về tình yêu Thiên Chúa đối với mỗi và mọi con người nam nữ mới trở thành uy tín. Bất cứ ai thoáng nhìn một cách thực tế vào thế giới Kitô Giáo ngày nay sẽ thấy được cái khẩn tương của thứ chứng từ ấy”. (2)

 

“Là những Mục Tử, trước hết chúng tôi suy nghĩ về sứ vụ loan báo Phúc Âm trong thế giới ngày nay. Sứ vụ này, ‘Các con hãy đi tuyển mộ các môn đồ ở tất cả mọi dân nước’ (Mt 28:19), ngày nay là những gì hợp thời và khẩn thiết hơn bao giờ hết, ngay cả nơi các quốc gia Kitô Giáo truyền thống. Ngoài ra, chúng tôi không thể nào không lưu ý tới việc gia tăng tình trạng tục hóa, chủ nghĩa tương đối, thậm chí chủ nghĩa tuyệt mệnh, nhất là ở thế giới Tây phương. Tất cả những thứ ấy đòi hỏi một cuộc loan báo Phúc Âm một cách mới mẻ và mãnh liệt, một cuộc loan báo được thích ứng với các nền văn hóa của thời đại chúng ta. Các truyền thống của chúng ta cho chúng ta thấy cả một gia sản cần phải được liên tục chia sẻ, bàn luận và dẫn giải một cách mới mẻ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải củng cố việc hợp tác của chúng ta và việc cùng làm chứng trước thế giới….” (3)

 

(xem tiếp mai - Vai trò lãnh đạo thừa kế Thánh Phêrô không thể là đầu mối gây chia rẽ trong Giáo Hội; Số phận hạt lúa miến tử đạo của Giáo Hội Rome - Constantinople)

 

 

 

TOP

 

 

?  “Chỉ có một nền hòa bình chân chính và bền vững … mới làm mãn nguyện những ước vọng hợp lý của tất cả mọi dân tộc ở Thánh Địa mà thôi”.

 

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Hội Nghị ngày 25/10/2006 với đệ tứ tiểu ban của khóa họp thứ 61 của Tổng Hội Đồng LHQ về Điều Thực Hiện 83 liên quan tới ‘Vấn Đề Cứu Trợ của LHQ và Cơ Quan Hoạt Động cho Thành Phần Tỵ Nạn Palestine ở Cận Đông’

 

Thưa Ông Trưởng Ban,

 

Sau khi cẩn thận đọc lại bản tường trình của vị tổng phái viên của Cơ Quan Liên  Hiệp Quốc Cứu Trợ và Hoạt Động Cho Những Người Tị Nạn Palestine ở Cận Động, đại biểu tôi xin có lời khen tặng công việc của cơ quan này trong việc đối đầu với những thách đố mới ngay trong lúc xẩy ra bạo lực và hoạt động quân sự ở trong miền này.

 

Nhiều vấn đề được nêu lên trong bản tường trình của vị tổng đặc phái viên này là những triệu chứng của một vấn đề bao rộng hơn nhiều, một vấn đề mà tất cả chúng ta đều biết là đã từng mưng mủ quá lâu ở miền đất ấy. Mỗi năm, trong cuộc họp này, chúng ta đều kể lại một bản liệt kê khôn cùng về những khó khăn và những khác biệt làm tách biết người Do Thái với người Palestine, thế nhưng chúng là những khác biệt lại càng làm cho vấn đề trở nên khẩn trương hơn nữa đối với các quốc gia trong việc giải quyết trục trặc về tình trạng bất công sâu xa ở tận cốt lõi của vấn đề này.

 

Việc thực hiện một bản liệt kê về những triệu chứng mà không nói gì tới căn nguyên sâu xa của vấn đề là những gì khó lòng giúp được gì cho đôi bên. Mỗi bên đều bị buộc phải sống dưới những thứ căng thẳng rùng rợn của những hành động kinh hoàng có thể bùng nổ hay những cuộc đột kích quân sự mang lại chết chóc, thương vong và việc hủy hoại các hạ tầng cơ sở.

 

Không thể coi thường cái cốt lõi nơi cuộc xung đột giữa người Do Thái và Palestine trong tình trạng bất ổn liên tục ở Trung Đông. Đó là lý do tại sao đại biểu tôi đây vẫn tin vào giải pháp hai quốc gia như là nền tảng cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng này, một giải pháp giúp cho người Do Thái có thể sống an ninh ở lãnh thổ của họ, và người Palestine sống yên ổn trong một quốc gia có thể sống được của riêng họ. Điều này chỉ có thể đạt được nếu cộng đồng quốc tế, nhất là khối Tứ Tượng, ghé vai gánh vác trách nhiệm tái tấu những cuộc thương thảo chân chính một cách hết sức nhanh gọn.

 

Thật là một sự kiện đáng buồn khi cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc lôi kéo người Do Thái và Palestine lại với nhau trong một cuộc đối thoại đầy ý nghĩa và nghiêm trọng kèm theo việc giải quyết những giằng co để mang lại tình trạng ổn định và hòa bình cho cả đôi bên. Cộng đồng quốc tế cần phải sử dụng những vai trò tốt đẹp của mình để làm dễ dàng mau chóng hơn một cuộc tái lập mối hữu nghị giữa đôi bên. Dĩ nhiên là những ai trung gian thực hiện những cuộc thương thảo sẽ phải duy trì một đường lối cân bằng, tránh đi việc áp đặt trước những điều kiện đối với bất cứ bên nào.

 

Việc giải quyết cuộc xung đột giữa người Do Thái và Palestine vẫn là yếu tố chính cho một chuỗi những vấn đề liên quan tới toàn thể Trung Đông, chưa kể tới những hậu quả liên quan tới thế giới.

 

Trong niềm hy vọng nhiều vấn đề của miền này sau cùng sẽ được giải quyết bằng việc thương thảo và đối thoại, đại biểu tôi muốn nhấn mạnh thêm là một giải pháp lâu bền cần phải bao gồm cả tình trạng của thành thánh Giêrusalem. Trước quá nhiều những bất trắc về bạo lực và những thách đố đối với vấn đề di chuyển gây ra bởi bức tường an ninh, Tòa Thánh lập lại việc Tòa Thánh ủng hộ ‘các điều khoản được quốc tế công nhận  trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo và lương tâm cho các cư dân sống ở thành này, cũng như việc tín đồ của tất cả mọi tôn giáo và mọi quốc tịch đi lại vĩnh viễn, tự do và không bị ngăn cản đến các Nơi Thánh’ (A/RES/ES-10/2).  

 

Sau hết, chúng tôi lập lại lời kêu gọi của chúng tôi với cộng đồng quốc tế trong việc làm dễ dàng hóa những cuộc thương thảo quan trọng giữa đôi bên xung khắc. Chỉ có một nền hòa bình chân chính và bền vững – không bị áp đặt, song được bảo đảm bằng những cuộc thương thảo và việc dung hòa hợp lý – mới làm mãn nguyện những ước vọng hợp lý của tất cả mọi dân tộc ở Thánh Địa mà thôi.

 

Xin cám ơn Ông Trưởng Ban. 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/11/2006

 

 

TOP

 

 

? “Chúng ta cần phải tiến tới khúc quanh của lịch sử là lúc đòi hỏi chúng ta hơn nữa, bao gồm việc dấn thân thực hiện vấn đề đối thoại liên tôn”.

 

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc với một tiểu ban của Tổng Hội Nghị ngày 27/10/2006 về “Việc Cổ Võ và Bảo Vệ Nhân Quyền: Những Vấn Đề Về Nhân Quyền, Bao Gồm Những Biện Pháp Cải Tiến Việc Hoan Hưởng Thực Sự Nhân Quyền và Tự Do Căn Bản”

 

Thưa Ông Trưởng Ban,

 

Tôi xin lợi dụng cơ hội này để chúc mừng 6ong về việc ông được tuyển chọn và về vai trò lãnh đạo Tiểu Ban này của ông, cùng cám ơn Vị Đặc Phái Viên về quyền tự do tôn giáo hay tin tưởng được bà tường trình liên quan tới vấn đề loại trừ đi tất cả mọi hình thức bất nhân nhượng về lãnh vực tôn giáo. 

 

Có 3 đề tài được quan tâm trong cuộc bà viếng thăm Vatican vào tháng 6/2006, đó là việc chung sống giữa các tôn giáo khác nhau và các cộng đồng tôn giáo khác nhau, việc truyền bá đạo giáo, bao gồm vấn đề tế nhị liên quan tới việc dụ giáo, và mối liên hệ giữa quyền tự do phát biểu và tôn giáo. Đại biểu tôi đồng quan điểm với chủ trương của Vị Đặc Phái Viên về nhu cầu hết sức quan trọng trong việc cần phải thực hiện việc đối thoại liên tôn ở tất cả mọi tấng cấp, chẳng những để giải quyết những tranh cãi, mà còn để duy trì việc chung sống hòa bình là những gì giúp cho tất cả mọi tôn giáo có thể sống bên nhau và tôn trọng nhau. 

 

Vì chúng ta đang cử hành kỷ niệm 25 năm chập thuận Bản Tuyên Ngôn 1981 Về Việc Loại Trừ Đi Tất Cả Mọi Hình Thức Bất Nhân Nhượng và Kỳ Thị Đối Với Tôn Giáo hay Tin Tưởng, đại biểu tôi cảm thấy hết sức quan ngại là quyền tự do tôn giáo hay tin tưởng không phải là những gì thực hữu đối với cá nhân cũng như cộng đồng, nhất là nơi thành phần thiểu số về tôn giáo, ở  nhiều phần đất trên thế giới. Chúng tôi cũng quan ngại là tình trạng bất bao dung về tôn giáo cao độ ở một số xứ sở đang là nhữn g gì đưa tới một mức độ báo động của việc phân rẽ và kỳ thị. Chúng tôi thông cảm với trách nhiệm nặng nề trong việc cùng nhau đảo ngược lại chiều hướng ấy.

 

Vì việc chấp nhận tôn giáo đôi khi mang đặc tính như là việc chấp nhận hay cho phép những niềm tin tưởng về tôn giáo và thực hành sống đạo bất hợp với những gì của riêng mình, mà đã đến lúc cần phải vượt ra ngoài loại chấp nhận tôn giáo ấy, và thay vào đó, áp dụng những nguyên tắc về một thứ quyền tự do tôn giáo đích thực.

 

Quyền tự do tôn giáo là quyền được tin tưởng, tôn thờ, chủ trương và làm chứng cho niềm tin tưởng của mình. Nó cho phép có được cơ hội và tạo nên những dịp để dân chúng tự do tuyên xưng những điều họ tin tưởng. Hơn thế nữa, nó bao gồm cả quyền được thay đổi tôn giáo và tự do theo đạo khác để bày tỏ các niềm xác tín tôn giáo của mình. Việc nhân nhượng về tôn giáo chỉ là khởi điểm, là căn bản cho quyền tự do tôn giáo phổ quát, và không thể nào hoàn toàn nhân nhượng về tôn giáo mà lại không thực sự nhìn nhận quyền tự do tôn giáo.

 

Chúng ta quá biết rằng, theo lịch sử, việc nhân nhượng đã từng là một vấn đề sinh sự giữa các tín hữu thuộc các niềm tin khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tiến tới khúc quanh của lịch sử là lúc đòi hỏi chúng ta hơn nữa, bao gồm việc dấn thân thực hiện vấn đề đối thoại liên tôn. Đồng thời đại biểu tôi đây càng ngày càng xác tín về tầm quan trọng bất khả thiếu nơi tính chất hỗ tương là những gì tự nó có thể bảo đảm việc tự do hành sử đạo giáo ở tất cả mọi xã hội. 

 

Tòa Thánh tiếp tục quan tâm tới một số những trường hợp xẩy ra vấn đề thực hữu của những biện pháp về lãnh vực lập pháp và hành pháp đã được ban hành hay đang được dự thảo trong việc đặt giới hạn đối với việc thực hành, tuân giữ hay truyền bá tôn giáo. Tòa Thánh cũng quan tâm tới những trường hợp tôn giáo hay quyền tự do tôn giáo được sử dụng như là một thứ bình phong hay một thứ biện minh để vi phạm các thứ nhân quyền khác.

 

Ngoài ra, còn xẩy ra cả trường hợp tái diễn thái độ bất nhân nhượng khi những lợi lộc phái nhóm hay những đấu tranh quyền lực tìm cách ngăn cản những cộng đồng tôn giáo trong việc hướng dẫn lương tâm nhờ đó giúp cho họ có thể tác hành một cách tự nguyện và hữu trách theo những đòi hỏi thực sự của công lý. Cũng thế, thật là việc bất nhân nhượng khi tỏ ra nhạo báng khinh dể các cộng đồng tôn giáo và loại trừ họ ra khỏi cuộc tranh cãi và hợp tác chung, chỉ vì họ không hợp với những chọn lựa hay không tuân hợp với những việc thực hành ngược lại với nhân phẩm.

 

Việc quyết định trong quốc gia và quốc tế, những thể chế về pháp lý và chính trị, và tất cả mọi người thiện tâm cần phải hợp tác để bảo đảm những bày tỏ về tôn giáo đa dạng không bị hạn chế hay bịt miệng. Hết mọi cá nhân và nhóm hội cần phải được thoát khỏi bị kìm kẹp và không một ai bị ép buộc tác hành ngược lại với những niềm tin tưởng của họ, dù chung hay riêng, dù một mình hay với những người khác. Ở đây cần phải đặc biệt chú trọng tới nhu cầu của các nhóm người yếu kém nhất, bao gồm nữ giới, trẻ em, thành phần tị nạn, thành phần tôn giáo thiểu số và những người bị cướp đoạt tự do. Cần phải tỏ ra hết sức hối tiếc về những dấu hiệu bất nhân nhượng tôn giáo đáng quan ngại, một thứ bất dung nhượng đã từng gây rắc rối một số miền đất và một số quốc gia, có những lúc ảnh hưởng ngay đến cả đa số các nhóm tôn giáo.

 

Một phần thuộc nét đặc trưng nền tảng của LHQ là quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Bởi thế, nhiệm vụ của Cuộc Họp này là tiếp tục cung cấp vai trò lãnh đạo có thể bảo đảm và bảo vệ các thứ quyền lợi nền tảng ấy và duy trì quyền  tự do tôn giáo trọn vẹn ở hết mọi miền đất.

 

Trong thế giới đa dạng và hằng biến chuyển của chúng ta đây thì tôn giáo không phải chỉ là vấn đề nội tại của tư tưởng và lương tâm. Nó có khả năng thắt kết chúng ta lại với nhau như là các phần tử bình đẳng trong gia đình nhân loại. Chúng ta không thể coi thường vai trò tôn giáo trong vấn đề nuôi nấng kẻ đói khổ, cho kẻ trần trụi áo mặc, chữa lành kẻ bệnh hoạn tật nguyền và viếng thăm kẻ bị giam cầm.

 

Chúng ta cũng không được coi nhẹ quyền n ăng của nó, nhất là ở giữa những xung khắc và chia rẽ, trong việc hướng tâm trí chúng ta tới những ý nghĩ bìn h an, trong việc giúp cho thành phần thù địch có thể nói chuyện với nhau, trong việc nâng đỡ những ai cảm thấy xa lạ nắm tay nhau một cách thân tình, và trong việc giúp cho các quốc gia cùng nhau biết tìm kiếm đường lối an bình. Tôn giáo là một quyền  lực quan trọng cho thiện  ích, hòa hợp và an bình giữa tất cả mọi dân tộc, nhất là trong những lúc gian nan khốn khó.

 

Xin cám ơn Ông Trưởng Ban


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/10/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ