GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 26/1/2007

TUẦN  III THƯỜNG NIÊN

 

?   "Đại kết, như tôi đã nói, là một tiến trình chầm chậm; nó là một hành trình từ từ đi lên, khi tất cả là cuộc hành trình thống hối hoán cải".

?  “Tòa Thánh đã bày tỏ sự hài lòng về cuộc viếng thăm này, một cuộc viếng thăm đánh dấu một bước tiến mới mẻ và quan trọng hướng tới việc bình thường hóa các mối liên hệ song phương".

?  “Một Hội Đồng Nhân Quyền mà không góp phần làm thay đổi phẩm chất đời sống của dân chúng một cách vững chắc…  thì đang thật sự có nguy cơ bị mất đi uy tín”

 

 

? "Đại kết, như tôi đã nói, là một tiến trình chầm chậm; nó là một hành trình từ từ đi lên, khi tất cả là cuộc hành trình thống hối hoán cải".

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 24/1/2007 – Về Các Biến Cố Hiệp Nhất Kitô Giáo trong Năm 2006

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo sẽ kết thúc vào ngày mai, một tuần lễ năm nay có chủ đề bằng những lời theo Phúc Âm Thánh Marcô: ‘Người làm cho kẻ điếc nghe thấy và người câm nói được’ (7:37). Chúng ta cũng có thể lập lại những lời này, những lời bày tỏ cái ngỡ ngàng của thành phần dân chúng đã chứng kiến thấy việc chữa lành của con người không thể nghe hay nói được ấy, khi thấy được việc phát triển lạ lùng của cuộc dấn thân cho vấn đề tái thiết mối hiệp nhất Kitô Giáo. Khi ôn lại cuộc hành trình 40 năm  qua, chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng về những gì Chúa đã làm cho chúng ta bừng lên khỏi tình trạng hôn mê của niềm tự mãn và lạnh lùng dửng dưng; những gì Ngài đã làm cho chúng ta hơn bao giờ hết có thể ‘lắng nghe nhau’ chứ không phải chỉ ‘nghe mình’ thôi; những gì Ngài đã làm cho môi miệng của chúng ta mở ra để lời nguyện c ầu chúng ta dâng lên Ngài trở thành một quyền  lực mạnh mẽ của niềm tin tưởng trước thế giới.

 

Phải, đúng thế, Chúa đã ban cho tôi nhiều ơn, và trong ánh sáng của Thần Linh, đã làm sáng tỏ nhiều chứng từ. Những chứng từ ấy đã là những gì cho thấy rằng hết mọi sự đều có thể chiếm đạt bằng việc nguyện cầu, khi chúng ta biết tin tưởn g tuân phục và khiêm tốn trước lệnh truyền thần linh về tình yêu thương và gắn bó với niềm mong mỏi của Chúa Kitô đối với mối hiệp nhất của tất cả mọi thành phần môn đệ của Người.

 

Công Đồng Chung Vaticanô II đã xác nhận rằng: Việc chiếm đạt mối hiệp nhất là mối quan tâm của toàn thể Giáo Hội, cả tín hữu lẫn các vị chủ chăn. Mối quan tâm này liên quan tới hết mọi người, tùy theo khả năng của họ, cho dù nó được thể hiện trong đời sống Kitô hữu thường nhật, hay trong cuộc nghiên  cứu thần học hay lịch sử của họ’ (Unitatis Redintegratio, 5).

 

Phần sự chung đầu tiên đó là cầu nguyện. Nhờ việc nguyện cầu, và cùng nhau nguyện cầu, Kitô hữu có được một ý thức hơn nữa về tình trạng huynh đệ của mình, cho dù vẫn  còn chi rẽ; và nhờ việc nguyện cầu chúng ta biết lắng nghe Chúa hơn, vì chúng ta chỉ có thể tìm thấy con đường tiến đến  hiệp nhất bằng việc lắng nghe Chúa và theo tiếng của Người mà thôi.

 

Đại kết thực sự là một tiến trình chầm chậm, có những lúc thậm chí còn chán nản nữa, khi người ta đầu hành trước khuynh hướng ‘nghe’ mà không ‘lắng nghe’, trong việc nói lên không trọn các sự thật, thay vì can đảm công bố những sự thật ấy. Không dễ gì để thoát ra khỏi tình trạng ‘điếc lác dễ chịu’, như thể Phúc Âm bất đổi thay không có khả năng để tái nở hoa, tái khẳng định mình như là một thứ men thuận lợi cho việc hoán cải và canh tân thiêng liêng cho mỗi một người trong chúng ta. 

 

Đại kết, như tôi đã nói, là một tiến trình chầm chậm; nó là một hành trình từ từ đi lên, khi tất cả là cuộc hành trình thống hối hoán cải. Tuy nhiên, nó là một cuộc hành trình mà, sau những khó khăn ban đầu và thực sự là nơi những khó khăn ấy, cũng có những lúc rất hân hoan vui sướng, những lúc dừng bước nghỉ ngơi, và để cho con người được hoàn toàn thở hít mầu khí rất trong lành của mối hiệp thông trọn vẹn.

 

Kinh nghiệm của những thập niên này, sau Công Đồng Chung Vaticanô II, cho thấy rằng việc tìm kiếm mối hiệp nhất Kitô Giáo là những gì được hiện thực ở các mức độ khác nhau và trong vô số những trường hợp, như ở các giáo xứ, các bệnh viện, các cuộc giao tiếp giữa dân chúng, trong cuộc hợp tác giữa các cộng đồng địa phương ở tất cả mọi phần đất trên thế giới, và nhất là nơi những miền cần thực hiện những cử chỉ thiện chí thuận lợi cho một người anh em nào đó cần nhiều nỗ lực hơn cũng như cần đến việc thanh tẩy ký ức.

 

Trong bối cảnh của niềm hy vọng ấy, một bối cảnh lốm đốm những bước tiến cụ thể hướng đến mối trọn vẹn hiệp thông Kitô hữu này, còn có cả những cuộc gặp gỡ và những biến cố liên lỉ làm nên nhịp điệu nơi thừa tác vụ của tôi, thừa tác vụ của Vị Giám Mục Rôma, vị chủ chăn của Giáo Hội hoàn vũ. Giờ đây tôi muốn ôn lại những biến cố quan trọng nhất đã diễn ra tron g năm 2006, những gì trở thành  nguồn vui và niềm tri ân cảm tạ Chúa.

 

Năm 2006 được bắt đầu bằng cuộc chính thức viếng thăm của Liên Hiệp Thế Giới Chư Giáo Hội Cải Cách. Ủy Ban quốc tế giữa Giáo Hội Công Giáo và Chư Giáo Hội Cải Cách đã trình bày một văn kiện, về việc cứu xét tới các thẩm quyền  riêng, một văn kiện đã kết thúc tiến trình đối thoại được khởi sự từ năm 1970, một văn kiện bởi thế đã kéo dài 36 năm trời. Bản văn kiện này mang tựa đề ‘Giáo Hội như Cộng Đồng Cho Chứng Từ Chung của Vương Quốc Thiên Chúa’.

 

Vào ngày 25/1/2006, một năm trước đây, nhân dịp long trọng kết thúc Tuần  Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, các vị đại biểu cho vấn đề đại kết ở Âu Châu, đã được tiệu tập bởi Hội Đồng của Chư Hội Giám Mục Âu Châu và Hội Đồng Chư Giáo Hội Âu Châuđể tham dự vào giai đoạn đầu tiên cho tiến trình của Hội Nghị Đại Kết Âu Châu lần thứ ba sẽ được tổ chức ở phần đất Chính Thống Giáo là Sibiu vào Tháng 9 cùng năm.

 

Vào những buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, tôi đã được tiếp các phái đoàn đại biểu thuộc Liên Minh Baptist Thế Giới cũng như thuộc Giáo Hội Luthêrô Tin Lành ở Hiệp Chủng Quốc, một giáo hội trung thành thực hiện những cuộc viếng thăm Rôma định kỳ. Ngoài ra, tôi cũng có dịp gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống ở Georgia, một Giáo Hội tôi ân cần theo dõi việc tiếp tục mối liên hệ thân hữu đã nối kết Đức LLia II với vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II.

 

Tiếp nối với diễn tiến biên niên của những cuộc gặp gỡ đại kết năm ngoái là cuộc thượng nghị của các vị lãnh đạo tôn giáo được tổ chức ở Moscow vào tháng 7/2006. Đức Thượng Phụ Alexy II ở Moscow và Toàn Dân Nga, trong một sứ điệp đặc biệt, đã yêu cầu hãy gắn bó với Tòa Thánh. Sau đó là cuộc viếng thăm hữu ích của ĐTGM Kirill thuộc Tòa Thượng Phụ Moscow, vị đã bày tỏ ý định muốn tiến đến một cuộc bình thường hóa minh nhiên hơn trong các mối liên hệ song phương của chúng ta.

 

Cũng đáng cảm nhận là cuộc viếng thăm của các vị linh mục và sinh viên thuộc Đại Học Diakonia
Apostolica của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp. Tôi cũng muốn nhắc lại là ở cuộc đại hội của mình ở Porto Alegre, Hội Đồng Thế Giới Chư Giáo Hội đã giành một chỗ đặc biệt cho việc tham sự của Giáo Hội Công Giáo. Vào dịp này, tôi có gửi một sứ điệp đặc biệt.

 

Tôi cũng đã gửi một sứ điệp đến đại hội của Hội Đồng Thế Giới Methodist ở Seoul. Tôi cũng hân hoan nhớ lại cuộc viếng thăm thân tình của các vị tổng thư ký thuộc các Cộng Đồng Hiệp Thông Thế Giới Kitô Giáo, một tổ chức thông tin và liên hệ hỗ tương giữa các niềm tin khác nhau. 

 

Tiếp nối ngày tháng của năm 2006, chúng ta tiến tới cuộc viếng thăm chính thức vào tháng 11 vừa rồi của ĐTGM Canterbury và là v ị Giáo Chủ của Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo. Tôi đã chia sẻ với ngài và đoàn tùy tùng của ngài giây phút nguyện cầu quan trọng ở Nguyện Đường Mẹ Chúa Cứu Thể trong Tông Dinh Giáo Hoàng.

 

Về chuyến  tông du không thể nào quên  được ở Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc gặp gỡ Đức Bartholomew I, tôi vui mừng nhắc lại nhiều cử chỉ còn tác động hơn cả lời nói. Tôi đã lợi dụng dịp này để một lần nữa chào Đức Bartholomew I và tôi cám ơn ngài về bức thư ngàu đã viết cho tôi khi tôi trở về Rôma.

 

Tôi hứa nguyện cầu cho ngài và quyết tâm của tôi trong việc hành động để bảo đảm những thành quả của cái việc ôm hôn hòa bình chúng tôi đã trao cho nhau trong Giờ Kinh Thần Vụ tại nhà thờ Thánh George ở  Phanar.

 

Năm ấy đã kết thúc bằng cuộc chính thức viếng thăm Rôma của ĐTGM Nhã Điển và Tòan Dân Hy Lạp là Đức  Christodoulos là vị đã cùng tôi trao đổi quà tặng cần thiết, đó là những bức ảnh ‘Panaghia’, Toàn Thánh, và bức ảnh Hai Thánh Phêrô và Phaolô ôm nhau.

 

Những biến cố  trên đây không phải là những trường hợp chất chứa những giá trị thiêng liêng cao quí, những giây phút hân hoan, những ý nghĩa cao cả trong cuộc thăng tiến chầm chậm đến  mối hiệp nhất được tôi nói tới hay sao? Những giây phút ấy làm sáng tỏ lòng quyết tâm, thường âm thầm song thiết tha, là những gì nối kết chúng ta trong việc tìm cầu mối hiệp nhất. Chúng phấn khích chúng ta thực hiện nỗ lực bao nhiêu có thể để tiếp tục cuộc thăng tiến chầm chậm nhưng quan trọng này.

 

Chúng ta hãy ký thác bản thân mình cho việc chuyển cầu liên lỉ của Mẹ Thiên Chúa cũng như cho các vị thánh bảo hộ của chúng ta, để các vị nâng đỡ và trợ giúp chúng ta kiên trì với những ý hướng tốt lành của chúng ta, nhờ đó các vị sẽ phấn  khích chúng ta gia tăng mọi nỗ lực, bằng nguyện cầu cũng như bằng việc cậy trông hoạt động, tin tưởng rằng Thánh Thần sẽ là Đấng làm những gì còn lại. Ngài sẽ ban cho chúng ta mối hiệp nhất trọn vẹn vào lúc nào và bằng cách nào tùy ý của Ngài. Và, được kiên cường bằng niềm tin tưởng cậy trông ấy, chúng ta hãy tiến bước trên con đường tin  tưởng, cậy trông và yêu mến. Chúa là Đấng đang dẫn dắt chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/1/2007

 

 

TOP

 

 

?  “Tòa Thánh đã bày tỏ sự hài lòng về cuộc viếng thăm này, một cuộc viếng thăm đánh dấu một bước tiến mới mẻ và quan trọng hướng tới việc bình thường hóa các mối liên hệ song phương".

 

Tòa Thánh Vatican thông báo về việc Thủ Tướng Việt Nam tiếp kiến Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Hôm Thứ Năm 25/1/2007, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại, ngày kết thúc Tuần C ầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã phổ biến  một thôn g báo liên quan tới buổi triều kiến Đức Thánh Cha Biển Đức XVI của Thủ Tướng Việt Nam như sau:

 

“Sáng nay, Thứ Năm 25/1/2006, Ông Nguyễn  Tấn Dũng, thủ tướng của Cộng Hóa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp kiến. Sau đó ông đã gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, SDB , và Đức TGM Dominique Mamberti, đặc trách Văn Phòng Ngoại Giao Chư Quốc của Tòa Thánh.

 

“Tòa Thánh đã bày tỏ sự hài lòng về cuộc viếng thăm này, một cuộc viếng thăm đánh dấu một bước tiến mới mẻ và quan trọng hướng tới việc bình thường hóa các mối liên hệ song phương. Những mối liên hệ này, qua những năm gần đây, đã đạt được những tiến bộ cụ thể, mở đường cho quyền tự do tôn giáo cho Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam.

 

“Trong diễn tiến của các cuộc bàn luận, mối quan tâm vẫn được đặt ra về những vấn đề vẫn còn, như được hy vọng, sẽ được đương đầu và giải quyết bằng những đường lối đối thoại hiện nay, và sẽ dẫn tới một cuộc hợp tác tốt đẹp giữa Giáo Hội và Quốc Gia, nhờ đó, những người Công Giáo có thể, càng hiệu lực hơn bao giờ hết, thực hiện việc đóng góp tích cực vào công ích của xứ sở này, nơi việc cổ võ các giá trị về luân lý, nhất là nơi giới trẻ, nơi việc truyền bá một nền văn hóa kết đoàn cũng như nơi việc trợ giúp bác ái cho những thành phần yếu kém trong dân chúng. 

 

“Ngoài ra, cũng có những trao đổi ý nghĩ về tình hình quốc tế hiện nay, hướng đến việc liên  kết dấn thân cho hòa bình và tìm kiếm những giải pháp thương thuyết cho các vấn đề trầm trọng trong lúc này.

 

“Đây là lần đầu tiên một vị thủ tướng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam triều kiến Đức Thánh Cha và những vị thẩm quyền cao cấp nhất của văn phòng Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh”.

 

Theo cơ quan tín vu AsiaNews, thì Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, TGP TGP Thành Phố Hồ Chí Minh, hôm 24/1/2006, đã cho biết như sau:

 

‘Vào tháng 11, tôi và một số giám mục đã gặp tổng thống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết. Chúng tôi đã bàn bạc và trao đổi những quan điểm về quyền tự do tôn giáo, quyền sở hữu sản vật, các thứ trách nhiệm của Giáo Hội đối với việc phát triển  quốc gia, nhất là ở những lãnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tổng thống đã hứa là chính quyền sẽ từ từ đáp ứng những điều mong đợi đúng đắn.

 

‘Tôi nghĩ rằng, nhờ những cuộc gặp gỡ và đối thoại, Tòa Thánh Vatican và chính quyền Việt Nam sẽ hiểu nhau và cải tiến những mối liên hệ của mình. Tôi cũng nghĩ rằng đã đến  lúc thực hiện những mối liên hệ chính thức này. Từ từ những mối liên hệ với Tòa Thánh Vatican được hình thành trong xứ sở theo xã hội chủ nghĩa này, và tôi tin rằng chẳng bao lâu nữa những mối liên hệ ấy sẽ trở thành sự thật thôi.’

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 25/1/2007 và Zenit ngày 24/1/2005

 

TOP

 

 

?  “Một Hội Đồng Nhân Quyền mà không góp phần làm thay đổi phẩm chất đời sống của dân chúng một cách vững chắc…  thì đang thật sự có nguy cơ bị mất đi uy tín”.

 

ĐTGM Silvano Tomasi Đại Diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc Geneva Thụy Sĩ với Khóa Họp Đặc Biệt thứ 3 của Hội Đồng  Nhân Quyền ngày 15/11/2006

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

1.         Trong giòng lịch sử ngắn ngủi của mình, Hội Đồng Nhân Quyền đã phải đối diện với những thách đố nẩy lửa với những cuộc vi phạm liên tục đến nhân quyền ở một số miền đất trên thế giới, những vi phạm không phải lúc nào cũng được giải quyết một cách công bằng và nhất trí bởi những khuynh hướng lợi lộc thiển cận về chính trị và kinh tế. Thế nhưng, một Hội Đồng Nhân Quyền mà không góp phần làm thay đổi phẩm chất đời sống của dân chúng một cách vững chắc, trong các công việc hằng ngày và những hoạt động bình thường của họ, thì đang thật sự có nguy cơ bị mất đi uy tín.

 

Đối với phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh thì dường như vấn đề ưu tiên của hội đồng này đó là một bước tiến về phẩm chất trong việc kiến tạo nên lòng tin tưởng, việc chấp nhận một phương pháp thực sự đối thoại can đảm cho phép mang lên bàn họp những vấn đề thực sự cần phải giải quyết, bất kể những quan điểm khác biệt ngay từ đầu. Với niềm tin tưởng ấy, Khóa Họp Đặc Biệt này có thể được coi là một cơ hội để kiến tạo. Cuộc xung đột giữa người Do Thái và Palestine đã bị cuốn hút vào một cái vòng bạo lực, mà, như kinh nghiệm cho thấy, chẳng dẫn đi tới đâu hết. Cần phải chấm dứt cơn lốc thảm thương đầy khổ đau này.

 

2.         Cần phải thực hiện 2 bước tiến. Thứ nhất, hai dân tộc trong cuộc cần phải nhìn nhận nhân tính và quyền bình đẳng của nhau, để bắt đầu tiến trình nhìn nhận nhau trên căn bản công lý và tôn trọng các thứ nhân quyền căn bản cũng như luật lệ quốc tế và nhân đạo. Cuộc chung sống hòa hợp vẫn là những gì khả dĩ  nếu công lý và hòa giải tạo nên bối cảnh cho việc hợp tác và nền an ninh chung.

 

Thứ hai, gia đình chư quốc có một trách nhiệm luân lý trong việc cổ võ một tâm thức hòa bình; trong việc hợp tác bằng những biện pháp thực tiễn trong việc loại trừ đi những gốc rễ sâu xa về văn hóa, xã hội và kinh tế gây ra bạo lực; trong việc hỗ trợ và giúp cho đôi bên có thể cùng dấn thân thực hiện một cuộc hợp tác tốt đẹp. Trách nhiệm này trước hết cần phải tỏ ra đối với thành phần dân sự, với nữ giới và trẻ em bị khốn đốn bởi cuộc bạo lực phi lý, với mạng sống của người lính trẻ bị mất đi với những mộng mơ chưa tròn. Bạo lực là những gì bù đắp được mà còn làm phát sinh ra những sầu thương mới. Việc tôn trọng những nhân quyền căn bản, trước hết là quyền được sống, không phải là một mối quan tâm trừu tượng, mà là một đường lối góp phần vào những thứ lợi tức đầu tư dồi dào có được nơi những thành quả về chính trị của nó: Nó làm khả dĩ việc gặt hái và hoan hưởng những hoa trái của hòa bình.

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

3.         Theo quan điểm của phái đoàn đại biểu này thì cuộc xung đột giữa người Palestine và Do Thái, như là một nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng bất ổn định ở Trung Đông, đang trở thành một cái vòng luẩn quẩn tệ hại gây ra tình trạng bất ổn ở toàn vùng ấy. Ngược lại, tình trạng bất ổn này làm cho tình hình dân chúng Palestine và Do Thái càng tồi tệ hơn và việc tiến đến những mục tiêu hòa bình lại càng trở nên khó khăn hơn. Nếu các xứ sở trong cuộc ở miền này và đang cố gắng giúp vào việc tìm kiếm một giải pháp đáng tôn trọng và chân chính mang lại thành quả cho cuộc xung đột, là họ cung cấp một dịch vụ quan trọng cho toàn thế giới và một lần nữa cho thấy lòng tôn trọng nhân quyền là những gì nuôi dưỡng hòa bình ra sao và hòa bình là những gì duy trì kẻ sống nhờ nhân  quyền như thế nào.

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

4.         Xin cho phép tôi được kết luận bằng những lời mới đây của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói về tình trạng suy thoái ở Giải Gaza và bày tỏ viê 5c ngài tỏ ra gần gũi với thành phần dân  sự khi xin cùng Thiên Chúa ‘soi sáng cho các vị thẩm quyền Do Thái và Palestine, cũng như những vị thẩm quyền các quốc gia có trách nhiệm đặc biệt ở miền ấy, để các vị biết làm hết sức có thể trong việc kết thúc cuộc đổ máu này,  gia tăng những hoạt động cứu trợ nhân đạo và phấn khích việc tái tấu ngay những cuộc thương thảo một cách trực tiếp, nghiêm trọng và cụ thể’.

 

Xin  cám ơn Ông Chủ Tịch


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/11/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ