GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 2/1/2007

 TRƯỚC LỄ HIỂN LINH

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Huấn Từ Truyền Tin Lễ Mẹ Thiên Chúa Thứ Hai 1/1/2007

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Huấn Từ Truyền Tin Lễ Thánh Gia Chúa Nhật 31/12/2006

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 27/12/2006 về ý nghĩa Giáng Sinh

 

 

? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Huấn Từ Truyền Tin Lễ Mẹ Thiên Chúa Thứ Hai 1/1/2007

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Mở màn cho một tân niên đây, tôi hân hoan gửi đến tất cả anh chị em đang hiện diện ở Quảng Trường Thánh Phêrô, cũng như tất cả những ai đang ở với chúng ta qua truyền thanh và truyền hình, những lời chúc hòa bình và tốt lành đẹp đẽ nhất! Chớ gì ánh sáng của Chúa Kitô, mặt trời xuất hiện ở chân trời của nhân loại, chiếu soi đường nẻo của anh chị em và hỗ trợ anh chị em trong suốt năm 2007!

 

Bằng một trực giác tốt đẹp, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI đã muốn một năm được bắt đầu bởi việc bảo hộ của Mẹ Maria Rất Thánh, Vị được tôn kính với tư cách là Mẹ Thiên Chúa. Cộng đồng Kitô hữu, một cộng đồng đang tiếp tục tôn thờ trong nguyện cầu trước máng cỏ trong những ngày này, hôm nay lại ưu ái chiêm ngưỡng vị Trinh Mẫu này.

 

Hãy hiệp với Mẹ khi Mẹ chiêm ngưỡng Con Trẻ mới sinh, được bọc trong khăn và nằm trong mán g cỏ. Như Mẹ Maria, Giáo Hội cũng giữ thinh lặng để lãnh nhận và làm vang vọng trong lòng lời hóa thành nhục thể chứ không làm phí đi hơi ấm nhân thần đang chiếu tỏa ra trước sự hiện diện của Người. Người là phúc lành của Thiên Chúa! Giáo Hội, như Đức Trinh Nữ, cũng tỏ Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế cho tất cả mọi người và phản chiếu nơi mỗi người ánh sáng trên  dung nhan của Người, rạng ngời thiện hảo và chân lý.

 

Hôm nay chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, được hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria, nơi phẩm tính là ‘Hoàng Tử Hòa Bình’ (Is 9:5) thực sự của Người. Người ‘là bình an của chúng ta’, Đấng đã đến để phá đổ ‘bức tường phân cách’ chia rẽ con người nam nữ, tức là phá đổ ‘mối thù hằn’ (Eph 2:14).

 

Vì thế mà Đức Phaolô VI đang kính nhớ cũng muốn ngày 1/1 trở thành Ngày Hòa Bình Thế Giới, để mọi năm  mới đều được bắt đầu trong ánh sáng Chúa Kitô, một đại bình an gia của nhân loại. Hôm nay đây tôi lập lại ước muốn hòa bình của tôi với các nhà cai trị và các vị lãnh đạo quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế, và với tất cả mọi người nam nữ thành tâm thiện chí.

 

Tôi làm điều này cách riêng với sứ điệp đặc biệt tôi đã biên soạn – cùng với các vị hợp tác viên của tôi trong Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình – một sứ điệp có chủ đề cho năm nay là ‘Con Người, Tâm Điểm của Hòa Bình’. Cái trọng tâm của hòa bình này là những gì chạm tới một điểm thiết yếu, đó là giá trị của con người, thành phần là trụ cột của toàn thể lâu đài hòa bình vĩ đại. Hiện nay người ta đang nói nhiều tới các thứ nhân quyền, nhưng lại thường quên rằng các thứ nhân quyền ấy cần có một nền tảng vững chắc chứ không phải là những gì tương đối hay có thể tranh luận. Và điều này chỉ có thể là phẩm giá của con người mà thôi. Việc tôn trọng nhân phẩm này được bắt đầu bằng việc nhìn nhận và bảo vệ quyền con người được tự do sống động và tuyên xưng tín ngưỡng của mình.

 

Chúng ta dâng lời nguyện cầu của chúng ta với niềm tin tưởng lên Người Mẹ Thánh của Thiên Chúa, xin lương tâm con người biết tỏ ra tôn trọng đối với hết mọi người và loại trừ chiến tranh cùng bạo lực. Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã ban Chúa Giêsu cho thế giới, xin giúp chúng con biết lãnh nhận từ Người tặng ân hòa bình và trở thành những người chân thành can đảm xây dựng hòa bình.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/1/2007

 

 

TOP

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Huấn Từ Truyền Tin Lễ Thánh Gia Chúa Nhật 31/12/2006

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Vào Chúa Nhật cuối cùng trong năm đây, chúng ta c ử hành lễ Thánh Gia Nazarét. Tôi hân hoan chào tất cả mọi gia đình khắp thế giới, chúc họ an bình và yêu thương được Chúa Giêsu ban cho chúng ta, khi đến giữa chúng ta vào ngày Lễ Giáng Sinh.

 

Trong Phúc Âm chúng ta không thấy những lời về gia đình, mà là một biến cố còn có giá trị hơn bất cứ một lời lẽ nào khác, đó là Thiên Chúa muốn được hạsinh và lớn lên trong một gia đình nhân loại. Như thế, Người đã thánh hiến gia đình như là đường lối đầu tiên và thường tình của việc Người gặp gỡ nhân loại.

 

Trong cuộc sống của Người ở Nazarét, Chúa Giêsu đã tôn kính Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse công chính, phục tùng quyền bính của các v ị trong suốt cuộc đời ấu nhi và thanh thiếu niên của Người (Lk 2:51-52). Nhờ đó, Người làm sáng tỏ giá trị căn bản của gia đình trong việc giáo dục con người. Chúa Giêsu được Mẹ Maria và Thánh Giuse đưa vào  cộng đồng tôn giáo, hay lui tới hội đường ở Nazarét. 

 

Cùng với các vị, Người đã biết thực hiện cuộc hành hương lên Gia Liêm, như được kể lại trong đoạn Phúc Âm mà phụng vụ của ngày hôm nay đề ra cho chúng ta suy niệm. Khi Người lên 12 tuổi, Người đã ở lại trong đền thờ, và cha mẹ Người mất 3 ngày mới tìm thấy Người. Qua cử chỉ này, Người đã dẫn các vị đến chỗ hiểu rằng Người phải ‘lo công chuyện cho Cha của Người’, tức là thực hiện sứ vụ được Thiên Chúa ủy thác cho Người (x Lk 2:41-52). 

 

Đoạn Phúc Âm này cho chúng ta thấy ơn gọi đích thực và sâu xa nhất của gia đình, đó là ơn gọi nâng đỡ nhau giữa các phần tử trong gia đình trên con đường khám phá ra Thiên Chúa cũng như dự án do Ngài ấn định cho họ. Mẹ Maria và Thánh Giuse trước hết đã giáo dục Chúa Giêsu bằng gương của các vị: Người đã học từ cha mẹ của Người tất cả những gì là đẹp đẽ của niềm tin tưởng, của tình yêu mến Thiên Chúa và lề luật Thiên Chúa, cũng như những nhu cầu về công lý là những gì được nên trọn trong yêu thương (Rm 13:10).

 

Trước hết Người đã học từ các vị là con người cần phải làm theo ý muốn của Thiên Chúa, và mối liên hệ thiêng liêng cao giá hơn là mối liên hệ về huyết nhục. Thánh Gia thực sự là ‘mô phạm’ của hết mọi gia đình Kitô hữu, một cơ cấu, được liên kết bằng bí tích hôn nhân và được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và Thánh Thể, được kêu gọi để thực hiện ơn gọi và sứ vụ tuyệt vời trong việc trở thành một tế bào sống chẳng những của xã hội mà còn của Giáo Hội, một Giáo Hội là dấu chỉ và là dụng cụ cho mối hiệp nhất của toàn  thể nhân loại.

 

Giờ đây chúng ta hãy cùng nhau kêu cầu Rất Thánh Maria và Thánh Giuse hãy bảo vệ hết mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình đang gặp khó khăn. Chớ gì các gia đình ấy được nâng đỡ, để họ có thể chống lại với những động lực làm phân chia gây ra bởi một thứ văn hóa đương thời nào đó làm suy yếu chính nền tảng của cơ cấu gia đình. Chớ gì các vị giúp cho các gia đình Kitô hữu khắp thế giới trở thành hình ảnh sống động của tình yêu Thiên Chúa.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/1/2007

 

 

TOP

 

 

? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 27/12/2006 về ý nghĩa Giáng Sinh

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay diễn ra trong bầu khí Giáng Sinh, một bầu khí thấm nhiễm đậm đà niềm vui trước việc Chúa Cứu Thế giáng sinh. Chúng ta vừa cử hành ngày hôm kia mầu nhiệm này, một mầu nhiệm được vang vọng trong phụng vụ của tất cả những ngày này. Nó là một mầu nhiệm ánh sáng mà dân chúng thuộc mọi thời đại nhờ đó có thể tài sinh trong niềm tin.

 

Tâm hồn chúng ta vang lên những lời của Thánh Ký Gioan, vị được mừng lễ vào chính ngày hôm nay đây: ‘Et Verbum caro factum est’ – Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta’ (Jn 1:14). Bởi thế, vào Ngày Giáng Sinh, Thiên Chúa đã đến ngự giữa chúng ta, Người đã đến vì chúng ta, để ở với chúng ta. Một vấn nạn vẫn cứ luẩn quẩn qua 2 ngàn năm lịch sử Kitô Giáo, đó là: Thế nhưng tại sao Người lại làm như thế? Tại sao Thiên Chúa lại làm người chứ?

 

Bài ca được các thiên thần hát lên ở hang Bê Lem giúp chúng ta giải đáp câu hỏi này: ‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bằng an dưới thế cho người Ngài thương!’ (Lk 2:14). Bài ca vịnh đêm Giáng Sinh này, một bài đã được cho vào Kinh Vinh Danh, giờ đây là một phần của phụng vụ như ba bài ca vịnh khác của Tân Ước liên quan tới việc hạ sinh và tuổi thơ của Chúa Giêsu, đó là bài Benedictus, Magnificat và Nunc Dimittis.

 

Trong khi ba bài vừa rồi được đưa vào các giờ kinh phụng vụ, một vào giờ kinh ban mai, một vào giờ kinh ban tối, và một vào giờ kinh ban đêm, thì Kinh Vinh Danh được đưa vào ngay Thánh Lễ. Được đưa vào từ thế kỷ thứ hai những lời của các thiên thần ấy có những hình thức kêu lên như : ‘Chúng tôi ca ngợi vinh quang cao cả Chúa, chúng tôi chúc tụng Chúa, chúng tôi thờ lạy Chúa, chúng tôi tôn vinh Chúa, chúng tôi cảm tạ Chúa’, rồi sau đó là những lời kêu xin khác: ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Con Chúa Cha, Chúa xóa tội trần gian… cho đến khi hình thành một bài thánh ca chúc tụng đáng yêu được hát lên đầu tiên trong Lễ Giáng Sinh rồi sau đó trong tất cả các bậc lễ kính.

 

Được đặt vào đầu việc cử hành Thánh Thể, Kinh Vinh Danh nhấn mạnh đến cái liên tục vốn có giữa việc hạ sinh và tử nạn của Chúa Kitô, giữa Giáng Sinh và Phục Sinh, những khía cạnh bất khả phân  ly của một mầu nhiệm cứu độ duy nhất.

 

Phúc Âm thuật lại rằng có vô số thần trời hát lên rằng: ‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Ngài thương’. Các thần trời loan báo cho những mục đồng rằng việc hạ sinh của Chúa Giêsu ‘là’ vinh hiển cho Thiên Chúa trên trời; và ‘là’ bình an trên thế gian cho những ai được Thiên Chúa thương.

 

Bởi thế, thật là thích đáng những lời này thường được đặt ở hang đá như là nhữn g gì giải thích cho mầu nhiệm Giáng Sinh, một mầu nhiệm được xẩy ra nơi máng cỏ. Chữ ‘gloria’ (doxa) cho thấy cái ánh quang rạng ngời của Thiên Chúa làm cho các tạo vật vang lên những lời chúc tụng tạ ơn. Thánh Phaolô nói rằng: Nó là ‘việc nhận biết vinh hiển của Thiên Chúa được tỏa ra nơi dung nhan của Chúa Kitô’ (2Cor 4:6). ‘Bình an’ (eirene) là những gì tổng hợp trọn vẹn tất cả các tặng ân của đấng thiên sai, là ơn cứu độ được đồng hóa với chính Chúa Kitô, như cũng được Thánh Tông Đồ này nhận định. ‘Người là bình an của chúng ta’ (Eph 2:14).

 

Và sau cùng là chi tiết liên quan tới ‘người Chúa thương’. ‘Thiện tâm’ (eudokia), theo ngôn từ chung, làm cho người ta nghĩ đến ‘thiện chí’ của con người, thế nhưng ở đây lại cho thấy ‘cái thiện chí’ của Thiên Chúa đối với con người là những gì vô hạn. Bởi thế, sứ điệp Giáng Sinh là thế này: bằng việc hạ sinh của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã tỏ bày thiện chí của Ngài đối với hết mọi người.

 

Chúng ta hãy trở lại với câu hỏi ‘Tại sao Thiên Chúa đã làm người?’ Thánh Irene viết: ‘Lời đã trở thành cái chất chứa vinh quang của Cha cho lợi ích của con người…. Vinh quang của Thiên Chúa là con người sống động – ‘vivens homo’ – và sự sống của con người là ở chỗ nhìn ngắm Thiên Chúa’ ("Adv. Haer," IV, 20.5.7).

 

Bởi vậy, vin h quang của Thiên Chúa được biểu lộ nơi việc cứu độ con người, thành phần được Ngài yêu thương đến nỗi ‘đã ban Người’, như Phúc Âm Thánh Gioan khẳng định, ‘Người Con duy nhất của mình để ai tin vào Người thì không bị chết, song được sự sống đời đời’ (Jn 3:16). Bởi vậy là tình yêu là lý do tối hậu cho việc nhập thể của Chúa Kitô.

 

Thần học gia Hans Urs von Balthasar đã chia sẻ sống động về khía cạnh này khi viết: Thiên Chúa  ‘trước hết không tuyệt đối quyền năng mà là tuyệt đối yêu thương, Đấng có chủ quyền không được biểu lộ nơi việc giữ cho mình những gì thuộc về Ngài mà là nơi việc từ bỏ những thứ ấy’ ("Mysterium Paschale," 1,14).

 

Vị Thiên Chúa chúng ta chiêm ngưỡng trong máng có là Vị Thiên Chúa Yêu Thương. Về điềm này, việc loan báo của các thần trời, đối chúng ta là những gì cũng âm vang như một lời mời gọi: ‘Chớ gì Thiên Chúa được vinh hiển trên trời, chớ gì con người được Ngài thương được an bình dưới thế’.

 

Cách thức duy nhất để tôn vinh Thiên Chúa và để xây dựng hòa bình trên thế giới là ở chỗ khiêm tốn và tin tưởng chấp nhận tặng ân Giáng Sinh là yêu thương. Bài ca của các thần trời bấy giờ mới trở thành một lời nguyện cầu thường vang lên, không chỉ trong mùa Giáng Sin h này thôi. Bài thánh ca chúc  tụng Thiên Chúa trên trời và thiết tha kêu cầu cho nền hòa bình trên thế giới, một bài thánh ca được chuyển dịch thành một việc cụ thể dấn thân để xây dựng nó bằng cuộc đời của chúng ta. Đó là việc dấn thân được Giáng Sinh ủy thác cho chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/1/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ