GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 30/1/2007

TUẦN  IV THƯỜNG NIÊN

 

?   “Bnh phong cùi đã tr thành mt ‘chng bnh b lãng quên’”

?  "Phải thực hiện một nỗ lực quyết liệt để hoàn toàn loại trừ đi chứng bệnh phong cùi này ở hết mọi phần đất trên thế giới".

?  TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM HÓA LÀ GÌ? 

 

 

? “Bnh phong cùi đã tr thành mt ‘chng bnh b lãng quên’”

 

Hi Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Tha Tác V Chăm Sóc Sc Khe vi S Đip cho Ngày Thế Gii Bnh Phong Cùi năm th 54.

 

Chúa Nhật 28/1/2008

 

‘Hãy đi mà làm như thế’ (Lk 10:37)

 

Để cử hành Ngày Thế Giới Bệnh Phong Cùi lần thứ 54, Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Thừa Tác Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe gửi 1 sứ điệp về sức khỏe và chia sẻ huynh đệ tới những ai đang bị phong cùi cũng như những ai, cho dù đã được chữa lành, vẫn còn mang trên thân thể mình những tẫt nguyền gây ra bởi thứ tật bệnh này.

 

Những tiến bộ đáng kể của khoa y học đã phát triển trong lãnh vực này qua các thập niên gần đây đã làm nẩy sinh nơi tâm trí xã hội ý nghĩ là chứng bệnh này, vì nó có thể được chữa trị, hầu như đã biến mất trên thế giới này; bởi thế mà bệnh phong cùi đã trở thành một ‘chứng bệnh bị lãng quên’.

 

Thế nhưng, bất hạnh thay, sự thật lại không phải là như thế. Các dữ kiện xuất phát từ những cuộc thăm dò về chứng tật này của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới, những cuộc thăm dò được phổ biến vào đầu Tháng 8/2006, đã cho thấy vào đầu năm ấy vẫn  còn xẩy ra 219.826 trường hợp phong cùi mới hằng năm, và khoảng 602 trường hợp mỗi ngày. Những trường hợp này được phân chia theo địa dư như sau: Phi Châu 40.830; Mỹ Châu 32.904; Đông Nam Á 133.422; Miền Đông Địa Trung Hải 4.024; Miền Tây Thái Bình Dương 8.646; Cộng chung thì những người mắc chứng phong cùi trên thế giới vẫn có khoảng chứng 10 triệu người.

 

Cuộc chiến chống lại tật bệnh phong cùi chính yếu được thực hiện bằng việc ngăn ngừa depistage và phương pháp trị liệu ‘polychemotherapy’. Phương pháp lưỡng đôi này đã giúp cho việc giảm bớt rất nhiều tới 76.673 trường hợp từ đầu năm 2005. Cuộc chiến hiệu nghiệm chống tật bệnh phong cùi đòi hỏi là ở những vùng xẩy ra chứng tật này, những dịch vụ phòng chống là những gì tùy thuộc vào vai trò của thành phần cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe căn bản ở các trung gtâm sức khỏe trong miền ấy. Chắc chắn một điều là nơi nào các điều kiện về môi trường trong việc được hưởng các dịch vụ được chăm sóc về sức khỏe không được thuận lợi cho lắm, và không tuân giữ việc ngăn ngừa và tình trạng vệ sinh (cũng như liên tục ở trong tình trạng chậm phát triển ) thì vi khuẩn Hansen xuất phát và những dự án nhắm đến việc hoàn toàn loại trừ nó bị trở ngại rất nhiều. Tuy nhiên, những xứ sở đang có nạn dịch phong cùi vẫn tiếp tục nhận được miễn phí những thứ thuốc men làm nên phương pháo trị liệu poly-chemotherapy đối với tại họa này. Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới bảo đảm là sẽ tiếp tục củng cố việc hợp tác với những cơ cấu thực hiện việc chăm sóc sức khỏe chung riêng đang dấn thân ngăn ngừa bệnh tật phong cùi, cũng như việc chăm sóc cùng chữa trị cho những ai mắc bệnh tật phong cùi này.

 

Giáo Hội, bao giờ cũng quan tâm tới những người anh chị em này của chúng ta, mời gọi tất cả mọi tín hữu hãy lấy tình huynh đệ tham gia vào công việc phục vụ cao cả này trong việc phục hồi những tấm thân bệnh hoạn, nhờ đó làm cho chính bản thân họ trở thành những chứng nhân đích thực cho sứ điệp ‘Chúa Kitô Y Sĩ’ là vị đang ở với họ và cho họ, trong việc chiếm đạt ‘phần rỗi chung’ cho hết mọi người. Hội đồng tòa thánh này lập lại lời kêu gọi liên lỉ của mình với thành phần tín hữu thuộc các cộng đồng giáo hội hãy gia tăng sự hiểu biết cần thiết, nhờ đó cống hiến những dấu hiệu cụ thể cho việc chia sẻ huynh đệ các thứ sán vật của mình. Điều này sẽ giúp cho những ai dấn thân cho việc phục vụ anh chị em chúng ta đang mắc chứng phong cùi. Vấn đề đặc biệt quan trọng là gửi nhân viên chăm sóc sức khỏe, thành phần, trong một thời gian thích hợp n ào đó, có thể phụ giúp những vị thừa sai và các tu sĩ sống đời tận hiến trong việc ngăn ngừa và chữa trị thành phần dân chúng ở các xứ sở đang có cơ nguy b ị chứng phong cùi.

 

Để làm cho những vị thừa sai, tu sĩ và tình nguyện viên cảm thấy được việc chúng ta cảm mến và gần gũi họ đó là việc chúng ta đáp ứng một cách cụ thể lời mời gọi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bày tỏ trong buổi triều kiến với những người tham dự Hội Nghị Quốc Tế năm 2006 của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Thừa Tác Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe: ‘Làm sao người ta có thể quên được rất nhiều người bị những chứng bệnh truyền nhiễm buộc phải sống tách biệt khỏi các người khác, và những ai có những lúc bị đánh dấu bằng một thứ tủi nhục? Những tình trạng đáng trách ấy lại càng trầm trọng hơn khi chúng ta để ý tới những điều kiện chênh lệch về xã hội và kinh tế giữa Bắc và Nam trên thế giới này. Cần phải đáp ứng họ bằng những việc can thiệp cụ thể nhắm tới chỗ gần gũi người bệnh, nhờ đó làm cho việc truyền bá phúc âm hóa văn hóa trở thành sống động hơn, và tạo nên những động lực có thể làm thành nền tảng cho các chương trình về kinh tế và chính trị của các chính quyền’ (Ngày 24/11/2006).

 

Đó là lời mời gọi Chúa Giêsu đã ngỏ cùn g chúng ta qua dụ ngôn Người Samaritanô Nhân Lành: ‘Vậy quí vị hãy đi mà làm như thế’ (Lk 10:37). Với ‘Chúa Giêsu, Người Samaritanô Nhân  Lành’ mà chúng ta cần phải truyền bá phúc âm hóa môi trường văn hóa của xã hội loài người là nơi dân chúng sống để loại trừ đi những thánh kiến vẫn còn hiện hữu liên quan tới những ai đang thảm thương mắc chứng phong cùi.

 

Giáo Hội, trung thành với sứ vụ của mình, bao giờ cũng lập lại tác động nhân từ xót thương của Vị Sư Phụ Thần Linh, Đấng mà qua tác động chữa lành cho những người tật phong đã xác nhận là Ơn Cứu Chuộc đang được thực hiện  (x Lk 7:22). Nhờ đó, Chúa Giêsu Kitô đã mở đường cho nhiều người bước đi. Đồng hành với Thánh Phanxicô Assisi, Chân Phước Damian de Veuster, và Chân Phước Peter Donders, một số đông đảo ‘những chứng nhân vô danh của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa’, thành phần đã tự nguyện  chọn sống ‘với và cho’ anh chị em bị phong cùi của chúng ta, đã tiếp tục những hoạt động của các vị hôm nay đây.

 

Vào Ngày Thế Giới Bệnh Phong Cùi lần 54, chúng ta cảm thấy cần phải nhớ tới Raoul Follereau, vị đã thiết lập ngày này vào năm  1954, nhân dĩp kỷ niệm 30 năm qua đời của ông. Raoul Follereau là một thí dụ và là một xác nhận rằng tình yêu của Thiên Chúa cũng khiêm tốn thú nhận rằn g: ‘Tôi không biết Thiên Chúa song tôi được Ngài biết tới, và đó là niềm hy vọng’ (R. Follereau, Le livre d'amour, I.M.E., September 2005, p. 59, n. 35). Follereau là mt con người đã nguyn cu như sau: ‘Ly Chúa, con rt mun giúp cho nhng người khác sng, hết mi người khác, anh ch em ca con, nhng người đang đau đớn và chu đựng mà không biết lý do ti sao, mong được chết để thoát nn’ (ibid., p. 58, n. 30).

 

Tôi xin ký thác cho tt c mi v giám mc, nhng v có trách nhim chăm sóc mc v  v sc khe các giáo hi địa phương, các cán s chăm sóc sc khe, các v tha sai, các tu sĩ, và các tìn h nguyn viên trn thế dn thân đồng hành h tr anh ch em b bnh tt phong cùi ca chúng ta, đon văn sau đây t s đip cho Ngày Thế Gii B nh Nhân 15 ca Đức Thánh Cha Bin Đức XVI: ‘Ngoài ra, biết bao nhiêu là triu người trên thế gii này vn còn tri qua nhng tình trng sinh sng thiếu v sinh và không được hưởng nhng ngun y tế tht là cn thiết, thường là nhng gì căn bn nht, t đó càng gia tăng s người b coi là ‘bt kh cha tr’. đây tôi cũng mun khuyến khích các n lc ca nhng ai hng ngày phc v để bo đảm là bnh nhân bt kh tr và nguy t, cùng vi gia đình ca h, lãnh nhn được vic chăm sóc đầy đủ và yêu thương”.

 

Cùng anh ch em b phong cùi, và cùng nhng ai mang trên thân xác mình nhng du vết đau thương do bnh tt này lưu li, tôi mun lp li nhng li ca Đức  Gioan Phaolô II trong bc thông đip ‘Salvifici Doloris’: ‘trên  cây thp t giá y là Đấng Cu Chuc nhân  trn, là con  người kh đau, Đấng đã n hn  ly nơi bn thân mình nhng đau kh v th lý và luân lý ca dân chúng thuc mi thi đại, nh đó, trong yêu thương, h có th thy được ý nghĩa cu độ nơi ni su thương ca mình cùng vi nhng gii đáp vng chc cho tt c mi vn nn ca h… Vy chúng tôi xin tt c mi anh ch em là nhng người đang chu kh đau hãy nâng đỡ chúng tôi. Chúng tôi thc s xin anh ch em là nhng người yếu kém hãy tr nên ngun ngh lc cho Giáo Hi và cho nhân loi’ (khon 30).

 

Hng Y Javier Lozano Barragán

Ch Tch Hi Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Tha Tác V Chăm Sóc Sc Khe


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/1/2007

 

TOP

 

 

?  "Phải thực hiện một nỗ lực quyết liệt để hoàn toàn loại trừ đi chứng bệnh phong cùi này ở hết mọi phần đất trên thế giới".

Sứ Điệp của Tòa Thánh cho Ngày Thế Giới Phong Cùi Thứ 53 cử hành Ngày 29/1/2006

 

Sứ Điệp của Đức Hồng Y

Javier Lozano Barragán

Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Chăm Sóc Mục Vụ Sức Khỏe

Gửi Quí Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Các Quốc Gia

Và Quí Giám Mục Phụ Trách Chăm Sóc Mục Vụ Về Sức Khỏe

 

Ngày Thế Giới Phong Cùi

Chúa Nhật 29/1/2006

 

“Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa tôi lành sạch” (Mt 8:2).

 

1.         Trung thành với Thày mình và Chúa của mình là Đức Giêsu Kitô, Giáo Hội Công Giáo luôn bảo tồn ý thức sống động và sinh động về việc được sai vào thế giới để rao giảng Phúc Âm về Vương Quốc Thiên Chúa và để chữa trị thành phần đau yếu (x Mt 10:1; Mk 6:3; Lk 9:1-6, 10:9).

 

Như Chúa Giêsu là Đấng đã gặp con người bị phong cùi, đã nghe thấy họ kêu lên “Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa tôi lành sạch” (Mt 8:2), đã chữa lành họ và đã trả họ về với đời sống xã hội (x Mt 8:2-4), vào Ngày Thế Giới lần thứ 53 giành cho Những Người Mắc Chứng Phong Cùi này, Giáo Hội muốn lắng nghe rất nhiều người trên thế giới vẫn còn đang bị chứng bệnh Hansen, tức là bệnh phong cùi, và, qua Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Việc Chăm Sóc Mục Vụ Sức Khỏe, muốn lên tiếng cho tiếng kêu của họ xin giúp đỡ, để tất cả mọi người chúng ta cùng nhau cảm thấy mình cần phải tham gia theo khả năng và trách nhiệm khác nhau của mình vào việc dấn thân cống hiến những đáp ứng cụ thể cho các nhu cầu chăm sóc và chữa trị những ai bị phong cùi.

 

2.         Mặc dù thật sự là việc tiến bộ về khoa học, dược chất và y khoa ngày nay cho chúng ta có được những thứ thuốc men công hiệu và những hình thức chữa trị bệnh phong cùi ở các giai đoạn sơ khởi của nó, nhưng vẫn còn rất đông bệnh nhân và những miền đất rộng lớn trên thế giới này vẫn chưa có các khả năng ấy ở mức độ chữa trị bởi các nguyên nhân khác nhau cần phải được đem ra phân tích và thẩm định.

 

Một số bản thống kê được Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới trình bày giúp chúng ta cho thấy được rằng: Vào đầu năm 2005 những trường hợp bị phong cùi được xác nhận ở Phi Châu là 47.596, ở Mỹ Châu là 36.877, ở Đông Nam Á là 186.182, ở Đông Địa Trung Hải là 5.398, và ở Tây Thái Bình Dương là 10.010. May mắn là, theo Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới, một số bản thống kê hiện có cho thấy mức độ giảm bớt của chứng bệnh này, ít là theo các dữ kiện được công bố: từ 763.262 người bị phong cùi năm 2001 con số thụt xuống còn 407.791 năm 2004.

 

Việc thỏa đáng chính đáng và chung này trước thành quả chiếm đạt trong việc chiến đấu chống chứng bệnh Hansen này không có nghĩa là bớt dấn thân hơn, hay được bỏ quên các nhu cầu thường xuyên, những căn nguyên đặc hữu của chứng bệnh này, những thành kiến vẫn còn xẩy ra, và những lệch lạc khả dĩ ở lãnh vực tổ chức.

 

Việc suy giảm vấn đề chú trọng cần phải có đối với vấn đề này sẽ là những gì đặc biệt làm tổn hại ở vào lúc mà – nếu chúng ta rất cần đến nó – phải thực hiện một nỗ lực quyết liệt để hoàn toàn loại trừ đi chứng bệnh phong cùi này ở hết mọi phần đất trên thế giới.

 

3.         Việc dấn thân này chắc chắn đòi phải có sự hợp tác tốt đẹp hơn nữa và liên lỉ hơn nữa giữa các tổ chức quốc tế, các chính phủ quốc gia và trong vùng, những cơ quan không phải của chính phủ liên quan đến lãnh vực này, các Giáo Hội địa phương, và các nhóm hoạt động ở tầm cấp địa phương, đối với những chương trình đặc biệt và móc nối được đề ra để đáp ứng một cách hiêu nghiệm hơn với những nhu cầu hiện đại cũng như với việc chữa trị thành phần đang ở trong tình trạng có nguy cơ bị phong cùi hay những ai đã bị nhiễm chứng phong cùi.

 

Trong số những nhu cầu chúng ta ngày nay được kêu gọi đáp ứng, đó là, ngoài việc phát triển cơ cấu và các đường lối hiệu nghiệm hơn và bảo đảm hơn trong việc tự do phân phối thuộc men cùng với việc cẩn thận lưu tâm tới vấn đề vệ sinh, còn có nhu cầu kiến tạo và huấn luyện, trước hết ở các quốc gia và vùng đất khác nhau có bệnh phong cùi nhiều nhất, các nhóm cán sự xã hội hay sức khỏe có thể hoạt động ở các miền địa phương, chẩn bệnh đúng lúc chứng bệnh phát hiện và chữa trị nó ở những giai đoạn chớm phát và ở cả giai đoạn nó đang phát triển. 

 

Từ đó xuất phát ra, một đàng, là nhu cầu cần có những dự án huấn luyện được phác họa xứng hợp, và đàng khác, là nhu cầu cần phải có kiến thức xác đáng hơn về các thực tại và các vùng chưa được phục vụ đầy đủ hay chưa có những chương trình xã hội khác nhau và những chương trình chữa trị khác nhau.

 

4.         Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Việc Chăm Sóc Mục Vụ Sức Khỏe muốn nói lên một tâm tư đặc biệt và trìu mến vào Ngày Thế Giới Thứ 53 của Những Ai Bị Phong Cùi cùng tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu khắp nơi trên thế giới, cùng các vị mục tử của các cộng đồng này, và cùng tất cả mọi vị thừa sai nam nữ, để bày tỏ cùng họ lòng biết ơn sâu xà và huynh đệ về việc họ hết sức dấn thân chiến đấu chống lại thứ bệnh phong cùi này cũng như trong việc cung cấp vấn đề yêu thương chăm sóc cho những ai bị chứng bệnh này hành hạ. Thật vậy, người ta không thể nào quên được cách thức Giáo Hội luôn hoạt động nơi rất nhiều quốc gia trên thế giới bằng việc hoàn toàn dấn thân để đón nhận, chăm sóc và chữa trị, và để tái hội nhập vào xã hội những ai đang bị hay đã bị bệnh phong cùi.

 

Việc cử hành Ngày Thế Giới lần thứ 53 này, đối với tất cả mọi cộng đồng của chúng ta, cần phải trở thành một lời mọi gọi hãy canh tân việc dấn thân chung của chúng ta cho tình đoàn kết, cho việc cảm thức hóa vấn đề này, cho việc hỗ trợ những ai đang thi hành sứ vụ của chúng ta đặc biệt liên quan tới lãnh vực này, cũng như những ai hoạt động ở các lãnh vực khác nhau để chiến đấu chống lại chứng bệnh phong cùi ấy.

 

Đặc biệt là vào ngày 29/1, chúng tôi mời gọi các cộng đồng của chúng ta hãy “tưởng nhớ” trong Việc Cử Hành Thánh Thể đến Toàn Thân Chúa Kitô đang hiện diện nơi rất nhiều người cũng như các gia đình vẫn còn đang chịu đựng bởi chứng bệnh phong cùi này, hy vọng và mong muốn rằng Thánh Thể là hiện thực hóa và là thể hiện của tình yêu thương cứu độ và liên kết của Thiên Chúa đối với chúng ta cũng như với tất cả mọi người, trở thành một mạch nguồn yêu thương hơn nữa và đoàn kết hơn nữa đối với thành phần chịu đựng bởi và với chứng bệnh phong cùi, một mạch nguồn có thể xây đắp một nhân loại chấn chính hơn, huynh đệ hơn, một nhân loại an bình.

 

Đó sẽ là một đường lối cụ thể để tỏ ra rằng “Thiên Chúa là tình yêu cứu độ, là một Người Cha yêu thương muốn thấy con cái của Ngài nhìn thấy nhau như anh chị em, khi hoạt động một cách hữu trách trong việc sử dụng các tài năng khác nhau của mình để phục vụ công ích cho gia đình nhân loại. Thiên Chúa là mạch nguồn vĩnh viễn của niềm hy vọng hiến ban ý nghĩa cho đời sống cá nhân và cộng đồng” (Benedict XVI, Message for the Celebration of the World Day of Peace, 1 January 2006).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/1/2006

 

 

TOP

 

 

?  TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM HÓA LÀ GÌ? 

 

Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Thánh Cha Phaolô VI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

(tiếp 8 Thứ Hai)

21.  Tầm Quan Trọng Chính Yếu của Chứng Từ Đời Sống 

Trước hết, Phúc Âm cần phải được rao giảng bằng việc làm chứng. Chẳng hạn một Kitô hữu, hay một số Kitô hữu, khi sống giữa cộng đồng của mình, tỏ ra có khả năng hiểu biết và chấp nhận, biết chia sẻ cuộc sống và thân phận với người khác, biết liên kết nỗ lực với tất cả mọi người để thực hiện những gì cao qúi và tốt lành. Ngoài ra, chúng ta còn cho là họ chiếu giãi đức tin của họ, một cách hoàn toàn đơn thành và tuyền vẹn, qua những giá trị xa vượt những giá trị tạm thời, cũng như họ chiếu giãi đức cậy của họ, nơi một cái gì đó không thấy được và là những gì người ta không dám mơ tưởng. Nhờ việc làm chứng không lời này, người Kitô hữu gợi lên những câu hỏi tất yếu nơi tâm trí của những ai thấy cuộc sống của họ: Tại sao họ lại như thế? Tại sao họ sống như vậy? Động lực sống của họ là gì hay là ai? Tại sao họ sống giữa chúng ta? Một chứng tá như vậy đã là một việc loan báo âm thầm Tin Mừng và là một việc loan báo rất mãnh lực và hiệu nghiệm. Ở đây chúng ta thực hiện tác động khởi đầu cho việc truyền bá phúc âm hóa. Những vấn đề trên sẽ được đặt ra, từ những người chưa được nghe loan báo về Chúa Kitô, hay từ những người chịu đạo mà không hành đạo, hoặc từ những người sống hữu danh vô thực theo lý thuyết là thành phần Kitô hữu, hay từ những người đang khổ sở tìm kiếm một cái gì đó hay một vị nào đó đánh động họ song họ chưa hoàn toàn nhận diện. Những vấn đề khác cũng sẽ được nẩy ra, sâu xa hơn và khẩn thiết hơn, những vấn đề do chứng từ ấy gợi lên, một chứng từ bao gồm việc hiện diện, chia sẻ và đoàn kết, một chứng từ là yếu tố chính yếu, nói chung, là yếu tố đầu tiên trong việc truyền bá phúc âm hóa.

     

Tất cả mọi Kitô hữu được kêu gọi cho việc làm chứng này, và bằng cách ấy, họ có thể là những nhà truyền bá phúc âm hóa thực sự. Chúng ta đang đặc biệt nghĩ đến trách nhiệm phải có đối với những người di dân tại xứ sở tiếp nhận họ. 

22.  Cần Phải Minh Nhiên Loan Báo

Tuy nhiên, việc làm chứng này bao giờ cũng là một việc làm chưa trọn, vì ngay cả chứng tá tốt đẹp nhất, về lâu về dài, cũng tỏ ra vô hiệu lực, nếu nó không được dẫn giải, chứng thực - điều mà Thánh Phêrô gọi là sẵn sàng "đáp lại cho người đối chất anh em về lý do anh em hy vọng" (1Pt.3:15) - và làm sáng tỏ bằng một việc loan báo rõ ràng và dứt khoát về Chúa Giêsu. Tin Mừng được loan báo bằng chứng tá cuộc sống sớm muộn cũng phải được loan báo bằng ngôn từ của cuộc sống. Nếu danh tánh, giáo huấn, đời sống, lời hứa, vương quốc và mầu nhiệm của Chúa Giêsu Nazarét, Con Thiên Chúa, không được loan báo thì cũng không có việc truyền bá phúc âm hóa đích thực. Lịch sử Giáo Hội, từ bài diễn từ của Thánh Phêrô vào buổi sáng của Ngày Lễ Ngũ Tuần trở đi, đã được hòa trộn và đồng hóa với lịch sử của việc loan báo này... Việc loan báo này – việc rao giảng mở đầu, việc giảng dạy hay dạy giáo lý - chiếm một vị trí quan trọng trong việc truyền bá phúc âm hóa, đến nỗi nó thường được đồng nghĩa với việc truyền bá phúc âm hóa; tuy nhiên, nó cũng chỉ là một phương diện của việc truyền bá phúc âm hóa mà thôi.  

23.  Làm cho Con Người Chấp Nhận và Gia Nhập 

Thực sự việc loan báo chỉ tiến đến mức độ phát triển trọn vẹn khi nó được lắng nghe, chấp nhận và đồng hóa, và khi nó làm nổi dậy một niềm gắn bó thực sự nơi con người lãnh nhận nó. Một niềm gắn bó với các chân lý mà Chúa đã mạc khải theo tình thương của Ngài; hơn thế nữa, một niềm gắn bó với chương trình sống - một cuộc sống nhờ đó được biến đổi - mà Ngài dự định. Tóm lại, một niềm gắn bó với vương quốc, tức là, với một "tân thế giới", với tân trạng của các sự vật, với tân thức của việc hiện hữu, của cuộc sống, của cuộc sống trong cộng đồng được Phúc Âm khai mở. Một niềm gắn bó như vậy, không thể nào trừu tượng và bất hội nhập, được tỏ ra một cách cụ thể bằng việc hiển nhiên ra nhập vào cộng đồng các tín hữu. Như thế, những ai, có đời sống được biến đổi, gia nhập một cộng đồng mà tự nó là một dấu hiệu biến đổi, một dấu hiệu mới mẻ của sự sống: đó là Giáo Hội, một bí tích hữu hình của ơn cứu độ (x.Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 1,9,48). Việc chúng ta gia nhập cộng đồng hội thánh, tự nó sẽ được thể hiện qua nhiều dấu hiệu khác là những gì nối dài và bộc lộ dấu hiệu Giáo Hội. Trong công cuộc truyền bá phúc âm hóa, một người chấp nhận Giáo Hội như Lời cứu độ (x.Rm.1:16; 1Cor.1:18) thường chuyển nó thành những tác động bí tích sau đây: gắn bó với Giáo Hội và chấp nhận các bí tích, những phương tiện biểu lộ và trợ giúp niềm gắn bó này bằng ân sủng thông ban.  

24.  Rồi Trở Thành Một Tân Tông Đồ  

Sau hết, con người đã được truyền bá phúc âm hóa sẽ đi truyền bá phúc âm hóa cho người khác. Đây là bản trắc nghiệm sự thật, là tiêu chuẩn truyền bá phúc âm hóa, ở chỗ, không được nghĩ rằng con người cần phải chấp nhận Lời Chúa và hiến mình cho vương quốc của Ngài, song lại không cần trở thành một người làm chứng và loan báo Lời Chúa, vương quốc của Chúa theo phận sự của mình.

 

Để giải quyết những quan tâm về ý nghĩa truyền bá phúc âm hóa này, cần phải nêu lên một nhận định cuối cùng, một nhận định chúng tôi cho rằng sẽ giúp làm sáng tỏ những suy tư có dính dáng đến nó.

 

Như chúng tôi đã nói, truyền bá phúc âm hóa là một tiến trình phức hợp được cấu tạo nên bởi những yếu tố khác nhau, đó là việc canh tân nhân loại, là chứng từ, là việc ra mặt rao giảng, là việc khăng khít trong lòng, là việc gia nhập cộng đồng, là việc chấp nhận những dấu chỉ, là sáng kiến tông đồ. Những yếu tố này có thể mâu thuẫn nhau, đúng hơn là loại trừ nhau. Thật ra, chúng bổ túc lẫn nhau và làm nhau nên phong phú. Mỗi một yếu tố phải luôn luôn được thấy ở trong mối liên hệ với nhau. Công lao của Thượng Hội Giám Mục vừa qua là không ngừng mời gọi chúng ta hãy liên kết những yếu tố này lại với nhau, chứ đừng làm cho chúng đối chọi nhau, để nhờ đó thấu triệt được hoạt động truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội.

 

Bởi vậy chúng tôi muốn phân định nhãn giới bao quát này, bằng việc suy xét nội dung của việc truyền bá phúc âm hóa và những phương pháp truyền bá phúc âm hóa, cũng như bằng việc làm sáng tỏ cho những ai là đối tượng của sứ điệp Phúc Âm và cho cả những ai đang đảm trách rao giảng sứ điệp Phúc Âm.

 

(xin xem tiếp mục Truyền Giáo này vào các ngày thứ ba hằng tuần, được bắt đầu từ sau Ngày Thế Giới Truyền Giáo 80, 22/10/2006)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ