GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 5/1/2007

 TRƯỚC LỄ HIỂN LINH

 

?  Phân tích học hỏi Sứ Điệp Hòa Bình 1/1/2007 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: “Con Người – Trọng Tâm của Hòa Bình”

?  ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ ngày 18/9/2006 với cuộc họp cao cấp về việc kiểm điểm tổng quan vấn đề áp dụng dự án hoạt động cho các quốc gia chậm tiến trong thời điểm 2001-2010

?  Đức Ông Pietro Parolin Đại Diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Vienna ngày 18/9/2006 với Tổng Hội Nghị lần 50 của Cơ Quan Năng Lực Nguyên Tử Quốc Tế International Atomic Energy Agency (IAEA).

 

 

? Phân tích học hỏi Sứ Điệp Hòa Bình 1/1/2007 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: “Con Người – Trọng Tâm của Hòa Bình”

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

 

chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn c ầu của Tòa Thánh V atican

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20061208_xl-world-day-peace_en.html

 

“Con Người Là Trọng Tâm Của Hòa Bình” là Sứ Điệp Hòa Bình của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, ký từ ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2006, cho Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 40, một biến cố chất chứa mối liên hệ chặt chẽ giữa tôn giáo và thế giới kể từ Sứ Điệp Hòa Bình đầu tiên của Đức Thánh Cha Phaolô VI ngày 1/1/1968.

 

Ngay ở đoạn mở đầu, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho biết về nguyên nhân và mục đích của việc ngài chọn Sứ Điệp Hòa Bình 2007 “Con Người Là Trọng Tâm Của Hòa Bình”, đó là vì nỗi khổ của giới trẻ hiện tại và cho các thế hệ mai sau. Thế rồi trước khi bàn giải về 7 chủ điểm thiết yếu và khẩn trương trực tiếp liên quan tới chủ đề của sứ điệp, ở đoạn 2 và 3 ngài đã đặt nền tảng của chủ đề sứ điệp hòa bình 2007 “con người là trọng tâm của hòa bình” trên niềm xác tín: cả con người lẫn hòa bình đều vừa là tặng ân vừa là tác vụ.

 

Căn do và mục đích chọn chủ đề: Vì nỗi khổ của trẻ em hiện nay và cho tương lai của các thế hệ mai hậu

 

·        Tôi cầu xin hòa bình xuống cho các trẻ em, thành phần, nhờ bản chất vô tội của mình, đang làm phong phú hóa sự thiện hảo và niềm hy vọng cho nhân loại, cũng như nhờ những nỗi khổ đau của họ, đang thúc đẩy tất cả chúng ta hãy hoạt động cho công lý và hòa bình. Từ mối quan tâm về trẻ em ấy, nhất là những em có một tương lai mờ mịt bởi việc khai thác và sự hiểm ác của thành phần người lớn thiếu hạnh kiểm, tôi muốn nhân dịp Ngày Thế Giới Hòa Bình này để khuyến khích hết mọi người hãy suy nghĩ về đề tài: ‘Con Người, Trọng Tâm của Hòa Bình’. Tôi tin rằng việc tôn trọng con người là những gì cổ võ cho hòa bình, và trong việc xây dựng hòa bình thì cần phải có một nền tảng trọn vẹn thực sự về nhân bản. Có thế mới sửa soạn một tương lai vững chắc cho các thế hệ mai hậu.

 

Nền tảng của chủ đề: Cả con người lẫn hòa bình đều chẳng những là một tặng ân mà còn là một tác vụ

 

Về khía cạnh con người chẳng những là một tặng ân mà còn là một tác vụ, Đức Thánh Cha nhận định ở đoạn 2 thế này:

 

Con người chẳng những là một tặng ân, ở chỗ phẩm giá làm người:

 

 

Con người còn là một tác vụ, ở chỗ sống yêu thương và hiệp thông:

 

 

Về khía cạnh hòa bình cũng thế, như con người, hòa bình cũng chẳng những là một tặng ân mà còn là một tác vụ, Đức Thánh Cha cũng tiếp tục phân tích vấn đề này ở đoạn 3 như sau:

 

Hòa bình chẳng những là một tặng ân, nơi việc tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa:

 

Cái ý nghĩa của đời sống chúng ta trên thế gian này, xuất phát từ việc Thiên Chúa tạo dựng và cứu chuộc đấy, theo Đức Thánh Cha, trong cùng đoạn sứ điệp 3, được thấy nơi cái lý lẽ như là một thứ ‘văn phạm’ về luân  lý bẩm sinh trong con người. Ngài nói: 

Hòa bình còn là một tác vụ, ở chỗ dự án thần linh nơi việc tạo dựng và cứu chuộc được ghi khắc nơi bản tính của con người cần phải được đáp ứng một cách tương xứng, như đoạn sứ điệp 3 cho biết tiếp: 

·        Hòa bình cũng là mt tác v đòi hi hết mi người phi t đáp ng hp vi d án ca Thiên Chúa. Qui lut thúc đẩy thc hin vic đáp ng này ch có th nơi thái độ tôn trng ‘th văn phm’ được Đấng Hóa Công thn linh viết trong tâm can ca con người. Theo quan đim y, không được coi các chun định ca lut t nhiên như là nhng ch th áp đặt ngoi ti, như là nhng gì hn chế t do ca con người. Trái li, cn phi đón nhn chúng như là mt tiếng gi trung thành thc hin d án thn linh ph quát được ghi khc nơi bn tính ca con người.

 

Theo Đức Thánh Cha, trong cùng đon 3 ca s đip, nh tôn trng lut t nhiên mà con người chng nhng mi có th đi sâu vào mu nhim Thiên Chúa mà còn có th đối thoi c vi nhau na, như ngài đã cm nhn và khng định như sau:

 

·        Theo nhng chun định y, tt c mi dân tc – qua các nn văn hóa riêng bit ca mình – có th tiến ti mt mu nhim cao c nht, đó là mu nhim v Thiên Chúa. C cho đến ngày hôm nay na, vic nhìn nhn và tôn trng lut t nhiên là nhng gì tiêu biu cho nn tng ca mt cuc đối thoi gia thành phn tín đồ thuc các tôn giáo khác nhau, cũng như gia thành phn tin tưởng và nhng người vô tín ngưỡng. Là mt đim hi t ln lao, nó cũng là mt gi định nng ct cho mt nn hòa bình chân thc. 

Sau khi chẳng những đã cho biết căn do và mục đích của việc chọn chủ đề cho Ngày Thế Giới Hòa Bình lần thứ 40 là “Con Người - Trọng Tâm Của Hòa Bình”, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI của chúng ta còn đặt Sứ Điệp chủ đề của ngài trên một nền tảng nhân loại học siêu nhiên hết sức vững chắc, liên quan tới dự án thần linh trong việc tạo dựng và cứu chuộc, một dự án vốn được bẩm sinh ghi khắc sâu xa nơi bản tính tự nhiên của con người, ngài mới từ đó tiếp tục khai triển và diễn giải sứ điệp hòa bình của mình, về cả lý thuyết lẫn thực tiễn, với 7 chủ điểm quan trọng được ngài nhấn mạnh đặc biệt thứ tự sau đây:

1) Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” nên con người có quyền sống và quyền tự do tôn giáo;

2) Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” nên tất cả mọi người đều bẩm sinh bình đẳng với nhau;

3) Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ cần phải kiến tạo ‘Môi Sinh Hòa Bình”;

4) Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ không thể bị quan niệm một cách lệch lạc;

5) Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà các quyền lợi của họ mới cần được những tổ chức quốc tế bảo vệ; 6) Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ cần đến những luật nhân đạo quốc tế và luật Quốc Gia;

7) Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ được Giáo Hội bảo đảm tính cách siêu việt của họ. 

(Biệt chú: 7 tiểu đề dài dòng cho rõ ràng mạch lạc ăn khớp với nhau trên đây được dựa theo các tiểu đề ngắn gọn hơn của chính Sứ Điệp; còn các số dẫn đầu của những đoạn được trích dẫn hoàn toàn đúng như trong Sứ Điệp, nếu để ý sẽ thấy các số chẵn nói về nguyên tắc của mỗi chủ điểm còn số lẽ về những gì thực tiễn của từng chủ điểm).

 

TOP

 

 

?  ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ ngày 18/9/2006 với cuộc họp cao cấp về việc kiểm điểm tổng quan vấn đề áp dụng dự án hoạt động cho các quốc gia chậm tiến trong thời điểm 2001-2010

 

Thưa Bà Chủ Tịch,

 

Mặc dù cả việc tiến bộ đạt được bởi các quốc gia chậm tiến nhất - least developed countries (LDCs), lẫn việc đồng bạn chính thức gia tăng trợ giúp phát triển - official development assistance (ODA) cho các quốc gia chậm tiến ấy đều là những gì hết sức đáng ca ngợi, song vẫn còn đồng ý là việc tăng trưởng mới đây vẫn còn là những gì hết sức yếu ớt, vì nó dựa trên hầu như hoàn toàn vào vấn đề xuất cảng những thứ nguyên liệu, nhất là dầu hỏa, và chưa mang lại tiến bộ tổng quan về việc giảm nghèo hay cải tiến  phúc hạnh của con người.

 

Tòa Thánh liên kết với những ai cho thấy rằng việc cải tiến lãnh vực đại kinh tế tương đối và mong manh này là những gì không được làm sao lãng đi mối quan tâm nghiêm trọng tới các vấn đề cơ bản trầm trọng chưa được giải quyết, hay không được khiến cho chúng ta quên đi tính cách khẩn trương thê thảm của những vấn đề ấy.

Các dữ kiện kinh tế hiện nay cũng cần phải được chú trọng theo chiều hướng của các thực tại nghiêm trọng khác nữa, như  chiến tranh – thứ chiến tranh ảnh hưởng tới một số khá nhiều các nước chậm phát triển nhất – tình trạng suy thoái và hoang tàn về môi sinh, tình trạng đói khổ liên lỉ và thiếu dinh dưỡng trẻ em, và những thạm nạn liên tục  về Hội Chứng Liệt Kháng, bệnh sốt rét, bệnh lao phổi và nhiều chứng bệnh khác liên hệ tới tình trạng nghèo khổ.

 

Ngoài ra, cuộc chiến đấu không ngừng của vô số dân chúng ở những miền nghèo khổ hướng tới những miền đất phát triển hơn trên thế giới đã gây ra những trục trặc trầm trọng cho các quốc gia chậm tiến nhất, một khi thực tại về học vấn và khoảng cách thực sự gõ cửa các quốc gia giầu có. Thảm trạng này nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải thực hiện một cuộc dấn thân thực sự toàn cầu để đạt được mau chóng những mục tiêu của Chương Trình Hành Động Brussels - Brussels Program of Action (BPoA), tái chú trọng tới những điều kiện sống xứng đáng và hoạt động sản xuất như là những yếu tố thiết yếu.

 

Bởi thế, cũng như trách nhiệm khẩn trương về luân lý trong việc đoàn kết về kinh tế đối với các quốc gia nghèo khổ, dựa trên mối hiệp nhất của nhân loại và phẩm vị bình đẳng giữ atất cả mọi người, chúng ta ngày nay đang phải đối diện với một công tác khẩn trương trong việc chữa trị một tình trạng mà, thiếu vắng những giải quyết hiệu nghiệm, công bằng và tôn trọng các quyền lợi của con người, sẽ vẫn tiếp tục gây ra thiệt hại bất khả chấp nơi các quốc gia chậm phát triển nhất và chắc chắn gây ra một tình trạng mãi mãi bất ổn nơi cơ cấu xã hội ở các quốc gia phát triển.

 

Việc kiến tạo nên một cách tổng quan công ăn việc làm xứng đáng là những gì quan trọng như hai cột trụ được trình bày trong BPoA, đó là phẩm chất căn bản của đời sống và những điều kiện tổng quan về chính trị cũng như lãnh vực đại kinh tế. Tất cả những yếu tố ấy là những gì bất khả phân ly và lệ thuộc vào nhau.

 

Công ăn việc làm sinh lợi chỉ có thể xẩy ra nếu dân chúng lành mạnh và được giáo dục. Cũng thế, việc chiếm đạt và bảo tồn một phẩm chất nào đó của đời sống là thành quả của một khả năng sản xuất của quốc gia có thể làm phát sinh những nguồn lợi cho phép xã hội và chính quyền đạt tới mục tiêu ấy. Khả năng sản xuất, về phần mình, bao giờ cũng bị chio phối bởi môi trường hòa bình, bởi việc quản  trị tốt đẹp cũng như bởi những điều kiện đại kin h tế thuận lợi bề ngoài.

 

Sách Lược Cotonou hiển nhiên cho thấy các trách nhiệm của những nước chậm tiến nhất cùng với hành động cần có từ các thành viên phát triển khác. Các chính phủ của những quốc gia chậm tiến nhất cần phải bảo đảm rằng tất cả mọi chính sách cần phải lấy dân chúng làm chính, áp dụng các biện pháp nhở tận gốc rễ tình trạng băng hoại, bảo đảm tính cách tron g sáng và qui tắc luật lệ, và áp dụng các chính sách làm gia tăng khả năng sản xuất của quốc gia mình.

 

Việc chủ động tham dự của các đồng hữu quốc tế là những gì không thể thiếu. Điều này không được coi như là một cái gì đó bổ khuyết hay như một thứ nhượng bộ tùy nghi có thể trì hoãn trước những mối quan tâm khẩn trương của quốc gia. Nó là một trách nhiệm nặng nề và bất khả châm chước về luân lý, do bởi mối hiệp nhất của loài người, bởi phẩm giá chung và bởi cùng chung số phận giầu nghèo như nhau, những gì được tiến trình toàn cầu hóa lôi kéo lại gần nhau hơn bao giờ hết.

 

Những điều kiện buôn bán giao thương hiển nhiên thuận lợi cho các quốc gia chậm tiến nhất cần phải được bảo trì bao nhiêu có thể và cần phải tạo nên cho có những nơi chưa có. Trong số những điều kiện ấy là việc mở rộng những thị trường phát triển, cống hiến một thứ thị trường phi thuế má và phi lượng định cho 100 % các sản phẩm có thể xuất cảng từ các nước chậm phát triển nhất mà không đình trệ và loại trừ đi hơn nữa tất cả những thứ buôn bán giao thương làm méo mó các rào cản, trong đó có việc đánh thuế nhập khẩu hết cỡ và gia tăng mức thuế nhập khẩu, nâng cao những thứ trợ cấp và các phương pháp cùng việc làm bất lợi cho những thứ xuất cảng từ các quốc gia chậm phát triển nhất.

 

Cũng cần phải có những khoản bãi bỏ nhanh chóng, hoàn toàn và vô điều kiện nợ nần hải ngoại của các quốc gia chậm phát triển nhất cùng với phương tiện bảo đảm là các quốc gia ấy không rợi lại tình trạng nợ nần không thể trả. Các quốc gia phát triển cần phải nhắc nhở và áp dụng trách nhiệm của mình vào việc hoàn toàn tuân hợp với những quyết tâm liên quan tới vấn đề viện trợ hải ngoại.

 

Cấn phải thực hiện nhiều vào việc đầu tư các nguồn lợi trong việc nghiên cứu và phát triển thuốc men chữa trị Hội Chứng Liệt Kháng, sốt rét và lao phổi cùng các chứng bệnh nhiệt đới khác. Có thể nói rằng thách đố tiên khởi và trên hết về khoa học đối với các quốc gia phát triển đó là việc khám phá ra một loại chủng ngừa chống lại bệnh sốt rét. Cũng cần thiết như vậy việc chuyển kỹ thuật về y học và dược học cùng với kiến thức chuyên môn về việc chăm sóc sức khỏe mà không kèm theo những điều kiện về luật pháp hay kinh tế. Đó mới chỉ là một số thách đố đối với tất cả mọi phần tử thuộc cộng đồng quốc tế.

 

Các vị đại diện của cuộc họp giữa các nước chậm phát triển nhất ở Cotonou có lý nhận thức rằng việc thành thực của các viên chức chính quyền, tính cách sống động của các cơ cấu dân chủ và qui tắc lề luật là những yếu tố thiết yếu để phát triển những chính sách lấy con người làm chính và xây dựng khả năng của con người. Về khía cạnh này, cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục hoạt động để giảm bớt thật nhiều việc buôn bán các thứ vũ khí qui ước hợp lệ và bất hợp lệ, việc buôn bán bất hợp lệ những thứ chất liệu quí hóa và việc thất thoát vốn liếng. Công dân của các quốc gia phát triển làm băng hoại các viên chức của các nước nghèo hay dính dáng tới những việc chuyển  ngân tiền bạc cần phải được trừng phạt như thể họ đã phạm những tội ác này tại nguyên quán của họ vậy.

 

Như đã quá biết, Giáo Hội Công Giáo đã thực hiện nhiều khởi động trong thập niên qua để làm cho các phần tử của mình cũng như tất cả mọi người thiện chí ý thức hơn trách nhiệm chung liên quan tới các vấn đề xuất phát từ việc giao thương buôn bán và tiền bạc quốc tế.

 

Ngày nay, nhiều phần tử của Giáo Hội, từ các quốc gia giầu đến quốc gia nghèo như nhau, liên kết nhiều lãnh vực rộng lớn của các tổ chức, đang dấn thân nâng đỡ các quốc gia nghèo khổ nhất. Cũng thế, nhừ một hệ thống bao gồm những trung tâm huấn luyện và chăm sóc sức khỏe, chúng tôi đã góp phần chủ động ủng hộ tất cả một cấp độ nỗ lực của các quốc gia nghèo khổ nhất.

 

Điều này đang xẩy ra ở việc giáo dục các cấp, lãnh vực mà các nhà lãnh đạo tương lai học biết các trách nhiệm xứng hợp của mình. Cũng đang xẩy ra nơi lãnh vực chăm sóc sức khỏe rộng lớn, từ trận chiến đấu chống lại tình trạng trẻ em thiếu dinh dưỡng đến việc chăm sóc người già và thành phần bệnh nhân  bất trị. Nơi lãnh vực ấy, các tổ chức của chúng tôi đang thực hiện nhiều đóng góp dồi dào và quan trọng trong việc chiến đấu với Hội Chứng Liệt Kháng, bệnh sốt rét và lao phổi.

 

Tòa Thánh tiếp tục khuyến khích cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia có lợi tức tiến triển và trung bình hãy nâng đỡ việc áp dụng BPoA, và kêu gọi một cuộc gia tăng tình đoàn kết. Thế giới cần đến việc gia tăng tình đoàn kết đối với các quốc gia nghèo khổ nhất. Việc chấp nhận những biện pháp được  đề ra ở Sách Lược Cotonou có thể trở thành đắt giá đối với các quốc gia phát triển cũng như với thành phần công dân của các nước này, thế nhưng họ sẽ it1 bị gánh nặng về xã hội hơn trong cùng một quốc gia ấy trong một thời hạn trung bình nếu các vấn đề trục trặc không được giải quyết cho các quốc gia chậm phát triển nhất.

 

Hai mươi năm trước đây, ý kiến quần chúng cảm thấy cảm kích trước những kẻ sẵn sàng liều mạng leo qua hàng rào từng giữ họ làm tù nhân cho các chế độ độc tài. Ngày nay, nhiều triệu người đang liều mạng để thoát khỏi cái độc tài của nạn nghèo khổ. Những hàng rào cản sẽ không thể nào ngăn chặn được họ.

 

Vì sự thiện của họ cũng như vì tình trạng thịnh vượng của tất cả chúng ta, các nước tân  tiến  và các quốc gia chậm phát triển nhất đều phải áp dụng những chính sách hiệu năng như những chính sách được thấy nơi BPoA, nhờ đó thành phần công dân của các quốc gia chậm phát triển nhất sẽ được tự do chọn lựa ở lại quốc gia của mình, nơi họ có thể đạt được cho bản thân  họ, gia đình họ và quê hương họ, công ăn việc làm và những điều kiện sống thực sự được gọi là xứng đáng.

 

Xin cám ơn Bà Chủ Tịch


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/9/2006
 

 

 

 

TOP

 

 

? Đức Ông Pietro Parolin Đại Diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Vienna ngày 18/9/2006 với Tổng Hội Nghị lần 50 của Cơ Quan Năng Lực Nguyên Tử Quốc Tế International Atomic Energy Agency (IAEA).

 

 

Thưa Ông Chủ Tịch, quí tôn vị đại biểu, quí vị nữ nam,

 

Trong năm mừng kỷ niệm này, cơ quan đây có thể hài lòng nhìn lại những gì đã đạt tới từ khi được thành lập theo 3 chiều hướng thuộc sứ vụ của nó, đó là vấn đề kỹ thuật, an toàn và kiểm chứng. Nhiều thách đố vẫn còn phải đối đầu trong tương lai. Một trong những thách đố đó là mối quan tâm chính của Tòa Thánh, đặc biệt về việc bất tuân hợp với Hiệp Định Thôi Leo Tháng Nguyên Tử - Nuclear Nonproliferation Treaty (NPT) cùng với những việc bảo toàn cho các bó buộc của bản hiệp định này.

 

Tòa Thánh coi NPT như là nền tảng cho chính sách thôi leo thang nguyên tử toàn cầu, như là căn bản để theo đuổi việc giải giới và là một yếu tố quan trọng để phát triển hơn nữa việc áp dụng nguyên tử lực vào các mục đích hòa bình. Vì NPT là dụng cụ đa phương duy nhất đang có trong tay, nhắm đến một thế giới phi vũ khí nguyên tử mà chúng ta khôn g được để cho nó bị suy yếu đi. Nhân loại cần đến việc trọn vẹn hợp tác của tất cả mọi quốc gia trong vấn  đề quan trọng ấy.

 

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã viết trong Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới 2006 như sau: ‘Cũng có thể nói gì nữa về những chính quyền cậy dựa vào các thứ vũ khí nguyên tử như là phương tiện bảo đảm an ninh cho quê hương của họ? Cùng với vô vàn những người thiện chí, người ta có thể nói rằng quan điểm này chẳng những là những gì độc hại mà còn hoàn toàn sai lầm nữa. Trong cuộc chiến tranh nguyên  tử sẽ không có kẻ chiến thắng mà chỉ có nạn nhân mà thôi. Chân lý về hòa bình cần tất cả mọi người – dù là những chí nh quyền đang công khai hay ngấm ngầm chiếm hữu các thứ vũ khí nguyên tử, hay những chính phủ đang dự tính chiếm hữu chúng – đồng lòng thay đổi cục diện  của mình bằng những quyết định mạnh mẽ và minh bạch, và nỗ lực thực hiện một cuộc giải giới nguyên tử một cách tiến triển và hòa hợp’.

 

Những Bản Thỏa Ước Bảo Toàn toàn diện cùng với Những Nghị Định Thêm Thắt của cơ quan này là yếu tố thiết yếu của chính sách thôi gia tăng nguyên tử toàn cầu đang cung cấp những gì là bảo đảm chắc chắn cho việc tránh làm lệch đi việc sử dụng những thứ chất liệu nguyên tử cũng như việc âm thầm thực hiện những hoạt động nguyên tử bất chính thức. Tòa Thánh ủng hộ tất cả mọi nỗ lực trong việc củng cố hiệu năng và hiệu quả của đường lối bảo toàn của IAEA, và kêu gọi tất cả các quốc gia hãy sử dụng những phương tiện ấy để củng cố hệ thống bảo toàn nguyên tử. Việc toàn cầu hóa Các Nghị Định Thêm Thắt này sẽ là những gì củng cố c ho chính sách thôi leo thang và giải giới nguyên tử toàn cầu, cùng gia tăng niềm tin tưởng vào những việc sử dụng năng lực nguyên tử cho mục đích hòa bình.

 

Bản Hiệp Định Hủy Bỏ Toàn Diện Việc  Thử Nguyên Tử - The Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty (CTBT) là yếu tố chính yếu cho nền an ninh toàn cầu, một nền an ninh không dựa vào các thứ vũ khí nguyên tử và cho thấy một niềm hy vọng đẹp nhất đối với việc ngăn chặn việc leo thang nguyên  tử. Treong năm kỷ niệm 10 năm bắt đầu ký kết bản hiệp định này, Tòa Thánh tái khẳng định việc ủng hộ của mình với bản hiệp định ấy, một bản hiệp định như là một phương tiện  chính yếu trong lãnh vực giải giới và thôi leo thang nguyên tử. Tòa Thánh xin liên kết với các quốc gia khác trong việc kêu gọi tất cả các quốc gia chưa thực hiện việc ấy hãy ký kết và chấp nhận bản hiệp định này ngay, nhất là những quốc gia cần phải phê chuẩn để nó trở thành công hiệu.

 

Về Nghị Định Thư Các Số Lượng Nhỏ - Small Quantities Protocol (SQP), vai trò đại biểu tôi đây hân hoan thông báo cùng Tổng Hội Đồng rằng Tòa Thánh mới đây đã kết thúc việc trao đổi thư từ với vị tổng giám đốc về việc cống hiến hiệu năng cho bản văn được tiêu chuẩn hóa cùng với các qui chuẩn được điểu chỉnh lại.

 

Tuy nhiên, việc sử dụng năng lực nguyên tử vào các mục tiêu hòa bình cũng cần đến nhiều nỗ lực nơi các quốc gia để nắm vững được việc bảo vệ cho công dân của mình cùng môi sinh, cũng như để giải tỏa những âu lo hợp lý về tương lai của trái đất này. Năm nay chún g ta tưởng nhớ đến tai biến Chernobyl 20 năm. Việc tưởng niệm tại họa kinh hoàng ấy cùng với những hậu quả đau thương mà nhiều người phải chịu, nhất là trẻ em vào hôm ấy, là m ột tiếng chuông cảnh báo cho cộng đồng quốc tế trong việc đề cao cảnh giác về sự an toàn nơi các cơ sở nguyên tử trên  khắp thế giới.

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

Việc giải giới là bước tiến trên  con đường dẫn tới hòa  bình, và ngày nay, hơn bao giờ hết, hòa bình là sự thiện tối hậu của các dân nước và là niềm khát vọng cao cả nhất của toàn thể nhân loại; niềm khát vọng mà bất hạnh thay đã bị đe dọa bởi chiến tranh cùng khủng bố, và đã trở nên trống rỗng nơi nhiều phần đất trên thế giới.

 

Đối với Trung Đông, Tòa Thánh cũng cảm thấy quan tâm tới tình hình bất ổn đang gia tăng. Hy vọng là tất cả mọi quốc gia ở miền này cùng với cộng đồng quố ctế khởi xướng lên một cuộc đối thoại nghiêm chỉnh để tạo nên  một miền Trung Đông phi các thứ vũ khí đại công phá và những loại vũ khí nguyên tử. Ngoài ta, việc đúc kết của tất cả mọi quốc gia trong vùng này về Bản Thỏa Ước và Các Nghị Định Bảo Toàn Toàn Diện sẽ là những gì đóng góp lớn lao vào nền an ninh cho toàn vùng.

 

Về những tiến triển mới đây trong các cuộc thương thảo quốc tế đối với chương trình nguyên tử của Iran, vai trò đại biểu tôi đây xin lập lại là Tòa Thánh mạnh mẽ tin tưởng rằng những khó khăn hiện tại có thể và cần phải thắng vượt bằng những đường lối ngoại giao, sử dụng tất cả mọi phương tiện có được về vấn đề ngoại giao và nếu cần thì loại trừ đi tất cả những yếu tố khách quan gây trở ngại cho niềm tin tưởng nhau. 

 

Chương Trình Hợp Tác Về Kỹ Thuật của IEAE là một trong những phương tiện hiệu nghiệm nhất cho mục đích phát triển nguyên tử an bình. Việc áp dụng các thứ kỹ thuật nguyên tử và việc lợi dụng các chất đồng vị đặc biệt nơi các lãnh vực canh nông, thủy học, an ninh thực phẩm và thuốc men đều là những gì nhắm đến chổ cải tiến các điều kiện sống của nhiều người và đã góp phần rất nhiều cho việc chiếm đạt mục tiêu ấy.

 

Tòa Thánh cảm nhận được những nỗ lực và những chiếm đạt của IEAE trong lãnh vực hợp tác về kỹ thuật và khuyến khích cơ quan này hãy tiếp tục và củng cố những hoạt động ấy một cách đặc biệt, ở chỗ cổ võ cho trẻ em có được một sức khỏe tốt đẹp hơn, chiến đấu với tình trạng thiếu dinh dưỡng, điều trị bệnh ung thư và khoa ung thư phóng xạ được thi hành bởi Chương Trình Hoạt Động Cho Vấn Đề Trị Liệy Ung Thư - Program of Action for Cancer Therapy (PACT), và việc nghiên cứu những lợi ích trong vấn đề sử dụng các kỹ thuật nguyên tử để cải tiến dinh dưỡng, sức khỏa và phúc hạnh của thành phần bị nhiễm khuẩn liệt kháng HIV.

 

Tòa Thánh cũng quan tâm tới một lãnh vực khác là vấn đề nước uống an toàn, vì nhu cầu căn bản này không có sẵn cho hơn một phần sáu dân số trên thế giới. Không được coi thường tính cách khẩn trương của việc giải quyết cho nhu cầu trên khắp thế giới này, vì nó là một điều kiện tiên khởi cho bất cứ một thứ phát triển khả thủ nào.

 

Thưa Ông Chủ Tịch, để kết luận, tôi xin gửi lời chúc  tốt đẹp nhất c ho tương lai của IAEA là cơ quan được Tòa Thánh được hân hạnh là một phần tử hình thành nó: Chớ gì cơ quan này giành tất cả mọi nỗ lực của mình vào việc hiện thực nhãn quan ‘Nguyên Tử cho Hòa Bình’ để bảo đảm an ninh cho toàn thể gia đình nhân loại.

 

Cám ơn Ông Chủ Tịch


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/10/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ