GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 10/2/2007

TUẦN V THƯỜNG NIÊN

 

?   Những Nguyên Tắc Căn Bản cho Lòng Tôn Sùng Mẹ Maria - Nguyên Tắc Thứ Hai: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thành phần nô lệ của các Ngài

?  Người Tông Đồ Fatima Thế Giới Việt Nam Ném Đá Dấu Tay – Chó Cắn Áo Rách

?  Iran phản ứng trước những đe dọa tấn công của Hoa Kỳ

 

 

 

? Những Nguyên Tắc Căn Bản cho Lòng Tôn Sùng Mẹ Maria - Nguyên Tắc Thứ Hai: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thành phần nô lệ của các Ngài

 

Nguyên tác "LUẬN VỀ VIỆC THÀNH THẬT SÙNG KÍNH ĐỨC TRINH NỮ" của Thánh Long Mộng Phố (Louis Grignion Montfort) - Bản dịch Việt Ngữ: Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

72.          Không có một tình trạng nào khác của con người liên quan tới việc thuộc về kẻ khác hơn là tình trạng làm nô lệ. Trong thành phần Kitô hữu, không gì làm cho con người trọn vẹn thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ thánh của Người hơn là việc tình nguyện làm nô lệ. Chính Chúa của chúng ta đã làm gương cho chúng ta về điều này khi vì yêu thương chúng ta “đã mặc lấy thân phận nô lệ”. Đức Mẹ cũng đã cống hiến cho chúng ta cùng một mẫu gương khi Mẹ xưng mình là nữ tỳ hay nô lệ của Chúa. Thánh Tông Đồ đã coi là một vinh dự khi được gọi là “người nô lệ của Chúa Kitô”. Trong Thánh Kinh, có một số lần Kitô hữu được đề cập tới như là “những người nô lệ của Chúa Kitô”.

 

Tiếng Latinh “servus” có lúc chỉ có nghĩa là một người nô lệ, vì như chúng ta biết không có vấn đề thành phần đầy tớ. Thành phần chủ nhân sở hữu được phục vụ bởi những người nô lệ hay bởi những người tự do. Sách Giáo Lý của Công Đồng Chung Triđentinô thực sự đã nói đến việc làm nô lệ cho Chúa Giêsu Kitô, khi sử dụng một từ ngữ không úp mở là “Mancipia Christi”, một chữ rõ ràng có nghĩa là những người nô lệ của Chúa Kitô. 

 

73.          Bởi thế mà tôi nói rằng chúng ta cần phải thuộc về Chúa Giêsu và phụng sự Người không phải chỉ như là những người đầy tớ làm thuê mà là những người nô lệ tình nguyện, thành phần mà, được tác động bởi tình yêu quảng đại, dấn thân phục vụ Người, theo các cách thức của những kẻ làm nô lệ, vì muốn tôn trọng việc thuộc về Người.  Trước khi chúng ta lãnh nhận phép rửa, chúng ta đã là nô lệ của ma quỉ, thế nhưng phép rửa đã làm cho chúng ta trở thành nô lệ của Chúa Giêsu. Kitô hữu chỉ có thể làm nô lệ cho ma quỉ hay làm nô lệ cho Chúa Kitô thôi.

 

74.          Những gì tôi nói theo nghĩa tuyệt đối về Chúa Giêsu thì tôi nói theo nghĩa tương đối về Đức Mẹ của chúng ta. Chúa Giêsu, trong việc chọn Mẹ làm người liên kết bất khả phân ly trong đời sống của Người, trong vinh quang và quyền năng trên trời cũng như dưới thế, đã ban cho Mẹ, trong vương quốc của Người, theo ân sủng được hưởng cùng những quyền hạn và đặc ân như Người có theo bản tính. “Tất cả mọi sự thuộc về Thiên Chúa theo bản tính thì cũng thuộc về Mẹ theo ân sủng”, các thánh đã nói thế, và theo các ngài, như Chúa Giêsu và Mẹ Maria có cùng một ý muốn và cùng một quyền năng thế nào thì các Ngài cũng có cùng một thành phần thuộc hạ, tôi tớ và nô lệ như vậy.

 

75.          Bởi thế, theo giáo huấn của các thánh cũng như của nhiều con người cao cả chúng ta có thể gọi mình là và trở thành những người nô lệ yêu thương của Đức Mẹ chúng ta, để trở thành những người nô lệ trọn hảo hơn của Chúa Giêsu. Mẹ Maria là phương tiện được Chúa chúng ta chọn để đến với chúng ta, và Mẹ cũng là phương tiện để chúng ta chọn đến với Người, vì Mẹ không như những tạo vật khác có khuynh hướng lái chúng tax a khỏi Thiên Chúa hơn là hướng về Ngài, nếu chúng ta quá dính bén với chúng. Ước muốn mãnh liệt nhất của Mẹ Maria là liên kết chúng ta với Chúa Giêsu, Con Mẹ, và ước muốn mạnh mẽ nhất của Con Mẹ đó là chúng ta đến với Người qua Người Mẹ Thánh của Người. Người lấy làm hài lòng và cảm thấy được tôn kính như một đức vua cảm thấy hài lòng và được tôn kính khi một người công dân, vì muốn trở thành một thần dân và nô lệ tốt hơn của vị vua này, đã hiến mình làm nô lệ cho hoàng hậu. Đó là lý do tại sao các Giáo Phụ của Giáo Hội, và Thánh Bonaventura sau các vị này, đã chủ trương rằng Đức Trinh Nữ là đường dẫn tới Chúa của chúng ta.

 

76.          Hơn thế nữa, nếu, như tôi đã nói, Đức Trinh Nữ là Nữ Vương và là Chủ Tể trời đất, thì Mẹ lại chẳng có các thuộc hạ và nô lệ nhiều như số tạo vật hay sao? “Tất cả mọi sự, bao gồm cả bản thân Mẹ Maria, đều tùy thuộc vào quyền năng của Thiên Chúa. Tất cả mọi sự, bao gồm cả Thiên Chúa nữa, đều tùy thuộc vào quyền năng của Mẹ Maria”, chúng ta đã được Thánh Anselmô, Thánh Bênađô, Thánh Bênađinô và Thánh Bônaventura nói cho biết như thế. Chẳng lẽ lại không hợp lý hay sao khi thấy trong số nhiều người nô lệ có một số là nô lệ của tình yêu, thành phần tự nguyện chọn Mẹ Maria làm Nữ Vương của họ? Chẳng lẽ con người và ma quỉ đều có thành phần nô lệ tình nguyện mà Mẹ Maria lại chẳng có hay sao? Một ông vua lấy làm vinh dự khi hoàng hậu, người bạn của mình, cũng cần phải có những người làm nô lệ riêng của bà, thành phần bà có quyền sinh sát, vì vinh dự và quyền lực được cống hiến cho hoàng hậu là vinh dự và quyền lực được dâng lên cho vị vua này vậy. Chẳng lẽ chúng ta tin rằng Chúa Giêsu là người con đệ nhất trong các người con, Đấng đã chia sẻ quyền năng của mình cho Người Mẹ Thánh của mình, lại tỏ ra phẫn nộ với Mẹ vì Mẹ có những người làm nô lệ riêng của Mẹ? Chẳng lẽ Người lại ít trân trọng và yêu mến Mẹ mình hơn vua Anasuerus đã tỏ ra với hoàng hậu Esther, hay vua Solomon với hoàng hậu Bethshabe? Ai có thể nói, hay thậm chí nghĩ được một điều như thế xẩy ra chứ?

 

77.          Thế nhưng tôi đang viết gì đây? Tại sao tôi lại phí thời giờ để chứng minh một điều quá hiển nhiên như thế chứ? Nếu người ta không muốn coi họ là nô lệ của Mẹ Maria thì đã có sao đâu? Hãy cứ để cho họ trở thành và gọi mình là nô lệ của Chúa Giêsu đi, vì điều này cũng giống như làm nô lệ của Mẹ Maria thôi, bởi Chúa Giêsu là hoa trái và là vinh hiển của Mẹ Maria. Đây là những gì chúng ta thực hiện một cách trọn hảo nơi việc tôn sùng chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau.

 

(còn tiếp vào các Ngày Thánh Mẫu Thứ Bảy hằng tuần nhất là trong năm 2007, năm mừng kỷ niệm 90 Biến Cố Fatima)

 

 

TOP

 

 

?  Người Tông Đồ Fatima Thế Giới Việt Nam Ném Đá Dấu Tay – Chó Cắn Áo Rách

 

Viết kỷ niệm ngày giỗ đầy năm của một người tông đồ Fatima thế giới Việt Nam 10/2/2006-2007

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Ca dao tục ngữ của loài người nói chung và của Việt Nam nói riêng, có những câu chất chứa một ý nghĩa rất khác biệt, không như hay hơn là người ta hiểu, thậm chí không như ý nghĩ ban đầu của một người nào đột  nhiên cảm nghiệm thấy thấm thía cuộc đời đã phát biểu một câu nói hợp với nhân sinh và tâm lý quần chúng, đến nỗi đã trở thành tục ngữ trong dân gian. Chẳng hạn hai câu của nhan đề bài viết này, nó không hẳn chỉ chất chứa một ý nghĩa tiêu cực. Như ý nghĩa của câu “ném đá dấu tay” thường được hiểu là làm điều xấu xa bậy bạ song không dám ra mặt nhận tội, hoặc cũng có thể hiểu là âm mưu hành ác bất lộ diện. Còn ý nghĩa của câu “chó cắn áo rách” thường được hiểu là đã khổ còn khổ hơn, đã nghèo còn mắc vạ v.v. Câu truyện trong bài viết này sẽ cho thấy hai câu tục ngữ trên đây còn có một ý nghĩa tích cực, hay có thể hiểu theo ý nghĩa siêu nhiên, hợp với Phúc Âm, hợp với cuộc sống siêu nhiên.

 

Ngoài ra, câu truyện dưới đây cũng cho thấy Phúc Âm có một ý nghĩa rất sâu xa, không phải chỉ đơn thuần như chúng ta vốn thường nghĩ. Chẳng hạn câu “ai đã có lại được ban thêm cho dư dật” (Mt 13:12, 25:29) thường được chúng ta hiểu về ơn phúc Chúa ban, một câu mới đầu nghe, thậm chí, chúng ta còn cho là vô lý hay nghịch lý, bất công nữa là đằng khác, vì ngay sau câu trên, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh rằng: “ai không có lại còn bị lấy đi ngay cả những gì tối thiểu nhất họ đang có nữa”. Thật ra, trọn câu nói có vẻ nghịch lý bất công này của Chúa Giêsu lại rất hợp tình hợp lý theo tâm lý tự nhiên, như trong lãnh vực nông nghiệp chẳng hạn. Nếu chúng ta là người trồng cấy, chắc chắn chúng ta sẽ nhổ đi những thứ cây nào không sinh hoa kết trái, sau khi chúng ta đã tốn công, tốn của và tốn giờ để chăm bón chúng, và trồng những cây sinh hoa kết trái khác thay vào chỗ của chúng, đúng như những gì Chúa Giêsu dạy về dụ ngôn cây vả xum xuê mà không sinh hoa kết trái, không nên tiếc xót, trái lại, cần phải nhổ thứ cây chỉ làm “cớm đất” ấy đi (xem Luca 13:7).

 

Hôm ấy là Thứ Sáu, ngày 5/8/2005, vào lúc gần 3 giờ chiều, tại chân đồi Canvê của Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ ở Missouri, Thiếu Nhi Fatima Tổng Giáo Phận Los Angeles đang cử hành Đường Thánh Giá Giới Trẻ (như năm 2003), tới chặng thứ IX, chặng Chúa Giêsu vác Thánh Giá lên Đồi Canvê ngã xuống đất lần thứ 3, thì có một người tiến đến với tôi (bấy giờ đang đứng ở máy phóng thanh để điều hành chương trình) và đưa cho tôi 50 Mỹ kim tiền mặt mà nói: “Các em Đi Đường Thánh Giá làm cho tôi cảm động quá… Xin ủng hộ các em!” Vừa cám ơn người đó xong, một người khác rất thân quen với tôi tiến tới đưa cho tôi tấm chi phiếu 500 Mỹ kim: “Đây là số tiền của Đạo Binh Xanh cho các em Thiếu Nhi Fatima!”

 

Chính con người bất ngờ đưa cho tôi số tiền khá lớn cho Thiếu Nhi Fatima ấy, chiều hôm sau, vào cuối Thánh Lễ giành cho Phong Trào Tông Đồ Fatima Thế Giới (tên gọi mới của Phong Trào Đạo Binh Xanh) ở Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ, với tư cách là chủ tịch toàn quốc của phong trào này (từ năm 1996 trong thời gian Đức Ông Mai Thanh Lương còn làm Tổng Linh Hướng), đã bày tỏ cảm nhận của mình như sau: “Tôi rất cảm động khi thấy các em Thiếu Nhi Fatima Đi Đường Thánh Giá chiều hôm qua. Xem phim  Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô vào Mùa Chay năm 2004 tôi không khóc, nhưng tôi lại không cầm được nước mắt khi thấy các em Thiếu Nhi Fatima cử hành Đường Thánh Giá Giới Trẻ”.  

 

Thật ra, số tiền 500 Mỹ kim vị chủ tịch Phong Trào Tông Đồ Fatima Thế Giới Việt Nam đã tự động tặng cho Thiếu Nhi Fatima hôm ấy, như tôi được biết, vì cũng có chân trong ban chấp hành trung ương với anh, thì của riêng gia đình anh, chứ không phải của chung phong trào. Phong trào chẳng có quĩ gì cả. Tất cả những gì tiêu pha cho chung phong trào, nặng nhất là tờ nội san Linh Hồn định kỳ của phong trào, với chi phí in ấn lẫn bưu điện không nhỏ. Phong trào còn nợ nần anh rất nhiều, và anh chắc chắn là sẽ chẳng bao giờ lấy lại được những gì anh bỏ ra cho phong trào. Thế mà, số tiền anh cho Thiếu Nhi Fatima vẫn được anh nói là “của Đạo Binh Xanh”. Như thế không phải là một hành động siêu nhiên nặng ký “ném đá dấu tay” hay sao, một thái độ trọn lành hoàn toàn phản ảnh lời Phúc Âm Chúa phán dạy thành phần môn đệ của Người trong Bài Giảng Trên Núi về Phúc Đức: “Khi các con làm phúc bố thí thì đừng để cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6:3).

 

Sống với anh và quen biết anh từ Việt Nam, tôi biết anh lắm. Anh rất quảng đại và hăng say làm việc tông đồ. Chính vai trò Phó Tế Vĩnh Viễn của anh đã là một chứng cớ cho thấy anh thực sự muốn chính thức dấn thân “phục vụ” Giáo Hội Chúa, theo đúng ý nghĩa và vai trò của chức phó tế này. Ngoài ra, nếu anh biết tự động cho Thiếu Nhi Fatima một số tiền không nhỏ như thế thì khi được kêu gọi đóng góp anh đâu bao giờ từ chối, nếu hoàn cảnh cho phép. Anh thực sự đã đóng góp không ít cho Chương Trình Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống của chúng tôi, một chương trình phát thanh từ Đại Năm Thánh 2000 trên làn sóng 106.3 FM ở Nam California cho thính giả thuộc ba giáo phận Orange, Los Angeles và San Bernadino, nơi anh không thể nghe thấy gì khi tới giờ phát thanh hằng tuần vào tối Thứ Sáu từ 9 đến 9:30, nếu không vào mạng điện toán toàn cầu của chương trình này là www.tinmungsusong.org. Vì nơi anh ở, tiếc thay, ở New Orleans tiểu bang Louisiana.

 

Phải chăng anh như một cành nho sinh trái, chẳng những qua đời sống dấn thân phục vụ Giáo Hội của anh mà còn bằng lòng quảng đại làm việc bác ái như thế, rất đẹp lòng Chúa, đến nỗi, Ngài đã làm cho anh càng trở thành cành nho sinh nhiều hoa trái hơn, vì “kẻ có càng được ban thêm dư dật”, ở chỗ Ngài đã phũ phàng ra tay cắt tỉa anh (xem John 15:2), vào cuối cuộc đời mới quá lục tuần của anh?

 

Đúng thế, trận bão lụt Katrina chẳng những đã tàn phá thành phố New Orleans vào cuối tháng 8/2005 mà còn tàn phá cả cơ nghiệp làm ăn đang lên của anh ở địa phương này. Khi thiên tai này xẩy ra, tôi đã cố gắng liên lạc bằng điện thoại với anh nhiều lần song không được. Cho tới mãi gần hai tháng sau mới biết tin anh và gia đình anh đang ở trọ nhà của một người em bên Houston Texas. Qua cuộc điện thoại lần đầu tiên với anh sau cơn bão lụt này, tôi mới biết được rằng Chúa đã cắt tỉa anh kỹ lưỡng quá, tận tình quá. Anh đã mất hết mọi sự. Cơ nghiệp chẳng còn gì.

 

Theo anh cho biết thì, ngay sau khi thiên tai vừa qua đi, anh đã lội nước tới đầu gối ra tiệm market của anh thì thấy đồ đạc đã bị mất hết. Thậm chí cả số thuốc lá (là món đồ bán được rất nhiều và rất lời) do anh mang từ tiệm về tích trữ tại nhà anh, sau đó, chưa yên trí, anh đã chuyển số thuốc lá ấy sang một nhà người quen, cao ráo cho an toàn hơn, cuối cùng cũng bị mất sạch. Thảm hơn nữa, số tiền mặt được anh cuốn thành nhiều bó và cất vào một chỗ rất kín đáo trong nhà, nơi anh tưởng “mối mọt không đục khoét và trộm cướp không lấy được” (Mt 6:20), thế mà, lại là chỗ bị dột nước duy nhất trong nhà trong thời gian bão lụt, đến nỗi, tất cả số tiền mặt khổng lồ ấy, cho dù có phơi nắng cho khô cũng không xài được nữa, đành phải đứt ruột nát gan vứt vào thùng rác!

 

Anh tâm sự: “Lúc đầu mình cũng cảm thấy xót xa quá sức, đến mất ăn mất ngủ. Thế nhưng nghĩ lại, tất cả những gì mình tính toán và cho rằng khôn ngoan nhất theo loài người thì lại hoàn toàn xẩy ra ngoài ý muốn. Thế mới biết ý Chúa vô cùng huyền diệu và khôn ngoan hơn con người chúng ta. Chúng ta cần phải tuân theo Thánh Ý Chúa. Giờ đây mình cảm thấy bình an rồi…”

 

Cảm thương anh, đang giầu có bỗng chốc trở thành tay không, phải đi ở trọ, tôi đã hỏi xin anh địa chỉ để gửi đến anh một chút chia sẻ vật chất, chẳng những với tư cách cá nhân mà còn với tư cách của chương trình phát thanh Tin Mừng Sự Sống cũng như của một số anh em thân hữu với anh. Nhưng anh đã khéo cám ơn tôi và khuyên tôi nên giúp đỡ những anh em khác trong nhóm thân hữu của anh cũng là của tôi ở vùng bị thiên tai với anh.

 

Thế rồi, vào đầu tháng Giêng 2006, nghe tin anh được đưa vào bệnh viện gấp, tôi gọi sang hỏi thăm anh, và không ngờ lần ấy là lần cuối cùng được nói chuyện với anh trên trần gian này. Thật là “chó cắn áo rách” – “kẻ có còn được ban thêm cho dồi dào”. Anh chẳng những mất hết của cải sản nghiệp, lại còn mất cả cái quí nhất trên đời là mạng sống nữa, nhưng bù lại anh đã được đức tin mạnh mẽ, một đức tin đã dẫn anh đến cùng đích của cuộc đời là chính Dung Nhan vô cùng Toàn Thiện của Cha trên trời.

 

Theo anh kể thì ngay trước Lễ Giáng Sinh 2005 mấy ngày, anh cảm thấy đau bụng, nên được đưa vào bệnh viện. Ở đấy, anh được cho biết là anh bị ung thư lá lách vào thời kỳ cuối. Bởi thế, nằm bệnh viện hai tuần, anh được đưa về nhà vào tháng Giêng để chờ chết. Theo người nhà cho biết thì vào hai ngày cuối cùng anh không còn nói được nữa, như trường hợp của Đức Gioan Phaolô II trước khi chết. Và anh đã mau chóng vĩnh viễn ra đi (trong vòng 1 tháng rưỡi sau khi bắt đầu cảm thấy triệu chứng bệnh) vào lúc 6 giờ sáng ngày 10/2/2006, thời điểm gần ngày giỗ đầy năm của Nữ Tu Lucia, người Tông Đồ Fatima Thế Giới mô phạm tiên khởi, gần đúng một năm (13/2/2005).

 

Trong một nơi, vì thiên tai, đã trở thành hầu như hoang vu với đầy điêu tàn đổ nát vào thời điểm anh qua đi ấy, thế mà, lễ an táng của anh lại linh đình và long trọng hơn ai hết. Chính Đức Cha Mai Thanh Lương, phụ tá giám mục giáo phận Orange, vị anh đã được sát cánh phục vụ phong trào mà ngài từng là Tổng Linh Hướng cho tới khi làm giám mục năm 2003, chủ tế Thánh Lễ Viếng Xác lúc 7 giờ tối Thứ Năm 16/2/2006, và trong Thánh Lễ An Táng lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu 17/2/2006 tại Thánh Đường Giáo Xứ Maria Nữ Vương Việt Nam, có chính ĐTGM TGP New Orleans là Alfred Hughes chủ tế, (tất nhiên có cả Đức Cha Mai Thanh Lương), cùng với 36 linh mục đồng tế và 12 phó tế vĩnh viễn, trước cộng đoàn Dân Chúa 500 người tham dự.

 

Nếu Thánh Lễ An Táng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở Rôma vào Tháng 4/2005, và Cuộc An Táng của Mẹ Têrêsa Calcutta ở giữa thế giới Ấn Giáo vào Tháng 9/1997, là dấu hiệu bề ngoài cho thấy cuộc đời các vị như hạt lúa miến được gieo xuống đất là trần gian vào thời điểm của các vị, một hạt lúa miến đã thực sự mục nát đi bởi những hy sinh phục vụ hết mình khi còn sống của các vị, quả thực đã trổ sinh muôn vàn hoa trái (x Jn 12:24), qua những diễn tiến xẩy ra sau khi các vị vừa qua đi thế nào, thì, sau khi người Tông Đồ Fatima Thế Giới Việt Nam “ném đá dấu tay”, với cuộc sống về cuối đời đã phải quằn quại trong thân phận bị “chó cắn áo rách”, những gì xẩy ra trước quan tài của anh, có hình ảnh và hàng chữ "xin cầu cho linh hồn Phó Tế Giuse Maria Phạm Sĩ Hiệp", cũng không cho thấy hay sao: cây tốt thì sinh trái tốt (xem Mt 7:17-19), vì “kẻ có lại được ban thêm cho dồi dào”!?!

 

Như thế, chắc chắn cái “áo rách” bị “chó cắn” của anh, tức cái thân xác bệnh tật của anh trong thời gian trở nên bần cùng vô gia cư, một thân xác “mang những dấu tích của Chúa Kitô” (Gal 6:17), “mang cái chết của Chúa Kitô” (2Cor 4:10), cũng sẽ được biến đổi trở nên vinh hiển giống như thân xác phục sinh của Người (xem Phil 3:21), khi Người đến vào lúc chung thẩm "để mang ơn cứu độ tới cho những ai thiết tha mong đợi Người" (Heb 9:28), trong đó có người Tông Đồ Fatima Thế Giới Việt Nam đã nỗ lực sống một cuộc đời dấn thân phục vụ, quảng đại bác ái và hoàn toàn tuân phục Thánh Ý Chúa trong mọi sự nhất là vào năm tháng khổ nạn cuối đời của mình này.

 

 

TOP

 

 

? Iran phản ứng trước những đe dọa tấn công của Hoa Kỳ

 

Theo bài “Iran: We'd hit back at attacker” được mạng điện toán toàn cầu CNN phổ biến ngày 8/2/2007 thì nếu Hoa Kỳ tấn công Iran, Iran sẽ trả đũa các nguồn lợi của Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Đó là những gì được vị lãnh đạo tối cao của nước này là Ayatollah Ali Khamenei lên tiếng cùng ngày vị lãnh sự của Iran ở LHQ là Javad Zarif đã cảnh cáo trong một bài viết của Tờ Thời Điểm Nữu Ước rằng, những nỗ lực cô lập hóa Iran sẽ chỉ là những gì ập lại trên Hoa Kỳ, bằng tình hình gia tăng các căng thẳng về giáo phái ở toàn vùng Trung Đông, kể cả ở Iraq.

 

Mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã từng căng thẳng bởi dự án phát triển nguyên tử lực của Iran, một dự án Hoa Kỳ cho rằng nguy hiểm đến hòa bình thế giới, còn Iran thì cho rằng hoàn toàn vì mục đích hòa bình. Đến nay tình trạng căng thẳng giữa hai nước lại càng trở nên dữ dội hơn khi Hoa Kỳ cáo buộc Iran có nhúng tay vào tình hình nội chiến giáo phái ở Iraq, một cáo b uộc cách đây hai hôm đã được một số cơ quan ở Hoa Kỳ điều tra cho biết là không có bằng chứng (và có thể sẽ xẩy ra trường hợp như ở Iraq liên quan tới vấn đề cáo buộc Iraq có các thứ vũ khí đại công phá để tấn công Iraq nhưng mãi tới nay gần 4 năm rồi vẫn chẳng thấy những “cái cớ” ấy đâu). 

 

Tuy Hoa Kỳ chối rằng mình không có những dự định đánh Iran bằng quân sự, nhưng cũng đã gửi thêm các chiến cụ đến Vịnh Ba Tư để, như những viên chức Hoa Kỳ nói, gọi là thực hiện một nỗ lực chứng tỏ sức mạnh trước tình hình gia tăng ảnh hưởng của Iran ở vùng này. Xin nhớ rằng trước khi đánh Iraq chính phủ Bush cũng đã dàn quân sẵn sàng.

 

Nói với thành phần lãnh đạo không quân Iran, ông Khamenei đã nói: “Kẻ thù của chúng ta biết rõ rằng bất cứ một cuộc xâm lăng nào cũng sẽ được trả đũa vào thành phần xâm lược và những nguồn lợi của họ trên khắp thế giới”. Theo báo chí cho biết thì rất dễ bắt cóc quân độ Hoa Kỳ đang rải rác khắp Iraq, A Phú Hãn và một số nước ở Trung Đông hiện nay.

 

Một dấu hiệu căng thăng nữa là bộ trưởng tình báo của Iran hôm Thứ Năm cũng cho biết rằng chính quyền Iran đã khám phá ra một hệ thống do thám của Hoa Kỳ và Do Thái, và đã bắt một nhóm thứ hai muốn xuất ngoại cho cuộc  huấn luyện tình báo. 

 

Việc cáo giác này của Iran xẩy ra sau mấy ngày xẩy ra vụ một nhà ngoại giao của Iran bị bắt ở Iraq mà Iran cho là do Hoa Kỳ các lực lượng Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ chối không liên can đến vụ này.

 

Ông Khamenei đã phát biểu trên đài truyền hình quốc gia hôm Thứ Năm rằng: “Có một số nói rằng tổng thống Hoa Kỳ không màng chi tới những hậu quả gây ra bởi những hành động của ông ta, thế nhưng vẫn có thể dạy khôn cho loại người này. Những nhà lập luật và phân tích của Hoa Kỳ biết rằng quốc gia Iran không thể nào để xẩy ra một cuộc xâm lược mà không phản ứng gì”.

 

Trong bài “ElBaradei calls for timeout on Iran nuclear program”, được CNN phổ biến hôm 27/1/2007, thì ông Giám Đốc cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA của LHQ là ElBaradei hôm Thứ Sáu 26/1 đã kêu gọi một thời gian tạm ngưng liên quan tới vấn đề nguyên tử ở Iran, hy v ọng tái diễn các cuộc đàm phán về vấn đề này. Theo ông nói với CNN thì thời gian tạm ngưng này có mục đích Iran thì tạm ngưng chương trình làm giầu chất phóng xạ nguyên tử còn LHQ tạm đình hoãn việc trừng phạt Iran có công hiệu từ tháng vừa rồi. Theo vị giám đốc này thì:

 

“Cái chìa khóa cho vấn đề Iran là những gì trực tiếp liên quan giữa Iran và Hoa Kỳ, tương tự như Bắc Hàn. Bắc Hàn là một thí dụ hay. Qua nhiều năm chẳng có nhúc nhích gì hết. Chỉ cho tới khi Hoa Kỳ trực tiếp nói chuyện với Bắc Hàn là chúng ta có được một tường trình tích cực. Nếu chúng ta có thể nói chuyện được với Bắc Hàn thì chúng ta cũng có thể nói chuyện được với Iran”.

 

Một viên chc ca IAEA cho biết là ông giám đốc IAEA vn chưa nghe động tnh gì từ Iran về dự án thời gian tm ngưng này. Ông ta cn phi tường trình li cho LHQ vào ngày 21/2 về vấn đề này:

“Tôi sẽ tường trình rng chúng ta trở về đúng hướng và hướng đó là vic đàm phán, đối thoi và hiu được chủ trương ca mi người. Nếu tôi tường trình mt cách tiêu cc, và chúng ta thy được tình trng leo thang và chng leo thang, là chúng ta đang đi lc hướng ri vy”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh , BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ