GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 12/2/2007

TUẦN VI THƯỜNG NIÊN

 

?   “Vì mối liên hệ giữa Lộ Đức và nỗi đớn đau của con người mà 15 năm trước đay, Đức Gioan Phaolô II thân  yêu của chúng ta đã muốn Ngày Thế Giới Bệnh Nhân được cử hành vào ngày Lễ Mẹ Lộ Đức”

?  “Việc làm là yếu tố chính yếu cho tất cả vấn đề về xã hội, và là điều kiện chẳng những cho vấn đề phát triển xã hội mà còn cho vấn đề phát triển văn hóa cùng luân lý của tất cả mọi người nữa”

?  Tiến Trình v Cuc Gia Nhp Giáo Hi Công Giáo ca V Thánh N Người Đức Gc Do Thái là Edith Stein

 

 

 

? “Vì mối liên hệ giữa Lộ Đức và nỗi đớn đau của con người mà 15 năm trước đay, Đức Gioan Phaolô II thân  yêu của chúng ta đã muốn Ngày Thế Giới Bệnh Nhân được cử hành vào ngày Lễ Mẹ Lộ Đức”

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật VI Thường Niên 11/2/2007 về Ngày Thế Giới Bệnh Nhân

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm  nay Giáo Hội tưởng nhớ lần thứ nhất Trinh Nữ Maria hiện ra với Thánh Bernadette vào ngày 11/2/1858 tại hang động Massabielle Lộ Đức, một biến cố lạ lùng đã làm cho tỉnh lỵ thuộc rặng núi Pyrenees Pháp quốc trở thành một trung tâm thế giới cho khách hành hương cũng như cho lòng mạnh mẽ tôn sùng Thánh Mẫu.

 

Ở địa điểm này, đến nay đã gần 150 năm trước, lời kêu gọi nguyện cầu và thống hối của vị Trinh Nữ này đang vang vọng mãnh liệt, là một tiếng vang hầu như thường xuyên về lời kêu mời được Chúa Giêsu mở màn cho cuộc hành trình ở Galilêa của Người: ‘Thời gian đã trọn, vương quốc Thiên Chúa đã đến; hãy ăn năn thống hối và tin vào Phúc Âm’ (Mk 1:15).

 

Ngoài ra, đền thánh mẫu này đã trở thành mục  tiêu cho nhiều thành phần hành hương bệnh nhân, những người nhờ lắng nghe Mẹ Maria Rất Thánh, đã được thêm can đảm để chấp nhận những nỗi khổ đau của mình và dâng hiến những khổ đau ấy vì phần rỗi của thế giới, khi liên kết chúng với những đau khổ của Chúa Kitô tử giá.

 

Vì mối liên hệ giữa Lộ Đức và nỗi đớn đau của con người mà 15 năm trước đay, Đức Gioan Phaolô II thân  yêu của chúng ta đã muốn Ngày Thế Giới Bệnh Nhân được cử hành vào ngày Lễ Mẹ Lộ Đức.

 

Năm nay, tâm điểm của việc cử hành này sẽ diễn ra ở thành phố Seoul, thủ đô của Nam Hàn, nơi tôi đã phái đến vị đại diện của tôi là ĐHY Javier Lozano Barragán, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Thừa Tác Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe. Tôi xin gửi lời chào thân ái tới ngài cũng như tới tất cả mọi tụ họp ở đó.

 

Tôi xin gửi lời chào tới cả những cán sự sức khỏe trên khắp thế giới, ý thức được tầm quan trọng của việc họ phục vụ trong xã hội của chúng ta đối với người bệnh, nhất là tôi muốn bày tỏ việc gắn bó thiêng liêng và lòng cảm mến của tôi đối với anh chị em bệnh nhân, đặc biệt nhớ tới những người mắc phải những chứng bệnh trầm trọng hay đớn đau: Chúng ta quan tâm đặc biệt tới họ trong ngày này.

 

Cần phải ủng hộ việc phát triển những thứ chữa trị giảm đau giúp vào việc chăm sóc và cung cấpmột cách toàn vẹn cho thành phần bệnh nhân bất trị rất cần đến việc nâng đỡ về nhân bản và hỗ trợ về tinh thần.

 

Chiều hôm nay, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, nhiều người bệnh và khách hành hương tập trung lại với ĐHY Camillo Ruini là vị sẽ chủ sự Thánh Lễ. Vào cuối Thánh Lễ, tôi sẽ như năm ngoái hân hoan gặp gỡ họ, để làm sống lại bầu khí linh thiêng ở Động Massabielle. Cầu nguyện bằng Kinh Truyền Tin, giờ đây tôi xin ký thác cho việc chở che của Vị Trinh Nữ Vô Nhiễm thành phần bệnh nhân và những ai khổ đau nơi xác thân cũng như trong tinh thần trên khắp thế giới.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/2/2007

 

 

TOP

 

 

?  “Việc làm là yếu tố chính yếu cho tất cả vấn đề về xã hội, và là điều kiện chẳng những cho vấn đề phát triển xã hội mà còn cho vấn đề phát triển văn hóa cùng luân lý của tất cả mọi người nữa”

 

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Khóa Họp 45 của Ủy Ban Về Phát Triển Xã Hội của Hội Đồng LHQ Đặc Trách Kinh Tế Và Xã Hội ngày 28/6/2006 liên quan tới vấn đề cổ võ đầy đủ công ăn việc làm và công việc xứng hợp cho tất cả mọi người

 

Thưa Ông Trưởng Ban,

 

Vì việc làm là yếu tố chính yếu cho tất cả vấn đề về xã hội, và là điều kiện chẳng những cho vấn đề phát triển xã hội mà còn cho vấn đề phát triển văn hóa cùng luân lý của tất cả mọi người nữa, mà đề tài liên quan tới vấn đề đầy đủ công ăn việc làm và công việc tương xứng đã có một tầm vóc quan trọng trường tồn đối với Ủy Ban Đặc Trách Về Vấn Đề Phát Triển Xã Hội. Nó là một vấn đề có lý để được kiểm điểm thường xuyên, hầu nhận định xem mức tiến bộ đối với những gì nó đạt được và cứu xét thêm những cách thức để cỗ võ nó. 

 

Đại biểu tôi đây hân hoan ủng hộ nhiều điều đã được đề ra trong bản tường trình của ông tổng thư ký liên quan tới những thách đố đang diễn tiến ở lãnh vực này. Mục tiêu liên lỉ về qui chế ở tầm cấp quốc gia và quốc tế chắc chắn phải là vấn đề kiến tạo nên một tình trạng quân bình giữa một mặt là việc phát triển về kinh tế, và một mặt là sự công bằng xã hội được ấn định trong luật pháp để bảo vệ lao nhân và cổ võ quyền lợi của họ, nhất là những ai lao động có mức lợi tức thấp, hay những ai làm việc trong hoàn cảnh có thể thiếu an toàn hoặc không xứng đáng về nhân bản. Bởi thế mà vấn đề hoàn toàn tôn trọng những nguyên tắc và quyền lợi được chất chứa trong bản tuyên ngôn 1998 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế vẫn còn là những gì trọng yếu cho việc thiết lập mức cân bằng này.  

 

Những năm tháng gần đây đã cho thấy một cuộc toàn cầu hóa liên tục và một cuộc liên kết của các thứ thị trường liên quan tới một thứ lưu động đang gia tăng nơi vấn đề mậu dịch cũng như nơi nguồn sản xuất tại các quốc gia cách xa với nơi mà các thứ sản vật được tiêu thụ. 

 

Thường bị tác động chính yếu bởi áp lực muốn kiếm được lợi lộc nhiều hơn mà khía cạnh toàn cầu hóa nơi nguồn  sản xuất này đã mang công ăn việc làm đến các quốc gia ở miền nam trong khi dẫn đến chỗ tái điều chỉnh bất khả tránh ở các quốc gia thuộc miền bắc là các quốc gia hướng tới những lãnh vực khác của công ăn việc làm. Bởi vậy cộng đồng quốc  tế và các chính phủ cần phải bảo đảm cả vấn đề môi trường kin h thể khả dĩ lẫn tính cách thuận lợi của việc làm là nhữn g gì cần được đền bù một cách xứng đáng và thích hợp.

 

Có một số rất đông lao nhân được hưởng lợi bởi một thứ lợi tức công bằng trong những cuộc thương thảo ở Hội Nghị Bàn Tròn Doha của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới. Cơ hội này hiện  đang có nguy cơ bị lãng phí, thế nhưng vẫn có thể thực hiện được một cuộc vượt qua thấy trước, đặc biệt liên quan tới các qui tắc mậu dịch về nông nghiệp, cho lợi ích của nhiều triệu người lao nhân trong số 1 tỉ mốt người trong ngành canh nông có tới 60% đang ở trong những cơ cấu việc làm ít có hay chẳng có tổ chức an toàn gì về xã hội.

 

Những hậu quả hiển nhiên về một thứ chuyển hướng như vậy đối với các nền kinh tế ở phương bắc ngược lại sẽ là những gì cần phải được làm giảm bớt bởi việc triển khai của các nguồn lợi dồi dào hơn ở miền ấy để hỗ trợ cho những ai bị ảnh hưởng cũng như để giải quyết các mối quan tâm hợp lý đối với lối sống ở miền quê.

 

Ngày nay, vấn đề trả lương bằng nhau cho việc làm như nhau đường như là những gì hiển nhiên, thế nhưng nữ giới vẫn thường bị coi nhẹ hay coi thường về khía cạnh này, gây ra tình trạng kỳ thị phạm đến họ ở cả các quốc gia giầu thịnh cũng như các quốc gia nghèo khổ. Vấn đề bình đẳng giữa nữ giới và nam giới cũng cần phải rõ ràng cả nơi việc đối xử với họ tại nơi làm việc, nơi lương lậu và việc hưởng hưu bổng.

 

Việc hiện diện của nữ giới ở khắp các nơi làm việc chỉ có thể giúp vào việc cải tiến nó, khi cho thấy và thắng vượt được những xung khắc đang xẩy ra ở nhiều xã hội, bao gồm cả những xã hội được tổ chức c hính yếu theo các qui chuẩn của vấn đề hiệu năng và sản xuất. Vấn đề bình đẳng được nhận thấy ngay ở nơi việc trả lương bằng nhau cho việc làm như nhau, ở việc bảo vệ những người mẹ cần phải đi làm việc và ở chỗ công bằng nơi việc tiến thân về nghề nghiệp.

 

Thánh phần cha mẹ đi làm việc, cả nữ giới lẫn  nam giới, là những người cần phải được hỗ trợ, nếu cần bởi luật lệ, trong việc làm cho vấn đề góp phần đặc thù và bất khả thay thế của họ để dưỡng nuôi con cái họ mang lại thiện ích rõ ràng cho toàn thể xã hội. Thành phần nam nữ có gia đình cũng cần nhận được số lương thích hợp và công bằng đủ để đáp ứng các nhu cầu bình thường của gia đình, nhất là vì các trách nhiệm của họ đối với con cái họ.

 

Số Lương chính đáng cũng sẽ giúp vào việc loại trừ đi cái nhu cầu, đôi khi áp đặt trên thành phần quá nghèo khổ, đòi hỏi cả con cái của họ cũng phải đi làm việc, gây thiệt hại cho việc giáo dục của thành phần con cái, cho thời thơ ấu của chúng và cho việc tăng trưởng thành những người lớn giởi thích ứng. Không kể tới tất cả mọi quan tâm khác, vấn đề khai thác trẻ em lao động là một vấn đề về luân lý: Nó là một vi phạm tới phẩm giá mà hết mọi người được phú bẩm cho dù nhỏ bé và coi như không quan trọng là bao.

 

Một lãnh vực khác đáng được ủy ban này đặc biệt chú trọng đó là lãnh vực của thành phần thật nghèo khổ đang hiện diện ở hết mọi quốc gia không trừ một quốc gia nào. Không có một chính quyền nào, cho dù khoảng cách biệt giầu nghèo có nhỏ nhẹ tới đâu chăng nữa, cũng phải chịu tình trạng cực kỳ bần cùng trong thế giới ngày nay. Bị mất đi quyền làm việc, bị những người có việc lảng tránh, thành phần cực bần cùng thực sự trở thành mối quan tâm của hết mọi chính quyền và hết mọi xã hội được văn minh hóa.

 

Thế giới này quá ư là giầu thịnh trong việc để tiếp tục xẩy ra cái ô nhục của tình trạng cực bần cùng vì thiếu sáng kiến hay bởi những thứ chính trị tỏ ra lơ là bay chết mặc bay. Phương tiện dẫn tới việc làm xứng đáng, an toàn và thỏa đáng cho thành phần cực bần cùng là những gì trọng yếu cho việc thành đạt trong vấn đề phát triển xã hội.

 

Trước cuộc chuyển hướng thê thảm theo hình kim tự tháp về dân số ở nhiều quốc gia, các chính quyền cũng phải cố gắng tìm cách để phấn khích thành phần lớn tuổi tiếp tục làm việc. Cần phải có tính cách uyển chuyển hơn nữa nơi hệ thống hưu bổng và thị trường việc làm hầu khuyến khích thành phần luống tuổi đóng góp những gì họ có thể cho xã hội bao lâu họ sẵn sàng và khả dĩ. Thành phần lao nhân trẻ tuổi cũng cần phải được giáo dục để biết tri ân, làm việc với và tôn trọng các tài năng và kinh nghiệm mà chỉ có thành phần lão thành mới có thể mang lại cho việc làm của họ thôi.

 

Giờ đây tới một vấn đề liên quan tới tình trạng cằn cỗi ấy, thành phần di dân đã trở thành một nguồn lao động quan trọng. Họ chẳng những kiếm được đồng lương cho chính họ và gia đình họ, mà, nếu được các nhà lập pháp và thành phần cử tri của họ cho phép, họ cũng sẽ trở thành một nguồn lợi dồi dào cho các quốc gia tiếp đón họ, bằng việc bảo trì mức sống cho nền  kinh tế của nước ấy với sự đóng góp của họ.

 

Thành phần di dân thường được tác động chỉ bởi ước muốn làm sao có việc làm để nâng đỡ gia đình họ. Cả họ nữa cũng xứng đáng được trả công một cách bình đẳng và được bảo vệ một cách bình đẳng theo luật pháp, chứ không phải là số lương ít ỏi nhất vì những việc họ làm thường là những việc không ai muốn làm.

 

Cần phải thực hiện những cuộc dàn xếp để làm sao cho các gia đình được đoàn tụ, chẳng những vì tính cách lành mạnh của đời sống gia đình, mà còn cho thiện ích về xã hội và luân lý của các cộng đồng chung quanh họ n ữa. Tình trạng thiếu cuộc sống gia đình bình thường là những gì rất hay dẫn đến những sự dữ như việc buôn người và mãi dâm nơi thành phần sống bên lề của các cộng đồng di dân. Thị trường đối với một thứ nô lệ tân tiến này có thể bị suy yếu đi nếu cho phép các gia đình được sống với nhau ở quốc gia tiếp đón họ.

 

Chính việc làm cũng cần  phải xứng đáng nữa. Tòa Thánh hiểu về các việc làm xứng đáng như những gì được trả công xứng hợp lại là những gì đáng với con người. Việc làm là một quyền lợi nhưng cũng là một nhiệm vụ của tất cả mọi người trong việc góp phần vào thiện ích của xã hội họ cũng như của toàn thể gia đình nhân loại. Việc làm được trở nên giá trị do người thi hành nó; song chính nó cũng cần phải đáng giá nữa.

 

Vấn đề đầy đủ công ăn việc làm và công việc xứng đáng không thể nào bao gồm cả việc làm không an toàn bao nhiêu có thể, không trả thù lao chính đáng hay xứng đáng với con người. Nếu công việc là một yếu tố thiết yếu của ơn gọi làm người của chúng ta thì chỉ có công việc xứng đáng theo nghĩa ấy mới là những gì vốn xứng hợp cho việc cổ võ phẩm vị con người và việc chiếm đạt tình trạng phát triển về xã hội.

 

Xin cám ơn Ông Trưởng Ban


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/2/2007

 

 

TOP

 

 

? Tiến Trình v Cuc Gia Nhp Giáo Hi Công Giáo ca V Thánh N Người Đức Gc Do Thái là Edith Stein

 

Một cuốn sách mới tổng hợp các tác phẩm của Thánh Nữ Edith Stein cho thấy chứng cớ là việc gia nhập của ngài không phải chỉ từ việc đọc tiểu sử về Thánh Nữ Têrêsa Avila mà là một tiến trình dài lâu trước đó.

Cô Stein (1891-1942) là một triết gia Do Thái và trở lại Công Giáo rồi dâng mình vào dòng kín Carmêlô, sau đó được tử đạo ở trại tử thần Auschwitz bên  Balan.

Câu truyện vị thánh nữ này trở về với Giáo Hội Công Giáo cho tới nay vẫn được cho rằng xẩy ra khi cô bất chợt đọc hạnh tích Thánh Têrêsa Avila. Cô đã đọc thâu đêm hết cuốn sách và cô đã quyết định gia nhập Công Giáo khi cô đọc xong tác phẩm ấy vào buổi sáng hôm sau.

Trong cuộc ra mắt cuốn tổng hợp các tác phẩm của vị thánh nữ này tại Đại Học Latêrô của Tòa Thánh ở Rôma, cha Ulrich Dobhan, một đan sĩ Carmêlô và là chuyên viên về vị thánh nữ ấy, vị đặc trách ấn bản Đức ngữ tác phẩm tổng hợp này, đã trình bày cho thấy những khám phá của ngài về cuộc hoán cải của vụ thánh nữ. Vị linh mục này tin rằng v ị thánh nữ ấy đã biết được sự hiện hữu của cuốn sách về Thánh Têrêsa Avila và tìm đọc cuốn này.

“Vào khóa học 3 tháng mùa hè năm 1918, trong khi giáo sư Husserl đang thuyết giảng ở Đại Học Freiberg về vấn đề cuốn sách của Rudolf Otto là ‘Das Heilige’, có lẽ cô Edith đọc thấy tên của Thánh Têrêsa Avila, vì tên này được đề cập tới trong cuốn sách ấy”.

 Sau đó, vào ngày 24 hay 25/5/1921, tại nhà của Anne Reinach và của chị dâu Pauline của cô ở Geottingen, Đức quốc, cô chọn đọc cuốn tự truyện ‘Cuộc Đời Thánh Têrêsa Avila’ từ tủ sách của họ.

Việc đọc tác phẩm về Thánh Têrêsa Avila là những gì quyết liệt cho việc hướng cô về Công Giáo thay vì về Thệ Phản Tin Lành, thế nhưng vị linh mục vẫn cho biết nhận định: “ở đây chúng ta không nói về việc tiến từ vô thần đến Kitô Giáo”.

“Câu hô lên ‘sự thật đây rồi!’ thường được đặt lên môi miệng của cô Stein khi cô đọc tự truyện của vị thánh ấy không tương hợp với những gì cô nói, cũng không phản ảnh tiến trình tu đức của cô Stein”.

Việc tra vấn của cô Stein về Kitô Giáo đã từ từ tiến triển qua giòng thời gian. Là một triết gia, cô bị ảnh hưởng sâu xa bởi tác phẩm của triết gia Max Scheler trong giai đoạn Công Giáo của ông, cũng như bởi chứng từ anh hùng của Anne Reinach, người vợ góa của vị triết gia đồng bạn Adolf Reinach, người đã chết trong cuộc chiến vào tháng 11/1917.

Cho dù không phải là nguồn mạch duy nhất đối với cuộc hoán cải của vị thánh nữ này, tác phẩm tự truyện của Thánh Têrêsa Avila cũng thực sự đã dẫn ngài đến quyết định trở thành một nữ tu dòng kín Carmêlô, và đã lấy tên dòng là  Têrêsa Benedicta Thánh Giá.

Vị Thánh Nữ này đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong thánh vào tháng 10/1998, và được tuyên nhận làm vị thánh nữ đồng quan thày cho Âu Châu vào tháng 10/1999.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/2/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ