GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 15/2/2007

TUẦN VI THƯỜNG NIÊN

 

?   “H s Nhìn Lên Đấng H Đã Đâm Thâu” (Jn 19:37) - Đức Thánh Cha Bin Đức XVI – S Đip Mùa Chay 2007

?  “Chúa Giêsu trông thấy đoàn lũ dân chúng thì động lòng thương” (Mt 9:36) - Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Sứ Điệp Mùa Chay 2006

?  Đức Hng Y Đại Hàn Đón Mng Gii Pháp Tt Đẹp V Nguyên  T Bc Hàn

 

 

 

?  “H s Nhìn Lên Đấng H Đã Đâm Thâu” (Jn 19:37)

 

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI – S Đip Mùa Chay 2007, được Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh ph biến ngày Th Ba 13/2/2007.

 

Anh Chị Em thân mến!

 

“Họ sẽ nhìn xem Đấng họ đã đâm thâu qua” (Jn 19:37). Đây là đề tài thánh kinh hướng dẫn chúng ta suy nghĩ cho Mùa Chay năm nay. Mùa Chay là một thời điểm thuận lợi để cùng với Mẹ Maria và Thánh Gioan, vị tông đồ yêu dấu, sống gần gũi với Đấng trên cây Thập Giá đã hoàn thành hy tế mạng sống của mình cho toàn thể nhân loại (x JJn 19:25). Bởi thế, bằng việc sốt sắng dự phần vào thời điểm thống hối và nguyện cầu này, chúng ta hãy hướng mắt mình lên Chúa Kitô tử giá, Đấng hấp hối trên  Đồi Canvê, Đấng đã tỏ cho chúng ta tất cả tình yêu thương của Thiên Chúa. Trong Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, tôi đã chia sẻ về đề tài yêu thương này, nhất mạnh đến hai hìn h thức nống cốt của nó, đó là.

 

Tình Yêu ca Thiên Chúa: đức ái – agape và tình ái – eros

 

Chữ agape, một chữ xuất hiện nhiều lần  trong Tân Ước, nói lên tình yêu tự hiến của một người chỉ hoàn toàn tìm kiếm sự thiện cho người khác. Chữ eros, ngược lại, cho thấy tình yêu của một kẻ muốn chiếm hữu những gì họ thiếu thốn và mong được nên một với người yêu. Tình yêu Thiên Chúa bao bọc chúng ta thật sự là đức ái. Thật vậy, ai có thể hiến cho Thiên Chúa một sự thiện Ngài đã chẳng có rồi hay chăng? Tất cả những gì loài người tạo vật là và có đều là tặng ân thần linh. Bởi thế mà chính tạo vật là loài cần đến Thiên Chúa trong hết mọi sự. Thế nhưng tình yêu của Thiên Chúa cũng là eros nữa. Trong Cựu Ước, Đấng Hóa Công của vũ trụ này đã bày tỏ một tấm lòng ưa chuộng, vượt lên trên tất cả mọi động lực trần thế, đối với thành phần dân được Ngài tuyển chọn như của riêng Ngài. Tiên tri Hosea bày tỏ mối say mê thần  linh này bằng những hình ảnh táo bạo, như tình yêu của một nam nhân đối với một nữ nhân ngoại tình (x 3:1-3). Còn tiên tri Êzêkiên, khi nói về mối liên hệ của Thiên Chúa với dân Yến Duyên, đã không sợ sử dụng ngôn từ mạnh mẽ và đắm đuối (x 16:1-22). Các bản văn thánh kinh ấy cho thấy rằng eros là một yếu tố làm nên chính tâm can của Thiên Chúa, ở chỗ, Đấng Toàn Năng đang đợi chờ các tạo vật của Ngài ‘chấp nhận’, như chàng hôn phu đợi chờ người hôn thê của mình đáp ứng vậy. Tiếc  thay, ngay từ ban đầu, nhân loại, bị dụ dỗ bởi những thứ dối trá của Tên Gian Ác, đã ruồng rẫy tình yêu thương của Thiên Chúa bằng cái ảo tưởng về một thứ tự mãn, những gì không thể nào xẩy ra được (x Gen 3:1-7). Quay về với chính bản thân mình, Adong đã ra khỏi nguồn mạch sự sống là Chính Thiên Chúa, và đã trở thành người đầu tiên trong số “những người vì sợ chết mà cả đời mang thân nô lệ” (Heb 2:15). Tuy nhiên, Thiên Chúa đã không bỏ cuộc. Trái lại, việc ‘khước từ’ của con người lại trở thành một động lực quyết liệt thúc đẩy Ngài bộc lộ tất cả sức mạnh cứu chuộc của tình Ngài yêu thương.

 

Thp Giá mc khi tt c tình yêu thương ca Thiên Chúa

 

Chính nơi mầu nhiệm của Thập Giá mà quyền lực siêu việt của tình thương nơi Cha trên trời được hoàn toàn tỏ hiện. Để chiếm lại tình yêu nơi tạo vật của mình, Ngài đã chấp nhận trả một giá rất cao, đó là giá máu Người Con duy nhất của Ngài. Chết chóc nhờ thế, một thứ chết chóc đối với Adong tiên khởi là một dấu hiệu cực kỳ đơn độc và bất lực, được biến đổi thành một tác động yêu thương cao cả và tự do của vị tân Adong. Bởi vậy người ta có thể cùng với Thánh Maximus là vị Giải Tội quả quyết rất rõ ràng là Chúa Kitô “đã chết về thần linh, nếu người ta có thể nói được như thế, là vì Người đã chết một cách tự do” (De divinis nominibus, IV, 13: PG 3, 712).  Trên cây Thánh Giá, cái eros ca Thiên Chúa đối vi chúng ta đã được bc l. Eros thc s là – như Pseudo-Dionysius din t – quyn lc “không để cho ch th yêu vn còn nguyên nơi bn thân mình mà là làm cho h vươn mình ra để nên mt vi người yêu” (De divinis nominibus, IV, 13: PG 3, 712). Còn “cái tình ái điên di” (N. Cabasilas, Vita in Cristo, 648) nào hơn cái tình ái đã khiến cho Con Thiên Chúa tr nên mt vi chúng ta, cho đến độ chu đựng nhng hu qu vp phm ca chúng ta như là ca Người hay chăng?  

 

Đấng h đã đâm thâu qua”

 

Anh ch em thân mến, chúng ta hãy nhìn lên Chúa Kitô b đâm thâu trên  Thp Giá! Người là mc khi siêu vit v tình yêu thương ca Thiên Chúa, mt tình yêu mà eros và agape, chng nhng không tương phn nhau, còn làm cho nhau sáng t. Trên Thp Giá, chính Thiên Chúa đã ăn mày ăn xin tình yêu to vt ca mình: Người khao khát tình yêu ca tng người chúng ta. Tông Đồ Tôma đã tuyên nhn Chúa Giêsu là “Chúa và là Thiên Chúa” khi ngài thc bàn tay vào vết thương cnh sườn ca Người. Chng l gì mà nhiu thánh nhân đã tìm thy nơi Trái Tim ca Chúa Giêsu nhng gì sâu xa nht trong mu nhim yêu thương y. Người ta có th xác đáng nói rng mc khi v tình ái ca Thiên Chúa đối vi con người thc s là nhng gì bày t cao c nht v đức ái ca Ngài. Tht thế, ch có th tình yêu liên kết vic t  nguyn ban tng bn thân mình vi lòng thiết tha mong ước được tiếp nhn mi là nhng gì tiết ta nim vui làm nh nhõm nhng gánh nng n nht. Chúa Giêsu nói: “Khi nào Tôi được treo lên khi đất, tôi s kéo tt c mi người lên cùng Tôi” (Jn 12:32). Thiên Chúa thiết tha mong mun vic chúng ta đáp ng trên hết đó là vic chúng ta hãy đón nhn tình yêu ca Ngài và cm thy thu hút đến vi Ngài. Tuy nhiên, vic chp nhn tình yêu ca Ngài thôi vn chưa đủ. Chúng ta cn phi đáp ng tình yêu này, và dn thân truyđạt tình yêu y cho nhng người khác na. Chúa Kitô “lôi kéo tôi đến cùng Người” để liên kết Người vi tôi, để tôi biết yêu thương anh ch em bng tình yêu ca Người.

 

Máu và Nước

 

“H s nhìn xem Đấng h đâm thâu qua”. Chún g ta hãy tin tưởng nhìn vào cnh sườn b đâm thâu ca Chúa Giêsu là nơi chy ra “máu cùng nước “ (Jn 19:34)! Các v Giáo Ph ca Hi Thánh đã coi nhng yếu t này như là biu hiu cho bí tích Ra Ti và Thánh Th. Qua nước Ra Ti, nh tác động ca Chúa Thánh Thn, chúng ta có th tiến đến ch sng thân mt vi tình yêu ca Chúa Ba Ngôi. Trong hành trình Mùa Chay này, ý thc v Phép Ra ca mình, chúng ta được kêu gi vươn ra khi bn thân mình để tin tưởng phó thác hướng v vòng tay nhân hu ca Cha (cf. Saint John Chrysostom, Catecheses, 3,14ff). Máu, biu hiu cho tình yêu ca V Mc T Nhân Lành, tuôn chy vào chúng ta đặc bit nơi mu nhim Thánh Th: “Thánh Th lôi kéo chúng ta đến vi tác động t hiến ca Chúa Giêsu… chúng ta tham d vào chính năng lc ca vic t hiến ca Người” (Thông Đip Thiên Chúa là Tình Yêu, 13). Bi vy chúng ta hãy sng Mùa Chay, như là mt thi đim “Thánh Th”, để bng vic đón nhn  tình yêu ca Chúa Giêsu, chúng ta biết truyn đạt tình yêu ca Người ra chung quanh chúng ta bng tng li nói và vic làm. Vic chiêm ngưỡng “Đấng h đã đâm thâu qua” nh đó tác động chúng ta m lòng mình ra cho người khác, khi nhn ra nhng thương tích gây ra cho phm v ca con người; vic chiêm ngưỡng y đặc  bit thúc động chúng ta chiến đấu chng li hết mi hình thc khinh thường s sng và vic khai thác con người, cũng như thúc động chúng ta làm lng du tình trng l loi cô độc và b b rơi mt cách bi thm ca rt nhiu người. Ch gì Mùa C hay đối vi mi Kitô hu tr thành mt cm nghim mi m v tình yêu thương ca Thiên Chúa đối vi chúng ta nơi Chúa Kitô, mt tình yêu mà mi ngày v phn mình chúng ta cn phi “ban tng li” cho anh ch em ca mình, nht là cho nhng ai b kh đau nht và cn đến nó. Ch có thế chúng ta mi có th hoàn toàn d phn vào nim vui Phc Sinh. Ch gì M Maria, M ca Tình Yêu Dim L, hướng dn chúng ta trong cuc hành trình Mùa Chay này, mt cuc hành trình thc s tr v vi tình yêu ca Chúa Kitô. Anh ch em thân mến, tôi chúc anh ch em sng cuc hành trình Mùa Chay tt đẹp, vi lòng ưu ái tôi ban Phép Lành Tòa Thánh đặc bit cho tt c mi anh ch em.  

 

Tại Vatican ngày 21/11/2006

 

Giáo Hoàng Biển  Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/lent/documents/hf_ben-xvi_mes_20061121_lent-2007_en.html

 

 

TOP

 

 

?  “Chúa Giêsu trông thấy đoàn lũ dân chúng thì động lòng thương” (Mt 9:36)

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Sứ Điệp Mùa Chay 2006

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Mùa Chay là thời điểm đặc biệt cho cuộc hành trình nội tâm tiến đến với Đấng là nguồn tình thương. Nó là một cuộc hành trình được chính Người đồng hành với chúng ta qua sa mạc nghèo hèn của chúng ta, nâng đỡ chúng ta trên con đường tiến đến niềm vui tràn đầy của Lễ Phục Sinh. Cho dù ở trong “thung lũng tối” được Thánh Vịnh Gia nói tới (Ps 23:4), trong lúc tên cám dỗ xui khiến chúng ta hãy thất vọng hay chẳng còn hy vọng gì nơi công việc do tay chúng ta làm ra nữa, thì Thiên Chúa vẫn có đó để canh chừng chúng ta và nâng đỡ chúng ta. Phải, cho đến hôm nay đây Chúa vẫn nghe tiếng kêu của đoàn lũ dân chúng mong ngóng thấy niềm vui, an bình và yêu thương. Giống như ở mọi thời đại, họ cảm thấy bị bỏ rơi. Thế nhưng, cho dù trong cảnh tan hoang của tình trạng khốn cùng, lẻ loi cô độc, bạo lực và đói khổ đổ xuống bất kể trên trẻ em, kẻ thành niên và người già lão, Thiên Chúa vẫn không để cho tối tăm thắng thế. Thật vậy, theo lời của vị Tiền Nhiệm yêu dấu của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì có một “giới hạn thần linh áp đặt trên sự dữ”, đó là tình thương vậy (“Hồi Niệm và Căn Tính”, trang 19 và sau đó). Với tâm tưởng này tôi đã chọn đề tài cho Sứ Điệp này câu Phúc Âm: “Chúa Giêsu thấy đoàn lũ dân chúng thì động lòng thương” (Mt 9:36).

 

Theo ý hướng ấy, tôi muốn dừng lại ở đây để suy tư về một vấn đề ngày nay được tranh cãi rất nhiều, đó là vấn đề phát triển. Ngay cả cho đến nay, “ánh mắt” cảm thương của Chúa Kitô vẫn tiếp tục trìu mến nhìn thành phần cá nhân và các dân tộc. Người nhìn họ, biết rằng “dự án” thần linh bao gồm cả tiếng kêu gọi họ đến với ơn cứu độ. Chúa Giêsu biết những gì hiểm nguy gây ra cho dự án này, và Người cảm thấy động lòng thương đoàn lũ dân chúng. Người muốn bênh vực họ khỏi những con sói, cho dù có phải thí mạng sống của Người. Ánh mắt của Chúa Giêsu ôm ấp cá nhân và đoàn lũ, và Người mang tất cả họ đến trước Chúa Cha, hiến dâng bản thân mình làm vật hy sinh đền bồi cho họ.

 

Được soi chiếu bởi sự thật Vượt Qua, Giáo Hội biết rằng nếu chúng ta cổ võ một cuộc phát triển hoàn toàn, thì “ánh mắt” của chúng ta nhìn đến nhân loại cần phải được đối chiếu với ánh mắt của Chúa Kitô. Thật vậy, thật sự không thể nào tách biệt được việc đáp ứng các nhu cầu về vật chất và xã hội với việc làm thỏa mãn những ước vọng sâu xa của lòng họ. Điều này lại càng phải được chú trọng hơn nữa trong thế giới thay đổi mau chóng ngày nay, một thế giới khiến cho trách nhiệm của chúng ta đối với thành phần nghèo khổ lại càng trở nên rõ ràng và khẩn trương hơn bao giờ hết. Vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chính xác diễn tả tình trạng tàn tệ của việc kém phát triển như là một cái gì gây tổn thương tới nhân loại. Theo ý nghĩa đó, trong Thông Điệp “Vấn Đề Phát Triển Các Dân Tộc – Populorum Progressio”, ngài đã vạch trần “tình trạng hụt hẫng các nhu yếu vật chất đối với những ai không có những gì thiết yếu tối thiểu cho đời sống, tình trạng băng hoại về luân lý của những ai bị què cụt bởi lòng vị kỷ”, và “những cơ cấu xã hội đàn áp, dù bởi những thứ lạm dụng về quyền sở hữu hay những lạm dụng về quyền lực, muốn khai thác lao nhân hay kinh doanh bất chính” (cùng nguồn, đoạn 21).

 

Để giải độc cho sự dữ ấy, Đức Phaolô VI đã đề nghị chẳng những “gia tăng việc quí trọng phẩm giá của người khác, việc trở về với tinh thần nghèo khó, việc hợp tác cho công ích, ý muốn và ước mong hòa bình”, mà còn “nhìn nhận những giá trị thượng đỉnh, nhìn nhận Thiên Chúa là nguồn mạch và là cùng đích của những giá trị ấy” (cùng nguồn vừa dẫn). Căn cứ vào đó, vị Giáo Hoàng này tiếp tục gợi ý rằng, sau hết và trên hết, cần phải có “đức tin là tặng ân của Thiên Chúa được thiện chí con người chấp nhận, cũng như mối hiệp nhất trong đức ái của Chúa Kitô” (cùng nguồn vừa dẫn). Bởi thế, “ánh mắt” của Chúa Kitô nhìn đám đông là những gì thúc đẩy chúng ta xác quyết cái nội dung chân thực của “chiều hướng nhân bản trọn vẹn” này, một thứ nhân bản, theo Đức Phaolô VI, bao gồm việc “phát triển trọn vẹn toàn thể con người và tất cả mọi người” (cùng nguồn, khoản 42). Đó là lý do, việc đóng góp chính yếu Giáo Hội cống hiến cho việc phát triển con người và các dân tộc không phải chỉ ở nơi những phương tiện vật chất hay những giải quyết về kỹ thuật. Trái lại, nó bao gồm việc loan báo sự thật về Chúa Kitô, Đấng giáo dục lương tâm và dạy về phẩm vị đích thực của con người và của việc làm; nó nhắm tới việc phát động một nền văn hóa thực sự đáp ứng với tất cả mọi vấn đề của con người.

 

Trước cuộc thách đố kinh khủng về tình trạng nghèo khổ đang hành hạ quá nhiều người trên thế giới, thì thái độ dửng dưng và chỉ biết có bản thân mình là những gì hoàn toàn phản lại “ánh mắt” của Chúa Kitô. Việc chay tịnh và làm phúc bố thí, những gì cùng với việc cầu nguyện, được Giáo Hội đề ra một cách đặc biệt trong Mùa Chay, là phương tiện thuận lợi xứng hợp cho chúng ta trở nên phù hợp với “ánh mắt” của Chúa Giêsu ấy. Gương của các vị thánh và lịch sử lâu dài của việc Giáo Hội hoạt động truyền giáo cho thấy những chứng cớ vô giá về những cách thức hiệu nghiệm nhất trong việc hỗ trợ vấn đề phát triển. Thậm chí trong kỷ nguyên liên thuộc toàn cầu này, rõ ràng là vẫn không có một dự án nào về kinh tế, xã hội hay chính trị có thể thay thế được việc trao tặng bản thân mình cho người khác để thể hiện đức bác ái. Những ai tác hành theo lý lẽ của Phúc Âm là thành phần sống đức tin một cách thân tình với Vị Thiên Chúa Nhập Thể, và như Ngài, họ mang lấy gánh nặng các nhu cầu vật chất và tinh thần của tha nhân. Họ thấy việc sống đức tin này như là một mầu nhiệm vô tận, đáng được mãi mãi chăm sóc và chú trọng. Họ biết rằng ai không sống thân mật với Thiên Chúa thì đó là kẻ rất ít dấn thân; Chân Phước Têrêsa thường nhận định là tình trạng nghèo khổ nhất đó là không nhận biết Chúa Kitô. Bởi thế, chúng ta cần phải giúp nhau tìm gặp Thiên Chúa nơi dung nhan nhân hậu của Chúa Kitô. Thiếu nhãn quan này thì văn minh không có nền tảng vững chắc.

 

Nhờ những con người nam nữ nghe theo Thánh Linh, mà nhiều hình thức hoạt động bác ái nhắm đến việc cổ võ vấn đề phát triển đã được xuất phát trong Giáo Hội: như các bệnh viện, đại học, các trường huấn luyện chuyên nghiệp, và những doanh nghiệp nhỏ. Những khởi động này cho thấy mối quan tâm nhân đạo thực sự của những ai được sứ điệp Phúc Âm tác động, những khởi động lâu đời trước những hình thức khác về vấn đề an sinh xã hội. Những hoạt động bác ái ấy cho thấy cách thức để đạt tới một thứ toàn cầu hóa chú trọng tới sự thiện thật sự của nhân loại, nhờ đó, cũng là con đường dẫn đến tình trạng hòa bình đích thực. Như Chúa Giêsu, được tác động bởi lòng cảm thương đối với đoàn lũ dân chúng, Giáo Hội ngày nay cảm thấy có phận sự xin các vị lãnh đạo chính trị, và những ai có quyền thế về kinh tế và tài chính hãy cổ võ vấn đề phát triển, theo chiều hướng tôn trọng phẩm vị của hết mọi con người nam nữ. Một thử nghiệm quan trọng cho việc thành công nơi các nỗ lực của thành phần này đó là quyền tự do tôn giáo, một quyền tự do không phải chỉ được hiểu là quyền tự do loan truyền và cử hành Chúa Kitô, mà còn cả cơ hội góp phần vào việc xây dựng một thế giới được dậy men đức bác ái nữa. Những nỗ lực này cần phải bao gồm cả việc nhìn nhận vai trò chính yếu của các thứ giá trị đích thực về tôn giáo có thể đáp ứng những quan tâm sâu xa nhất của con người, cũng như có thể tạo nên nơi họ một động lực về đạo lý đối với các trách nhiệm theo cá nhân và xã hội của họ. Đó là những qui chuẩn cần Kitô hữu căn cứ để thẩm định các chương trình chính trị của thành phần lãnh đạo họ.

 

Chúng ta cũng không thể nào bỏ qua sự kiện là trong giòng lịch sử đã xẩy ra nhiều lầm lỗi gây ra bởi những ai cho mình là thành phần môn đệ của Chúa Giêsu. Rất thường xẩy ra là khi phải giải quyết những vần đề hệ trọng, họ nghĩ rằng trước hết họ phải cải tiến thế giới này đã rồi sau đó mới nghĩ tới vấn đề khác. Khuynh hướng ở đây là tin rằng, trước những nhu cầu khẩn trương, điều buộc phải làm trước hết đó là thay đổi các cơ cấu bề ngoài. Hậu quả đối với một số người đó là Kitô Giáo trở thành một thứ duy luân lý, “việc tin tưởng” cần phải được thay thế bằng “việc thực hiện”.

 

Bởi thế, thật là xác đáng, vị Tiền Nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đáng kính nhớ, đã nhận định là: “Khuynh hướng ngày nay đó là biến Kitô Giáo thành một thứ thuần khôn ngoan loài người, một thứ khoa học ngụy tạo về phúc lợi. Trong một thế giới bị tục hóa nặng nề của chúng ta đây vẫn đang diễn ra một ‘cuộc tục hóa từ từ ơn cứu độ’, để rồi người ta cố gắng thực hiện sự thiện hảo cho con người nhưng là một con người bị què cụt… Tuy nhiên, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là Đấng đã đến để mang lại ơn cứu độ trọn vẹn vậy” (Thông Điệp “Redemptoris Missio”, đoạn 11).

 

Chính ơn cứu độ trọn vẹn này mà Mùa Chay đề ra cho chúng ta thấy, hướng tới cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên mọi sự dữ đang áp chế chúng ta. Bằng việc hướng về Vị Thần Sư, bằng việc trở về với Người, bằng việc cảm nghiệm tình thương của Người qua Bí Tích Hòa Giải, chúng ta mới nhận ra được “ánh mắt” xuyến thấu chúng ta và ban sự sống mới cho đoàn lũ dân chúng cũng như cho mỗi người chúng ta. Ánh mắt này phục hồi lòng tin tưởng cho những ai không đầu hàng trước mối ngờ vực, mở ra cho họ thấy chân trời của phúc đức trường cửu. Khắp giòng lịch sử, ngay cả khi lòng thù ghét dường như thắng thế thì cũng chẳng bao giờ thiếu chứng từ ngời sáng của tình Người yêu thương. Chúng ta ký thác cuộc hành trình Mùa Chay của cúng ta cho Mẹ Maria, “nguồn hy vọng sống động” (Dante Alighieri, "Paradiso," XXXIII, 12), để Mẹ có thể dẫn chúng ta đến với Con Mẹ. Tôi phó dâng cho Mẹ đặc biệt đoàn lũ dân chúng đang sống trong cảnh nghèo khổ và đang kêu than mong được trợ giúp, nâng đỡ, và cảm thông. Với những cảm thức ấy, tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt cho tất cả anh chị em.

 

Tại Vatican ngày 29/9/2005

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/lent/documents/hf_ben-xvi_mes_20050929_lent-2006_en.html

 

 

TOP

 

 

? Đức Hng Y Đại Hàn Đón Mng Gii Pháp Tt Đẹp V Nguyên  T Bc Hàn

 

ĐHY Nocholas Cheong Jin-Suk đón mừng thỏa hiệp được các viên  chức của hội nghị hy vọng là giúp cho Bắc Hàn thực hiện  lời hứa chấm dứt chương trình nguyên tử của mình.

 

Theo thỏa ước  được ký kết ngày Thứ Ba 13/2/2007 thì Bắc Hàn sẽ đóng lò nguyên tử Yongbyon của mình trong vòng 60 ngày và cho thành phần thanh tra viên quốc tế đến xem xét tiến trình đóng cửa này, thay vào đó, họ được viện trợ năng lực.

 

Dự án dài hạn thì Bắc  Hàn sẽ nhận được trợ giúp về kinh tế, năng lực và nhân đạo đối với việc hoàn toàn chấm dứt các chương trình nguyên tử và thôi hoạt động tất cả các lò nguyên tử của mình.

 

Theo AsiaNews thì vị TGM thủ đô Seoul của Nam Hàn và là đại diện tông tòa ở Bình Nhưỡng nói rằng ngài “hân hoan đón mừng và lấy làm mãn nguyện về việc ký kết hiệp định về việc giải giới Bắc Hàn”, và ngỏ lời cám ơn các quốc gia đã góp phần  “vào việc ngăn chặn một tai họa thực sự đối với toàn thể nhân loại… một tai họa gây ra những hậu quả khôn lường. Chúng tôi cảm thấy mãn nguyện và cám ơn  Chúa về những gì thu gặt được này”. 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/2/2007 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ