GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 6/2/2007

TUẦN  V THƯỜNG NIÊN

 

?   “Trẻ Em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Vấn Đề Giáo Dục”

?  “Đang nổi lên từ bài diễn văn này việc nghiên  cứu về thần học có những nhu cầu khẩn trương về lý trí, ở chỗ đức tin không phải là những gì vô tri”

?  NỘI DUNG CỦA VIỆC TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM HÓA 

 

 

 

? “Trẻ Em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Vấn Đề Giáo Dục”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Truyền Thông Thế Giới 20/5/2007

 

Anh Chị Em thân mến,

 

1.         Đề tài cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 41, “Trẻ Em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Vấn Đề Giáo Dục”, là những gì kêu mời chúng ta hãy suy tư về hai vấn đề liên hệ có tính cách quan trọng cả thể. Việc huấn luyện cho trẻ em là một. vấn đề khác, có lẽ ít hiển nhiên hơn song không kém phần  quan trọng, đó là việc huấn luyện truyền thông.

 

Những thách đố phức tạp mà ngày nay vấn đề giáo dục đang phải đương đầu thường liên quan tới cái ảnh hưởng bại hoại của truyền thông trên thế giới chúng ta đây. Là một khía cạnh của hiện tượng toàn cầu hóa, và trở thành tiện lợi dễ dàng nhờ việc nhanh chóng phát triển về kỹ thuật, truyền thông đang sâu xa hình thành môi trường văn hóa (cf. Pope John Paul II, Apostolic Letter The Rapid Development, 3).  Thật vậy, có một số người cho rằng ảnh hưởng chính yếu của truyền thông là những gì nghịch lại với ảnh hưởng của học đường, của Giáo Hội và thậm chí của cả gia đình nữa. ‘Đối với nhiều người thì thực tại là những gì truyền thông nhìn nhận là thực’ (Pontifical Council for Social Communications, Aetatis novae, 4).

 

2.         Mối liên hệ giữa trẻ em, truyền thông và vấn đề giáo dục có thể được cứu xét theo hai chiều kích, chiều kích trẻ em bị chi phối bởi truyền thông; và chiều kích huấn luyện trẻ em để đáp ứng thích đáng với truyền thông. Một thứ hỗ tương nẩy sinh nhắm tới những trách nhiệm của truyền thông như là một ngành  kỹ nghệ cũng như nhắm tới nhu cầu tham dự một cách chủ động và kiểm thức của thành phần độc giả, khán giả và thính giả. Trong khuôn khổ ấy thì vấn đề huấn luyện việc sử dụng thích đáng truyền thông là những gì thiết yếư cho việc phát triển trẻ em về văn hóa, luân lý và tinh thần vậy.

 

Làm thế nào để thứ công ích này được bảo vệ và cổ võ đây? Việc giáo dục trẻ em trong vấn đề phân biệt việc các em sử dụng truyền thông là trách nhiệm của cha mẹ, của Giáo Hội và của học đường. Vai trò của cha mẹ có một tầm vóc quan trọng tối yếu. Họ có quyền hạn và nhiệm vụ bảo đảm việc khôn ngoan sử dụng truyền thông bằng việc huấn luyện lương tâm con cái mình trong việc thể hiện những phán đoán lành mạnh và khách quan là những gì sẽ hướng dẫn họ chọn lựa hay bỏ đi những chương trình sẵn có (cf. Pope John Paul II, Apostolic Exhortation Familiaris consortio, 76). Để làm như thế, cha mẹ cần phải được khích lệ và hỗ trợ bở I học đường và giáo xứ để bảo đảm rằng khía cạnh khó khăn cho dù thỏa đáng của việc làm cha mẹ này là những gì được cộng đồng nâng đỡ.

 

Việc giáo dục truyền thông phải là việc giáo dục có tính cách tích cực. Trẻ em là thành phần hướng về những gì tuyệt vời về thẩm mỹ và luân lý cần được giúp để phát triển việc cảm nhận, khôn ngoan và những khả năng nhận thức. Ở đây cần  phải nhìn nhận giá trị hệ trọng từ gương mẫu của cha mẹ và những thiện ích trong việc đưa giới trẻ đến với những tác phẩm cổ điển của trẻ em về văn chương, đến  với những nghệ thuật tạo hình và đến với c a nhạc nâng cao tâm hồn. Vì văn chương phổ thông bao giờ cũng có được vị thế của mình nơi văn hóa mà không được chấp nhận một cách thụ động khuynh hướng cảm tình hóa thay thế cho việc học hỏi. Nếu vẻ đẹp, một thứ phản ánh thần linh, là những gì làm hứng khởi và sống động các con tim và khối óc trẻ trung, thì cái xấu xí và thô tục lại có một ảnh hưởng bại hoại đối với những thái độ và hành vi cử chỉ.

 

Như vấn  đề giáo dục nói chung, vấn đề giáo dục truyền thông đòi phải huấn luyện về việc hành sử quyền tự do nữa. Đó là một công việc gay go. Bởi thế tự do mới thường được gợi lên như là một cuộc không ngừng tìm kiếm thỏa mãn hay những cảm nghiệm mới mẻ. Tuy nhiên, đó là một thứ lên án chứ không phải là một cuộc giải phóng! Tự do thật không bao giờ lên án con người hết – nhất là một con trẻ – về một thứ tìm cầu thiếu lành mạnh những gì là mới mẻ. Theo chiều hướng chân thực thì tự do chân chính được cảm nghiệm thấy như là một đáp ứng dứt khoát với ‘việc ưng thuận’ của Thiên Chúa đối với loài người, kêu gọi chúng ta hãy chọn không phải một cách bừa bãi mà là chủ ý tất cả những gì là thiện hảo, chân thực và mỹ lệ. Bởi vậy mà cha mẹ, thành phần là bảo quản viên của quyền tự do ấy, trong khi từ từ cho con cái mình được tự do hơn, hãy đưa chúng tới niềm vui sâu xa của cuộc sống (cf. Address to the Fifth World Meeting of Families, Valencia, 8 July 2006).

 

3.         Ước muốn chân thành này của cha mẹ và thày cô trong việc  giáo dục trẻ em theo những đường lối mỹ lệ, chân thực và thiện hảo cần phải được kỹ nghệ truyền thông hỗ trợ chỉ cần ở chỗ nó cổ võ phẩm vị căn bản của con người, giá trị đích thực của đời sống hôn nhân và gia đình, cũng như những chiếm đạt tích cực cùng với những mục tiêu của con người. Bởi thế mà nhu cầu cần truyền thông dấn thân cho việc huấn luyện cách hiệu nghiệm cũng như cho những tiêu chuẩn về đạo lý chẳng những được cha mẹ và thày cô mà còn được tất cả những ai có cảm thức về trách nhiệm dân sự đặc biệt để ý quan tâm và thậm chí cảm thấy khẩn trương.

 

Vì tin tưởng rằng nhiều người dự phần vào các phương tiện truyền thông xã hội muốn thực hiện những gì là đúng đắn (cf. Pontifical Council for Social Communications, Ethics in communications, 4), mà chúng ta cũng cần phải công nhận rằng những ai hoạt động trong lãnh vực này đang phải đối đầu với ‘các thứ áp lực đặc biệt về tâm lý cũng như các thứ nan giải đặc biệt về đạo lý’ (Aetatis novae, 19), những gì có những lúc chứng kiến thấy việc ganh đua về thương mại đã thúc đẩy các nhà truyền thông hạ thấp những tiêu chuẩn xuống thấp hơn. Bất cứ khuynh hướng nào muốn cung cấp những chương trình và những sản phẩm – bao gồm cả những phim hoạt họa và những trò chơi diễn ảnh – những gì nhân danh vấn đề chơi giải trí đề cao việc bạo động và gợi lên hành vi chống xã hội hoặc làm tầm thường hóa tính dục của con người, đều là bại hoại, lại càng ghê tởm hơn nữa khi những chương trình ấy nhắm đến thành phần trẻ em và thanh thiếu niên. Làm sao người ta có thể cắt nghĩa thứ ‘giải trí’ như thế với vô số giới trẻ vô tội thực sự chịu đựng bạo động, khai thác và lạm dụng đây? Về vấn đề này, tất cả mọi người sẽ cảm thấy rõ ràng khi suy nghĩ về cái tương phản giữa Chúa Kitô, Đấng ‘ôm lấy trẻ em đặt tay trên chúng và chúc lành cho chúng’ (Mk 10:16) với kẻ ‘dẫn đường chỉ lối sai lạc … những trẻ nhỏ này’, thành phần ‘tốt hơn… bị cột đá vào cổ’ (Lk 17:2). Một lần nữa, tôi kêu gọi các vị lãnh đạo kỹ nghệ truyền thông hãy giáo dục và khích lệ những ai sản xuất trong việc bảo toàn công ích, trong việc tuân hành chân lý, trong việc bảo vệ phẩm vị làm người của cá nhân và trong việc cổ võ vấn đề tôn trọng các nhu cầu của gia đình.

 

4.         Chính Giáo Hội, theo chiều hướng của sứ điệp cứu độ được ký thác cho mình, cũng là một vị thày của nhân loại và lợi dụng cơ hội để cống hiến việc hỗ trợ cho cha mẹ, các giáo dục viên, những nhà truyền thông và giới trẻ. Các chương trình học đường và giáo xứ của Giáo Hội cần phải đi tiên phong trong việc giáo dục truyền thông ngày nay. Nhất là Giáo Hội mong muốn chia sẻ một nhãn quan về phẩm vị con người là tâm điểm c ho tất cả mọi thứ truyền thông xứng đáng của con người. ‘Nhìn bằng đôi mắt của Chúa Kitô, tôi có thể cống hiến cho những người khác nhiều hơn là những nhu cầu bề ngoài của họ; tôi có thể trao tặng họ cái nhìn yêu thương họ thèm khát’ (Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, 18).

 

Tại Vatican ngày 24/1/2007, Lễ Thánh Pahnxicô Salêsiô,

Giáo Hoàng Biển Đức XVI


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/communications/documents/hf_ben-xvi_mes_20070124_41st-world-communications-day_en.html

 

 

TOP

 

 

?  “Đang nổi lên từ bài diễn văn này việc nghiên  cứu về thần học có những nhu cầu khẩn trương về lý trí, ở chỗ đức tin không phải là những gì vô tri”

 

Một Học Giả Nhận Định Tích Cực về Bài Diễn Văn của Đức Thánh Cha ở Đại Học Regensburg

 

Cha Maurice Bormans, một vị có thẩm quyền về Hồi Giáo cho biết: ‘Bài diễn văn đã khiến cho thành phần trí thức Hồi Giáo phác họa những lằn ranh cho việc canh tân đổi mới nơi thần học Hồi Giáo’.

 

Cha Borrmans, một trong những vị thừa sai ở Phi Châu, là tác giả của cuốn ‘Hướng Dẫn Cho Việc Đối Thoại giữa Tín Hữu Kitô Hữu và Tín Đồ Hồi Giáo’, và cho tới mới đây, ngài là chủ bút của tập san ‘Islamochristiana’ của Học Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu Ả Rập và Hồi Giáo.

 

Vào hôm Thứ Năm 25/1/2007, ngài đã tham dự một cuộc họp ở cơ quan của Học Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu Ả Rập và Hồi Giáo về những phản ứng đối với bài diễn văn của ĐTC Biển Đức XVI ở Regensburg. 

 

Theo ngài có 4 phản ứng như sau: 1) bức thư ngỏ của những vị thần học gia và giáo sĩ thuộc Hội Al-al-Bayt ở Amman hôm 15/10/2006; 2) nhận định của nhà trí thức Hồi Giáo Libya Aref Alas Nayed; 3) suy tư riêng của vị giám đốc tở điểm báo  Ljtihad của người Labanon; 4) bức thư ngỏ của vị đồng chủ tịch Hmida Ennaifer thuộc Nhóm Nghiên Cứu Hồi Giáo Kitô Giáo.

 

Theo vị linh mục này thì 4 phản ứng này đều nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải suy tư một cách nghiêm chỉnh hơn và khoa học hơn về một số những khía cạnh chính yếu cho cuộc đối thoại Hồi Giáo và Kitô Giáo.

 

Cha nói: ‘Các bài học cần phải được rút tỉa từ vấn đề hiểu lầm này thì nhiều. Một bài học đó là vị thần học gia trở thành Giáo Hoàng này đã thấy được bài diễn văn của ngài có một chiều kích phổ quát ra sao.

 

‘Không phải chỉ có vị Giáo Hoàng này mà còn tất cả những vị lãnh đạo tôn giáo nữa ngày nay không thể chỉ nghĩ tới thành phần tín hữu của mình mà còn hết sức nhậy cảm nghĩ tới cả thành phần vô tín ngưỡng nữa”. 

 

Nhờ ‘chuyến đi thành công ở Thổ Nhĩ Kỳ’ và nhờ cuộc đối thoại được thực hiện với Hồi Giáo, ‘Đức Thánh Cha đã hướng việc hiểu lầm ở Regensburg theo chiều kích xác đáng của nó’.

 

Theo vị linh mục này thì bài diễn văn của Đức Thánh Cha nhắm tới ‘thành phần đồng nghiệp và cựu sinh viên, chứ không phác họa ra một dự án toàn cầu cho tất cả mọi tôn giáo trên thế giới’.

 

‘Lời trích dẫn về hoàng đế Manuel Paleologo đã làm cho một số nghĩ rằng nó là một bài diễn văn có tính cách quốc tế, song vị Giáo Hoàng này đã thực hiện những gì thành phần giáo sư chúng ta đang làm, ngài đề cập tới một lời trích dẫn từ một trong những cuốn sách mới nhất ngài đọc thấy về đề tài này’.

 

Vị linh mục diễn tả tiếp rằng ngày nay ‘những tính cách tế nhị về văn hóa là những gì rất khác nhau’, và ngài đã nhắc đến trường hợp bộ tranh biếm họa tiên tri Mohammed. ‘Một lời nói bông đùa diễu cợt của người Pakistan không phải giống như lời diễu cợt của người Iraq hay Iran’.

 

‘Công việc của chúng ta như những thần học gia và triết gia đó là cho thành phần phóng viên báo chí, thành phần  giáo sư và giảng dạy biết rằng mỗi một người đều có trách nhiệm của mình’.

 

Cha Borrmans nói tiếp: ‘Chúng ta thấy đang nổi lên từ bài diễn văn này việc nghiên  cứu về thần học có những nhu cầu khẩn trương về lý trí, ở chỗ đức tin không phải là những gì vô tri, và đó là những gì vị Giáo Hoàng này muốn dạy, khi lấy bối cảnh là chủ nghĩa thực chứng của Tây phương’.

 

‘Tôi xin lập lại là vị Giáo Hoàng này bấy giờ đã nghĩ tới Âu Châu Kitô Giáo là châu lục đang quên đi các gốc gác của mình; ngài bấy giờ không nghĩ về một cảnh trí liên văn hóa trên hoàn vũ’.

 

Theo vị linh  mục cũng là giáo sư dạy ở Bắc Phi và Vùng Vịnh Ba Tư  thì ‘rất cần phải tiếp tục thực hiện cuộc đối thoại và nói đến vấn đề phẩm giá của con người, vấn đề ý nghĩa của lịch sử, và vấn đề linh thánh của tạo sinh’.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/1/2007

 

TOP

 

 

?  NỘI DUNG CỦA VIỆC TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM HÓA 

 

Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Thánh Cha Phaolô VI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 

25.  Nội Dung Chính Yếu và các Yếu Tố Phụ Thuộc

 

Nơi sứ điệp Giáo Hội loan báo chắc chắn có nhiều yếu tố phụ thuộc. Việc trình bày về chúng lệ thuộc rất nhiều vào những hoàn cảnh đổi thay. Tự chúng cũng thay đổi nữa. Thế nhưng, dầu sao vẫn có một nội dung chính yếu, một bản chất sống động, là những gì không thể điều chỉnh hay bỏ qua mà không làm cho bản chất của chính việc truyền bá phúc âm hóa bị loãng nhạt một cách trầm trọng.

 

26.  Làm Chứng cho Tình Yêu của Chúa Cha

 

Cũng không phải là dư thừa khi nhớ lại những điều sau đây: Truyền bá phúc âm hoá trước hết là việc làm chứng, bằng một đường lối đơn thành và trực tiếp, cho Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Linh; là làm chứng rằng, nơi Con của Ngài, Thiên Chúa đã yêu thương thế gian - rằng nơi Lời Nhập Thể, Ngài đã ban tất cả mọi sự và đã kêu gọi con người đến sự sống đời đời. Chứng cớ về Thiên Chúa này, đối với nhiều người, có lẽ Ngài vẫn còn là một vị Thiên Chúa vô danh (x.Acts 17:22-23), Đấng mà họ tôn thờ chẳng có danh tánh gì cả, hay cũng là Đấng họ tìm kiếm theo tiếng gọi âm thầm của con tim, khi họ cảm thấy cái rỗng không nơi các thần tượng. Thế nhưng, việc truyền bá phúc âm hóa trọn vẹn ở nơi việc biểu lộ sự kiện là, đối với con người, Đấng Hóa Công không phải là một quyền lực vô danh và xa vời nào đó; Ngài là một Người Cha: "... mà chúng ta được gọi là con cái của Thiên Chúa; và chúng ta thực sự là thế" (1Jn.3:1; x.Rm.8:14-17). Như vậy thì chúng ta là anh chị em của nhau trong Thiên Chúa.

 

27.  Ơn Cứu Độ nơi Chúa Kitô là Cốt Lõi của Sứ Điệp

 

Việc truyền bá phúc âm hóa cũng sẽ luôn luôn chất chứa - như nền tảng, trọng tâm và đồng thời cũng là tột đỉnh cơ cấu của nó - một loan báo minh nhiên là, nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, Đấng đã chết và sống lại từ trong kẻ chết, ơn cứu độ được hiến ban cho tất cả mọi người như một tặng vật của ân sủng và tình thương Thiên Chúa (x.Eph.2:8; Rm.1:16...). Không phải là một ơn cứu độ sẵn có, đáp ứng những nhu cầu thể chất hay ngay cả nhu cầu tâm linh, hạn hữu trong một hoàn cảnh hiện hữu tạm bợ và hoàn toàn đồng nhất với những ước ao, hy vọng, công cuộc và đấu tranh trần thế, mà là một ơn cứu độ vượt trên tất cả mọi giới hạn này, để tiến đến mức hoàn trọn trong sự hiệp thông với Đấng Tối Cao thần linh duy nhất: một ơn cứu độ siêu việt và cánh chung, được khởi sự ở đời này song được nên trọn ở đời đời.

 

28.  Qua Dấu Chỉ Hy Vọng

 

Như thế, việc truyền bá phúc âm hóa không gồm tóm một cái gì khác ngoài việc loan báo hướng về đời sau, một tiếng gọi tối hậu và sâu xa của con người, trong cả mối liên tục cũng như bất liên tục với hoàn cảnh hiện tại: vượt ra ngoài thời gian và lịch sử, ra ngoài thực tại chuyển tiếp của thế giới này, và ra ngoài cả những sự vật của thế giới này, của một thế giới mà chiều kích sâu nhiệm một ngày kia sẽ được tỏ hiện - ra ngoài chính con người mà định mệnh chân thực của họ không bị hạn chế vào phương diện trần thế của họ, trái lại sẽ được tỏ hiện trong một cuộc sống mai hậu (x.1Jn.3:2; Rm.8:29; Phil.3:20-21...). Thế nên, truyền bá phúc âm hóa cũng gồm tóm cả việc rao giảng về một niềm hy vọng nơi những gì Thiên Chúa hứa hẹn ở Giao Ước mới trong Chúa Giêsu Kitô; việc rao giảng về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta và tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa; việc rao giảng về tình yêu huynh đệ đối với tất cả mọi người - một khả năng của ban phát và thứ tha, của bỏ mình, của giúp đáp anh chị em mình - một tình yêu, xuất phát từ tình yêu Thiên Chúa, là mầm mống của Phúc Âm; việc rao giảng về mầu nhiệm sự dữ và về sự chủ động tìm kiếm sự thiện. Cũng thế, việc rao giảng về cuộc tìm kiếm Chính Thiên Chúa - đây là một việc luôn luôn khẩn trương - qua nguyện cầu, với tác động thiết yếu là tôn thờ và tạ ơn, mà còn qua cả việc hiệp thông với dấu hiệu hữu hình là Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô để gặp gỡ Thiên Chúa; và cuộc hiệp thông này, về phần nó, được diễn đạt bằng việc ứng dụng những dấu hiệu khác của Chúa Kitô sống động và tác hành trong Giáo Hội đó là các bí tích. Để sống các bí tích như thế, làm cho việc cử hành các bí tích này được thực sự nên trọn, thì không phải là, như có một số người chủ trương, làm ngăn trở hay chấp nhận một cái gì sai trệch với việc truyền bá phúc âm hóa: trái lại nó làm hoàn tất việc truyền bá phúc âm hóa. Bởi vì, xét theo toàn diện, việc truyền bá phúc âm hóa - trước hết là việc rao giảng một sứ điệp - bao gồm việc trồng cấy Giáo Hội, một Giáo Hội hiện hữu không thể nào thiếu được động lực là đời sống bí tích, lên đến tuyệt đỉnh nơi Bí Tích Thánh Thể (x.Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Declaraio circa Catholicam Doctrinam de Ecclisia contra ninnullos errores hodiernos tuendam, 6-24-1973: AAS 65, pp, 396-408).

(xin xem tiếp mục Truyền Giáo này vào các ngày thứ ba hằng tuần, được bắt đầu từ sau Ngày Thế Giới Truyền Giáo 80, 22/10/2006)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ