GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 20/3/2007

TUẦN IV MÙA CHAY

 

?   “Tên tuổi của vị Giáo Hoàng này, một vị giáo hoàng cao cả mà công luận đã hiểu được vào lúc ngài băng hà, tiếp tục, tiếp tục gắn liền đặc biệt với Công Đồng Chung Vaticanô II”.

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 14/3/2007 – Bài Giáo Lý 33 trong loạt bài Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền về Thánh Ignatiô Antiôkia

? “Đụn Cát Lún Của Một Bãi Bùn Lầy”

 

 

 

?  “Tên tuổi của vị Giáo Hoàng này, một vị giáo hoàng cao cả mà công luận đã hiểu được vào lúc ngài băng hà, tiếp tục, tiếp tục gắn liền đặc biệt với Công Đồng Chung Vaticanô II”.

 

ĐTC Biển Đức XVI ngỏ lời cùng Tổ Chức Phaolô VI Brescia ngày 3/3/2007 về Đức Thánh Cha Phaolô VI

 

(tiếp 20 Thứ Ba)

 

Thật vậy, cái bí mật nơi hoạt động mục vụ được Đức Phaolô VI thi hành một cách liên lỉ dấn thân, có những lúc phải chấp nhận những quyết định khó khăn và làm dân chúng không thích, chính là ở chỗ ngài mến yêu Chúa Kitô, một tình yêu sống động qua những lời cảm kích được tỏ ra nơi tất cả mọi giáo huấn của ngài. Linh hồn của một vị Mục Tử như ngài hoàn toàn được nung náu bằng lòng nhiệt thành truyền giáo, được nuôi dưỡng bằng một ước vọng chân thành muốn đối thoại  với nhân loại. Lời mời gọi ngôn sứ của ngài, đôi khi được lập lại, hãy canh tân thế giới đang bị quằn quại bởi những nỗi lo âu và bạo lực bằng một nền ‘văn minh yêu thương’ xuất phát từ việc hoàn toàn ký thác bản thân  mình cho Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc nhân trần.

 

Làm sao tôi quên được, chẳng hạn, những lời cả tôi cũng đã được nghe thấy ở Đền Thờ Vatican, khi tôi với tư cách là một chuyên viên tham dự Công Đồng Chung Vaticanô II, vào lúc mở màn cho Khóa Họp Thứ Hai hôm 29/9/1963?

 

Đức Phaolô VI đã hết sức cảm kích lên tiếng nói và tôi vẫn còn có thể nghe thấy tiếng của ngài rằng: “Chúa Kitô, nguyên lý của chúng ta. Chúa Kitô là Đường Lối của chúng ta và là Hướng Dẫn Viên của chúng ta! Chúa Kitô là niềm hy vọng của chúng ta và là đích điểm của chúng ta… Không có một ánh sáng nào khác chiếu soi cuộc gặp gỡ này ngoài ánh sáng của Chúa Kitô, Ánh Sáng thế gian; không có một sự thật n ào khác ngoài những lời của Chúa Kitô, vị Sư Phụ duy nhất của chúng ta, khiến lòng chúng ta phải quan tâm; không có một hứng khởi nào khác hướng dẫn chúng ta ngoài ước vọng tuyệt đối muốn trung thành với Người” (Các Giáo Huấn của Đức Phaolô VI, I [1963], 170-171). Cho tới khi ngài thở hơi cuối cùng, tư tưởng của ngài, nghị lực của ngài và hành động của ngài vẫn là những gì cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội.

 

Tên tuổi của vị Giáo Hoàng này, một vị giáo hoàng cao cả mà công luận đã hiểu được vào lúc ngài băng hà, tiếp tục, tiếp tục gắn liền đặc biệt với Công Đồng Chung Vaticanô II. Nếu chính Đức Gioan XXIII đã tổ chức và khai mạc  Công Đồng này thì Đức Phaolô VI là vì thừa kế của ngài đã đưa công đồng này đến chỗ hoàn thành bằng một bàn tay chuyên môn, khôn ngoan và vững chắc. Việc quản trị Giáo Hội trong giai đoạn hậu công đồng này cũng đòi hỏi nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Montini. 

 

Ngay cả khi ngài phải chịu khổ đau và đôi khi chịu những cuộc tấn công dữ dội, ngài vẫn không để mình bị chi phối bởi việc hiểu lầm cũng như bởi việc phê bình chỉ trích, trái lại, trong mọi trường hợp, ngài vẫn là một con người lèo lái vững vàng và khôn ngoan của con thuyền Phêrô.

 

Ngày tháng trôi qua, tầm quan trọng của Giáo Triều ngài đối với Giáo Hội cũng như đối với thế giới, cùng với giá trị nơi Huấn Quyền cao cả của ngài đã là những gì tác động những vị Thừa Kế của ngài và cả tôi cũng tiếp tục qui chiếu, tất cả càng trở nên sáng tỏ hơn bao giờ hết.

 

Bởi thế hôm nay tôi muốn lợi dụng dịp này để tỏ lòng tôn kính ngài, cũng như tôi khuyến khích anh chị em, hỡi các bạn thân mến, hãy kiên trì với hoạt động được anh chị em khởi công ít lâu trước đây.

 

Sử dụng lời huấn dụ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngỏ cùng anh chị em, tôi xin hân hoan lập lại với anh chị em rằng: “Hãy ưu ái học hỏi Đức Phaolô VI… Hãy học hỏi ngài một cách thấu đáo theo khoa học… Hãy học hỏi ngài với niềm xác tín là gia sản thiêng liêng của ngài là những gì đang tiếp tục làm phong phú Giáo Hội và có thể dưỡng nuôi lương tâm của con người ngày nay, thành phần rất cần đến ‘những lời sự sống đời đời’” (Address to the Scientific and the Executive Committee of the Paul VI Institute, 26 January 1980; L'Osservatore Romano English edition, 4 February, p. 15).

 

Anh chị em thân mến, một lần nữa cám ơn anh chị em về việc viếng thăm này của anh chị em; tôi hứa nhớ đến anh chị em trong lời nguyện cầu và cảm mến ban phép lành cho anh chị em, gia đình anh chị em và tất cả mọi dự án của Tổ Chức Phaolô VI ở Brescia.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/march/documents/hf_ben-xvi_spe_20070303_ist-paolo-vi_en.html                                                                                                                                                       

 

TOP

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 14/3/2007 – Bài Giáo Lý 33 trong loạt bài Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền về Thánh Ignatiô Antiôkia

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Như Thứ Tư vừa rồi, hôm nay tôi nói về những nhân vật chính hồi Giáo Hội trẻ trung. Tuần vừa rồi, chúng ta đã nói về Đức Giáo Hoàng Clêmentê I, vị thừa kế thứ ba của Thánh Phêrô. Hôm nay, chúng ta sẽ nói về Thánh Ignatiô, vị là ‘giám mục thứ ba ở Antiôkia xứ Syria, từ năm 70 tới 107 là năm ngài tử đạo.

 

Vào thới ấy, Rôma, Alexandria và Antiokia là 3 thành bố lớn của Đế Quốc Rôma. Công Đồng Chung Nicea nói tới 3 ‘ưu quyền’ này, đó là ưu quyền Rôma, ưu quyền Alexandria và Antiokia tham dự một cách nào đó vào một ‘thượng quyền’.

 

Thánh Ignatiô là vị gaím mục ở Antiôkia, là thánh phố hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đây, ở Antiôkia này, như chúng ta biết qua Sách Tông Vụ, có một cộng đồng Kitô giáo lớn mạnh đang phát triển: Vị giám mục đầu tiên của nó là tông đồ Phêrô như được truyền thống đề cập tới, và ‘ở đó mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Kitô hữu’ (Acts 11:26). 

 

Một vị sử gia thời thế kỷ thứ 4 là Eusebius ở Caesarea đã giành hẳn 1 chương của cuốn  Giáo Sử – Storia Ecclesiastica của ông về đời sống và hoạt động của Thánh Ignatio (3,36).

 

Vị sử gia này viết: “Từ Syria, Ignatio đã được gửi tới Rôma để bị quẳng cho loài thú, vì ngài làm chứng về Đức Kitô. Chuyến đi qua Á Châu, được coi sóc nghiêm ngặt bởi cảnh binh” (thành phần được ngài gọi là ’10 con beo’ trong Bức Thư ngài gửi cho tín hữu Rôma, 5:1), “nơi mỗi một thành phố nghỉ chân, bằng lời giảng dạy và trách cứ, ngài đã kiên cường các Giáo Hội; nhất là ngài thiết tha kêu gọi hãy coi chừng lạc thuyết bấy giờ đang bắt đầu xuất hiện và khuyên đừng rời xa truyền thống tông đồ”.

 

Chặng dừng chân thứ nhất của chuyền hành trình tử đạo là thành phố Smyrna là nơi có vị giám mục là Thánh Polycarp, một môn sinh của Thánh Gioan. Ở đây, Thánh Ignatio viết 4 bức thư, thứ tự gửi cho Giáo Hội ở Epheso, Magnesia, Tralles và Rome.

 

Sử gia Eusebius tiếp tục kể rằng “Sau khi rời Smyrna, Ignatio đã đến thành Troas, và từ đó ngài đã gửi một số thư mới nữa”: 2 bức cho các Giáo Hội ở Philadelphia và Smyrna, và 1 cho Giám Mục Polycarp.

 

Eusebius liêt kê đầy đủ các bức thư là những bức thư truyền lại cho chúng ta từ Giáo Hội thế kỷ thứ nhất n hư là một kho tàng quí báu. Đọc những bức thư ấy, người ta có thể cảm thấy cái mới mẻ của đức tin thuộc thế hệ vốn còn biết đến các vị tông đồ. Chúng ta cũng có thể cảm thấy nơi những bức thư này tình yêu thiết tha của một vị thánh. Sau hết, từ thánh Troas, vị tử đạo đã tiến đến Rôma là nơi, ở Vận Động Trường Flavian, ngài đã bị quẳng cho sư tử ăn thịt.   

 

Không có một vị Giáo Phụ nào đã bày tỏ một cách thiết tha như Thánh Ignatio ước muốn liên kết với Chúa Kitô và sống trong Người. Đó là lý do tại sao chúng ta đã đọc bài Phúc Âm về cây nho là Chúa Giêsu theo Phúc Âm Thánh Gioan.

 

Có hai chiều hướng thiêng liêng có thể thấy được nơi Thánh Ignatiô, đó là chiều hướng Thánh Phaolô liên kết với Chúa Kitô và chiều hướng Thánh Gioan  tập trung đời sống vào Người. Để rồi, hai chiều hướng này chập lại thành ‘việc noi gương bắt chước Chúa Kitô’ là Đấng nhiều lần được Thánh Ignatiô công bố là Thiên C húa của tôi và Thiên Chúa của chúng ta.

Bởi thế mà Thánh Ignatiô đã van xin Kitô hữu Rôma đừng trì hoãn cuộc tử đạo của ngài, vì ngài ‘nao nức được kết hợp cùng Chúa Giêsu Kitô’. Rồi ngài giải thích rằn g: ‘Đối với tôi thật là tuyệt vời được chết để về cùng Chúa Giêsu Kitô, hơn là được cai trị cho đến tận thế. Tôi trông mong Người, Đấng đã chết vì tôi. Tôi mong muốn Người, Đấng đã phục sinh vì tôi…. Hãy để cho tôi noi gương bắt chước cuộc Khổ Nạn của Thiên Chúa tôi!’ (Roman 5-6).

 

Nơi những lời bày tỏ hừng hực yêu thương này, chúng ta có thể thấy chủ nghĩa hiện thực Kitô học chuyên biệt kiểu mẫu của Giáo Hội Antiokia, chú ý đặc biệt hơn hết vào việc nhập thể của Con Thiên Chúa cũng như vào nhân tính đích thực và cụ thể của Người. Thánh Ignatiô viết cho tín hữu thành Smyrna rằng: ‘Người thực sự là giòng dõi Đavít… thực sự sinh bởi một vị trinh nữ…. Thực sự bị đóng đanh vì chúng ta’ (1,1).

 

Niềm khao khát bất khả chống cưỡng của Thánh Ignatio đối với việc liên kết với Chúa Kitô là một ‘mầu nhiệm hiệp nhất’ thực sự’. Ngài đã nhận mình như là ‘một con người có nhiệm vụ hiệp nhất’ (Philadelphia 8,1).

 

Đối với Ignatio, việc hiệp nhất ‘trước hết là một đặc quyền của Thiên Chúa, Đấng có ba’, duy nhất trong cuộc hiệp nhất tuyệt đối. Ngài thường lập lại rằng Thiên Chúa là hiệp nhất và chỉ nơi Thiên Chúa việc hiệp nhất này mới ở trong tình trạng tinh tuyền và nguyên thủy. Kitô hữu muốn đạt được cuộc hiệp nhất này trên đời đây là ở chỗ mô phỏng, việc sát cận nhất khả dĩ đối với nguyên mẫu thần linh. Như thế, Thánh Ignatio diễn giải một nhãn quan về Giáo Hội, nhắc lại một cách khít khao với lời bày tỏ của Thánh Clêmentê ở Rôma trong Bức Thư ngài gửi cho tín hữu Côrintô. 

 

Chẳng hạn, ngài viết cho tín hữu Êphêsô rằng: ‘Bởi thế, thật là thích đáng đối với việc anh chị em cần phải làm theo ý muốn vị giám mục của anh chị em, một điều mà anh chị em cũng đang làm. Vì hàng giáo sĩ đổi mới một cách chính đáng, xứng đáng với Thiên Chúa, ăn khớp với vị giám mục giống hệt như các giây đàn với cây đàn. Nhờ thế mà Chúa Giêsu Kitô được ca ngợi trong tình yêu thương tương hợp và hòa hợp. Và anh chị em, cùng nhau trở thành một ca đoàn, hòa hợp trong yêu thương, và tiếp tục bài ca tụng Thiên Chúa trong mối hiệp nhất để anh chị em đồng thanh hợp xướng’ (4,1-2).

 

Và sau khi khuyên nhủ những tín hữu thành Smyrna đừng ‘làm gì liên quan tới Giáo Hội mà không có vị giám mục’ (8,1), ngài đã giãi bày với Thánh Polycarp rằng: ‘Tôi cống hiến đời tôi cho những ai vâng lời giám mục, các vị giáo sĩ và các phó tế. Chớ gì tôi, cùng với họ, được ở với Chúa. C ùng làm việc với nhau, cùng chiến đấu với nhau, cùng chạy với nhau, cùng chịu khổ với nhau, cùng ngủ nghỉ và thức dậy với nhau như là thành phần quản trị viên của Thiên Chúa, thành phần thẩm định viên và tôi tớ của Ngài. Hãy làm hài lòng Đấng với Ngài và vì Ngài mà anh chị em lãnh nhận ân sủng. Chớ gì không một ai trong anh chị em cảm thấy bị bỏ rơi. Chớ gì phép rửa của anh chị em vẫn là một chiếc thuẫn, đức tin vẫn là một noun sắt, đức ái vẫn là một lưỡi đòng, đức nhẫn nại vẫn là khí giới’ (6,1-2).

 

Nói chung, trong các bức thư của Thánh Ignatio, chúng ta có thể thấy một thứ biện chứng liên tục và hiệu quả giữa hai khía cạnh làm nên đặc tính của đời sống Kitô hữu: một đàng là cơ cấu phẩm trật của cộng đồng giáo hội, đàng khác là mối hiệp nhất trọng yếu của tín hữu với nhau cũng như với các vị chủ chăn của họ là những gì được liên tục hình thành qua các hình ảnh và sánh ví hùng hồn, như cây đàn, những hợp âm, cung điệu, hòa tấu, hòa nhạc. Trách nhiệm chuyên biệt của các vị giám mục, của hàng giáo sĩ và của các thày phó tế trong việc xây dựng cộng đồng này đều là những gì hiển nhiên. Lời mời gọi yêu thương và nên một trên hết giành cho họ.

 

Thánh Ignatio viết cho tín hữu thành Magnesia,sử dụng lời nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly: ‘Hãy là một. Một lời nguyện cầu, một tâm trí, một niềm hy vọng trong yêu thương…. Tất cả hãy đến với Chúa Giêsu Kitô như đền thờ duy nhất của Thiên Chúa, như mộït bàn thờ duy nhất; Người là một, xuất phát từ Cha duy nhất, Người vẫn hiệp nhất với Ngài, và trở về với Ngài trong sự hiệp nhất nên một’ (7,1-2).

 

Thánh Ignatio là vị đầu tiên trong văn chương Kitô Giáo cống hiến cho Giáo Hội tĩnh từ ‘Công Giáo’, tức là ‘đại đồng’. Ngài nói rằng ‘đâu có Chúa Giêsu Kitô thì đấy có Giáo Hội Công Giáo’ (Smyrnaeans 8,2).

 

Chính trong việc phục vụ mối hiệp nhất cho Giáo Hội Công Giáo mà cộng đồng Kitô hữu ở Rôma thực hành một loại thượng quyền trong yêu thương: ‘Ở Rôma, cộng đồng này ngự trị xứng với Thiên Chúa, đáng được gọi là có phúc…. Khi chủ sự trong đức ái, một đức ái mang lề luật của Chúa Kitô và danh xưng của Cha’ (Romans, prologue).

 

Như chúng ta thấy, Thánh Ignatio ‘thực sự là một vị tiến sĩ của mối hiệp nhất’: mối hiệp nhất của Thiên Chúa và mối hiệp nhất của Chúa Kitô (bất chấp những lạc thuyết khác nhau đã bắt đầu lan tràn và chia rẽ thần tính với nhân  tính nơi Chúa Kitô), mối hiệp nhất của Giáo Hội, mối hiệp nhất của tín hữu “trong đức tin và đức ái, không còn gì tuyệt vời hơn’ (Smyrnaeans 6,1).

 

Tóm lại, chủ nghĩa hiện thực của Thánh Ignatio mời gọi tín hữu hôm qua và hôm nay, mời gọi tất cả chúng ta, tiến đến chỗ tổng hợp gia tăng giữa việc nên giống Chúa Kitô (việc hiệp nhất với Người, việc sống trong Người) với việc dấn thân cho Giáo Hội của Người (hiệp nhất với giám mục, quảng đại phục vụ cộng đồng và thế giới).

 

Nói cách khác, người ta cần phải chiếm đạt một tổng hợp giữa mối hiệp thông của Giáo Hội bề trong với sứ vụ loan báo Phúc Âm cho kẻ khác, cho đến khi một chiều kích duy nhất nói qua người khác, và tín hữu càng ‘chiếm hữu cái tính thần bất khả phân ly là chính Chúa Giêsu Kitô’ (Magnesians 15).

 

Trong việc van nài ‘ơn hiệp nhất’ này của Chúa, và bằng niềm xác tín vào việc đức ái chủ trì khắp Giáo Hội (x Romans  , prologue), tôi muốn anh chị em có cùng một ước mong ở cuối Bức Thư Thánh Ignatio gửi cho các tín hữu Trallians: ‘Hãy yêu thương nhau bằng một con tim không phân chia. Tinh thần của tôi hy sinh hiến cho an h chị em chẳng những giờ đây mà c òn cả khi anh chị em đạt tới Thiên Chúa…. Trong Chúa Kitô chớ gì anh chị em được xét thấy vô tội’ (13). Và chúng ta hãy cầu xin để Chúa có thể giúp chúng ta chiếm được mối hiệp nhất này và trở thành vô tội, vì tình yêu thanh tẩy tâm linh.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/3/2007

 

 

TOP

 

? “Đụn Cát Lún Của Một Bãi Bùn Lầy”

Truyện về Một Người Con Gái Tốt Trải Qua Những Lúc Khốn Nạn

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chuyển dịch câu truyện “A Good Girl Who Went Through Bad Times”
của Carolyn Kollegger
trong cuốn Bàng Hoàng Trước Sự Thật 2 – Surprised By Truth 2
edited by Patrick Madrid and published by Sophia Institute Press 2000

(tiếp 20 Thứ Ba)

Tìm kiếm niềm tin ở toàn là những nơi sai bậy

Là một thanh thiếu niên, tôi chẳng cảm thấy tin tưởng gì cả. Mẹ tôi nghĩ rằng việc làm người mẫu có thể sẽ giúp cho tôi thắng vượt được tình trạng thiếu tự tin của tôi, và làm cho tôi cảm thấy khá hơn về bản thân mình. Tôi đã đồng ý thử, và trước khi tôi biết vấn đề làm người mẫu này, tôi đã là người mẫu cho tất cả mọi thứ cửa tiệm ở địa phương, chẳng hạn như những màn trình diễn thời trang nhập học, những màn trình diễn cô dâu, thậm chí còn trình diễn quảng cáo cả trên đài truyền hình địa phương. Tôi đã trở thành một con cá bự ở cái ao Ohio nhỏ bé ấy. Tôi đã biết về những đại người mẫu nổi tiếng trên toàn quốc như Farrah Fawcett, Cheryl Tiegs, Christie Brinkley, thế nhưng tôi chưa bao giờ mơ tưởng đến một cuộc sống như họ. Tôi chỉ muốn giống như một trong những người mẫu ở địa phương của chúng tôi thôi. Cô ta có tất cả những gì tôi quan tâm: cô ta là một con người thu hút, cô ta lập gia đình, và cô ta có hai đứa con xinh đẹp.

Kết hôn và có một gia đình đó là những gì tôi mong muốn. Khi tôi lên 16 tuổi, tôi phải lòng một anh chàng mà tôi đã có ý định kết hôn sau khi ra trường trung học. Tiếc thay, phong trào nữ giới cấp tiến vào lúc ấy rất mạnh, tuyên truyền trong nữ giới rằng hôn nhân và con cái là những gì chị em neê theo đuổi thực hiện sau nghề nghiệp của mình, sau khi chị em đã làm những gì chị em thực sự muốn làm trong đời, sau khi bản thân của chị em đã “hoan hưởng”. Mẹ tôi là một tay nữ giới hăng say, bởi thế mà tôi đã hoàn trả lại chiếc nhẫn đính hôn và chọn đi vào một con đường đời khác hướng.

Từ Biệt Hoa Hậu Hoa Kỳ Đạo Hạnh

Tôi đã dự tranh giải ở những cuộc phô diễn sắc đẹp và đã được vào chung kết ở cuộc Tranh Giải Toàn Quốc Những Người Con Gái Được Đăng Ảnh Ở Bìa Báo. Vào năm 1979, tôi đã trở thành Hoa Hậu Hoa Kỳ Ohio và đã tham dự cuộc Phô Diễn Hoa Hậu Hoa Kỳ toàn quốc. Bấy giờ có một số vị chấm giải này, chẳng hạn như Eileen Ford của Cơ Quan Ford Người Mẫu Quốc Tế và thành phần thuộc Công Ty Hoa Hậu Thế Giới Và Hoa Kỳ, đã đề nghị với tôi đi Nữu Ước để theo đuổi nghề trình diễn và làm người mẫu. Ngay khi vừa xong bậc trung học, tôi liền đến Nữu Ước.

Tôi đã thành đạt rất nhiều nơi thị trường trình diễn hay làm người mẫu ở Nữu Ước. Tôi đã thực hiện nhiều màn quảng cáo toàn quốc. Nếu các bạn xem truyền hình từ 15 đến 20 năm trước đây các bạn đã có những cơ hội nhìn thấy tôi đang cố gắng quảng cáo bán cho các bạn một thứ đồ vật gì đó.

Đấy là tất cả những gì của một cuộc đời. Tôi đã đi đây đó đến các địa điểm được chỉ định làm người mẫu. Tôi đã hoạt động ở hậu trường sân khấu Broadway, thậm chí đã xuất hiện nhiều lần trong một vở tuồng bi kịch truyền hình nhiều màn. Trước đó khá lâu, tôi đã thủ vai chính trong một cuốn phim dài.

Tuy nhiên, cái thành công lớn nhất của tôi lại là việc làm người mẫu và truyền hình. Tôi đã xuất hiện với bộ áo tắm ở trên một tấm bảng quảng cáo to tướng treo ngay lối xa lộ chính tiến vào thành phố Nữu Ước, và tôi đã cảm thấy khoái chí vì tôi thậm chí đã trình diễn hấp dẫn hơn cả Christie Brinkley về một mục quảng cáo truyền hình đặc biệt mà cả hai chúng tôi đều muốn thực hiện. Tôi nghĩ rằng tôi đã trở thành những gì hết xẩy. Theo những tiêu chuẩn của trần gian thì tôi nghĩ rằng tôi là như thế. Những gì tôi đã không nhận thấy được bấy giờ đó là tôi đang chìm đắm nhanh chóng vào một đụn cát lún của một bãi bùn lầy về luân lý, đó là “một đời sống nổi nang” của một nhân vật thành công rực rỡ về phương diện truyền thông trần thế.

Kitô hữu, nhất là nữ giới, thành phần theo đuổi nghề trình diễn hay nghề làm người mẫu ở những thành phố “ăn chơi tiêu khiển” như Nữu Ước hay Hồ Ly Vọng, bao giờ cũng gặp phải những cực kỳ thách đố đối với niềm tưởng vào Chúa Kitô của họ cũng như đối với cuộc sống dấn thân cho Chúa Kitô của họ. Cái nghề này sẽ chiếm hết giờ giấc và sinh lực của các bạn trong việc trở thành loại người cũng như trở thành những gì thế giới trình diễn hoặc làm người mẫu muốn các bạn sống. Vấn đề chăm sóc đầu tóc, móng tay, nhịn ăn nhịn uống, thể dục thẩm mỹ, đấm bóp, sắm sửa đồ trang điểm và phục sức, thử giọng, chụp hình, các lớp học trình diễn, các lớp học phát biểu, các lớp học hát hò, các lớp học nhẩy múa, những thời biểu đóng phim, là những gì buộc các bạn phải bắt đầu từ 7 giờ sáng: nó là một cuộc sống hào hứng không ngừng nghỉ, một cuộc sống tập trung vào các bạn cũng như vào những gì các bạn giống như các người khác. Các bạn có ít giờ, nếu có, cho Chúa. Thế nhưng, nếu các bạn đến đó bằng đức tin của mình, ít là các bạn có một cái gì đó để cố gắng nắm lấy.

Trái lại, nếu các bạn đến Nữu Ước hay Hồ Ly Vọng mà không có đức tin, không có gì để cầm chân của các bạn lại, các bạn sẽ mau chóng thấy mình hoàn toàn trở thành lạc loài. Sự kiện này đã xẩy ra cho trường hợp của tôi. Những vấn đề nan giải về luân lý cứ đột xuất hằng ngày, làm mất dần đi niềm tin. Có lần, một diễn viên nổi tiếng mời tôi đến chỗ của ông ta để giải khát. Ông ta là một con người hào hoa nên tôi đã nhận lời mời của ông, cảm thấy mình như đã là vợ của ông. Ông ta pha nước giải khát, rồi mở tủ trà trang trí đầy những thuốc phiện ra. Vẫn còn cảm thấy vấn đề hôn nhân hấp dẫn, tôi đã quyết định thử một chút xíu. Ông ta cũng thử một chút, rồi nhiều hơn nữa, để rồi trở thành man dại, hoàn toàn không còn kiềm chế được nữa. Tôi không muốn nói thêm những chi tiết xẩy ra sau đó, ngoại trừ điều này là tôi đã học được từ kinh nghiệm ấy một bài học quan trọng về việc chấp nhận các lời mời mọc của những hạng người thuộc giới xã hội ấy.

Có những chọn lựa khác không hoàn toàn rõ ràng minh bạch, song cũng chẳng sai trái là bao. Đã nhiều lần tôi ăn mặc rất ư là trắc nết, thân mình lộ liễu một cách khêu gợi trước mặt thành phần nam giới là những người có thể giúp phần vào nghề nghiệp của tôi. Xin các bạn nhớ rằng tôi chỉ làm những gì giống như các nữ diễn viên khác làm thôi, những người nữ duyên dáng và tài năng đang tranh giành với tôi về cùng những việc làm người mẫu và đóng vai trình diễn. Cho dù tôi chưa bao giờ đến thăm cái “trường kỷ phơi thân trần trụi”, nhưng cứ tin tôi đi, nó thực sự là có đó. Tôi biết nhiều người thuộc kỹ nghệ tiêu khiển đã đến đó hơn một lần, để thực hiện những gì họ nghĩ họ được phép làm một cách vô hại, vì họ thấy có lợi cho viễn ảnh nghề nghiệp của họ. Những áp lực làm hay bỏ của một thứ nghề nghiệp như thế thật là mãnh liệt; và bao giờ cái mồi cũng vẫn là vấn đề kiếm được nhiều tiền bạc. Nó là một thế giới được tạo nên theo thị hiếu để làm suy kiệt đi đời sống đức tin.

Tôi biết rằng tôi đã thiếu thốn một cái gì đó, hoặc là một ai đó.

Và Erwin Kollegger đã đi vào đời tôi.

(còn tiếp) 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ