GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 7/3/2007

TUẦN II MÙA CHAY

 

?   THIÊN CHÚA TIẾP TỤC KÊU GỌI CON NGƯỜI THỐNG HỐI

?  Nhận định của Học Viện Thánh Kinh Phanxicô ở Giêrusalem về cuốn phim tài liệu “Ngôi Mộ Bị Thất Lạc của Đức Giêsu” 

? Nhận định của Tổng Giám Mục thần học gia Bruno Forte về cuốn phim tài liệu “Ngôi Mộ Bị Thất Lạc của Đức Giêsu”

 

 

 

?  THIÊN CHÚA TIẾP TỤC KÊU GỌI CON NGƯỜI THỐNG HỐI

 

ĐTC GPII: Giáo Lý Đại Năm Thánh 2000, bài 20, Thứ Tư 30/8/2000

 

1-         Vị tác giả Thánh Vịnh đã xướng lên rằng: “Chúa đã đếm những bước chân hoang của tôi” (Ps 56:9). Câu nói ngắn ngủi thiết yếu này gồm tóm cả lịch sử của con người đi hoang qua bãi sa mạc của quạnh hiu, của sự dữ và của khô cằn. Họ đã lấy tội lỗi hủy hoại mối hòa hợp tuyệt vời của thiên  nhiên do Thiên Chúa thiết lập ngay từ ban đầu: “Thiên Chúa đã nhìn xem mọi sự Ngài đã dựng nên, và thấy rằng rất là tốt đẹp”, như được nhắc đến ở đoạn văn quá quen thuộc trong Sách Khởi Nguyên (Gn 1:31). Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ xa cách tạo vật của Ngài; trái lại, Ngài luôn luôn hiện diện sâu xa nơi họ, như Thánh Âu-Quốc-Tinh sâu sắc nhận định: “Thế thì Ngài ở đâu và cách xa tôi ra sao? Tôi đang đi hoang xa cách Ngài... Thế nhưng, Ngài còn cao hơn cả thượng đỉnh của tôi và sâu xa hơn cả thâm tâm của tôi nữa” (Tự Thú, 3, 6, 11).

 

Vị tác giả Thánh Vịnh còn diễn tả việc tẩu thoát luống công vô ích của con người cho khỏi Đấng Tạo Hóa của mình trong một câu thánh vịnh hay ho như sau: “Tôi chạy đâu cho thoát khỏi thần trí của Ngài? Tôi thoát thân sao được dung nhan của Ngài? Tôi có lên tới các tầng trời thì Ngài cũng ở đó; tôi có lặn sâu xuống âm phủ thì Chúa cũng có đó. Tôi có chắp cánh bay từ hừng đông, tôi có ở chân trời góc biển, tay Ngài cũng dìu dắt thân tôi và tay phải của Ngài cũng giữ chặt lấy tôi. Nếu tôi cho rằng: ‘Bóng tối thật sự phủ kín lấy tôi và đêm tối là ánh sáng của tôi’ – Đối với Ngài bóng tối tự nó không còn là tối tăm, và đêm đen sẽ chiếu sáng như ban ngày. Tối tăm và ánh sáng cũng giống như nhau vậy” (Ps 139:7-12).

 

2-         Khi Thiên Chúa tìm kiếm người con nổi loạn muốn tẩu thoát khỏi tầm mắt của Ngài, thì Ngài thực hiện một cách khẩn trương và yêu thương. Qua Người Con của mình là Đức Giêsu Kitô, Đấng đột xuất trên diễn trường lịch sử nhân loại đã hiện lên như một “Con Chiên Thiên Chúa xóa tội trần gian” (Jn 1:29), Thiên Chúa đã đi qua những con đường ngóc ngách của tội nhân. Đây là những lời đầu tiên Người công khai nói: “Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến!” (Mk 4:17). Một từ ngữ quan trọng hiện lên, từ ngữ Chúa Giêsu sẽ cắt nghĩa đi cắt nghĩa lại, bằng lời nói cũng như bằng việc làm, đó là “Hãy ăn năn thống hối”, tiếng Hy Lạp là metanoeite, tức là thực hiện việc metanoia, một cuộc thay đổi lòng trí thực sự. Cần phải xa lánh sự dữ và tham phần vào vương quốc công chính, yêu thương và chân thật đang được thiết dựng.

 

Bộ ba dụ ngôn về lòng thương xót thần linh được Thánh Luca qui hợp ở đoạn 15 trong Phúc Âm của ngài là một diễn tả cảm kích nhất về cách thức Thiên Chúa tỏ ra chủ động tìm kiếm và âu yếm chờ đợi tạo vật tội lỗi của Ngài. Bằng việc metanoia, hay cải thiện đời sống, con người như đứa con hoang đàng trở về ôm lấy Cha là Đấng không bao giờ lãng quên hay bỏ rơi họ.

 

3-         Khi dẫn giải về dụ ngôn người cha lấy tình yêu của mình phung phá cho người con phung phá bằng tội lỗi của nó ấy, Thánh Ambrôsiô đã dẫn chúng ta đến việc hiện diện của Chúa Ba Ngôi thế này: “Hãy chỗi dậy mà chạy đến cùng Giáo Hội, vì Chúa Cha ở đó, Chúa Con ở đó, Chúa Thánh Thần ở đó. Ngài chạy đến gặp gỡ quí bạn, vì Ngài nghe tiếng quí bạn, khi quí bạn suy tư trong thâm sâu của cõi lòng mình. Để rồi, khi quí bạn còn ở đằng xa thì Ngài đã trông thấy quí bạn và bắt đầu chạy lại cùng quí bạn. Ngài thấy tận thâm tâm của quí bạn, Ngài chạy đến để không ai làm cản trở quí bạn được, hơn thế nữa, Ngài còn ôm lấy quí bạn... Ngài lấy tay choàng lấy cổ quí bạn, để nâng lên những gì nằm trên mặt đất, khiến cho những ai bị gánh nặng tội lỗi đè nén và tìm kiếm những thứ trần gian cớ thể hướng ánh mắt nhìn lên trời, nơi họ đang phải tìm kiếm Đấng Tạo Hóa của mình. Chúa Kitô lấy hai cánh tay của Người quàng chung quanh cổ của quí bạn, vì Người muốn cất đi cho quí bạn ách nô lệ mà đặt lên nó một thứ ách êm ái nhẹ nhàng” (In Lucam VII, 229-230).

 

4-         Việc con người gặp gỡ Chúa Kitô làm thay đổi cuộc đời của họ, như chúng ta học nơi câu truyện được nghe từ đầu về ông Zakêu. Điều này cũng xẩy ra cho những người nam nữ tội lỗi khi Chúa Giêsu đi ngang qua đường lối của họ. Trên cây Thập Giá đã diễn ra một cử chỉ hết sức thứ tha và hy vọng hướng về con người gian ác, một con người thực hiện việc metanoia của mình khi chạm đến biên giới của sự sống chết, khi nói cùng đồng bạn là: “Chúng ta đang chịu số phận xứng đáng với những việc mình làm” (Lk 23:41). Đối với kẻ van nài Người: “Xin hãy nhớ đến tôi khi Ngài nắm được vương quyền của Ngài”, Chúa Giêsu đáp: “Thật vậy, Tôi cho anh biết, hôm nay anh sẽ được ở cùng Tôi trên thiên đàng” (x Lk 23:42-43). Như thế, sứ mệnh trần gian của Chúa Kitô, một sứ mệnh được bắt đầu bằng lời kêu mời ăn năn hối cải để vào vương quốc của Thiên Chúa, được kết thúc bằng một cuộc trở lại và một cuộc vào hưởng vương quốc của Ngài.

 

5-         Sứ vụ của Các Tông Đồ cũng được bắt đầu bằng lời tha thiết mời gọi cải thiện đời sống. Những ai nghe bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đều cảm thấy lòng mình bị nhức nhối và nhôn nhao lên hỏi “Chúng tôi phải làm gì đây?”. Thánh nhân trả lời: “Anh em hãy ăn năn thống hối (metanoesate) và mỗi người hãy lãnh nhận phép rửa nhân danh Chúa Giêsu Kitô để được ơn tha thứ tội lỗi; rồi anh em sẽ được tặng ân Thánh Linh” (Acts 2:37-38). Câu trả lời của Thánh Phêrô liền được chấp nhận, ở chỗ, “có khoảng ba ngàn tâm hồn” trở lại hôm đó (x Acts 2:41). Sau khi làm cho một người què được chữa lành cách lạ, Thánh Phêrô lại huấn dụ họ một lần nữa. Ngài nhắc nhở dân cư ở Giêrusalem về tội lỗi ghê gớm họ phạm như sau: “Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh Hảo và Công Chính, ... và đã hạ sát Tác Giả sự sống” (Acts 3:14-15), thế nhưng, ngài đã làm nhẹ gánh lỗi lầm của họ mà nói: “Giờ đây, hỡi anh em, tôi biết rằng anh em đã tác hành một cách vô thức” (Acts 3:17); đoạn ngài kêu gọi họ cải thiện đời sống (x 3:19) và gợi lên cho họ một niềm hy vọng tràn trề, đó là “Thiên Chúa đã sai Người đến với anh em trước hết, để chúc lành cho anh em hầu giúp mọi người trong anh em bỏ đi cuộc sống gian ác của mình” (3:26).

 

Tông Đồ Phaolô cũng thực hiện việc rao giảng thống hối như vậy. Ngài nói lên điều này trong khi ngỏ lời với Vua Agrippa về việc tông đồ của mình như sau: “’Tôi xin tuyên bố’ với mọi người ‘cũng như với Dân Ngoại là họ phải ăn năn trở về cùng Thiên Chúa và thực hiện những việc làm xứng với lòng thống hối của mình’ (Acts 26:20; x 1Thes 1:9-10)”. Thánh Phaolô dạy rằng “lòng nhân hậu của Thiên Chúa là để đem (chúng ta) đến việc ăn năn hối cải” (Rm 2:4). Trong sách Khải Huyền, chính Chúa Kitô đã lập đi lập lại việc thôi thúc cải hối này. Được thúc đẩy bởi yêu thương (x Rev 3:19), lời huấn dụ có tính cách mạnh mẽ và nói lên tất cả những gì là khẩn trương của việc hối cải (x Rev 2:5, 16, 21-22; 3:3, 19), song lại được kèm theo bằng những lời hứa hẹn tuyệt vời trong việc được thân tình với Đấng Cứu Thế (x 3:20-21).

 

Bởi thế, cánh cửa hy vọng lúc nào cũng rộng mở cho hết mọi tội nhân. “Con người không bị lẻ loi trong việc nỗ lực lên trời ngoài sức của mình với cả trăm ngàn phương cách thường hay bị trục trặc. Đã có một nhà tạm vinh quang, đó là con người của Chúa Giêsu rất thánh hảo, nơi thần linh và nhân loại gặp nhau tha thiết đến nỗi không bao giờ lìa nhau được nữa. Lời đã hóa thành nhục thể, nên giống như chúng ta mọi bề ngoại trừ tội lỗi. Người đã tuôn đổ thần tính vào con tim bệnh hoạn của nhân tính, và bằng việc làm cho nó tràn đầy Thần Linh của Chúa Cha, Người cho nó nhờ ân sủng mà được trở nên Thiên Chúa” (Orientale Lumen, 15).

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 6/9/2000)

 

 

TOP

 

 

?  Nhận định của Học Viện Thánh Kinh Phanxicô ở Giêrusalem về cuốn phim tài liệu “Ngôi Mộ Bị Thất Lạc của Đức Giêsu”

 

Cuốn phim tài liệu “Ngôi Mộ Bị Thất Lạc của Đức Giêsu”â của James Cameron, được thực hiện với sự hợp tác của Simcha Jabobovici, theo nhận  định của Học Viện Thánh Kinh Phanxicô ở Giêrusalem - The Studium Biblicum Franciscanum of Jerusalem, thì cái khám phá về ngôi mộ của Chúa Giêsu này là một hiện tượng ‘giữa khoa khảo cổ tạo tĩnh, với vấn đề quảng cáo và buôn bán’.

 

Cuốn phim tài liệu này lần đầu tiên được trình chiếu trên Discovery Channel vào Chúa Nhật 4/3/2007. Cuốn phim này chủ trương rằng địa điểm chôn táng của Chúa Giêsu đã được tìm thấy và cho rằng Người đã lập gia đình với Thánh Nữ Maria Mai Đệ Liên và có một đứa con trai.

 

Học Viện Thánh Kinh Phanxicô ở Giêrusalem còn thêm: “Chúng tôi háo hứng đợi chờ, không biết đến bao giờ, để thấy cuộc bán buôn những thứ hài tích ‘hết sức quí báu’ này diễn ra ở một ngôi nhà bán đấu giá nào đó ai biết được”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/2/2007

 

 

 

TOP

 

 

? Nhận định của Tổng Giám Mục thần học gia Bruno Forte về cuốn phim tài liệu “Ngôi Mộ Bị Thất Lạc của Đức Giêsu”

 

Theo nhận định của Tổng Giám Mục thần học gia Bruno Forte ở Chiete-Vasto, một phần tử trong Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, thì việc cho rằng khám phá thấy ngôi mộ của Chúa Giêsu thực sự là một nỗ lực muốn đặt vấn đề về biến  cố phục sinh của Chúa Kitô.

 

Vị TGM này, vị cũng kiêm cả vai trò chủ tịch Ủy Ban Đặc Trách Tín Lý của Đức Tin thuộc Hội Đồng Giám Mục Ý quốc, đã nói rằng: “Thật vậy, có những ngôi mộ cổ đã được nói tới, một số thuộc thế kỷ thứ nhất, được khám phá thấy ở quanh vùng Talpiot, vào đầu thập niên 1980, trên những ngôi mộ này có khắc một số tên, như tên Jesus, Mary, Joseph, Matthew. Đó là những dữ kiện có thật. Tuy nhiên, có nhiều ngôi mộ như thế ở khu vực Thánh Địa. Bởi vậy cũng chẳng có gì là lạ nơi tin tức cho thấy này”.

 

Vị TGM còn cho biết là thật là ồn ào chun g quanh việc trình chiếu cuốn phim tài liệu này, vì giới truyền thông “muốn thực hiện một món kinh doanh hốt bạc. Nếu đã có được những thành công nơi các việc làm như của ‘The Da Vinci Code’, thì đây là một nỗ lực đang thực hện để thu hoạch được một thành đạt tương tự, khi đặt lại một vấn đề thực sự hóc búa đó là phải chăng Chúa Giêsu đã thực sự sống lại. Đúng thế, giả thuyết được tung ra đó là nếu C húa Giêsu được chôn táng ở đó với gia đình của Người, thì vấn đề phục sinh sẽ chỉ là một chuyện tạo tĩnh do thành phần môn đệ của Người tung ra”. 

 

Vị TGM này tiếp tục cho biết: “Tuy nhiên, bỏ qua một bên cái bất nhất của chứng cớ về khảo cổ học, một chứng cớ hoàn toàn bị các khảo cổ gia Do Thái nghi ngờ, thì b iến cố thực sự về cuộc phục sinh của Chúa Giêsu đã được ghi chép một cách vững chắc trong Tân Ước theo năm trình thuật về các cuộc hiện ra, 4 trình thuật Phúc Âm và 1 trình thuật của Thánh Phaolô. Tất cả các cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng trong hai thế kỷ này đã cho thấy rằng không có tính cách sử học khả luận nào nơi sự thật vững chắc của các trình thuật về những lần hiện ra này”.

 

ĐTGM Forte  nói: “Có một khoảng trống giữa Thứ Sáu Tuần Thánh, thời điểm các vị môn đệ b ỏ rợi Chúa Giêsu, với Chúa Nhật Phục Sinh, thời điểm các vị trở thành chứng nhân của Đấng Phục Sinh, bằng một động lực và lòng can đảm thúc đấy các vị loan báo tin mừng cho đến  tận cùng trái đất, cho dù có phải hiến mạng soông mình vì Người.

 

“Điều gì đã xẩy ra đây? Thành phần sử gia trần thế không thể nào giải thích nổi điều này. Các Phúc Âm đã cho thấy ý nghĩa của hiện tượng ấy, đó là có một cuộc đã biến đổi đời sống của các vị. Và cuộc hội ngộ ấy, một cuộc hội ngộ được trình thuật lại trong các đoạn về những lần hiện ra, được đánh dấu bằng một sự kiện thiết yếu, đó là khởi động ấy không xuất phát từ thành phần môn đệ mà là từ Đấng đang sống, như Sách Tông Vụ đã nói tới”.

 

Tiếp tục tư tưởng của mình, vị TGM tiếp: “Điều ấy có nghĩa là không phải có một cái gì đó xẩy ra nơi các vị môn đệ mà là một cái gì đó đã xẩy ra cho họ. Khởi đi tuư sự kiện này, theo giòng lịch sử, Chúa Kitô đã được loan báo bằng một động lực đã bao gồm cả những thiên tài về tư tưởng, chứ không phải những thụ khải viên, từ Âu Quốc Tinh tới Tôma Aquinas, cho tới Têrêsa Calcutta, chỉ cần 3 thí dụ này thôi”.

 

Sau hết, vị TGM đặt vấn đề: “Tại sao truyền thông lại rất hào hứng trong việc chú trọng đến Chúa Giêsu như thế?”, và đã trả lời rằn g: “Hiển nhiên là vì, tận thâm cung của bền văn hóa Tây phương, và không phải chỉ của Tây phương mà thôi, Chúa Giêsu là một cứ điểm quyết liệt và quan trọng, đến  nỗi mọi sự liên quan đến Người đều ảnh hưởng tới chúng ta”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/3/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ