GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 9/3/2007

TUẦN II MÙA CHAY

 

?   Về Chủ Nghĩa Tương Đối, Luân Lý và Truyền Thông

?  14 Chặng Đường Thánh Giá

? “NGƯƠI ĐANG Ở ĐÂU?” (Genesis 3:9): Kiểm Điểm

 

 

 

?  Về Chủ Nghĩa Tương Đối, Luân Lý và Truyền Thông

 

Phỏng Vấn với vị Giám Đốc của Giáo Hoàng Học Viện Alphonsianum

 

Cha Sabatino Majorano, giám đốc Giáo Hoàng Học Viện của dòng Chúa Cứu Thế đã chia sẻ với mạng điện  toán toàn cầu về Chủ Nghĩa Tương Đối, Luân Lý và Truyền Thông như sau:

 

Vấn:    Theo chiều hướng lan tràn chủ nghĩa tương đối thì luân lý ngày nay được hiểu ra sao?

 

Đáp:   Luân lý là những gì nói đến tín h chất toàn vẹn của con người về việc chúng ta sống động và chọn lựa: một tính chất không thiên về một chiều kích nào trong cuộc đời của chúng ta trong khi lơ là với những chiều kích khác, thế nhưng nó có khuynh hướng thể hiện  trọn  vẹn  con  người trong mối liên đới với kẻ khác.

 

Nếu chún g ta thành đạt trong việc trả về cho luân lý cái ý nghĩa tích cực và toàn cầu này thì tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tái nhận thức được ý nghĩa quan trọn g của nó.


Vấn:    Phải chăng đã từng có một cuộc tiến hóa về luân lý Công Giáo, hay người ta cần phải nói rằng các thứ giá trị vẫn không đổi thay theo giòng thời gian mà chỉ có hình thức của chúng được điều chỉnh thôi?

 

Đáp:   Trong thông điệp “Rạng Ngời Chân Lý”, chính Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng có một cái gì đó trường tồn, một cái gì đó liên tục trong việc hiểu biết về luân lý về phía Giáo Hội, thế nhưng đồng thời cũng có một cái gì đó sâu xa và nỗ lực trong việc tái bày tỏ những giá trị ở lãnh vực thuộc các trường hợp, các bối cảnh và các dữ kiện mới.

 

Cái mới mẻ và liên tục này cũng đồng thời xẩy ra ở một số lãnh vực khác nhau nơi giáo huấn v ề luân lý. Nếu chúng ta nhìn vào việc tiến triển của luân lý xã hội, chúng ta liền thấy điều này hết sức rõ ràng. 


Vấn:    Nếu chú ý tới những vấn đề tranh luận, nhất là ở Ý quốc, những vấn đề đụng chạm tới Giáo Hội, vì Giáo Hội bị tố cáo là pha mình vào, chẳng hạn như trong vấn đề thụ thai hỗ trợ hay vấn đề hôn nhân đồng tính, cha có nghĩ còn một thẩm quyền tôn giáo khác ngoài thẩm quyền  về luân lý của Đức Giáo Hoàng hay chăng?

 

Đáp:   Khi Đức Giáo Hoàng nói về những vấn  đề luân lý với tín hữu thì ngài nói như là một thẩm quyền về tôn giáo và vì thế ngài sử dụng tới những nguyên tắc đức tin. Khi ngài ngỏ lời cùng thành phần thành tâm thiện chí thì lý lẽ của ngài luôn được đặt trên nền tảng phẩm giá làm người và khả thể của tương lai nhân loại cũng như của chính con người.

 

Tôi nghĩ đó là hai cột trụ nơi lý lẽ về luân lý được Giáo Hội sử dụng, kể cả với thành phần vô tín ngưỡng. Dĩ nhiên, trong nỗ lực này, Giáo Hội bao giờ cũng cần được ánh sáng đức tin làm cho trở nên phong phú.

 

Vấn:    Trong sứ điệp cho Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 41, Đức Biển Đức XVI đã kêu gọi sử dụng một cách đứng đắn truyền thông cho việc phát triển về luân lý và tâm linh nơi trẻ em. Làm thế nào để lời kêu gọi này có thể được đáp ứng và áp dụng thực hành?

 

Đáp:   Cần phải chú trọng tới một số yếu tố.

 

Yếu tố thứ nhất đó là một khoa đạo lý học hơn nữa cho những ai tham gia vào vấn đề truyền thông xã hội, nhớ rằng vấn đề truyền thông xã hội là một nỗ lực để phát động mức tăng trưởng của con người bằng việc thông tin xác đáng và chân thực được bày tỏ nơi nỗ lực cổ võ con người.

Yếu tố thứ hai đó là việc mạnh mẽ huấn luyện cho các cá nhân trong việc hoạt động ở môi trường chuyên biệt của ngành truyền thông xã hội.

 

Nhờ đó, cái phản hồi giữa những ai truyền thông và những ai thụ nhận truyền thông có thể phát triển một cách tích cực.

 

Sau hết, tôi tin rằng các cơ quan huấn luyện có một vai trò quan trọng. Bởi thế, gia đình, học đường và Giáo Hội cần phải hỗ trợ việc trưởng thành cá nhân nhờ đó họ có thể sống một cách xây dựng trong một môi trường trong đó vấn đề truyền thông xã hội đóng một vai trò càng ngày càng quan trọng.


Vấn:    Vào Tháng 11, Đức Giáo Hoàng đã gửi một sứ điệp đến Hội Nghị Istanbul về “Vấn Đề Bình An và Nhân Nhượng”, với chủ đề “Đối Thoại và Hiểu Biết ở Miền Đông Nam Âu Châu, Vùng Caucasus và Vùng Trung Á Châu”. Trong dịp này ngài đã lên án “chủ nghĩa tương đối về luân lý là những gì làm suy yếu các thành quả của dân chủ”. Làm thế nào để cái nền tảng về luân lý này có thể được xây dựng và củng cố,  một nền tảng được Đức Thánh Cha cho rằng cần thiết để bảo trì một nền hòa bình vững chắc?

 

Đáp:   Nơi chính nhãn quan của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, thì dường như đường lối đúng đắn là đường lối đối thoại, đương đầu, chứ không chịu thua trước cái chứng thực về tính cách đa dạng.

 

Nhờ tìm hiểu sâu xa hơn mới có thể thấy được những gì nằm ở đằng sau những gì là đa dạng, đó là một cảm nghiệm chung và thường trực về con người, một cảm nghiệm có thể trở thành một điểm qui chiếu quí báu cho tất cả mọi người.

 

Về vấn đề này thì cái lịch sử đầy nỗ lực đối với các bản hiến chương nhân quyền là một trang sử quí giá cần phải được tiếp tục phép triển.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/2/2007 

 

 

TOP

 

 

?  14 Chặng Đường Thánh Giá

 

Chúa Giêsu chia sẻ với nữ tu Maria Chúa Ba Ngôi, được ghi lại trong cuốn The Spiritual Legacy of Sister Mary of the Holy Trinity, từ số 234 đến 243

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

   

M

ỗi đêm Cha đợi chờ con nơi Chặng Đường Thánh Giá để sống phút giây thân tình hơn, con có hiểu được như thế chăng?

 

Chặng 1: Chúa Giêsu bị lên án tử

 

Con cũng bị lên án tử, song con không biết lúc nào. Con phải chết' đó là một thực tại trọng đại. Những bóng tối sẽ biến tan' không còn gì khác còn lại ngoài cái là. Con hãy học cùng Cha cách dọn mình chết và cách chết.

 

Chặng 2: Chúa Giêsu nhận lấy Thánh Giá của Người.

 

Dù Cha đã bị kiệt sức bởi đòn vọt và những khổ cực đêm hôm ấy, Cha cũng âu yếm và hoan hỉ nhận lấy Thánh Giá của Cha. Chính vì giờ đó mà Cha đã đến. Cha không nghĩ đến Bản Thân Cha; Cha nghĩ đến việc Cứu Chuộc.

 

Con hãy yêu mến và hân hoan nhận lấy mỗi một thánh giá được gửi đến cho con; đừng nghĩ đến mình; hãy nghĩ đến công cuộc Cứu Chuộc.

 

Chặng 3: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất

 

Cha chưa đi được bao xa thì đã ngã xuống. Con đừng lạ lùng bỡ ngỡ khi con sa ngã: nhưng hãy chỗi dậy như Cha đã làm.

 

Chặng 4: Chúa Giêsu gặp Thánh Mẫu của Người

 

Không thể nào còn có thể nhận ra Cha nữa. Cha không còn hình tượng con người. Nhìn thấy Cha, Mẹ nhận ra Cha. A, Mẹ chia sẻ cuộc Khổ Nạn của Cha! Và Mẹ chẳng những tha thứ cho các con mà còn yêu thương các con hơn tình thương của bất cứ người mẹ nào đối với đứa con nhỏ của họ. Người không bao giờ thôi canh chừng, bảo vệ các con, cầu bầu cho các con từ khi các con sinh ra. Từ mẫu và âm thầm, hoàn toàn xóa nhòa mình đi, Người cũng không muốn cho các con cám ơn Người, song Người muốn các con tạ ơn Thiên Chúa.

 

Con hãy qui hướng tất cả mọi lời khấn nguyện của con cho Người: Trái Tim Thiên Chúa không thể nào cưỡng lại được lời cầu nguyện của Người. Để cám ơn Người, con hãy gắng nên giống Người.

 

Chặng 5: Simêon người Cyrênê giúp Chúa Giêsu vác Thánh Giá

 

Con thấy không, Cha mong muốn loài người, qua con người của người thành Cyrênê, vác một phần nhỏ trong công cuộc Cứu Chuộc của mình. Luôn luôn là như vậy. Các con phải chiếm lấy những người từ khước làm như vậy, những người từ khước vâng giữ các giới răn của Thiên Chúa. Nếu các con vác đỡ những gánh nặng của nhau, nếu các con làm cho những người khác những gì mà các con muốn họ làm cho các con, họ sẽ muốn thuộc về gia đình của các con; họ sẽ chấp nhận những đòi buộc của gia đình này, và lòng quảng đại của họ sẽ gia tăng. Nhiều người thuộc về gia đình của Cha mà không biết, vì nhờ những hành động và những ý hướng của họ mà Cha nhận biết những kẻ thuộc về Cha.

 

Chặng 6: Vêrônica lau Dung Nhan Chúa Giêsu

 

Con hãy coi, một tưởng thưởng thần linh dành cho một hành động nhân loại. Luôn luôn là như vậy. Đíều an ủi Cha trên Chặng Đường Thánh Giá đó không phải chỉ ở tại cử chỉ của bà ta và ở tại tấm khăn mềm mại của bà - mà là điều Cha có thể tưởng thưởng cho bà. Niềm vui của Cha là cho đi! Các ơn phúc của Cha thì vô tận. Cha chờ những dịp để có thể tỏ chúng ra cho các con, vào những trường hợp các con hiến cho Cha một con tim sẵn sàng nhận lấy chúng; Cha chờ đợi họ và trông mong họ... A, phải, Cha đứng ở cửa và Cha gõ cửa!

 

Chặng 7: Chúa Giêsu ngã dưới cây Thánh Giá lần thứ hai.

 

Cha đáng lẽ bị chết ở đó rồi, vì tàn lực của Cha đã lên đến tột mức. Thế nhưng, tất cả chưa được hoàn tất; Cha nghĩ đến các linh hồn, và tình yêu của Cha đã ban cho Cha sức mạnh để lại chỗi dậy. Khi các con không làm gì hơn được nữa, vì mệt mỏi và đau đớn, thì hãy hỏi xin tình yêu; những người hỏi xin tình yêu sẽ không bao giờ bị chối từ.

 

Chặng 8: Chúa Giêsu an ủi phụ nữ thành Giêrusalem.

 

Con thấy không, để nói với những người đàn bà khóc lóc, Cha đứng dừng lại. Người ta quên khổ đau của mình khi nghĩ đến những đau khổ của những người khác. Các con phải cầu nguyện cho những người khác hơn là cho chính bản thân mình, hãy cầu nguyện cho ý chỉ trọng đại của Giáo Hội: cho phần rỗi của các linh hồn, cho việc thắng cuộc của Chân Lý, của Đức Tin, cho công cuộc truyền giáo, cho các vị linh mục, cho mối hiệp nhất hữu hình của Giáo Hội Cha, cho việc chữa lành các vết thương làm nhức nhối Giáo Hội Cha nơi cuộc đời trần thế của Giáo Hội; những vết thương suy yếu hoạt động của Giáo Hội; chúng thực sự che phủ ánh sáng của Giáo Hội, ánh sáng những lời của Cha. Các con phải xin Thiên Chúa những tặng ân của Người: Đức Tin, lòng trung thành mà trong thực hành là Đức Mến, tương hợp với những ơn phúc của Người, đó là hoa trái của Đức Cậy.

 

Chặng 9: Chúa Giêsu ngã dưới cây Thánh Giá lần thứ ba

 

Con hãy nhìn Cha một lần nữa sõng xoài trên mặt đất, kiệt sức. Cha có ngừng lại ở đó không? Sự chết hẳn là ngọt ngào. A, Cha đã chịu đựng khổ đau vượt trên cả mức độ cần thiết để cứu chuộc nhân loại! Thế nhưng, những chịu đựng thêm thắt này dầu sao cũng cần cho rất nhiều linh hồn, mà vì dửng dưng cũng như tự mãn, liều mất đi những tặng ân được ban cho họ - liều mất cả chính mình họ nữa. Hỡi đứa con gái nhỏ của Cha, con có hiểu không con? Không một chịu đựng khổ đau nào bị mất đi nơi cuộc sống yêu thương cả. Con hãy quảng đại. Con sẽ không bao giờ quá quảng đại đâu con. Con sẽ không bao giờ quảng đại cho đủ cả.

 

Chặng 10:  Chúa Giêsu bị lột hết các y phục của Người.

 

Con thấy không, Cha đã cho đi tất cả. Cha đã không giữ lại một kỷ vật nào cho Mẹ của Cha cả, ngay chiếc áo choàng của Cha cũng không. Những tặng ân của Cha thì thuộc về một lãnh vực khác. Con hãy tước lột bản thân mình; trước hết là những thứ về vật chất, rồi đến các quyền lợi của con, đến sức lực của con, đến các tư tưởng của con. Chính vì Thiên Chúa mà con cho đi. Vào lúc mệnh chung, sẽ không còn lại gì cho con ngoài cái mà các con sẽ hiến dâng cho Người.

 

Chặng 11: Chúa Giêsu bị đóng đanh vào Thánh Giá.

 

Phần Cha, đó là những đinh sắt nhọn hoắt - cây thập giá gỗ cừng ngắc là cái ấn mạo gai vào Đầu Cha... Phần con, những cái đinh là Những Lời Khấn của con; song chúng không gắn con vào thập giá; chúng gắn con vào Trái Tim Cha, để không gì có thể phân rẽ con ra khỏi Cha được - gắn các con vào trong Trái Tim Cha là Trái Tim yêu thương các con và là Trái Tim đợi chờ các con thật lâu lắm rồi. Con đã thấy thân phận đáng thèm khát của con chưa! Con sẽ đi đâu mà không có các Lời Khấn của con đây? Con hãy yêu chuộng những lời khấn ấy để sống chúng với một mức độ trọn lành mà tình yêu hứng khởi. Lời Khấn làm vật Hiến Tế không thay đổi những lời khấn khác gì hết. Nó thắt chặt con lại với Cha hơn, với Con Chiên bị sát tế, với Vật Hiến Tế. Con hãy gắng sống như Cha đã sống. Cha đã chọn chỗ cuối rốt. Con có thật sự là tôi tớ của Chị Em con không? Con đã có một hành động sát tế nào để hiến dâng cho Cha mỗi ngày chưa?

 

Chặng 12: Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá.

 

Con thấy không, Cha đã thứ tha, Cha đã cho đi tất cả, tất cả mọi sự Cha có; rồi Cha đã ban cho các con Mình Cha, Máu Cha. Trên Thánh Giá, Cha vẫn còn Mẹ của Cha; Cha đã ban Người cho các con: Người là Mẹ của các con nữa. Các con không được yêu những người mà các con thương cho thỏa mãn lòng của các con, song là để ban họ cho những người khác, nhờ đó cả những người đó nữa nhận được tình yêu đã sinh lợi ích cho các con. Chỉ khi nào con lên Nước Trời con mới hiểu được những gì con mắc nợ với những người đã yêu thương các con. Đừng giữ họ cho bản thân mình, hãy ban phát họ đi... Con phải cho đi tình yêu tuyệt nhất của trái tim con, và cả những tư tưởng hay nhất của con. Nếu con giữ lấy cho mình những tư tưởng của con, chúng sẽ cứ son sẻ' bằng con cho chúng đi, Thiên Chúa sẽ có thể dùng chúng theo sở nguyện tốt lành của Người. Đối với con còn vấn đề gì nữa; con hãy tung ra những tư tưởng hay nhất của con, tình yêu của con, và tất cả những gì con có thể cho đi, như hạt giống cho gió gieo vãi khắp bốn phương trời, và con hãy để cho Thiên Chúa lo đến việc vung vãi nó đi như Người muốn; việc vung vãi làm tôn vinh Cha.

 

Cha đã ban cho các con Mẹ của Cha; Cha đã kêu than việc Thiên Chúa bỏ rơi Cha, để các linh hồn trong cơn khốn khổ của cái chết có thể được an lòng bởi ý nghĩ là Cha đã trải qua đường lối đó trước họ, cho họ. Cha đã kêu khát các linh hồn. Cơn khát của Cha vẫn còn đó. Con có chia sẻ cơn khát của Cha không? Linh hồn nào là Hôn Thê của Cha phải kết ước với các nguyện vọng của Cha.

 

Cha đã hoàn thành tất cả những gì Cha phải thực hiện. Con có trung thành với Luật Dòng của con không? Với những gì các Bề Trên của con cũng như Cha Linh Hướng của con dạy không? Và với những gì Cha nói không? Đúng, con hãy làm trọn tất cả, dù giá nào đi nữa.

 

Cha phó Thần Trí của Cha trong Tay Cha của Cha.

 

Đó là cách mà người ta phải chết. Đó là việc mà chẳng bao lâu nữa con sẽ gặp.

 

Chặng 13: Chúa Giêsu được tháo xác và đặt vào vòng tay của Mẹ Người.

 

Cũng như khi Cha còn nhỏ, giờ đây con thấy Cha hoàn toàn nằm trong đôi cánh tay của Người. Người chia sẻ cuộc Khổ Nạn của Cha. Mà nay, khi Người ôm Cha lại trong đôi cánh tay của Người, Người mang lấy tất cả mọi công nghiệp của cuộc Khổ Nạn mà Cha ban cho Người. Người có thể sử dụng chúng tùy theo tấm lòng từ mẫu của Người. Người là Đấng Trung Gian mọi Ơn Phúc.

 

Vậy hãy phó thác cho Người tất cả cuộc sống của con, việc làm của con, những ước muốn của con, trọn tấm lòng của con, để Người có thể đặt nơi nó một cái gì đó của riêng Người, và cả những nguyện cầu của con, để Người có thể làm cho chúng trở thành mãnh liệt, bằng việc Người nối kết chúng với lời nguyện cầu của riêng Người.

 

Chặng 14: Chúa Giêsu được táng xác trong Mồ Đá.

 

Trái tim của các con là mồ đá mà Cha muốn phục sinh. Đã có những lúc Cha như bị chôn táng đi ở đó. Giờ đây Cha sống động ở đó; đừng bỏ Cha ở đó một mình. Hãy để Cha sống trọn cuộc sống của con, để Cha có thể tỏ Mình ra qua con.

           

Con chưa bao giờ được nhìn thấy Cha, song con nghe thấy Cha. Tiếng của Cha tiềm ẩn trong tận đáy của hữu thể con, đến nỗi, đối với con nó như thể là chính con nói vậy.

Cha chìm sâu trong con đến độ Cha bằng lòng trở nên con để hoàn toàn chiếm đoạt con. Thế nhưng, Cha cũng ở cả bên ngoài con nữa.

 

Chính lúc Cha im lặng là để con cảm thấy trống không, để con cảm thấy rằng con không thể thay thế Cha được, để con có chứng cớ đó là Cha, Giêsu Cứu Thế, Đấng nói với con.

Hãy tin điều Cha nói với con; lòng tin cậy của con an ủi Cha thay cho niềm tín cẩn nhỏ nhoi ở Cha nơi rất nhiều người khác, lại là những người thuộc gia đình của Cha. Trái Tim Cha đã bị lưỡi đòng đâm thâu - và vẫn còn bị đâu thâu, bởi sự thiếu hiểu biết nơi vế của những người chỉ lắng nghe Cha lưng chừng vậy thôi.

 

Con hãy dọn mình sẵn sàng. Cha mong thu hút lấy con để Cha có thể hoàn thành công cuộc mà Cha đã khởi xướng nơi con.

 

Chúa Giêsu ơi, con phải làm gì đây?

 

Không một tơ sợi nào nơi hữu thể của con được vượt thoát khỏi tình yêu. Không được có một tiếc xót nào trong linh hồn của con, không một bất mãn, không một cảm xúc đắng cay hay ác cảm. - Con hãy vì Cha yêu thương hết tất cả mọi tạo vật của Cha. Con hãy yêu thương Cha qua chúng; và hãy yêu thích những điều và những dịp như những gì tỏ ra việc Cha làm và ý Cha muốn.

 

Cùng một mức độ như vậy, hãy ghét bỏ và tránh xa những kẻ thù của Cha; Cha đã hơn một lần điểm mặt chúng, đó là: dối trá, quanh co, ồn ào - náo hoạt - lộn xộn!

 

Con phải ghét bỏ chúng để loại chúng đi cho xa khỏi con, khi chúng xuất hiện; cả đến việc nghĩ tưởng đến chúng cũng không. Con hãy thiết lập trật tự trong chính mình con, thế là tất cả mọi thứ lộn xộn tự nó sẽ biến mất trong con và quanh con. Chỉ cần con biết khống chế sự dữ bằng sự lành.

 

 

TOP

 

 

? “NGƯƠI ĐANG Ở ĐÂU?” (Genesis 3:9): Kiểm Điểm

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

(tiếp 8 Thứ Năm)

Đó là lý do “Về Nguồn Nội Tâm” chính là việc chúng ta tự kiểm điểm xem vị trí “Ngươi đang ở đâu?” của mình. Vì vấn đề “Ngươi đang ở đâu?” trực tiếp và chính yếu liên quan đến mặt trái của cuộc đời con người, tức đến tội lỗi của con người, mà bởi thế, để làm sao cho con người, như người mù từ lúc mới sinh (xem John 9:1) có thể tiến “từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng” (1Peter 2:9), nghĩa là có thể như người phụ nữ tội lỗi trong thành kia được tha nhiều vì yêu nhiều (xem Luke 7:37,47), chúng ta cần phải tiến sâu vào hang động của tội lỗi, để khám phá ra bộ mặt thực sự của tội lỗi, với những vấn đề rất thực tế sau đây: Tội lỗi là gì? Làm sao để biết được là mình phạm tội? Làm sao để có thể chừa tội? Làm sao để có thể giữ mình sạch tội?

Tội lỗi là gì?

Tội lỗi là tất cả những gì làm mất lòng Thiên Chúa là Cha trên trời. Câu định nghĩa về tội này nói lên một mối liên hệ với Vị Thiên Chúa Hóa Công là Cha của chúng ta. Đó là lý do người con phung phá khi trở về đã thân thưa: “Con đã lỗi phạm đến trời và đến cha” (Luke 15:18). Câu định nghĩa này cũng cho thấy tội lỗi liên quan đến tình yêu, đến việc làm mất lòng đối tượng mình yêu, đến Đấng đã yêu thương mình. Bởi thế, tội lỗi không chỉ giới hạn nơi những gì phạm đến lề luật Chúa về mặt tiêu cực, mà còn phạm đến những gì không xứng hợp với Thiên Chúa về phương diện tích cực nữa.

Trước hết, tội lỗi là những gì “phạm đến trời” đây là gì, nếu không phải là những gì phạm đến lương tâm con người (gian dối, ác ý, hận thù v.v.), đến lề luật tự nhiên (ngừa thai nhân tạo, đồng tính luyến ái, tạo sinh sao bản v.v.), đến luật công bằng xã hội (như giam dâm, trộm cướp, giết người v.v.).

Sau nữa, tội lỗi là những gì “phạm đến cha” đây là gì, nếu không phải là những gì phạm đến Danh Cha, Nước Cha và Ý Cha.

Phạm đến Danh Cha là phạm đến bản tính trọn lành xót thương của Cha (xem Mathêu 5:48; Luke 6:36), tức sống ngược lại với bản tính từ bi nhân ái của Cha, sống một cách vị kỷ chấp nhất, không quảng đại thứ tha, khiến cho thành phần chưa nhận biết Cha có một ấn tượng không tốt về Vị Thiên Chúa của Kitô Giáo, thậm chí tỏ ra chê trách Cha và khinh thường Cha.

Phạm đến Nước Cha là phạm đến công cuộc cứu độ của Cha được thực hiện nơi Chúa Kitô là Đấng đã thiết lập vương quốc của Cha trên thế gian bằng lời nói và việc làm của Người, nhất là bằng cuộc Vượt Qua của Người. Phạm đến công cuộc cứu độ của Cha tức là tỏ ra không biết ơn Cha, ở chỗ không thường xuyên lãnh nhận các bí tích, không cộng tác làm việc truyền giáo bằng những đóng góp vật chất khi có thể, không sống đời chứng nhân cho Chúa Kitô, trái lại, còn tỏ ra chống đối hay cộng tác vào việc đả phá Giáo Hội, bất tuân phục Huấn Quyền của Hội Thánh (những vị chủ chăn trong Giáo Hội), không tuân giữ luật lệ của Giáo Hội (ăn chay kiêng thịt vào những ngày được ấn định như Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh, giữ ngày Chúa Nhật và các Ngày Lễ Buộc, xưng tội một năm ít là một lần, Rước Lễ ít là trong Mùa Phục Sinh, không làm ăn vào các Ngày Chúa Nhật và các Ngày Lễ Buộc là các ngày đặc biệt giành cho Chúa) v.v.

Phạm đến Ý Cha là phạm đến dự án thánh hóa của Cha đối với bản thân mình, một dự án được Cha tỏ ra cho linh hồn biết nhờ Thánh Thần của Ngài vào thời điểm của nó. Phạm đến dự án cứu độ của Cha là không tuân theo ơn soi động của Chúa Thánh Linh (chẳng hạn từ chối không theo ơn gọi sống trọn lành, như trường hợp của người thanh niên giầu có trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 19 câu 21-22), hoặc hăng say hoạt động (dù cho Chúa) thái quá đến độ bỏ bê nội tâm, lơ là cầu nguyện, hầu như quên mất cả cùng đích của hoạt động là chính Chúa (như trường hợp của Matta trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 10 câu 40-42), thậm chí tỏ ra những thái độ trái với phán đoán của Cha (như trường hợp Thánh Phêrô can ngăn Chúa Kitô chấp nhận tử giá trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 16 câu 23), nhất là tỏ ra chán nản thất vọng khi thấy mình tội lỗi bất lực, bất xứng (như trường hợp tông đồ Giuđa Íchca thắt cổ tử tự được Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 27 câu 3 thuật lại). Đấy là chưa kể đến trường hợp chúng ta vốn có thói quen đi lễ hằng ngày, hay đã từng hăng say hoạt động tông đồ, nhưng lại bị nằm liệt giường, không còn đi đâu hay làm gì được nữa, tỏ ra phiền trách Chúa bằng những lời than van với những người đến thăm chúng ta v.v.

Làm sao để biết được là mình phạm tội?

Nếu tội lỗi là tất cả những gì làm mất lòng Chúa là Cha trên trời thì quả thực phạm tội là làm những gì phạm đến Thiên Chúa (trời) và đến Cha của mình.

Những việc phạm đến trời và đến Cha đây, trước hết, không phải chỉ bao gồm những việc làm bằng tay chân cử chỉ của chúng ta, mà còn liên quan đến cả tư tưởng và lời nói của chúng ta nữa.

Những việc lỗi phạm trong tư tưởng của chúng ta đây là ở chỗ, chẳng hạn, chúng ta nghĩ bậy đoán xấu cho người khác, những gì Chúa Kitô đã cảnh giác chúng ta là “đừng đoán xét để khỏi bị xét đoán” (Mathêu 7:1); hoặc chẳng hạn chúng ta có ước muốn xấu, như thực sự muốn ăn trộm ăn cắp hay muốn phạm tội tà dâm với một người nào đó, như trường hợp Chúa Giêsu nói về trường hợp dịp tội nơi con mắt (xem Mathêu 5:28-29).

Những việc lỗi phạm trong lời nói của chúng ta là ở chỗ, chẳng hạn, chúng ta hay văng tục, chửi thề, nói hành người khác (nói không tốt về người khác dù họ có hay không có điều chúng ta nói), nói xấu người khác (nói những điều xấu của người khác ra, nhất là những điều không phải ai cũng biết), chửi bới lăng nhục người khác, bôi nhọ thanh danh người khác, vu oan cho người khác, nói dối lừa đảo người khác, xúi bẩy hay khiêu dụ người khác làm chuyện bậy bạ v.v.

Những điều phạm đến trời và đến Cha đây, ngoài ra, không phải chỉ là những việc chúng ta chủ động làm, “trong tư tưởng, lời nói và việc làm”, như Kinh Cáo Mình đầu lễ liệt kê, mà còn bao gồm cả những việc đáng làm, cần làm hay phải làm mà chúng ta bỏ không chịu làm. Chẳng hạn như trường hợp thấy người nghèo khổ đáng thương nhưng chúng ta lấy lý này lý kia để từ chối không ra tay cứu giúp họ khi có thể; điển hình là trường hợp của người phú hộ với Lazarô trong một dụ ngôn của Chúa Giêsu được Phúc Âm Thánh Luca thuật lại ở đoạn 16 câu 19-31. Đó là “những điều thiếu sót” (what I have failed to do) mà chúng ta, ở phần thống hối đầu mỗi Thánh Lễ, cần phải thú nhận và ăn năn.

Nếu tội lỗi là tất cả những gì làm mất lòng Thiên Chúa là Cha trên trời, thì phạm tội là việc chúng ta cố tình làm những gì chúng ta thực sự biết được là Vị Thiên Chúa Tối Cao của chúng ta và là Cha trên trời của chúng ta không cho phép chúng ta làm (như được tóm trong 10 Điều Răn), hay không hợp với Ngài (Danh Cha, Nước Cha và Ý Cha).

Dĩ nhiên, những điều làm mất lòng Thiên Chúa là Cha trên trời chúng ta không biết hay không cố tình làm thì không có lỗi. Nhưng không phải vì thế mà Thiên Chúa đã hoàn toàn hài lòng với chúng ta, và chúng ta đã sống xứng đáng là con cái của một Vị Thiên Chúa Toàn Thiện như Ngài. Điển hình là trường hợp của tông đồ Phêrô đã bị Chúa Kitô thậm tệ quở trách: “Đồ Satan, hãy xéo đi cho khỏi mặt Ta” (Mathêu 16:23), cho dù vị trưởng tông đồ này có hoàn toàn vì ý ngay lành và thương vị sư phụ của mình thực sự, không hề có ý xấu, có ý chống lại ý muốn của Đấng sai Thày!

Đó là lý do, để thánh hóa con người, tức để làm cho con người được hoàn toàn hiệp thông với Ngài, Thiên Chúa vẫn thường dùng Thánh Giá để thanh tẩy con người, thanh tẩy nhất là những gì bất toàn mà con người không biết hay cứ tưởng rằng tốt lành thánh đức, khiến cho con người cảm thấy họ như đang trải qua những đêm tối tăm kinh hoàng về đức tin. Đúng thế, trước khi lập Bí Tích Thánh Thể, 12 vị tông đồ đã được chính Đấng các vị “gọi là Thày và là Chúa” (John 13:13) rửa chân cho,
(chân đây hay bàn chân chạm đất nơi than thể của con người đây biểu hiệu cho những gì chẳng những thấp hèn mà còn khuất kín nhất ít được con người lưu ý tới), để các vị có thể xứng đáng được “dự phần với Thày” (xem John 13:8).


Làm sao để có thể chừa tội?

Chúng ta không thể nào có thể chừa tội, nếu chúng ta không can đảm nhận biết tội lỗi của chúng ta và tỏ ra hết lòng ăn năn thống hối. Đúng thế, một khi chúng ta không cho những gì chúng ta làm là tội, đúng như bản chất của nó, thì chúng ta làm sao có thể sửa mình được, có thể cải thiện đời sống được, trái lại, chúng ta vẫn tiếp tục phạm những điều mà chúng ta cho rằng không có tội hay không chấp nhận là có tội ấy.

Tâm trạng của một người phạm tội thường là xấu hổ và tìm cách che đậy tội của mình. Điển hình là trường hợp hai nguyên tổ, sau khi sa ngã phạm tội đã đổ lỗi cho nhau và cho ma quỉ (xem Genesis 3:12-13). Tâm trạng này dầu sao cũng cho thấy con người muốn nên trọn lành và cho mình là trọn lành. Chính vì tâm trạng muốn nên trọn lành và cho mình là trọn lành song lại làm điều bất xứng mà con người đã phải lẩn trốn Thiên Chúa, đến nỗi Ngài đã phải lên tiếng vừa chất vấn vừa nhắc nhở họ: “Ngươi đang ở đâu?”

Phải, điều kiện tiên quyết và tối khẩn đối với việc con người tỏ ra muốn chừa tội và muốn thực sự cải thiện đời sống đó là họ phải làm sao dám phơi mình ra ánh sáng, dám tiến tới cùng “Thiên Chúa là ánh sáng” (1John 1:5). Như trường hợp của người đàn bà tội lỗi trong thành đã mạnh dạn mang dầu thơm đến xức chân Chúa sau khi đã lấy nước mắt rửa chân cho Người, lấy tóc mà lau và lấy miệng mà hôn chân của Người, ngay trước mắt của thành phần Pharisiêu vốn khinh khi bọn tội lỗi như chị (xem Luke 8:36-50). Hay ít là đừng sợ ánh sáng hay ghét ánh sáng (xem John 3:20), nhờ đó, khi được ánh sáng chiếu soi, liền chấp nhận ánh sáng, như trường hợp người trưởng ban thu thuế Giakêu (xem Luke 19:1-10).

Một trong những lý do con người tội lỗi sợ ánh sáng, sợ chân lý, không dám phơi mình ra ánh sáng, tránh né ánh sáng bao nhiêu có thể, là vì họ không muốn bỏ mình và sợ bỏ mình. Nếu chấp nhận những gì mình làm là tội thì tất nhiên không được làm nữa. Trong khi đó, theo bản tính hư đi theo nguyên tội, con người “lại yêu thích tối tăm hơn ánh sáng” (John 3:19), bởi vì, như Chúa Giêsu khẳng định với ông Nicôđêmô là một trong những phần tử thuộc Hội Đồng Do Thái đã tìm đến hội kiến với Người trong lúc đêm tối rằng: “công việc của họ là những gì gian ác” (John 3:19). Người nói thêm: “Ai làm việc gian ác thì ghét ánh sáng; họ không muốn đến gần ánh sáng vì sợ những việc làm của họ bị bại lộ” (John 3:20).

Để chừa tội và sửa mình, việc chân nhận lỗi lầm của mình đã là việc rất khó, thì việc ăn năn thống hối lại càng khó hơn nữa. Ăn năn thống hối chẳng những là hành động chứng tỏ hiển nhiên nhất và sống động nhất con người thực sự nhận biết lỗi lầm của mình, mà còn là hành động bao gồm một tiến trình dốc lòng chừa nữa, một tiến trình để làm sao cho linh hồn có thể luôn giữ mình sạch tội, ít là không tái phạm tội cần phải xưng thú và cải thiện nữa.

Thật thế, vấn đề tỏ ra ăn năn dốc lòng chừa cách trọn là tác động quan trọng nhất trong việc xưng tội và chừa tội, một tác động mà nếu thiếu sẽ làm cho bí tích hòa giải (giải tội) không thành. Tác động ăn năn dốc lòng chừa quan trọng đến nỗi, dù chúng ta chưa kịp hay không có hoàn cảnh để xưng tội, nếu chết bất đắc kỳ tử, chúng ta vẫn có thể được rỗi.

Tuy nhiên, để tỏ lòng thật sự và mạnh mẽ ăn năn dốc lòng chừa, vào những lần xét mình trước khi xưng tội, chúng ta cần phải tìm hiểu xem tại sao chúng ta đã phạm tội ấy, và phạm tội ấy vào những trường hợp nào, để chúng ta nhất quyết không tái phạm tội ấy nữa, bằng cách, chẳng hạn, xa lánh những dịp gây ra tội ấy, như không coi truyền hình vào giờ ấy, hay không nghe những loại nhạc ấy, hoặc không gần gũi với những con người ấy v.v.

(còn tiếp)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ