GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 12/4/2007

BÁT NHẬT PHỤC SINH

 

?  Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ Mừng Sinh Nhật Thượng Thọ Bát Tuần của ngài 16/4/2007

?  Đức Gioan Phaolô II thực sự là Người Tôi Tớ Chúa

? VỀ NGUỒN GIÁO HỘI THÁNH TRUYỀN

 

 

 

?  Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ Mừng Sinh Nhật Thượng Thọ Bát Tuần của ngài 16/4/2007

Hôm Thứ Ba 10/4/2007, Văn Phòng Các Cuộc Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng đã thô ng báo rằng vào Thứ Hai tuần tới 16/4/2007, tức sau Chúa Nhật II Phục Sinh kính Chúa Tình Thương, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ mừng sinh nhật 80 của ngài.

Các vị hồng y, tổng giám mục và giám mục của Giáo Triều Rôma, cũng như các vị giám mục phụ tá và một lin h mục đại diện hàng giáo sĩ thuộc giáo phận Rôma sẽ đồng tế với ngài.

Bản Thông Báo kêu gọi: “Giáo Hội ở Rôma cũng như ở các phần khác nhau trên thế giới được mời gọi cùng với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI dâng lên Thiên Chúa là Cha lời nguyện cầu tha thiết tạ ơn cho ngày sinh nhật thứ 80 của ngài cũng như cho dịp kỷ niệm ngài được tuyển bầu làm giáo hoàng” (Thứ Ba 19/4/2005).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 11/4/2007
 

 

TOP

 

 

?  Đức Gioan Phaolô II thực sự là Người Tôi Tớ Chúa

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: bài giảng cho Thánh Lễ kỷ niệm 2 năm băng hà của Đức Gioan Phaolô II tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày Thứ Hai 2/4/2007

 

Theo vị đương kim giáo hoàng thì mục đích của Thánh Lễ đầy 2 năm này là để tạ ơn Chúa về Đức Gioan Phaolô II là vị ‘27 năm … là cha và là hướng đạo viên vững vàng trong đức tin, là vị mục tử nhiệt thành và là ngôn sứ của niềm hy vọng, là chứng nhân không biết mệt mỏi và là người tôi tớ hăng say của tình yêu Thiên Chúa’.

 

Sau khi ngỏ lời đặc biệt chào tới ĐHY Stanislaw Dziwisz là vị thư ký riêng của Đức cố Giáo Hoàng trên 40 năm từ khi còn ở Balan, Đức Thánh Cha đã quay sang diễn gảng bài Phúc Âm của Thứ Hai Tuần Thánh trình thuật về bữa tối ở Bêtania, thời điểm Maria, em của Lazarô, lấy ‘một cân dầu thơm hảo hạng, xức chân  Chúa Giêsu rồi lấy tóc mình mà lau’.

 

ĐTC chia sẻ cảm nghiệm của ngài về ý nghĩa của bài phúc âm này nói chung và của hương liệu ấy nói riêng khi áp dụng vào đời sống thánh đức của vị cố giáo hoàng: ‘Cử chỉ của Maria thành Bêtania có một âm vang và ý nghĩa thêng liêng sâu xa. Nó gợi lên chứng từ ngời sáng nơi tình yêu dấn thân vô vị lợi của Đức Gioan Phaolô II đối với Chúa Kitô. Hương thơm của tình ngài mến yêu lan khắp cả nhà, tức là Giáo Hội… Niềm quí trọng, sự tôn kính, lòng mộ mến đối với ngài được cả thành phần tín hữu lẫn vô tín ngưỡng bày tỏ vào lúc ngài qua đời – không phải là một chứng từ hùng hồn hay sao?

 

‘Thừa tác mục vụ hăng say và trổ sinh hoa trái của ngài, thậm chí còn hơn thế nữa, đồi canvê khổ nạn và c ái chết thanh thản của Vị Giáo Hoàng yêu dấu này của chúng ta đã khiến dân chúng thuộc thời đại của chúng ta có thể nhận biết rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự là tất cả mọi sự’.

 

‘Chúng ta biết rằng hoa trái của chứng từ này là những gì lệ thuộc vào thập tự giá. Trong cuộc đời của Đức Karol Wojtyla, thì chữ thập giá không phải chỉ là một lời nói vậy thôi. Từ khi còn niên thiếu và trẻ trung, ngài đã cảm nghiệm thấy nỗi đớn đau và cảnh chết chóc. Đặc biệt là với việc gia tăng chầm chậm nhưng liên lỉ của chứng bệnh ngài chịu, một chứng bệnh mà từ từ đã tước lột mọi sự của ngài, thì cuộc sống của ngài đã trở thành một của lễ toàn thiêu cho Chúa Kitô, một loan báo sống động về cuộc khổ nạn của Người, với niềm hy vọng đầy tin tưởng phục sinh’.

 

‘Giáo triều của ngài được đánh dấu bởi ‘tính chất hào phóng’ của ngài, bởi việc quảng đại và cương quyết hiến thân. Cái gì đã thúc động ngài nếu không phải là tình yêu huyền nhiệm đối với Chúa Kitô?... Magister adest et vocat te – Thày đang có mặt ở đây và Thày gọi em đó. Vào ngày 2/4/2005, vị Thày này đã trở lại… gọi ngài và mang ngài về nhà, về nhà Cha. Và ngài, một lần nữa, đã sẵn sàng đáp lại bằng tâm can dũng cảm với tiếng thì thào: nào tôi về cùng Chúa’.

 

‘Đã từ lâu ngài đã sửa soạn cho cuộc hội ngộ cuối cùng này với Chúa Giêsu, như được chứng thực bởi mấy bản thảo khác nhau cho tờ di chúc của ngài… Ngài đã chết đi đang lúc cầu nguyện. Ngài thực sự thiếp đi trong Chúa. Hương thơm đức tin, đức cậy và đức mến của vị Giáo Hoàng này lan tỏa đầy nhà của ngài, đầy Quảng Trường Thánh Phêrô, đầy Giáo Hội và tràn đầy khắp thế giới’.

 

‘Người Tôi Tớ Chúa, đó là những gì ngài đã là và đó là những gì chúng ta gọi ngài hiện nay trong Giáo Hội, trong khi tiến trình phong chân phước đang được tiến hành cách mau chóng… Người Tôi Tớ Chúa, một tước hiệu đặc biệt thích đáng đối với ngài. Chúa Kitô đã kêu gọi ngài đến  phục vụ Người trên bước đường làm linh mục, để rồi từ từ đã mở rộng chân  trời hơn trước mắt ngài, từ giáo phận của ngài đến Giáo Hội Hoàn Vũ. Chiều kích hoàn vũ này tiến đến tột đỉnh của nó vào lúc ngài qua đời, một biến cố làm cho cả thế giới cảm thấy ở một mức độ tham phần chưa từng có trong lịch sử’

 

‘Chớ gì đường lối totus tuus của vị Giáo Hoàng thân yêu này phấn khích chúng ta tiến bước trên con đường dấn thân mình cho Chúa Kitô nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Chúng ta ký thác vào bàn tay từ mẫu của Mẹ người cha, người anh và người bạn này của chúng ta, để trong Chúa, ngài được an nghỉ và vinh phúc’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS phổ biến ngày 3/4/2007

 

 

 

TOP

 

 

? VỀ NGUỒN GIÁO HỘI THÁNH TRUYỀN

  

Thần Học Gia David Warner nhận định về đại kết liên quan tới loạt bài giáo lý của ĐTC Biển Đức XVI về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

 

Nhà thần học David Warner trước  đây là một mục sư Tin Lành. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, ông cho biết nhờ đọc về các vị Giáo Phụ của Giáo Hội mà ông đã trở về với Giáo Hội Công Giáo. Ngoài ra, ông còn nhận định về loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hiện nay góp phần vào việc đại kết nữa. Hiện nay ông là thành viên kỳ cựu của Trung Tâm Thánh Phaolô Về Thần Học Thánh Kinh ở Steubenville Ohio, và là một phụ giảng sư cho Đại Học Sacramento, California.

 

Vấn:    Làm thế nào các vị Giáo Phụ của Giáo Hội thuở ban đầu đã ảnh hưởng đến  đời sống của ông, trước hết là một mục sư Tin Lành sau đó là một người Công Giáo?

 

Đáp:   Tôi lìa bỏ Giáo Hội Công Giáo vào những năm còn trung học. Một cuộc tìn kiếm xa rộng đã đưa tôi xa rời Giáo Hội và tiến đến một thứ Kitô Giáo theo sáng kiến  riêng của tôi.

 

Sau 3 năm lang thang, tôi tái chấp nhận thần học về Chúa Ba Ngôi và thực hiện một cuộc hoán cải về với thần tính và chủ tể tính của Chúa Giêsu Kitô. Đó là khởi điểm của những gì trở thành một cuộc tái khám phá và trở về với những gì được Kinh Tin Kính Nicene gọi là ‘Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền’.

 

Thế rồi trong 18 năm lưu trú hết nơi này đến nơi khác ở những chiều hướng khác nhau của Tin Lành, tôi cứ muốn trở lại với việc nghiên cứu các thế kỷ ban đầu của Kitô Giáo.

 

Trong khi giảng dạy một khóa sưu tầm về lịch sử Giáo Hội, tôi tiến đến chỗ xác tín rằng tôi đã không hoàn toàn liên kết với một Giáo Hội duy nhất được trực tiếp thiết lập bởi Chúa Kitô và được làm chứng bởi các vị Giáo Phụ.

 

Việc đọc các vị Giáo Phụ thời Tông Đồ và các nhà hộ giáo thuộc thế kỷ thứ hai đã thúc đẩy tôi đi tới chỗ nắm bắt được những yếu tố ‘Công Giáo’ trọn vẹn của Kitô Giáo thuở ban đầu.  

 

Một sự kiện không thể chối cãi được đã hiện hữu ngay ở các thể hệ ban đầu, đó là việc chẳng hạn như Kitô hữu tin vào một thần học về bí tích, một phẩm trật được lãnh đạo bởi các vị giám mục được bổ nhiệm bởi các vị tông đồ tiên khởi, và sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể.

 

Là một người Công Giáo, vấn đề giáo dục Kitô giáo của tôi đã được điều chỉnh và dồi dào nhờ học ba cấp bằng đại học về thần học Công Giáo. Những cuộc nghiên cứu học hỏi yêu chuộng của tôi có liên hệ tới giáo phụ học.

 

Dù tôi có tái nghiên  cứu về thần  học thánh kinh, thần học tín lý, thần học luân lý, thần học lịch sử hay thần học mục vụ; dù là việc giáo dục Công Giáo hay vấn đề đại kết, điểm thống nhất chung đó là khám phá những gì được các thần học gia và mục tử tiên khởi giảng dạy và thực hành.

 

Những cuộc nghiên cứu cấp tiến sĩ của tôi đã tập trung vào cuộc trở lại của một người Anh thuộc thế kỷ 19 đó là Đức Hồng Y Newman, vị mà, như rất nhiều mục sư tin lành gần đây, kể cả bản thân tôi, đã trở lại với tất cả những gì là trọn vẹn của Giáo Hội cổ kính phần lớn chịu ảnh hưởng của các vị Giáo Phụ.


Vấn:    Tại sao các Kitô hữu ngoài Công Giáo lại chú trọng đến  những vị Giáo Phụ thuộc mấy thế kỷ đầu hơn là những vị thánh và tiến sĩ sau này của Giáo Hội?

 

Đáp:   Nơi các vị Giáo Phụ Tông Thời (Apostolic Fathers) cũng như nơi các vị giám mục cùng các nhà hộ giáo tiên khởi, chúng ta có những liên hệ ban đầu trong giây chuyền móc nối Kitô hữu ngày nay với nhóm 12 Vị. 

 

Trích lại lời của vị giám mục thế kỷ thứ 2 là Thánh Irenaeus thành Lyons, Đức Biển Đức XVI đã nhắc nhở chúng ta rằng Thánh Clêmentê, vị giám mục Rôma thứ ba kế thừa Thánh Phêrô, còn ‘văng vẳng bên tai mình lời giảng dạy (của các vị tông đồ tiên  khởi) và thấy được trước mắt mình truyền thống của các vị’.

 

Đức Giáo Hoàng Clement đã không e ngại về việc áp dụng quyền bính tông truyền vượt ra ngoài địa phương của mình, khi giảng dạy và sửa sai Giáo Hội ở Corintô, ở mãi Hy Lạp xa xôi.

 

Những vị đại giám mục khác được Đức Biển Đức XVI khai thác, như Thánh Ignatio thành Antiokia, và Thánh Polycarp, những vị đã chịu tử đạo vì đức tin các vị biết rằng các vị đã lãnh nhận trực tiếp từ các vị tông đồ nguyên thủy là những người đã truyền dạy cho các vị.

 

Tôi nhớ đến lập luận khi còn là một mục sư Tin Lành, đó là nếu Clement, Ignatius, Polycarp và Irenaeus không làm sáng tỏ vấn  đề chỉ sau một hay hai thế hệ, thì tôi còn hy vọng gì để tin tưởng rằng Đức Giêsu là Đấng được Tân Ước tuyên nhận như Người là, hay tin rằng Người đã thành lập một Giáo Hội mà cửa hỏa ngục cũng không làm gì được, và là một Giáo Hội được Thần chân lý dẫn dắt cho tới khi Người lại đến?

 

Cuối cùng, tôi đã buông trôi việc cố gắng trở thành giáo hoàng của mình, và đã trở về với Giáo Hội của các vị Giáo Phụ.


Vấn:    Ông nghĩ sao về thành phần Kitô hữu ngoài Công Giáo và những người khác đối với các bài giáo lý của Đức Biển Đức XVI liên quan tới các vị Giáo Phụ của Giáo Hội thuở ban đầu?

 

Đáp:   Thật sự là nhiều người trong họ không thể trực tiếp hiểu nổi những giáo huấn này. Thế nhưng, đối với những ai thực sự hiểu nổi, thì những phản ứng của họ sẽ bị chi phối bởi các tiền thức của họ cũng như những xác tín hiện tại của họ.

 

Những ai thuộc thành phần chủ trương xét lại lịch sử xã hội sẽ có khuynh hướng liệt kê những giáo huấn của Đức Biển Đức chỉ như là một thứ lập lại ‘lịch sử đã được thành phần chiến thắng kể lại’ ở các trận chiến xưa về vấn đề chính thống.

 

Đối với họ thì một luồng dường như vô tận ‘những thứ phúc âm bị thất thoát’ và ‘những khám phá mới’ là những gì ít là bổ túc cho, nếu không muốn nói là tương đương với hay vượt trên, Thánh Kinh và các  bản văn chính thống của những vị giám mục và thánh nhân của thuở ban đầu.

 

Đó là trường hợp liên quan tới những gì được Hồng Y Ratzinger cảnh giác trong bài giảng của mình ngay trước mật nghị bầu giáo hoàng: ‘Khi có một đức tin minh bạch, được căn cứ vào Kinh Tin Kính của Giáo Hội, thì ngày nay thường bị gán cho là một thứ bảo thủ…. Chúng ta đang tiến đến m ột thứ chủ nghĩa tương đối độc đoán là chủ nghĩa không công nhận bất cứ một điều là là vững chắc cả’.


Chúng ta chẳng hạn đã trở nên quen thuộc với việc bị truyền thông tấn công vào mỗi dịp Giáng Sinh và Phục Sinh bằng cách thứ lý thuyết liên quan tới Chúa Giêsu cũng như tới mọi niềm tin khác của Kitô Giáo, căn cứ vào những bản văn bị bác bỏ.

 

Bình thường thì những bản văn ấy được viết bởi những tác giả ký biệt danh cho rằng mình là m ột trong các vị tông đồ hay đồng nghiệp của các vị. Nhiều bản văn loại này đã tung ra những lý thuyết của thành phần bất khả thần tri là những gì đã bị các tác giả Tân Ước ở thế kỷ thứ nhất cảnh giác tấn công.

 

Chúng bị các vị giám mục xưa kia bác bỏ như là những gì không trung thực với các giáo huấn của Chúa Kitô, những giáo huấn đã được truyền đạt bởi các vị tông đồ và thành phần thừa kế của các vị.

 

Một dấu hiệu phấn  khởi đó là đang có một sự chăm chú đang gia tăng nơi những vị học giả và mục sư Tin Lành, những người được thu hút vào dự phóng tái nhận thức và thích ứng với vũ trụ quan đặc thù, thần học và linh đạo của các vị Giáo Phụ. 

 

Khi tìm cách để trở nên ‘Công Giáo’ hơn mà không cần phải là ‘Công Giáo Rôma’, nhiều thần học gia và nhà xuất bản tin lành đang tung ra những nghiên cứu nghiêm chỉnh về thần học thánh kinh của các vị Giáo Phụ.

 

Đó là con đường hứa hẹn của một thứ qui tụ khả thể có thể giúp vào những quyết tâm đại kết của riêng Đức Biển Đức XVI. Tôi nghĩ rằng những người anh chị em trong Chúa Kitô ấy sẽ tìm thấy lương thực để suy tư và việc mở rộng tư tưởng về đạo giáo của họ nhờ các chia sẻ về giáo phụ của vị Giáo Hoàng này.

 

Vấn:    Ông có suy nghĩ tại sao Đức Biển Đức XVI lại chọn giảng dạy về các vị Giáo Phụ Kitô Giáo ban đầu vào chính lúc này đây?

 

Đáp:   Loạt bài về các vị Giáo Phụ cho các buổi triều kiến chung Thứ Tư hiện nay, được bắt đầu từ ngày 7/3/2007. Nó là việc tiếp tục của việc giảng dạy giáo lý về mầu nhiệm Giáo Hội được bắt đầu cách đây 1 năm vào Tháng Ba 2006, với những bài suy niệm về mỗi một vị trong 12 Tông Đồ.

 

Vào Tháng 10, ngài đã kéo chú ý của chúng ta tới Thánh Phaolô và thành phần cộng tác viên của thánh nhân, những con người như Timôthêu và Titô – những vị giám mục ban đầu – và thành phần lãnh đạo giáo dân trong Giáo Hội, như cặp vợ chồng Aquila và Priscilla.

 

Đức Biển Đức XVI đang cố gắng theo đuổi mệnh lệnh của Chúa Kitô truyền cho Thánh Phêrô là ‘hãy nuôi dưỡng chiên của Thày’. Lương thực ngài chọn để cung cấp cho chúng ta trong loạt bài này là một gia sản vĩ đại của những con người nam nữ thánh đức đã sống và chết như thành phần chứng nhân cho Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô cũng như cho Giáo Hội của Người trong các thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô Giáo.

 

Từ chứng từ của các vị, chúng ta mới có thể hiểu hơn mầu nhiệm của Giáo Hội như là ‘việc Chúa Kitô hiện diện giữa loài người’.

 

Đối với những người Công Giáo thì lịch sử cứu độ là một thảm kịch của dự án Thiên Chúa mạc khải cho dân của Ngài. Lịch sử này có thể được đọc nơi các trang Sách Thánh cũng như nơi lịch sử Giáo Hội. Những chia sẻ của Đức Biển Đức XVI là những gì nhắm mục đích giúp cho chúng ta lưu ý lại bản tính thiết yếu và sứ vụ của Giáo Hội trong bối cảnh lịch sử cứu độ.


Vấn:    Đâu là nền  tảng chung Kitô hữu có thể thấy được nơi các vị Giáo Phụ, và làm thế nào để nó có thể giúp vào các nỗ lực đại kết?

 

Đáp:   Các vị Giáo Phụ có thể giúp hiểu biết và thách đố hết mọi thành phần Kitô hữu. Những người Tin  Lành có thể tái khám phá ra những căn gốc bị bỏ quên của họ. Điều này thường mang lại thành quả là làm cho họ càng cảm nhận hơn nữa các truyền thống Công Giáo, Chính Thống Đông Phương và truyền thống về hàng giáo phẩm và về phụng vụ.

 

Ở những trường hợp khác thì việc cởi mở trước các vị Giáo Phụ lại trở nên một thắng vượt trong việc tiến đến chỗ chấp nhận những gì chúng ta tin tưởng là niềm tin và việc làm Kitô giáo trọn vẹn nơi Giáo Hội Công Giáo.

 

Người Công Giáo có thể và phải tái nhận thức được một vài ưu tiên về giáo phụ học được những người tin lành tân tiến nhận định thấy, bao gồm cả việc sống trong và sống cho Chúa Kitô; việc tôn kính và học hỏi Thánh Kinh như là lời Chúa được viết ra một cách độc đáo chính thực; và  trở thành những chứng nhân hiểu biết và nhiệt thành cho Chúa Giêsu Kitô, vị cứu thể độc nhất và duy nhất của thế giới.

 

Chúng ta có thể tái khẳng định truyền thống Công Giáo trong việc cổ võ tất cả mọi tặng ân  của Thần Linh – bao gồm cả các tặng ân về đoàn sủng cũng như về phẩm trật – hướng đến mục tiêu chín mùi và hiệp nhất Kitô Giáo. Tất cả những đặc tính chuyên biệt này đều được rõ ràng giảng dạy và nêu gương nơi các vị Giáo Phụ.

 

Chúng ta có thể học lại làm thế nào để ‘thở b ằng hai buồng phổi’, một thành ngữ thường được Đức Gioan Phaolô II sử dụng để nói tới việc kín múc từ các truyền thống thần học và linh đạo của cả Kitô hữu Đông lẫn Tây.

 

Nhiều các vị Giáo Phụ tiên khởi thực sự là ‘Đông phương’; các vị đã sống ở Cận Đông hay Đông Bắc Phi, và đã viết bằng tiếng Hy Lạp hay bằng các thứ tiếng không phải La ngữ. Những người anh em Chính Thống Đông Phương của chúng ta cũng tỏ ra hết sức kính trọng những nhân vật đang được vị Giáo Hoàng này nêu lên như gương mẫu và hướng dẫn việc của chúng ta.

 

Đức Biển Đức XVI đang cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng về mối hiệp nhất Kitô Giáo, bằng việc hướng chúng ta tới Thánh Ignatius thành Antioch, vị đã ‘thực sự là một tiến sĩ về mối hiệp nhất’. Thánh nhân đã dạy v ề mối hiệp nhất nơi Chúa Ba Ngôi, hiệp nhất nơi Lời Nhập Thể, và hiệp nhất nơi Giáo Hội bằng mối giây yêu thương.

 

Liều thuốc  của Thánh Ignatius cho linh đạo và vấn đề đại kết đích thực đó là ‘một tổng hợp gia tăng giữa việc nên giống Chúa Kitô – hiệp n hất với Người, đời sống trong Người – với việc dấn thân cho Giáo Hội của Người – hiệp nhất với vị giám mục, quảng đại phục vụ cộng đồng này và thế giới’.

 

Công Đồng Chung Vaticanô II đã dạy rằng việc đại kết đích thực được bắt đầu nơi cá nhân, nơi việc thống hối nội tâm và nơi việc canh tân. Điều này có thể dẫn đến một thứ khiêm nhượng và canh tân rộng hơn về cơ cấu, cũng như đến chỗ dễ dạy trước các bài học của lịch sử.

 

Nhờ các bản văn của các vị Giáo Phụ, tất cả mọi Kitô hữu đều có thể học hỏi nơi những vị chứng nhân đặc biệt cho kho tàng linh thánh đức tin được Chúa chúng ta ký thác cho  các vị tông đồ tiên khởi này. Các vị Giáo Phụ và các nhà hộ giáo thuộc thế kỷ thứ nhất và thứ hai trở thành như những cửa sổ để tiến v ào mầu nhiệm Giáo Hội ‘duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/3/2007

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ