GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 13/4/2007

BÁT NHẬT PHỤC SINH

 

?  Thần Học về Thân Thể với Thuở Ban Đầu: Hôn Nhân theo Nhãn Quan Toàn Vẹn về Con Người

?  “Thần Học Thân Thể được Đơn Giản Hóa”

? CHỈ CÓ MỘT ĐỜI CHỒNG

 

 

 

?  Thần Học về Thân Thể với Thuở Ban Đầu: Hôn Nhân theo Nhãn Quan Toàn Vẹn về Con Người

 

ĐTC GPII – Giáo Lý cho Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 2/4/1980

 

Các Phúc Âm theo Thánh Mathêu và Marcô trình thuật câu Chúa Kitô trả lời cho những người Pharisiêu khi họ đặt vấn đề với Người về vấn đề bất khả phân ly của hôn nhân. Họ căn cứ vào luật Moisen, một lề luật mà trong một số trường hợp nào đó chấp thuận việc cấp cái được gọi là chứng nhận ly dị. Khi nhắc nhở họ về những chương đầu tiên của Sách Khởi Nguyên, Chúa Kitô đã đáp lại rằng: ‘Quí vị chẳng nghe thấy hay sao là Ngài đã dựng nên họ từ ban đầu có nam có nữ, và phán: Vì lý do này người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ của mình, rồi cả hai trở nên m ột xác thịt? Bởi thế, những gì Thiên Chúa đã kết liên thì không ai được phép phân ly’. Thế rồi, căn cứ vào vấn đề họ đặt ra về luật Moisen, Chúa Giêsu nói thêm: ‘Vị sự cứng lòng của quí vị mà Moisen đã cho phép quí vị ly dị vợ mình, chứ từ ban đầu không có như thế’ (Mt 19:3ff; Mk 12:2ff). Qua câu trả lời của mình, Chúa Kitô đã hai lần đề cập tới ‘thuở ban đầu’. Bởi thế, trong tiến trình phân tích của mình, chúng ta đã cố gắng làm sáng tỏ bằng cách thức khả dĩ sâu xa nhất cái ý nghĩa của ‘thuở ban đầu’ ấy. Nó là di sản tiên khởi của hết mọi người trên thế giới này, cả nam lẫn nữ. Nó là chứng thực đầu tiên về căn tính của con người theo lời mạc khải, nguồn mạch đầu tiên cho niềm tin tưởng về ơn gọi của con người như một ngôi vị được dựng nên theo hìn h ảnh của chính Thiên Chúa.

 

C âu trả lời của Chúa Kitô có một ý nghĩa về lịch sử, thế nhưng không phải chỉ là một ý nghĩa v ề lịch sử mà thôi. Dân chúng thuộc mọi thời đại đều nêu lên vấn nạn về cùng một v ấn đề. Thành phần đương thời của chúng ta cũng làm như thế. Thế nhưng, trong các vấn nạn của họ, họ không đề cập tới luật Moisen, mợt luật công nhận giấy chứng thực ly dị, mà là tới những hoàn cảnh khác và lề luật khác. Những vấn đề này của họ liên quan tới các thứ trục trặc mà thành phần đối chất Chúa Kitô không hề biết tới. Chúng ta biết được những vấn đề nào liên quan tới hôn nhân và gia đình được ngỏ cùng Công Đồng vừa rồi, cùng Giáo Hoàng Phaolô VI, và tiếp tục được hình thành ở giai đoạn hậu công đồng, ngày qua ngày, nơi những hoàn cảnh rất khác biệt. Chúng được nói lên bởi những người độc thân, những cặp vợ chồng, những kẻ đính hôn và giới trẻ. Thế nhưng, chúng cũng được đề cập tới bởi thành phần văn gia, phóng sự viên, chính trị giá, kinh tế gia và dân số gia, tắt lại, được đề cập tới bởi nền văn hóa và văn minh đương thời.

 

Tôi nghĩ rằng trong số các câu trả lời được Chúa Kitô sẽ cống hiến cho dân chúng thuộc thời đại chúng ta đây cũng như các vấn nạn của họ, thường là những vấn nạn nông nỗi, thì câu trả lời Người đã cống hiến cho những người Pharisiêu vẫm là câu trả lời quan trọng. Khi trả lời cho những vấn nạn ấy, Chúa Kitô trước hết sẽ đề cập tới ‘thuở ban đầu’. Có lẽ Người sẽ càng làm như thế một cách quyết liệt và thiết yếu vào thời điểm mà nội tâm cùng với tình hình văn hóa của con người tân tiến dường như đang xa lìa khỏi những gì là thuở ban đầu. Nó là những hình thức và những chiều kích giả tưởng lệch lạc với hình ảnh của Thánh Kinh về thuở ban đầu, đến độ rõ ràng là càng ngày nó càng trở nên xa vời.   

 

Tuy nhiên, Chúa Kitô cũng không ngỡ ngàng trước bất cứ trường hợp nào trong các trường hợp ấy, và tôi cho rằng Người sẽ tiếp tục đề cập chính yếu tới thuở ban đầu. Vì lý do ấy, câu trả lời của Chúa Kitô cần được phân tích một cách đặc biệt tường tận thấu đáo. Nơi câu trả lời ấy, những sự thật trọng yếu và căn  bản về con người có nam có nữ đã được nhắc nhở. Nó là câu trả lời nhờ đó chúng ta thoáng thấy được cái cấu trúc về căn tính của con người theo những chiều kích nơi mầu nhiệm tạo dựng, và đồng thời, theo viễn tượng của mầu nhiệm cứu chuộc. Không thế thì chẳng còn cách nào có thể xây dựng được một khoa nhân loại học có tính cách thần học, và theo chiều hướng ấy là một thần học về thân thể. Từ đó phát xuất ra quan điểm trọn vẹn về hôn nhân và gia đình của Kitô Giáo. Đức Phaolô VI đã nêu lên điều này, khi ngài đề cập tới ‘một quan niệm trọn vẹn về con người’ (Humanae Vitae, 7) trong bức thông điệp ngài viết về các vấn đề của hôn nhân và của việc truyền sinh theo ý nghĩa trách nhiệm về lãnh vực nhân bản và Kitô Giáo. Trong câu trả lời cho những người Pharisiêu, Chúa Kitô cũng nêu lên cho thành phần đối chất của Người ‘cái nhãn quan trọn vẹn về con người’ ấy, mà nếu thiếu vắng sẽ không có một câu trả lời thích đáng nào có thể cống hiến cho những vấn đề liên quan tới hôn nhân và việc truyền sinh. Quan điểm trọn vẹn về con người này cần phải được kiến tạo từ thuở ban đầu.

 

Cái nhãn quan này cũng áp dụng cho cả tâm thức thời đại tân tiến này nữa, như nó vẫn  thực hiện, mặc dù bằng cách khác nhau, đối với thành phần đối thoại của Chúa Kitô. Chúng ta là con cái của một thời đại, một thời đại mà vì việc phát triển của những lãnh vực khác nhau, quan niệm trọn vẹn về con người ấy có thể dễ dàng bị loại trừ phủ nhận và được thay thế bằng vô khối những quan niệm hụt hẫng. Chấp nhận khía cạnh này hay khía cạnh khác về compositum humanum – tính cách cấu hợp của con người, những quan niệm ấy không đạt tới tính cách integrum - nguyên vẹn về con người, hay chúng loại trừ tính cách ấy ra khỏi lãnh vực quan niệm riêng của chúng.  Bấy giờ những khuynh hướng văn hóa khác nhau nhẩy vào chiếm chỗ. Căn cứ vào những sự thật hụt hẫng này, các khuynh hướng ấy đặt ra những hoạch định của chúng cùng với những qui định cụ thể của chúng về hành vi cử chỉ của con người, thường thậm chí về cách thức làm sao để tác hành với ‘con người’. Bởi thế con người càng trở thành một đối tượng của những thứ kỹ thuật chi phối hơn là chủ thể hữu trách về hành động của mình. Câu trả lời được Chúa Kitô cống hiến cho những người Pharisiêu cũng muốn con người, nam cũng như nữ, trở thành chủ thể này. Chủ thể ấy quyết định các hành động của mình theo ánh sáng của sự thật hoàn toàn về chính mình, vì nó là sự thật nguyên thủy, hay là nền tảng của các cảm nghiệm nhân bản đích thực. Đó là sự thật Chúa Kitô muốn chúng ta tìm kiếm từ thuở ban đầu. Bởi vậy chúng ta hãy trở về với những trang đầu tiên của Sách Khởi Nguyên.

 

Việc tìm hiểu các chương này, có lẽ hơn là các chương khác, giúp chúng ta nhận thức được ý nghĩa và nhu cầu của  thần học về thân thể. Thuở b an đầu tương đối nói cho chúng ta biết ít ỏi về thân xác của con người, theo nghĩa tự nhiên tính hay tân tiến của từ ngữ này. Theo quan điểm này thì trong việc học hỏi của chúng ta, chúng ta hoàn toàn ở vào mức độ tiền khoa học. Chúng ta khó lòng biết được bất cứ sự gì về những cơ cấu nội tâm cũng như về các thứ qui tắc chi phối cơ thể của loài người. Tuy nhiên, đồng thời, có lẽ chính vì tính cách cổ kính của bản văn, mà sự thật hệ trọng đối với nhãn quan trọn vẹn về con người được mạc khải cho biết một cách giản dị và đầy đủ nhất. Sự thật này liên quan tới ý nghĩa về thân thể con người trong cấu trúc của chủ thể cá vị. Bởi thế, việc suy tư về những bản văn cổ xưa ấy giúp chúng ta có thể bao gồm ý nghĩa này cho toàn thể phương diện về liên chủ thể tính của con người, nhất là nơi mối liên hệ vĩnh tại giữa nam nhân và nữ giới. Nhờ đó, về mối liên hệ này, chúng ta có được một viễn ảnh cần chúng ta đặt làm căn bản cho tất cả mọi khoa học tân tiến về tính dục của con người, theo nghĩa sinh thể học. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ khoa học hay làm cho chúng ta mất đi các thành quả của khoa học. Trái lại, nó có thể dạy chúng ta một điều gì đó về vấn đề giáo dục con người, theo nam tính và nữ tính của họ, cũng như về lãnh vực hôn nhân và sản sinh. Nếu làm như vậy thì cần phải – nhờ tất cả mọi yếu tố riêng của khoa học hiện đại – làm sao để bao giờ cũng đạt tới những gì là nền tảng và có tính cách cá nhân thiết yếu, cả nơi từng người nam hay nữ, lẫn nơi những mối liên hệ hỗ tương của họ.

 

Chính ở chỗ này mà việc suy niệm về bản văn cổ kính Khởi Nguyên là những gì bất khả thay thế. Nó là khởi điểm của thần học về thân thể. Sự kiện là thần học cũng liên quan tới thân thể không được làm cho bất cứ ai ý thức được mầu nhiệm và thực tại Nhập Thể cảm thấy bàng hoàng hay sửng sốt. Thần học là khoa học có chủ đề là thần linh. Nhờ sự kiện Lời Chúa đã hóa thành nhục thể mà thân xác đã qua cửa chính tiến vào thần học. Việc Nhập Thể và cứu chuộc là những gì đều xuất phát từ thân xác cũng đã trở thành một nguồn mạch vĩnh viễn nơi  tính cách bí tích của hôn nhân, một tính cách chúng ta sẽ bàn đền nhiều hơn vào thời điểm của nó.

 

Những vấn nạn được con người tân tiến nêu lên cũng là những vấn nạn của Kitô hữu – những ai đang sửa soạn  lãnh nhận bí tích hôn phối hay những ai đang sống cuộc sống hôn nhân là bí tích của Giáo Hội. Đó không phải là những vấn đề của khoa học, mà còn hơn thế nữa, là những vấn đề của đời sống con người. Bởi vậy mà có rất nhiều người và rất nhiều Kitô hữu đang tìm kiếm việc hoàn trọn ơn gọi hôn nhân của mình. Có rất nhiều người muốn tìm nơi nó con đường cứu độ và thánh đức.

 

Câu trả lời của C húa Kitô cống hiến cho những người Pharisiêu, thành phần nhiệt thành của Cựu Ước, là những gì đặc biệt quan trọng đối với họ. Những ai đang tìm cách hoàn trọn ơn gọi làm người và Kitô hữu của mình nơi hôn nhân đều được kêu gọi để thực hiện thần học về thân thể này, một thứ thần học mà khởi điểm của nó chúng ta tìm thấy nơi những chương đầu tiên của Sách Khởi Nguyên, chất chứa nội dung của đời sống và hành vị cử chỉ của họ. Một kiến thức thấu triệt về ý nghĩa của thân thể nơi nam tính và nữ tính của nó cùng với ơn gọi này thật sự là những gì bất khả thiếu! Cần phải có một nhận thức xác đáng về ý nghĩa phối ngẫu của thân thể,  về ý nghĩa sản sinh của nó. Chính vì tất cả những điều ấy làm nên nội dung của đời sống của các cặp vợ chồng mà cần phải liên  lỉ tìm thấy chiều kích t rọn vẹn và riêng tư của nó trong cuộc sống chung với nhau, nơi hành vi cử chỉ,  nơi những cảm giác xúc động! Điều này lại càng cần thiết trước bối cảnh của một thứ văn minh vẫn còn bị áp lực của đường lối tư duy và thẩm định duy vật chất và duy thực dụng. Khoa sinh thể học tân tiến có thể cung cấp nhiều những kiến thức chính xác về tình dục con người. Tuy nhiên, kiến thức về phẩm giá riêng tư của thân xác con người và của tình dục vẫn cần phải kín múc từ các nguồn mạch khác. Một nguồn mạch đặc biệt đó là chính Lời Chúa, một Lời chất chứa mạc khải về thân thể, trở về với thuở ban đầu.

 

Quan trọng biết bao khi Chúa Kitô, qua câu trả lời cho tất cả những vấn nạn ấy, truyền cho con người hãy trở về một cách nào đó với ngưỡng cửa thần học của họ! Người truyền cho họ hãy đặt mình ở biên giới giữa tình trạng vô tội, hạnh phúc nguyên thủy với gia sản của việc sa ngã ban đầu. Không phải hay sao Người có ý nói với họ rằng con đường Người dẫn con người nam nhân và nữ giới trong bí tích hôn phối, con đường cứu chuộc của thân xác, cần phải lấy lại cái phẩm giá ấy. Chính nhờ đó cũng mới hoàn trọn được ý nghĩa thực sự của thân xác con người, ý nghĩa cá thể của n ó và ý nghĩa hiệp thông của nó.

 

Giờ đây, chúng ta hãy kết thúc phần thứ nhất của những suy tư giành cho chủ đề quan trọng này. Để cống hiến tất cả giải đáp cho các vấn đề của chúng ta, đôi khi là nhưng vấn đề lo âu, về hôn nhân – hay thậm chí chính xác hơn, về ý nghĩa của thân thể – chúng ta không thể chỉ dựa vào những gì Chúa Kitô nói với những người Pharisiêu, liên quan tới thuở ban đầu (x Mt 19:3ff; Mk 10:2ff). Chúng ta cũng còn phải chú trọng tới tất cả các câu nói khác của Người nữa. Đặc biệt có hai câu mang một tính chất hỗ tương đặc biệt. Câu thứ nhất từ Bài Giảng trên Núi, về những cơ hội tâm can con người liên quan tới nhục dục của thân xác (x Mt 5:8). Câu thứ hai là câu được Chúa Giêsu đề cập tới việc phục sinh sau này (x Mt 22:24-30; Mk 12:18-27; Lk 20:27-36).

 

Chúng ta muốn lấy hai câu này làm chủ đề cho những bài suy niệm sau này.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/3/2007

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/catechesis_genesis/documents/hf_jp-ii_aud_19800402_en.html


 

 

TOP

 

 

?  “Thần Học Thân Thể được Đơn Giản Hóa”

 

Cha Anthony Percy là tác giả của tác phẩm mới “Thần Học Thân Thể được Đơn Giản Hóa”, do Nhà Xuất Bản Connorcourt phát hành ở Úc Đại Lợi, Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô phát hành ở Hoa Kỳ, và Gracewing phát hành ở Hiệp Vương Quốc. Tác phẩm này đang được chuyển dịch sang các thứ tiếng khác như Trung Hoa, Tây Ban Nha, Ý và Đức. Theo vị tác giả này thì Đức Giáo Hoàng đã đóng góp vào giáo huấn của Giáo Hội về tính dục của con người, và ngài đã đáp ứng cuộc cách mạnh tính dục bằng những giáo huấn mới mẻ về tính dục của con người. Sau đây là những gì ngài trả lời cho cuộc phỏng vấn của mạng điện toán toàn cầu  Zenit.

 

Vấn:    Một số người nói rằng từ cuộc cách mạnh tính dục trong thập niên 1960, Giáo Hội đã bị thách đố một cách chưa từng thấy trước đó trong việc bênh vực giáo huấn của mình về tính dục. Bằng cách thức ra sao?

 

Đáp:   Hầu hết các nhận định gia về văn hóa đều đồng ý rằng cuộc cách mạng về tính dục đã được bắt đầu vào thập niên 1920. Thật vậy, G.K. Chesterton đã nói về cuộc cách mạng tính dục này rằng có một ‘thứ điên cuồng xuất phát từ Manhattan còn hơn là từ Moscow!’

 

Ông đã nhận định rằng lạc thuyết tiếp tới mà Giáo Hội cần phải đương đầu sẽ có bản chất tính dục. Chúng ta, hiện nay đang sống ở thế kỷ 21, chắc chắn là phải nhận thấy cuộc thách đố lớn lao trước mắt chúng ta này.

 

Thế nhưng ‘hôm nay’ là khởi điểm của chúng ta, chứ không phải ‘hôm qua’ hay ‘ngày mai’ – về những gì đã từng làm hay những gì có thể làm. Và khởi điểm này – đối với tôi – là giáo huấn hấp dẫn mời mọc tuyệt vời được gọi là thần học về thân thể này. 

 

Vấn:    Thần học về thân thể của Đức Gioan Phaolô II đã đóng vai trò ra sao nơi cuộc nổi dậy chống lại cuộc thách đố này?

 

Đáp:   Theo tôi nghĩ thì những gì Đức Gioan Phaolô II đã truyền lại cho chúng ta là một điều gì đó tương tự như những gì được Đức Giáo Hoàng Lêô XIII truyền lại cho chúng ta với bức thông điệp khai phá ‘Tân Sự – Rerum Novarum’ năm 1891.

 

Cuộc Cách Mạng về Kỹ Nghệ được bắt đầu vào giữa thế kỷ thứ 18, thế nhưng Giáo Hội đã mất ít là một thế kỷ mới đáp ứng vấn  đề này. Cũng thế, Giáo Hội có khuynh hướng đáp ứng những thay đổi hệ trọng trong xã hội và cố gắng tránh né các phản ứng trước những đổi thay.

 

Đó là những gì Đức Lêô XIII đã làm và cả Đức Gioan Phaolô II cũng vậy. Với kinh nghiệm về triết lý của mình; qua những giao tiếp thường xuyên với nhiều cặp vợ chồng ở Balan khi còn là một linh mục và giám mục trẻ; bằng niềm tin sâu xa của mình cũng như bằng bộ óc thông  minh sáng tạo của mình, vị Giáo Hoàng này đã sử dụng tất cả những yếu tố này để làm thành thần học về thân thể.

 

Đức Gioan Phaolô II đã cống hiến những bài nói về thần học thân thể dưới hình thức các buổi chia sẻ giáo lý Thứ Tư hằng tuần ở Rôma, từ năm 1979 đến năm 1984.

 

Vấn:    Đức Gioan Phaolô II không hề thay đổi bất cứ giáo huấn nào của Giáo Hội về tính dục cả, vậy thì đâu là những gì rất mới về thứ thần học thân thể này?

 

Đáp:   Phương pháp vị Giáo Hoàng này sử dụng quả thực là mới mẻ. Trí óc tân tiến không dễ dàng chấp nhận những gì chúng ta có thể gọi là lý luận suy diễn. Con người thuộc thời đại tân tiến này không theo chiều hướng bắt đầu bằng các nguyên tắc rồi đi đến kết luận.

 

Trái lại – chắc chắn bởi ảnh hưởng của khoa học – chúng ta có khuynh hướng nghĩ theo kiểu không diễn dịch. Tức là, chúng ta thu thập tất cả mọi dữ kiện theo kinh nghiệm nhân loại của mình rồi bắt đầu nghĩ mọi sự về nó để rồi nhờ đó đi đến những kết luận về những gì chúng ta cần phải tác hành chẳng hạn.

 

Đó là đường lối của Đức Gioan Phaolô II. Ngài rất tế nhị, vì cảm quan mục vụ của ngài và vì kinh nghiệm triết lý của ngài, đối với kinh nghiệm về con người.

 

Nếu quí vị đọc văn kiện ‘Sự Sống Con Người’ của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, quí vị sẽ thấy rằng đường lối khắc hẳn. Thông điệp này lập luận từ nguyên tắc tới kết luận. Tuy nhiên , Đức Gioan Phaolô II nại tới kinh nghiệm rồi mới tới kết luận. Chúng ta có thể trực tiếp thấy rằng phương pháp này sẽ là những gì lôi cuốn đối với trí óc tân thời.

 

Thứ đến, tôi nghĩ cũng rất quan trọng nữa, đó là Đức  Gioan Phaolô II hoàn toàn có một minh thức nguyên tuyền về Thánh Kinh, và vì Giáo Hội những ngày này tập trung hơn vào lời Chúa mà cả minh thức về Thánh Kinh này nữa cũng rất quan trọng trong việc nổi lên chống lại các thách đố về cuộc cuộc cách mạng về tính dục.

 

Lời Chúa thật sự sáng soi, chẳng những về Thiên Chúa và về vấn đề Ngài là ai, mà còn sáng soi cho thấy chúng ta là ai và làm thế nào để chúng ta có thể liên hệ với nhau.

 

Vấn:    Đâu là ý tưởng chính yếu của Đức Gioan Phaolô II về tính dục của con người?

 

Đáp:   Cuộc cách mạng tính dục, như tất cả các ‘chủ nghĩa’ khác, là những gì làm cho sự việc bị lệch khỏi nội dung thích hợp của nó. Cuộc cách mạng tính dục cũng làm cho tình dục bị trệch ra khỏi nội dung liên hệ của con người mà chỉ tập trung vào cái khoái lạc của tình dục – vào cái kích động của tình dục.

 

Thế nhưng, Đức Gioan Phaolô đã đưa tình dục vào đúng nội dung của những liên hệ của con người. Ngài nói rằng, theo tôi, một  cách hết sức sâu xa rằng thân thể loài người của chúng ta ‘có tính cách liên hệ hơn là tính cách tình dục’.

 

Nói cách khác, tình dục là để giúp vào mối liên hệ bền bỉ và dồi dào. Nhờ tác động hiệp nhất của con người nam nữ trong hôn nhân mà cả hai vợ chồng tiến đến chỗ hiện thực một cách mới mẻ và tươi trẻ về họ là thành phần tạo vật được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa.

 

Tình dục bởi thế giúp vào mối liên hệ của con người. Tình dục là những gì quan trọng đối với thần học về thân thể, thế nhưng được dựng nên cho mối liên hệ mà vì thế và chỉ vì thế tình dục mới đạt được ý nghĩa đích thực của nó.

 

Đó là lý do tại sao thành phần sống độc thân có được một khẳng định mạnh mẽ bởi thần học v ề thân thể. Mối liên hệ đóng vai trò ưu tiên, nhờ đó tình dục mới có một chỗ đứng thực sự của nó.


Vấn:    Trong tác phẩm của mình, cha đã nói về cách thức giới trẻ coi tình dục như là một ‘thứ thể thao tùy tiện trong nhà - casual indoor sport’. Đâu là những thách độ đặc biệt trong việc nói với thế hệ này về thần học thân xác? Phải làm sao mới có hy vọng đây?

 

Đáp:   Có nhiều hy vọng khi chúng ta tiến sâu hơn vào thế kỷ 21. Chúng ta đang sống, như nhiều người nhận thấy, vào một thời đại hậu tân tiến, một thời điểm hầu như hụt hẫng ý nghĩa cho thế hệ mới.

 

Thế nhưng họ nhận thấy nó và bởi thế họ tìm kiếm những thứ giá trị làm cho họ vững vàng trong đời sống. Thực tại này được biểu hiện rõ ràng nơi những Ngày Giới Trẻ Thế Giới và cuộc bùng nổ lớn mạnh nơi thừa tác vụ giới trẻ ở Giáo Hội Công Giáo.

 

Vấn:    Nơi các bản viết của vị Giáo Hoàng này, ngài nói về 3 kinh nghiệm nguyên khởi chưa từng được ai nói tới trước đó, cha có thể giải thích về 3 kinh nghiệm này?

 

Đáp:   Thần học về thân thể, như quí vị có thể biết được, hoàn toàn là một thứ cách mạng về vấn đề này. Để tôi nói thế này, như tôi đã thực hiện trong cuốn sách của tôi, đó là thứ ‘Thần Học Thần Thể được Đơn Giản Hóa’.

 

Nếu tôi hỏi quí vị hoàn tất cụm câu sau đây thì quí vị sẽ nói ra sao? Câu đó là: ‘Nguyên khởi…?’ Tất nhiên là quí vị trả lời rằng ‘Nguyên tội’. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vừa chú trọng tới Thánh Kinh vừa tế nhị với kinh nghiệm loài người, đã tạo nên ba thứ kinh nghiệm nguyên khởi của loài người trước nguyên tội.

 

George Weigel, trong cuốn tiểu sử ông viết về Đức Gioan Phaolô II, ‘Chứng Nhân cho Niềm Hy Vọng’, đã nói rằng thần học về thân thể là một ‘trái bom thần học thời điểm’. Tôi nghĩ rằng ông ta nói đúng.

 

Vì những gì Đức Gioan Phaolô II đã thực hiện là để cho chúng ta ba kinh nghiệm nguyên khởi thuộc về kinh nghiệm của Adong và Evà, thế nhưng, chúng ta có thể nói, cũng thuộc về cuộc sống của loài người nữa.

 

Vấn đề của Đức Gioan Phaolô ở đây đó là chúng ta cần phải muốn có 3 thứ kinh nghiệm ấy – tạo nên những điều kiện cho chúng được nẩy nở – vì chúng dẫn chúng ta tới những gì Thiên Chúa thoạt tiên có ý định đối với chúng ta ‘từ ban đầu’.

 

Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về nguyên tội. Theo Thánh Phaolô, tức là chúng ta làm những gì chúng ta không muốn làm và những gì chúng ta làm chúng ta cảm thấy khó khăn! Nguyên tội không khó nhận ra lắm.

 

Thế nhưng, nhờ thần học về thân thể mà giờ đây chúng ta có ba cảm nghiệm nguyên khởi của loài người này, những kinh nghiệm tích cực chứ không tiêu cực, đó là cảm nghiệm cô độc ban đầu; cảm nghiệm hiệp nhất ban đầu; cảm nghiệm trần truồng ban đầu.

 

Làm cho giới trẻ cảm nghiệm được nỗi cô độc sẽ giúp cho họ nhận thức rằng thân thể của họ là những gì biểu hiệu, và điều ấy có nghĩa là tình dục là biểu hiệu chứ không phải là một thứ ‘thể thao trong nhà tùy tiện’. Tình dục không phải chỉ là những gì khoái lạc. Chính nhờ tác động biểu hiện đó mà vợ chồng hoàn toàn chấp nhận nhau và hoàn toàn trao tặng mình cho nhau.

 

Giúp cho giới trẻ có cảm nghiệm về mối hiệp nhất, về yêu thương, là để giới trẻ tiến tới chỗ nhận thức rằng thân thể của họ, và tình dục, được dựng nên để yêu thương chứ không phải chỉ là một thứ phóng túng ‘tìm kiếm khoái lạc’ mau qua.

 

Trong bức thông điệp đầu tiên của mình, Đức Gioan Phaolô II đã đề cập rằng chúng ta không thể sống mà không yêu. Tôi nghĩ việc khai triển của vị Giáo Hoàng này v ề cảm nghiệm ban đầu thứ hai được gọi là mối hiệp nhất ban đầu đi song song với việc giải quyết cuộc khủng hoảng về yêu đương – tức là việc thiếu thốn yêu đương – một tình trạng được thể hiện sâu đậm nơi văn hóa của chúng ta.

 

Thế rồi đến cảm nghiệm ban đầu của con người tuyệt vời được gọi là trần truồng ban đầu. Cảm nghiệm này sẽ giúp cho giới trẻ hiểu được ý nghĩa tự do của họ, không phải chỉ là một thứ chọn lựa thuần túy, mà là một quyền lực huyền nhiệm chúng ta đã lãnh nhận để trao phó cuộc sống của mình cho nhau và cho Chúa.

 

Vấn:    Tác phẩm ‘Thần Học Về Thân Thể được Giản Dị Hóa’ cần phải cống hiến ra sao cho những ai từng tỏ ra ngần ngại, hay nói thẳng là gặp trục trặc với các giáo huấn của Giáo Hội?

 

Đáp:   Thật sự là nhiều người đã thấy giáo huấn của Giáo Hội về tình dục và hôn nhân là những gì khó khăn. Thế nhưng, giáo huấn của Giáo Hội là giáo huấn của Chúa Kitô. Bởi vậy không phải là những gì khó đều bất khả. Ân sủng theo sau chân lý và ân sủng có những lúc trở thành hiển nhiên một cách lạ lùng.

 

Tuy nhiên, những gì thần học về thân thể sẽ làm đó là cống hiến cho chúng ta sự hiểu biết rõ ràng hơn và tin tưởng hơn trong việc loan truyền sự thật về hôn nhân.

 

Theo tôi nghĩ thì những thứ cảm nghiệm ban đầu được bàn đến ở câu hỏi trước là những gì hệ trọng. Sống như chúng ta thực sự đang sống trong một nền văn hóa sự chết; một nền văn hóa lừa đảo; một nền văn hóa ồn ào; một nền văn hóa quay nhanh v.v. khiến cho việc sống cuộc đời như thể cuộc đời bị sống, rất ư là khó khăn.

 

Đức Gioan Phaolô II cống hiến một cách nhìn mới vào cuộc đời bằng những cảm nghiệm ban đầu và điều này hoàn toàn giúp cho tất cả những ai từng cảm thấy ngần ngại. Họ vẫn có thể ‘chạy đua’ và thắng cuộc.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/9/2006

 

 

 

TOP

 

 

? CHỈ CÓ MỘT ĐỜI CHỒNG

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Hôm Thứ Sáu, 5/1/2007, em Thịnh, người trông coi Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Long Beach gọi tới tôi để order 20 cuốn Bí M ật Kinh Mân Côi, và cho biết là hơi gấp, vì có một số người cần đến  cuốn sách này. Em nói rằng tôi có thể gửi cho Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Santa Ana cũng được, để em ghé lấy. Hôm Thứ Năm 11/1/2006, sau khi xong việc riêng ở Orange County, tôi ghé Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Santa Ana vào lúc 2 giờ 30 chiều, nhờ chuyển số sách như em muốn cho em, để cuối tuần em ghé lấy. Trước khi rời tiệm, một người mẹ trẻ biết tôi liền lên tiếng:

 

-          Cám ơn chú. Vì nhờ cuốn CD ‘Hôn Nhân Gia Đình – Mầu Nhiệm Cao Cả’ chú tặng mà nhà con đã trở về sống

với gia đình.

 

-          Ủa, trước khi lấy nhau cô nói là cô gặp được người ấy trong mộng mà.

 

Tôi nhắc lại những gì chính cô ta kể cho tôi nghe cách đây 5 năm, cũng tại địa điểm nhà sách này. Lúc ấy cô ta cảm thấy rất hạnh phúc vì thấy rằng chính Chúa đã gửi người cô mộng thấy đến với cô. Chính tôi đã được gặp người chồng này của cô sau khi hai người lấy nhau được một ít lâu. Anh chàng trông có vẻ hiền hậu, dễ thương v.v. Nhưng tại sao đến giờ lại không thương dễ?

 

Bấy giờ cho dù đang cần phải đi về nhà sớm ở Rancho Cucamonga, xa cả hơn 1 tiếng đồng hồ, kẻo bị kẹt xe vào giờ tan sở, tôi cũng rán đứng lại để lắng nghe, nhất là lại liên quan tới CD “Hôn Nhân Gia Đình – Mầu Nhiệm Cao Cả” mà cả gia đình Cao-Bùi chúng tôi thực hiện vào Lễ Thánh Gia 31/12/2005, và phổ biến vào Lễ Thánh Giuse 19/3/2006, bằng cách thông báo trên các nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Hiệp Nhất và Dân Chúa Âu Châu, cho biết hoàn toàn tặng không biếu không (kể cả bưu phí) cho bất cứ ai cần. Vẫn biết chúng tôi đã tốn rất nhiều công của cho việc thực hiện lẫn biếu tặng này, nhưng chúng tôi cảm thấy thật là phấn khởi khi có nhiều người hưởng ứng gửi về ngỏ ý cần, và chúng tôi cảm thấy an ủi lắm thay khi có những bức thư hồi âm cám ơn và cho biết phần nào công hiệu của cuốn CD này.

 

Chúng tôi đã nhận được bức thư của một nữ tu ở Pháp, đề ngày 26/4/2006, một độc giả của báo Dân Chúa Âu Châu, nêu hẳn lý do cần bộ CD, như sau:

 

“…Tôi xin tự giới thiệu là Nữ Tu Dòng Bác Ái… Với tâm tình của một nữ tu Bác Ái, cũng là một người cô có đứa cháu trai vô hạnh, gây mối đau phiền nhục nhã cho gia đình: cha mẹ, cô dì, các anh chị em, vợ con! Cháu hiện sống ở Denver với vợ và 2 con gái: 15 và 18 tuổi. Đã 5 năm, mọi người trong đại gia đình cầu nguyện, khuyên lơn, năn nỉ, nhất là người vợ và con gái đầu đã đổ bao nhiêu nước mắt, tìm mọi cách giúp con người lỡ bước trở về với Chúa… Nhờ sự đùm bọc nâng đỡ của gia đình bên chồng, nhờ sự hướng dẫn của cha linh hướng và những khóa linh thao, cô cháu dâu của tôi luôn vâng ý Chúa, chịu đựng đau khổ, lo cho 2 con, lẫn lo cho anh chồng phụ bạc, với tất cả âu yếm, thứ tha. Nhưng….!! Vậy tôi xin ông bà, nếu CD nói trên còn, thì ông bà gửi tặng gia đình cháu tôi một bộ.  Mong sẽ là cái phao cứu cháu tôi. Đây là địa chỉ…”

 

Chúng tôi cũng nhận được một số thư cám ơn cho biết như sau, điển hình từ một vị linh mục đang coi hai giáo xứ Mỹ, ở Iowa, độc giả của Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, qua thư đề ngày 18/3/2006, (như các thư gửi về từ độc giả của Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đều sai, vì thiếu 1 số đầu ở địa chỉ nhà của chúng tôi, thế mà thư vẫn tới như thường!), xin chúng tôi gửi 4 bộ CD đến 4 địa chỉ khác nhau thuộc gia đình của ngài, chúng tôi thêm 1 CD cho chính ngài nữa là 5, để rồi chúng tôi nhận được thư cám ơn của ngài đề ngày 1/4/2006, với những giòng chữ như sau:

 

Con thay mặt mấy người quen bà con, xin chân thành cám ơn  gia đình cô chú đã gửi tặng mấy cuốn CD về hôn nhân… Cuốn CD rất hay và có rất nhiều ý tưởng mà con đã quên nay được nghe và nhớ lại những gì đã học trong chủng viện về bậc đời sống hôn nhân qua cái nhìn của Giáo Hội”.

 

Tuy nhiên, về trường hợp cụ thể liên quan đến bộ CD “Hôn Nhân Gia Đình – Mầu Nhiệm Cao Cả” thì chúng tôi chưa hề trực tiếp nghe thấy, ngoại trừ lần đầu tiên được chính tai nghe qua người vợ cũng là người mẹ trẻ có hai đứa con, một đứa gái lên 3 và 1 đứa mới 6 tháng tuổi này. Cô ta đã từ từ kể cho tôi nghe đầu đuôi câu truyện đại quan như thế này.

 

-      Anh ấy đã nhờ luật sư và đã xin tòa cho ly dị. Con đã nhận được giấy tờ ly dị của anh ấy. Con nghĩ rằng anh ấy làm gì thì làm, phần con, một khi đã bước chân vào nhà thờ lập gia đình với nhau, thì không bao giờ bước vào lần thứ hai. Bởi thế, con đã cố gắng thuyết phục anh ấy. Nhưng khổ nỗi làm sao để có thể gặp được anh ấy mới là chuyện khó. Anh ấy đã bỏ 3 mẹ con con 6 tháng nay, về ở với mẹ ở San Diego. Ngày ngày lái xe từ đó lên  Orange County làm việc. Con đã nhiều lần gọi điện thoại và cố liên lạc không được.

 

-          Tại sao vậy? Tôi đặt vấn đề.

 

-          Trước đây anh ấy vốn sống sung sướng. Giờ đây có con cái, anh ấy cảm thấy bị phiền hà, không chịu được.

 

-          Chỉ vì mấy đứa nhỏ đáng thương thay vì đáng tránh mà đi đến chỗ ly dị thì thật là đáng tiếc.

 

Tôi đặt vấn đề như thế là ngầm ý và cố ý nhắc nhở người vợ trẻ này rằng, ngoài ra chẳng lẽ không còn nguyên nhân nào khác nữa hay chăng, nhất là nguyên nhân gây ra bởi chính người vợ, làm cho anh ta phải quyết định ly dị như thế. Bởi vì. Theo tâm lý chung thì người ta ít dám đối diện với sự thật phũ phàng liên quan tới mình, và cần được ủng hộ bởi người khác, do đó có thể nói một chiều hay chăng, nói tốt về mình và nói không hay về đối phương.

 

Tuy nhiên, tình trạng cảm thấy con cái là gánh nặng ấy cũng vẫn có thể xẩy ra lắm chứ, không phải chỉ hoàn toàn cho thân phận người mẹ vốn chịu thân phận mang nặng đẻ đau, đôi khi đã vì thế và chính vì thế đi đến chỗ phá thai hay ngừa thai, mà cũng có thể xẩy ra cho cả người cha nữa. Bởi thế mới có những vụ người mẹ dù có muốn giữ con cũng bị áp lực từ người chồng đành phải phá để giữ chồng, giữ hạnh phúc hôn nhân, như ngay trong câu “Truyện Tình của Một Người Con Gái” được thuật lại trong bộ CD “Hôn Nhân Gia Đình – Mầu Nhiệm Cao Cả”.

 

Đến đây tôi chợt nhớ tới lời Đức Thánh Cha Biển Đức vừa nói trong bài Thẩm Định Tất Niên theo truyền thống với Giáo Triều Rôma hôm 22/12/2006, liên quan tới vấn đề đời sống hôn nhân gia đình trong chuyến tông du Valencia Tây Ban Nha. Cảm nhận của ngài về chuyến tông du nhân Ngày Họp Thế Giới Các Gia Đình lần V (8-9/7/2006), về đời sống hôn nhân gia đình không phải là nạn ly dị và phá thai hay ngừa thai nhân tạo, mà là vấn đề sống với con cái và giáo dục con cái. Nguyên văn những lời ngài nói liên quan riêng tới việc sống với con cái như sau:

 

"Một đứa con cần đến sự yêu chiều chuyên chú. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cống hiến cho con cái mình một số giờ giấc nào đó của chúng ta, thời giờ của đời sống chúng ta. Thế nhưng, chính cái ‘nguyên  liệu’ này của đời sống – đó là thời gian – dường như lại trở thành khan hiếm hơn bao giờ hết. Thời gian thuận lợi của chúng ta chỉ vừa đủ cho cuộc sống riêng của chúng ta; làm sao chúng ta có thể bỏ nó đi, cống hiến nó cho một ai khác chứ? Có thời giờ và cống hiến  thời giờ – đối với chúng ta thì đây là một đường lối cụ thể nhất để học biết hiến thân mình, đánh mất bản thân mình để tìm thấy chính mình vậy".

 

Bởi thế, tôi có thể tin được những gì đã bất hạnh xẩy ra cho gia đình của người mẹ trẻ đang tâm sự với tôi. Cô bình tĩnh kể tiếp những chi tiết cuối cùng để kết thúc một cuộc khủng hoảng hôn nhân gia đình ngoài ý muốn của mình như sau:

 

-     Thế rồi chỉ còn 30 ngày nữa là ra tòa. Con xin nhóm Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình ở cộng đoàn San Barbara cầu nguyện, và được hứa là sẽ cầu nguyện theo ý con vào lúc 5 giờ chiều hôm ấy. Lạ thay, cũng 5 giờ chiều hôm ấy, anh ấy mò về thăm 2 đứa nhỏ. Con đã lợi dụng dịp ấy để nói chuyện với anh ấy. Cố gắng vạch ra cho anh ấy nghe lợi hại của vấn đề ly dị, cả về phương diện đời lẫn đạo. Anh ấy cho luật sư biết là anh ấy không muốn support cho con cái. Luật sư của anh ấy nói rằng không được. Họ còn nói đến vấn đề chia đôi gia tài nữa. Cho dù cái nhà của con trước đây có trên 100 ngàn, nay cả triệu bạc, phải chia cho anh ấy một nửa đi nữa, con cũng nói với anh ấy rằng, anh cứ việc lấy cả căn nhà, rồi nuôi hai đứa nhỏ đi, anh ấy không chịu, vì sợ nuôi con. Con nói nếu anh sợ nuôi con, và không muốn bị chúng quấy rầy, thì anh cứ việc về nhà ở với mẹ anh, chờ cho tới khi chúng nó lớn thì về cũng chẳng sao. Kể như anh đi lính vậy. Nhưng chắc anh cũng biết rằng làm như thế thì mấy đứa nhỏ sẽ cảm thấy bố chúng nó ra sao. Giờ đây anh muốn gì thì anh cứ nói thẳng ra đi. Anh đã có ai rồi. Nếu anh muốn ly dị thì cứ việc. Anh có lấy được hằng trăm tờ ly dị ở tòa đi nữa cũng không mang lại hạnh phúc cho anh đâu. Phần em, chỉ có một đời chồng mà thôi.

 

-           Nghe vậy anh ấy phản ứng ra sao? Tôi hỏi thêm.

 

-           Đứa con gái lớn bấy giờ muốn bố ở nhà với nó. Nó muốn bố nó nằm bên cạnh nó. Sau đó nó nói má cũng lên nằm nữa. Nó xin bố mẹ nắm tay nhau. 

 

-           Cháu bé khôn thật. Không ai bảo mà nó tự nghĩ ra được điều ấy cũng hay đấy chứ. Thế rồi kết quả ra sao?

 

-           Tối hôm ấy anh ấy ở lại nhà, và đã nghe hết bộ CD “Hôn Nhân Gia Đình – Mầu Nhiệm Cao Cả”. Anh ấy nói là hay quá. Thế rồi anh ấy đã dọn về nhà ở với mấy mẹ con từ đó!

 

-           Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ.

  

-           Gia đình con xin cám ơn chú rất nhiều!

 

-           Tất cả đều là việc của Chúa. Không có Ngài chúng ta chẳng làm gì được. Chỉ có Ngài mới có thể làm được tất cả những gì con người bó tay bất lực.

 

Ra khỏi tiệm sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lúc ấy là 3 giờ chiều. Lòng tôi không khỏi cảm thấy hân hoan vui sướng, vì được chính tai nghe thấy câu truyện đặc biệt xẩy ra từ bộ CD “Hôn Nhân Gia Đình – Mầu Nhiệm Cao Cả” do gia đình của mình thực hiện và phổ biến chưa đầy một năm trước đây. Bởi thế, tôi thường nói với bạn bè của mình rằng, xuất bản một tác phẩm, dù mất công viết và tốn tiền in đến chăng nữa, chỉ cần có lợi ích thiêng liêng cho duy một người thôi, cũng quá đủ rồi. Vì chẳng có gì trên thế gian này có thể mua được phần rỗi vô giá của con người ta. 

 

Thế rồi, trên xe, lòng tôi cứ tiếp tục miên man suy niệm về đời sống hôn nhân gia đình với những ý thức đã được tôi chia sẻ với nhiều người tâm sự với tôi về gia đình họ. Thật là oái oăm. Con người thì vốn không thích khổ đau. Thế mà Thiên Chúa vô cùng toàn hảo và khôn ngoan lại dường như cứ thích tỏ mình ra ngay trong những lúc con người khốn khổ, những lúc con người cảm thấy cần đến ơn cứu độ của Ngài, ngoài Ngài ra không ai có thể cứu được họ, như trong trường hợp thiếu rượu nơi cuộc sống hôn nhân gia đình của con người chúng ta, một cơ cấu hôn nhân gia đình đang bị tấn công đến phá sản hiện nay.

 

Vấn đề ở đây là không một gia đình nào trên thế gian này, kể cả gia đình Thánh Gia, vẫn không thoát được những lúc khủng hoảng, giữa vợ chồng với nhau, như Thánh Giuse định tâm bỏ Mẹ Maria đang cưu mang Lời Nhập Thể mà ngài không biết, hay giữa cha mẹ với con cái, như cả Thánh Giuse lẫn Mẹ Maria cảm thấy buồn khổ khi bị lạc mất Thiếu Nhi Giêsu, cho tới lúc gặp được Người rồi thì lại chẳng hiểu Người nói chi…

 

Tuy không phải là mộït chuyên viên tâm lý hành nghề tham vấn hay trị liệu đối với những trục trặc về đời sống hôn nhân gia đình đang bị khủng hoảng hiện nay, tôi cũng được nghe rất nhiều tâm sự riêng tư của các gia đình, từ của nhiều người vợ và của ít người chồng.

 

Tất nhiên, tâm sự tôi được nghe từ nhiều người vợ hay từ ít chồng này thường là những gì tiêu cực về người họ muốn kể cho tôi nghe và hỏi ý kiến của tôi để giải quyết vấn đề cho họ. Trước hết bao giờ tôi cũng cám ơn họ vì đã tin tưởng tâm sự với tôi những điều tư riêng thầm kín của hai vợ chồng họ. Sau đó, tôi vốn có thói quen cố gắng giúp họ làm một cuộc tự vấn để họ nhận thấy họ đang ở đâu và phải đi về đâu, tức làm sao để họ cảm thấy họ cần phải tự mình giải quyết cách nào cho tốt đẹp. Cuộc tự vấn này bao gồm bảy vấn nạn sau đây:

 

Vấn nạn thứ nhất - Nếu về phần tiêu cực, người vợ hay người chồng được họ kể cho tôi nghe có những điều làm họ bất mãn và bực tức như thế, thì về phần tích cực, người bạn đời của họ có những ưu điểm như thế nào?

 

Vấn nạn thứ hai – Nếu người bạn đời của họ có những yếu điểm tiêu cực và ưu điểm tích cực như vậy thì trên bàn cân bên nào nặng hơn: bên tiêu cực hay bên tích cực?

 

Vấn nạn thứ ba - Nếu bên tiêu cực nặng hơn thì họ thực sự mong đợi gì hay mong muốn những gì nơi người bạn đời của họ?

 

Vấn nạn thứ bốn – Nếu họ mong đợi hay mong muốn người bạn đời của họ như thế thì người bạn đời của họ đã đáp ứng những mong đợi của họ được bao nhiêu phần trăm?

 

Vấn nạn thứ năm – Nếu họ mong muốn nơi người bạn đời của họ như vậy thì trái lại họ có biết được người bạn đời của họ mong đợi gì nơi họ hay chăng?

 

Vấn nạn thứ sáu – nếu họ không biết được người bạn đời của họ mong đợi những gì nơi họ mà chỉ biết được những gì họ mong muốn nơi người bạn đời thì vấn đề trục trặc vợ chồng đã được sáng tỏ phần nào, ở chỗ họ chưa hiểu được người bạn đời của họ.

 

Vấn nạn thứ bảy – nếu họ đã hiểu được người bạn đời của họ mong muốn gì nơi họ mà họ chưa đáp ứng được, thậm chí không chịu đáp ứng với đủ mọi thứ lý lẽ, mà lý lẽ sâu xa nhất đó là vì không hợp với họ, nhưng họ lại hết sức đòi người bạn đời của họ phải đáp ứng nhiều bao nhiêu có thể và nhanh bao nhiêu có thể những gì họ mong đợi, thì vấn đề trục trặc đã hoàn toàn sáng tỏ.

 

Bởi thế, tình trạng thiếu rượu tiêu biểu cho tình trạng khủng hoảng trong đời sống hôn nhân gia đình chắc chắn sẽ tiếp tục xẩy ra cho hết mọi gia đình. Tuy nhiên, làm sao để Chúa có thể tỏ mình ra trong những lúc cuộc sống hôn nhân gia đình của chúng ta thiếu rượu mới là vấn đề quan trọng.

 

Con người ở Mỹ quốc này có đủ mọi thứ bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhà cửa, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm của cải, bảo hiểm xe cộ v.v. nhưng không có thứ bảo hiểm hôn nhân, một bảo hiểm chỉ có một nơi duy nhất bán, với giá premium rẻ nhất, một giá rẻ như nước lã, mà lại được bồi thường bội hậu, giá trị như một thứ rượu hảo hạng so với nước lã, đó là hãng Bảo Hiểm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

 

Vậy thì chúng ta còn chần chừ gì nữa mà không chạy ngay tới hãng bảo hiểm độc nhất vô n hị và cô tiền khoáng hậu này. cần làm sao để Mẹ hiện diện trong gia đình của chúng ta, như đôi tân  hôn đã mời Mẹ đến dự tiệc cưới, thì bấy giờ, dù đời sống hôn nhân gia đình của chúng ta có bị bất ngờ thiếu rượu mà chúng ta không hề hay biết chăng nữa, chúng ta cũng đừng lo, vì Mẹ là Mẹ Hắng Cứu Giúp: “có Mẹ mọi nhẽ đều xuôi”! 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ