GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 14/4/2007

BÁT NHẬT PHỤC SINH

 

?  Maria Là Chứng Nhân của Toàn Thể Mầu Nhiệm Vượt Qua

?  “Chúa Giêsu Nazarét: Từ Phép Rửa tới Biến Hình"

? “Giêsu của các cuốn Phúc Âm là một nhân vật lịch sử khả kính và đáng phục”

 

 

?  Maria Là Chứng Nhân của Toàn Thể Mầu Nhiệm Vượt Qua

(ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 21/5/1997)

1- Sau khi Chúa Giêsu được an táng trong mồ, Mẹ Maria “một mình vẫn cháy sáng ngọn lửa đức tin, sửa soạn nhận lãnh lời loan báo hân hoan và ngây ngất về một cuộc Phục Sinh” (Huấn Từ cho Buổi Triều Kiến Chung, 3/4/1996: Tuần San L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 10/4/1996, trang 7). Niềm mong đợi có được trong Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, đối với Mẹ Chúa, là một trong những giây phút tuyệt vời nhất của đức tin, ở chỗ, trong bóng tối đang chập chùng bao phủ trái đất, Mẹ hoàn toàn phó mình cho Thiên Chúa của sự sống, và khi nghĩ lại những lời của Con mình Mẹ đặt hy vọng vào những lời hứa hẹn thần linh.

Các Phúc Âm đề cập đến một số lần Chúa Kitô phục sinh hiện ra đây đó, song không hề nói đến một cuộc gặp gỡ nào giữa Chúa Giêsu và Mẹ của Người. Không thể kết luận rằng việc các Phúc Âm không đề cập đến ấy là Chúa Kitô không hiện ra với Mẹ sau khi Phục Sinh; trái lại, sự kiện này còn mời gọi chúng ta tìm hiểu xem các Thánh Ký lại làm như vậy.

Về trường hợp “bỏ qua” không nhắc đến, thì việc không nhắc đến này có thể do bởi sự kiện là những gì cần thiết đến kiến thức cứu độ của chúng ta đều được trao phó cho lời của những ai “được Thiên Chúa chọn làm chứng nhân” (Acts 10:41), tức cho các vị Tông Đồ, thành phần làm chứng cho biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu “bằng một quyền năng cả thể” (x Acts 4:33). Trước khi hiện ra với các vị, Đấng Phục Sinh đã hiện ra với một số phụ nữ thành tín vì vai trò của các bà trong Hội Thánh: “Các bà hãy đi nói với anh em của Thày đến Galilê, ở đó họ sẽ thấy Thày” (Mt 28:10).

Nếu các vị tác giả Tân Ước không nói đến cuộc gặp gỡ của Mẹ Maria với Người Con phục sinh của mình có thể do bởi sự kiện là một chứng từ như thế bị coi là quá thiên kiến bởi những ai chối bỏ việc Phục Sinh của Chúa và bởi đó chứng từ đó không đáng tin.

2- Hơn nữa, Các Phúc Âm thuật lại chỉ có một ít lần Chúa Giêsu phục sinh hiện ra thôi, chắc chắn những trình thuật này không phải là tổng hợp tất cả những gì xẩy ra trong 40 ngày sau biến cố Phục Sinh. Thánh Phaolô đã nhắc đến sự kiện Người đã hiện ra “với hơn 500 anh em cùng một lúc” (1Cor 15:6). Làm sao chúng ta có thể cắt nghĩa được sự kiện ngoại lệ được rất nhiều người biết đến như thế mà các Thánh Ký lại không hề nhắc tới? Đó là dấu r ràng cho thấy còn những lần hiện ra khác của Đấng Phục Sinh không được ghi chép lại, mặc dù chúng là những biến cố nổi nang đã xẩy ra.

Làm sao Đức Trinh Nữ vốn hiện diện trong cộng đồng tiên khởi của thành phần môn đệ (x Acts 1:14) lại có thể bị loại trừ khỏi những ai được gặp Người Con thần linh của Mẹ sau khi Người sống lại từ trong ci chết?

3- Thật vậy, chúng ta có lý nghĩ rằng Người Mẹ này có thể đã là người đầu tiên được Chúa Giêsu phục sinh hiện ra. Việc Mẹ Maria không có mặt trong nhóm các phụ nữ ra mồ vào tảng sáng (x Mk 16:1; Mt 28:1) không cho thấy là có thể Mẹ đã gặp Chúa Giêsu rồi hay sao? Suy luận này cũng có thể được xác nhận bởi sự kiện là những chứng nhân tiên khởi cho biến cố Phục Sinh, như ý Chúa Giêsu muốn, là các phụ nữ, những bà đã trung thành đứng dưới chân thập giá nên kiên vững hơn trong đức tin.

Thật thế, Đấng Phục Sinh đã ủy thác cho một người trong họ là Maria Mai-Đệ-Liên chuyển sứ điệp cho các vị Tông Đồ (x Jn 20:17-18). Cả sự kiện này nữa cũng có thể cho phép chúng ta nghĩ rằng Chúa Giêsu trước hết đã tỏ mình ra cho Mẹ của Người, vị đã trung thành nhất và đã giữ vững đức tin của mình không hề xao xuyến lung lạc trong cơn thử thách.

Sau hết, vai trò chuyên nhất và đặc biệt nơi việc Mẹ chứng dự ở đồi Canvê, cũng như việc Mẹ hiệp nhất với Con trong đau khổ trên Thập Giá có thể đưa đến giả thuyết là Mẹ được thông phần đặc biệt vào mầu nhiệm Phục Sinh.

Một tác giả ở thế kỷ thứ năm, Sedulius, chủ trương rằng, trong ánh quang sự sống phục sinh của mình, Chúa Kitô trước hết đã tỏ mình cho Mẹ của Người. Thật vậy, là đường lối để Người đi vào trần gian trong ngày Truyền Tin, Mẹ cũng đã được kêu gọi để loan truyền tin mừng huyền diệu về biến cố Phục Sinh để Mẹ trở thành tin báo cho cuộc Người vinh quang hiện đến. Thế nên, được tràn ngập vinh quang của Đấng Phục Sinh, Mẹ được hưởng trước ánh quang vinh của Giáo Hội (x Sedulius, Paschale carmen, 5, 357-364, CSEL 10, 1401).

4- Chúng ta có lý nghĩ rằng Mẹ Maria, là hình ảnh và là mẫu thức của Giáo Hội, một Giáo Hội đời chờ Đấng Phục Sinh và gặp gỡ Người nơi nhóm các môn đệ trong những lần Người hiện ra sau Phục Sinh, đã được gặp riêng Người Con phục sinh của Mẹ, để Mẹ cũng được hoan hỉ trong niềm vui trọn vẹn của cuộc vượt qua.

Hiện diện trên đồi Canvê vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (x Jn 19:25), cũng như có mặt nơi Căn Thượng Lầu vào Ngày Lễ Ngũ Tuần (x Acts 1:14), Đức Trinh Nữ cũng có thể là một chứng nhân diễm hạnh của cho cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô, nhờ đó Mẹ mới trọn vẹn tham phần vào tất cả các giây phút chính yếu của mầu nhiệm vượt qua. Trong việc đón nhận Chúa Giêsu phục sinh, Mẹ Maria cũng là một dấu chỉ và là một ngưỡng vọng của nhân loại trong việc nhân loại trông mong đạt tới tầm mức viên trọn của mình ở việc sống lại từ trong ci chết.

Trong Mùa Phục Sinh, cộng đồng Kitô hữu dâng lên Mẹ Chúa và kêu mời Mẹ hãy hân hoan: “Regina Caeli, laetare. Alleluia!”, “Lạy Nữ Vương thiên đàng hãy vui mừng, Alleluia!”. Như thế là lời kêu mời này đã nhắc lại niềm vui của Mẹ Maria nơi biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu, một “niềm hân hoan” kéo dài trong thời gian đã được vị Thiên Thần ngỏ cùng Mẹ vào lúc Truyền Tin, để Mẹ có thể trở thành căn nguyên cho tất cả mọi dân nước “hân hoan vui sướng”.
 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 28/5/1997)
 

 

 

TOP

 

 

?  “Chúa Giêsu Nazarét: Từ Phép Rửa tới Biến Hình"

 

Vào lúc 4 giờ chiều ngày Thứ Sáu 13/4/2007, tại Sảnh Đường Synod ở Vatican đã diễn ra một buổi ra mắt cuốn sách “Chúa Giêsu Thành Nazarét” phần 1 của Hồng Y Ratzinger, tức là Đức Giáo Hoàng đương kim Biển Đức XVI. Và cuốn sách dày 448 trang này đã được chính thức tung ra thị trường bắt đầu từ Thứ Hai 16/4, đúng ngày sinh nhật 80 tuổi của tác giả, với các ấn bản đầu tiên bằng Ý ngữ, Đức ngữ và Balan, được xuất bản bởi Riooãli (Ý), Herder (Đức) và Wydawnictwo M. (Balan), và đang được chuyển dịch sang 17 ngôn ngữ khác nữa. Buổi ra mắt đã có sự hiện diện của ĐHY Christoph Schonborn, TGM Vienna, Áo quốc; ông Daniele Garrone, khoa trưởng thần học Waldensian ở Rôma; và ông Massimo Cacciari, giáo sư về mỹ từ học ở Đại Học Vita-Salute San Raffaele Milan Ý quốc. Tất nhiên buổi ra mắt này được điều hành bởi vị giám đốc của văn phòng báo chí Tòa Thánh là cha Federico Lombardi, SJ. Vậy nội dung của tác phẩm này ra sao?

 

Theo điện thư VIS của Tòa Thánh Vatican ngày 22/11/2006 thì vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là linh mục dòng Tên Federico Lombardi đã viết một thông tư về tác phẩm sắp sửa được phát hành của vị Giáo Hoàng đươnng kim Biển Đức XVI của chúng ta, đó là cuốn “Chúa Giêsu Nazarét: Từ Phép Rửa tới Biến Hình - Gesu di Nâareth. Dal Battesimo nel Giordano alla Trasfigurâione".

 

Nhà Xuất Bản  Vatican (Vatican Publishing House) là nơi giữ tác quyền về tất cả mọi bản văn của Đức Giáo Hoàng đã nhượng quyền chuyển dịch, phân phối và phổ biến cuốn sách này cho Nhà Xuất Bản Rioãoli (Rioãoli Publishing House).

 

Theo lời thông tư của vị linh mục giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh thì ‘sự việc Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có thể hoàn tất phần thứ nhất đại tác phẩm của ngài, và trong ít tháng nữa thôi chúng ta sẽ có tác phẩm nay trong tay, là một tin tuyệt vờị Tôi cảm thấy đây là một việc làm phi thường, vì cho dù nhiều phận sự và lo lắng cho giáo triều của mình, ngài vẫn có thể hoàn thành một tác phẩm có một chiều sâu rất nhiều về mặt kiến thức cũng như về mặt thiêng liêng. Ngài nói rằng ngài đã giành tất cả mọi giây phút rảnh rỗi của mình để thực hiện dự án này, và chính điều ấy là một dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy tầm quan trọng và khẩn trương của cuốn sách đối với ngàị

 

“Trong tinh thần chân tình và khiêm tốn vốn có của mình, Đức Giáo Hoàng đã cho biết cuốn sách này không phải là ‘một công trình của Huấn Quyền’ mà là hoa trái của việc ngài nghiên cứu riêng, và vì thế nó có thể được tự do bàn luận và bình luận. Đó là một nhận định rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ vấn đề là những gì ngài viết trong cuốn sách ấy hoàn toàn không phải là những gì cầm chân trói buộc việc nghiên cứu của các chuyên viên dẫn giải và thần học giạ Nó không phải là một bức thông điệp dài về Chúa Giêsu, mà là việc trình bày riêng tư về hình ảnh Chúa Giêsu của thần học gia Joseph Ratzinger, vị đã được bầu làm Giám Mục Rôma”.

 

Cùng bản thông tư còn cho biết là nơi lời mở đầu của tác phẩm ấy, Đức Thánh Cha “giải thích rằng trong nền văn hóa tân tiến, cũng như ở nhiều thứ trình bày về hình ảnh Chúa Giêsu, cái khoảng cách giữa ‘một Chúa Giêsu lịch sử’ và ‘một Đức Kitô của niềm tin’ đã càng rộng lớn hơn bao giờ hết…. Tác giả Joseph Ratzinger, bằng việc cân nhắc tất cả mọi chiếm đạt của cuộc nghiên cứu tân tiến, muốn trình bày Chúa Giêsu của các Phúc Âm là một ‘Chúa Giêsu lịch sử’ thực sự, là một hình ảnh có thể cảm nhận và nổi nang, Đấng chúng ta có thể và cần phải căn cứ, và Đấng chúng ta có lý do chính đáng để tin tưởng và sống đời Kitô hữụ Bởi vậy, với cuốn sách này, Đức Giáo Hoàng muốn góp phần vào việc hỗ trợ thiết yếu cho đức tin của anh chị em mình, và ngài làm điều ấy từ yếu tố chính yếu của đức tin là Chúa Giêsu Kitô”.

 

Vị linh mục giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh viết tiếp rằng, trong phần giới thiệu về tác phẩm ấy, “Chúa Giêsu được trình bày cho chúng ta thấy như là một tân Moisen, một tân ngôn sứ ‘trực diện với Thiên Chúá, … một Người Con, sâu xa kết hiệp với Chạ Nếu không nhấn mạnh đến khía cạnh chính yếu này thì hình ảnh về Chúa Giêsu trở thành xung khắc và không thể nào hiểu nổị Tác giả Joseph Ratzinger đã tha thiết nói với chúng ta về cuộc hiệp nhất thân mật của Chúa Giêsu với Cha, và muốn bảo đảm rằng các môn đệ của Chúa Giêsu được dự phần vào mối hiệp thông nàỵ Bởi vậy, nó chẳng những là một đại tác phẩm về khoa dẫn giải học thánh kinh và khoa thần học mà còn là một đại tác phẩm về khoa linh đạo học nữa”.

 

Để kết luận, vị linh mục dòng tên này chia sẻ cảm nhận quá khứ của mình về các tác phẩm của hồng ý Joseph Ratzinger như sau: “Nhớ lại ấn tượng sâu xa cùng với những hoa trái thiêng liêng mà tôi, là một người trẻ, đã được hưởng từ việc đọc tác phẩm đầu tay của ngài – ‘Nhập Môn Kitô Giáĩ – tôi tin rằng cả lần này nữa chúng ta sẽ không bị thất vọng, trái lại, cả thành phần tín hữu lẫn tất cả mọi người thực sự muốn tin hiểu trọn vẹn hơn về hình ảnh của Chúa Giêsu, sẽ hết lòng biết ơn vì Giáo Hoàng này về chứng từ cao cả của ngài, với tư cách là một tư tưởng gia, một học giả và là một con người tin tưởng, về một vấn đề thiết yếu nhất của tất cả niềm tin Kitô Giáo này”.

 

Theo mạng điện toán toàn cầu Zenit ngày 21/11/2006 thì Nhà Xuất Bản Vatican cũng được gọi là Libreria Editrice Vaticana (LEV) đã nhận được bản thảo của Đức Thánh Cha mấy ngày trước đây, và trao cho cơ quan này việc phân phối nó. Nhà xuất bản của Tòa Thánh đã nhượng quyền cho Nhà Xuất Bản Riozzoli ở Ý, và Nhà Xuất Bản Riozzli này lại nhượng quyền phát hành ở Đức cho gia đình xuất bản Herder Verlag là nơi tác giả Joseph Ratzinger đã có liên hệ trong quá khứ.

 

Trong lời dẫn nhập mở đầu, tác giả Joseph Ratzinger là đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã minh định rằng tác phẩm này “không phải là một tác động của huấn quyền, mà chỉ là một cuộc trình bày việc cá nhân tôi tìm kiếm dung nhan Chúa Kitô. Bởi thế, bất cứ ai cũng quyền bác bẻ tôị

 

“Tôi chỉ xin độc giả hãy mang một tâm trạng thiện cảm cần thiết bằng không không thể nào hiểu được tác phẩm nàỵ  Tôi muốn cố gắng để trình bày Chúa Giêsu của Các Phúc Âm như là một Giêsu đích thực, một Giêsu lịch sử đúng nghĩa của từ ngữ này”.

 

Tác phẩm này là những gì cho thấy một trong những xác tín sâu xa nhất của tác giả Joseph Ratzinger, một tác phẩm ngài đã có dự tính viết ngay trước cả khi được bầu làm giáo hoàng: “Qua con người Giêsu, Thiên Chúa làm cho bản thân mình trở thành hữu hình hiện lộ, và bởi Thiên Chúa, hình ảnh này hiện lên như là một con người công chính”. 

 

 

TOP

 

 

? “Giêsu của các cuốn Phúc Âm là một nhân vật lịch sử khả kính và đáng phục”

 

Lời Dẫn Nhập của Hồng Y Joseph Ratzinger cho Tác Phẩm “Chúa Giêsu Nazarét” sẽ được xuất bản

 

Tôi đã hình thành cuốn sách về Chúa Giêsu, phần thứ nhất mà tôi giờ đây phổ biến, sau một cuộc hành trình nội tâm kéo dài. Trong đoạn đời trẻ trung của mình – cỡ tuổi 30 và 40 – đã có cả hằng loạt những cuốn sách ly kỳ về Chúa Giêsu được tung ra. Tôi c òn nhớ được tên tuổi của một số tác giả như Karl Adam, Romano Guardini, Franz Michel Willam, Giovanni Papini, Jean Daniel-Rops. Trong tất cả những cuốn sách ấy, hình ảnh về Chúa Giêsu đều được phác họa theo các sách Phúc Âm: Người đã sống ra sao trên trần gian này, và mặc dù Người thật sự là con người làm sao có thể dẫn con người đến cùng Thiên Chúa là Đấng Người là một với tư cách làm Con. Như thế, nhờ con người Giêsu, Thiên Chúa đã trở nên hữu hình và hình ảnh về con người công chính này có thể được thấy nơi Thiên Chúa.

 

Bắt đầu vào tuổi ngũ niên, tình hình trở nên thay đổi. Càng ngày càng có một khoảng cách giữa một ‘Giêsu theo lịch sử’ và một ‘Đức Kitô của niềm tin’: cả hai tách rời nhau một cách mau chóng. Tuy nhiên, niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, nơi Chúa Giêsu Con Thiên Chúa hằng sống sẽ ra sao nếu con người Giêsu khác hẳn với đường lối Người đã được các vị thánh ký trình bày và đường lối Người được Giáo Hội căn cứ vào các Phúc Âm để rao giảng? Tình trạng tiến triển nơi việc nghiên cứu kiểm chứng về lịch sử lại càng dẫn tới những biệt phân tinh xảo giữa các phạm vi khác nhau của truyền thống. Theo sau cuộc nghiên cứu này, thì hình ảnh về Chúa Giêsu được đức tin dựa vào đã trở thành bất ổn hơn bao giờ hết, một hình ảnh càng ngày càng có những đường nét lờ mờ hơn.

 

Đồng thời, những thứ tái phác tả về nhân vật Giêsu này, Đấng cần phải được tìm kiếm theo các truyền thống của những vị thánh ký và các nguồn mạch của những truyền thống ấy, đã trở nên mâu thuẫn với nhau hơn  bao giờ hết: từ một tên địch thù cách mạng đối với dân Rôma, vị chống lại quyền bính thống trị này và tất nhiên đã bị thua bại, đến một nhà luân lý nhân hậu cho phép được làm hết mọi sự và không ngờ đã đi đến chỗ tự diệt.

 

Ai đọc thấy một ít những thứ tái phác tả này đều có thể thấy ngay được rằng chúng là những phóng ảnh của những vị tác giả ấy cùng với những mộng tưởng của họ, hơn là cái nét chính yếu của một hình ảnh đã trở nên méo mó lệch lạc. Trong khi đó, mối ngờ vực càng ngày càng gia tăng đối với những hình ảnh về nhân vật Giêsu ấy, để rồi chính hình ảnh về Chúa Giêsu đã bị trừ khử đi khỏi chúng ta hơn  bao giờ hết. 

 

Tất cả những nỗ lực ấy đã lưu lại sau đó, như là một mẫu số chung, cái ấn tượng cho rằng chúng ta biết rất ít về Chúa Giêsu, và cái ấn tượng là chỉ có đức tin vào thần tính của Người sau đó mới là những gì tạo nên hình ảnh của Người mà thôi. Trong khi ấy thì hình ảnh này đã thấm nhập sâu xa vào tâm thức chung của Kitô Giáo rồi. Một tình trạng như vậy là những gì thê thảm đối với đức tin, vì nó làm cho cứ điểm đích thực của mình trở thành bấp bênh, ở chỗ, mối thân hữu mật thiết với Chúa Giêsu, Đấng chi phối tất cả mọi sự, bị đặt lại vấn đề và có cơ nguy trở thành vô bổ […]

 

Tôi cảm thấy cần phải cống hiến cho độc giả những chỉ dấu ấy về một tính chất phương pháp luận, nhờ đó, họ có thể thấy được đường lối dẫn giải của tôi đối với hình ảnh về Chúa Giêsu theo Tân Ước. Đối với vấn đề dẫn giải của tôi về Chúa Giêsu thì trước hết việc ấy có nghĩa là tôi tin tưởng vào các Phúc Âm. Dĩ nhiên là tôi cũng sử dụng đến tất cả những gì được Công Đồng và việc chú giải tân tiến nói về các loại văn chương Tân Ước này, nói về ý hướng của những điều được các loại văn chương Tân Ước ấy xác quyết, về bối cảnh chung của các cuốn Phúc Âm cùng những ngôn từ của các phúc âm trong bối cảnh sống động ấy. Bằng tất cả những điều này trong tầm mức khả dĩ đối với mình, tôi muốn trình bày Chúa Giêsu của các cuốn Phúc Âm là một Chúa Giêsu thật sự, là một ‘Chúa Giêsu lịch sử’ đúng nghĩa của lời phát biểu.

 

Tôi tin tưởng và tôi hy vọng rằng độc giả cũng sẽ nhận thấy rằng hình ảnh này là những gì hợp lý hơn, và theo quan điểm lịch sử, cũng là những gì khả thức hơn là những thứ tái phác họa chúng ta đã gặp thấy trong những thập niên vừa qua.

 

Thật vậy, tôi tin rằng Giêsu ấy –  một Giêsu của các cuốn Phúc Âm – là một nhân vật lịch sử khả kính và đáng phục. Cây Thập Giá và hiệu năng của cây thập giá này chỉ có thể hiểu được nếu xẩy ra một cái gì đó phi thường, nếu hình ảnh và ngôn từ của Giêsu hoàn toàn vượt trên tất cả mọi niềm hy vọng và trông mong của thời đại ấy.

 

Khoảng 20 năm sau cái chết của Giêsu, chúng ta thấy được trọn vẹn một khoa Kitô học về Chúa Kitô trong bản đại thánh ca ở Bức Thư gửi cho giáo đoàn Phliphê (2:6-8), một khoa Kitô học cho rằng Giêsu ngang hành với Thiên Chúa những tự tước bỏ bản thân mình, trở nên con người, hạ mình cho đến  chết trên thập tự giá và Người được tôn vinh nơi tạo vật, một việc tôn thờ theo tiên tri Isaia (45:23) đã được Thiên Chúa công bố chỉ hợp với Ngài mà thôi.

 

B ằng một nhận định đứng đắn, việc nghiên cứu nghiên chỉnh đặt vấn đề là những gì đã xẩy ra trong 20 năm sau khi Chúa Giêsu bị Đóng Đanh? Khoa Kitô học này đã được hình thành ra sao?

 

Hành động hình thành các cộng đồng ẩn danh để thực hiện nỗ lực tìm kiếm những người tiêu biểu thực ra cũng chẳng giải thích được gì. Làm sao lại có thể xẩy ra được cho những nhóm người vô danh trở nên rất ư sáng tạo, rất ư thu hút cho đến độ thúc đẩy họ phải là như thế chứ? Nếu không phải những gì hợp tình hợp lý hơn, kể theo cả quan điểm lịch sử nữa, đó là tính cách cao cả được chất chứa nơi nguồn gốc và hình ảnh về Chúa Giêsu phá vỡ tất cả những gì là thứ hạng vốn có, nên chỉ có thể hiểu được từ mầu nhiệm về Thiên Chúa mà thôi?

 

Dĩ nhiên, việc tin tưởng rằng mặc dù là con người Người cũng ‘đã là’ Thiên Chúa, và việc trình bày điều ấy khi che phủ nó nơi các dụ ngôn cũng như bằng một đường lối tỏ tường hơn, là những gì vượt ra ngoài các khả năng của phương pháp lịch sử. Trái lại, nếu từ niềm xác tín này của đức tin, các bản văn được đọc bằng phương pháp lịch sử và với tính cách cởi mở hơn, thì những văn bản này hướng tới chỗ cho thấy một đường lối và một hình ảnh xứng đáng với đức tin. Vậy một khi cuộc đối chọi ở các cấp độ khác nhau nơi những bản văn Tân Ước chung quanh hình ảnh về Chúa Giêsu được giải quyết sáng tỏ, bất kể tất cả những gì là khác biệt, thì người ta mới tiến tới chỗ thực sự đồng ý với những bản viết này.

 

Dĩ nhiên, theo nhãn quan này đối với hình ảnh về Chúa Giêsu, tôi vượt ra ngoài những gì, chẳng hạn, như đã được Schnackenburg nói làm tiêu biểu cho một phần lớn vấn đề chú giải đương thời. Ngược lại, tôi hy vọng rằng độc giả sẽ hiểu rằng cuốn sách này không phải viết lên để chống lại việc chú giải tân tiến mà là hết sức cảm nhận về tất cả những gì nó tiếp túc cống hiến cho chúng ta.

 

Nó đã làm cho chúng ta thấy được một số lượng lớn những nguồn liệu và những quan niệm mà hình ảnh về Chúa Giêsu có thể có được một cách sôi động và sâu sắc chưa từng thấy trong ít thập niên trước đây. Tôi đã nỗ lực vượt ra ngoài việc dẫn giải thuần tính cách lịch sử kiểm chứng khi áp dụng những tiêu chuẩn dẫn giải mới là những gì giúp chúng ta có được một việc giải thích thích đáng về thần học của Thánh Kinh và tất nhiên là cần phải có đức tin, làm như thế không có nghĩa là tôi dù sao cũng muốn loại trừ đi tính cách nghiêm cẩn của lịch sử. Tôi không nghĩ cần phải minh nhiên nói rằng cuốn sách này hoàn toàn không phải là một việc làm theo huấn quyền, mà là việc bày tỏ theo cá nhân  của tôi trong việc tìm kiếm ‘dung nhan Chúa’ (Ps 27:8). Bởi thế, ai cũng có quyền đối địch với tôi. Tôi chỉ xin thành phần độc giả nam nữ hãy có một ngưỡng vọng cảm thông, bằng không sẽ không thể nào thông cảm được.

 

Như tôi đã đề cập tới ngày từ đầu Lời Dẫn Nhập này, cuộc hành trình nội tâm thực hiện cuốn sách này đã kéo dài đã lâu. Tôi đã có thể bắt đầu viết trong cuộc nghỉ hè của tôi vào năm 2003. Trong Tháng 8 năm 2004, từ Chương 1 tới 4 đã được hoàn thành. Sauk hi được tuyển bầu vào Tòa Thánh Rôma, tôi đả lợi dụng tất cả mọi giây phút rỗi rãi của mình để tiếp tục viết. Vì tôi không biết mình còn sống bao lâu nữa và còn khỏe đến bao giờ nên tôi đã quyết định phát hành vào lúc này đây phần đầu của cuốn sách gồm 10 chương đầu tiên, từ Phép Rửas ở sống Dược Đăng đến biến cố tuyên xưng của Thánh Phêrô và Biến Hình.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Zenit ngày 23/11/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ