GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 16/4/2007

MÙA PHỤC SINH - TUẦN 2

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Chúa Nhật II Mùa Phục Sinh 15/4/2007 về Lòng Thương Xót Chúa

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Thứ Hai Mùa Phục Sinh 9/4/2007 ở Castel Gandolfo về Bình An Phục Sinh

? “Con Đường của Đức Giáo Hoàng tới Chúa Giêsu”

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Chúa Nhật II Mùa Phục Sinh 15/4/2007 về Lòng Thương Xót Chúa

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Tôi xin lập lại cùng tất cả anh chị em lời chúc mừng Phục Sinh, vào Chúa Nhật kết thúc tuần bát nhật Phục Sinh và là ngày theo truyền thống được gọi là Chúa Nhật ‘in Albis’. Chúa Nhật này cũng được gọi là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa theo ý muốn của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Người Đầy Tớ Chúa Gioan Phaolô II, vị đã chết ngay sau kinh thần vụ tối áp lễ này.

 

Vào dịp đặc biệt này, sáng nay, tôi đã cử hành, ở Quảng Trường Thánh Phêrô, một Thánh Lễ, có các vị hồng y, giám mục và linh mục, cùng tín hữu Rôma và nhiều khách hành hương muốn kề cận với vị Giáo Hoàng này vào ngày áp sinh nhật 80 của ngài. Tận đáy lòng mình, tôi xin lập lại lời cám ơn chân tình nhất của tôi, lời cám ơn tôi xin được gửi đến toàn Giáo Hội, một giáo hội, như một gia đình thực sự, nhất là trong những ngày này, qui tụ lại chung quanh tôi với lòng quí mến.

 

Chúa nhật này, - như tôi đã nói – kết thúc tuền lễ, hay chín h xác hơn, tuần ‘bát nhật’ Phục Sinh, được phụng vụ coi là một ngày duy nhất: ‘Ngày Chúa đã lập nên’ (Ps 117:24). Nó không phải là một thời gian theo niên lịch mà là thiêng liêng được Thiên Chúa mở ra trong khuôn khổ của những ngày Ngài làm cho Đức Kitô sống lại từ trong kẻ chết. Vị Thần Linh Sáng Tạo, khi thở hơi sự sống mới và vĩnh hằng vào thân xác được chôn táng của Đức Giêsu Nazarét, đã làm cho công cuộc tạo dựng nên hoàn trọn, làm phát sinh ra ‘hoa trái đầu mùa’; một hoa trái đầu mùa của một tân nhân loại đồng thời cũng là hoa trái đầu mùa của một tân thế giới và một tân kỷ nguyên. 

 

Cuộc canh tân thế giới này có thể được tóm gọn trong một lời: cũng cùng lời được Chúa Giêsu phục sinh thốt ra như một lời chào, nhất là như một lời loan báo cho các môn đệ của ngài về cuộc chiến thắng của Người: ‘Bình an cho các con!’ (Lk 24:36; Jn 20:19,21,26). Bình an là tặng ân được Chúa Giêsu để lại cho thành phần bạn hữu của Người (x Jn 14:27) như là một phép lành nhắm đến tất cả mọi dân tộc cũng như tất cả mọi quốc gia.

 

Đó không phải là một thứ bình an theo tâm thức của ‘thế giới’, như là một thứ cân bằng về quyền lực, mà là một thực tại mới, hoa trái của tình yêu Thiên Chúa, của lòng Người xót thương. Đó là thứ bình an được Chúa Giêsu Kitô chiếm được bằng giá máu của Người và được Người thông ban cho những ai tin tưởng nơi Người. ‘Ôi Giêsu, con tin nơi Chúa’: đức tin  của Kitô hữu được tóm gọn nơi những lời ấy, một đức tin vào quyền toàn năng của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa. 

 

Anh chị em thân mến, trong khi tôi cám ơn anh chị em một lần nữa về việc anh chị em gần gũi với tôi một cách thiêng liêng vào dịp sinh nhật của tôi cũng như dịp kỷ niệm tôi được bầu làm vị Thừa Kế Thánh Phêrô, tôi phó thác tất cả mọi anh chị em cho Mẹ Maria là ‘Mẹ Tình Thương’, Mẹ của Chúa Giêsu, Đấng là hiện thân của Lòng Thương Xót Chúa.

 

Với sự giúp đỡ của Mẹ, xin Thần Linh canh tân chúng ta trong việc hợp tác vào công cuộc hòa bình được Thiên Chúa đang hoàn thành trên thế giới và là công cuộc hòa bình không ồn ào song được hiện thực nơi vô vàn hành động bác ái của tất cả mọi người con cái Ngài.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/4/2007 

 

 

TOP

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Thứ Hai Mùa Phục Sinh 9/4/2007 ở Castel Gandolfo về Bình An Phục Sinh

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chúng ta vẫn còn tràn đầy niềm hân hoan thiêng liêng được các cuộc cử hành long trọng Lễ Phục Sinh thực sự mang lại cho tâm hồn của thành phần Kitô hữu. Chúa Kitô đã phục sinh! Phụng vụ giành cho mầu nhiệm cao cả này không phải chỉ một ngày duy nhất – vì quá ít ỏi đối với một niềm vui như thế, mà ít là 50 ngày, tức là tất cả Mùa Phục Sinh, được kết thúc vào Lễ Hiện Xuống. Ngoài ra, Chúa Nhật Phục Sinh là một ngày đặc biệt trên hết, bao gồm cả uần lễ này cho đến Chúa N hật tuần tới, làm nên một Tuần Bát Nhật Phục Sinh.

 

Trong bầu không khí của niềm vui Phục Sinh, phụng vụ hôm nay đưa chúng ta trở về với mồ thánh là nơi, theo trình thuật của Thánh Mathêu, được tình yêu Người thúc đẩy, Maria Mai Đệ Liên và Maria khác đã đến ‘viếng’ mộ Chúa Giêsu. Vị Thánh Ký này nói cho chúng ta hay rằng Người đã đến để gặp gỡ họ mà nói: ‘Đừng sợ; hãy đi nói với anh em của Thày đến Gialilê, ở đó họ sẽ thấy Thày’ (Mt 28:10).

 

Niềm vui họ cảm được khi thấy Chúa của họ thật là khôn tả, và đầy nhật huyết, họ đã chạy về nói với các vị môn đệ.

 

Đấng Phục Sinh cũng lập lại cùng chúng ta hôm  nay, như với các người phụ nữ đã ở với Chúa Giêsu trong cuộc Khổ Nạn, là đừng sợ trở thành các sứ giả loan báo việc Phục Sinh của Người. Những ai gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh và ngoan ngoãn ký thác bản thân  mình cho Người thì chẳng sợ hãi gì. Đó là sứ điệp Kitô hữu được kêu gọi để loan truyền cho đến tận cùng trái đất.

 

Như chúng ta biết, đức tin của Kitô hữu, không được phát sinh từ việc chấp nhận một thứ tín lý mà từ một cuộc gặp gỡ với một con người, với Chúa Kitô, Đấng tử nạn và phục sinh.

 

Các bạn thân mến, trong ngày sống hằng ngày của chúng ta, có rất là nhiều cơ hội để loan truyền niềm tin này của chúng ta cho người khác một cách chân thành đầy xác tín, nhờ đó mà đức tin của họ được phát triển nhờ cuộc gặp gỡ của chúng ta.

 

Càng khẩn trương hơn bao giờ hết con người nam nữ thuộc thời đại của chúng ta nhận biết và gặp gỡ Chúa Giêsu, và cũng nhờ gương sáng của chúng ta, mà họ được Người chiếm đoạt.

 

Phúc Âm không nói gì đến Người Mẹ của Chúa cả, về Mẹ Maria, thế nhưng truyền thống Kitô Giáo có lý để thích chiến ngắm Mẹ khi Mẹ gắn bó với Người Con thần linh của Mẹ bằng một niềm vui lớn lao hơn ai hết, Đấng mà Mẹ đã ôm ấp khi Người được hạ xác xuống khỏi Thập Giá. Bấy giờ, sau cuộc Phục Sinh, Người Mẹ của Đấng Cứu Thế hân hoan với thành phần ‘bạn hữu’ của Chúa Giêsu, thành phần làm nên Giáo Hội mới sinh.

 

Trong lúc tôi lập lại những lời chào chúc Phục Sinh của mình, tôi xin Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng -  Regina Caeli, để Mẹ giữ cho tồn tại nơi mỗi người chúng ta niềm tin tưởng vào cuộc Phục Sinh và làm cho chúng ta thành sứ giả cho niềm hy vọng và mến yêu Chúa Giêsu Kitô.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/4/2007 

  

 

 

TOP

 

 

? “Con Đường của Đức Giáo Hoàng tới Chúa Giêsu”

 

Nhận định của nhà xuất bản về tác phẩm “Đức Giêsu Nazarét: Từ Phép Rửa Tới Biến Hình”

 

Ngày Thứ Hai 16/4/2006, ngày mừng kỷ niệm sinh nhật bát tuần của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, cũng là ngày bắt đầu phổ biến tác phẩm của Hồng Y Joseph Ratzinger đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một tác phẩm được ngài viết từ khi còn là Hồng Y và hoàn tất sau khi làm Giáo Hoàng.

 

Tác phẩm dài 448 trang và đang được chuyển dịch sang 20 thứ tiếng khác nữa, ngoài tiếng Ý, Đức và Tây Ban Nha là những tiếng tác phẩm này được phổ biến vào dịp đầu tiên này. Bản Anh Ngữ sẽ được nhà xuất bản Doubleday phổ biến vào ngày 15/5 ở Bắc Jỹ và nhà xuất bản Bloomsbury phổ biến ở Hiệp Vương Quốc

 

Sau đây là nội dung bản thông báo của nhà xuất bản Rioãoli được Tòa Thánh ủy bản quyền để chính thức trên toàn thế giới, một bản thông báo được phổ biến vào hôm Thứ Sáu, 13/4/2007, thời điểm chính thức ra mắt tác phẩm tại Sảnh Đường Synod ở Vatican.

 

“Cuốn sách này là phần thứ nhất của một công việc viết lách được tác giả của nó nói rằng đã được tiến hành bằng một ‘cuộc thai nghén lâu dài’ (trang xi). Nó phản ảnh việc cá nhân Hồng Y Joseph Ratzinger tìm kiếm ‘dung nhan Chúa’, chứ không phải là một văn kiện thuộc huấn quyền (trang xxiii).

 

“Bởi vậy, hết mọi người được quyền bất đồng với tôi’, vị Giáo Hoàng nhấn mạnh như thế ở lời mở đầu (trang xxiv). Mục đích chính của cuốn sách này là ‘để giúp vào việc bồi dưỡng nơi độc giả sự gia tăng mối liên hệ sống động’ với Chúa Giêsu Kitô (trang xxiv). Trong cuốn thứ hai tiếp theo, vị Giáo Hoàng này hy vọng rằng ‘cũng có thể bao gồm cả chương về những trình thuật thời thơ ấu liên quan tới việc hạ sinh của Chúa Giêsu và nhận định về mầu nhiệm khổ nạn, tử giá và phục sinh của Người.

 

“Vì thế, tác phẩm này chủ yếu là một cuốn sách về mục vụ. Thế nhưng, nó cũng là tác phẩm của một thần học gia nghiêm cẩn, vị biện minh cho các chủ trương của mình bằng việc căn cứ vào kiến thức toàn diện của các cuốn sách thánh cũng như của văn chương nhận định. Ngài nhấn mạnh tới tính cách bất khả châm chước của phương pháp nhận định về lịch sử trong việc dẫn giải thánh kinh, thế nhưng ngài đồng thời cũng cho thấy những hạn hữu của nó: ‘Thật vậy, việc tin tưởng rằng, là người, Người thực sự là Thiên Chúa là những gì vượt quá lãnh vực của phương pháp lịch sử’ (trang xxiii).

 

“Tuy nhiên, ‘không gắn liền với Thiên Chúa, con người của Đức Giêsu vẫn là những gì mờ mịt, không thật và không thể hiểu nổi’ (Schnackenburg, "Freundschaft mit Jesus," Page 322). Để xác nhận kết luận này của một vi đại diện nổi tiếng của Công Giáo Rôma trong việc dẫn giải thánh kinh theo nhận định lịch sử, vị Giáo Hoàng đã nói rằng cuốn sách này của ngài ‘thấy Chúa Giêsu theo chiều hướng của việc Người hiệp thông với Chúa Cha’ (trang xiv).

 

“Còn nữa, căn cứ vào ‘việc đọc từng bản văn Thánh Kinh theo chiều hướng của toàn bộ’ – một việc đọc ‘không tương phản với việc dẫn giải theo nhận thức lịch sử, nhưng đọc một cách có phương pháp thần học đúng nghĩa’ (trang xix) – vị tác giả trình bày ‘Chúa Giêsu của các cuốn sách Phúc Âm là một Giêsu thực sự, một Giêsu lịch sử’, bằng cách nhấn mạnh rằng ‘hình ảnh này còn hợp lý hơn nhiều, và nói theo lịch sử, còn rõ ràng hơn là những gì được tái cấu trúc chúng ta thấy được trong những thập niên qua’ (trang xxii).

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/4/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ