GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 23/4/2007

PHỤC SINH TUẦN 3

 

?  ĐTC BĐXVI: Bài Giảng tại Quảng Trường Thánh Phêrô Chúa Nhật II Phục Sinh 15/4/2007, Kính Lòng Thương Xót Chúa - tạ ơn về biến cố sinh nhật thượng thọ bát tuần

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Thánh Âu Quốc Tinh

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một Đại Thần Học Gia Thời Hiện Đại

 

 

 

?  ĐTC BĐXVI: Bài Giảng tại Quảng Trường Thánh Phêrô Chúa Nhật II Phục Sinh 15/4/2007, Kính Lòng Thương Xót Chúa - tạ ơn về biến cố sinh nhật thượng thọ bát tuần

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Theo một truyền thống cổ xưa thì Chúa Nhật này được gọi là ‘in Albis’. Vào ngày này, thành phần tân tòng trong Lễ Vọng Phục Sinh vẫn mặc áo trắng, biểu hiệu cho ánh sáng Chúa ban cho họ nơi Phép Rửa. Sau đó họ sẽ cởi áo ấy ra nhưng sẽ đưa vào đời sống hằng ngày của họ ánh quang mới được truyền đạt cho họ.

 

Họ cần phải thận trọng giữ cho ngọn lửa chân thiện này cháy sáng được Chúa thắp lên trong họ, để mang đến cho thế giới này một tia sáng của ánh quang và thiện hảo của Thiên Chúa.

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã muốn ngày Chúa Nhật này được mừng như là ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa: nhờ chữ ‘tình thương’, ngài đã tóm gọn và dẫn giải một cách mới mẻ cho thời đại của chúng ta tất cả mầu nhiệm Cứu Chuộc. Ngài đã sống dưới hai chế độ độc tài, và qua việc ngài giao tiếp với cảnh nghèo khổ, thiếu thốn và bạo lực, ngài đã sâu xa cảm nghiệm thấy quyền lực tối tăm đe dọa thế giới của thời đại chúng ta.

 

Thế nhưng ngài đồng thời cũng cảm nghiệm mạnh mẽ về sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng chống lại tất cả mọi quyền lực này bằng quyền năng của Ngài, một quyền năng hoàn toàn khác hẳn và thần  linh: một quyền năng của lòng xót thương. Chính tình thương đã kết thúc sự dữ. Bản tính đặc biệt của Thiên Chúa – sự thánh thiện của Ngài, quyền lực của chân lý và của tình yêu - được thể hiện nơi tình thương ấy.

 

Cách đây 2 năm, sau Kinh Tối mở màn cho Thánh Lễ này, Đức Gioan Phaolô II đã kết liễu cuộc đời trần thế của ngài. Chết đi, ngài đã đi vào ánh sáng của Lòng Thương Xót Chúa, từ đó, vượt ra ngoài cõi chết và bắt đầu từ Thiên Chúa, giờ đây ngài nói với chúng ta một cách mới mẻ.

 

Ngài nói với chúng ta rằng hãy tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa! Hãy trở nên những con người nam nữ của tình Chúa xót thương mỗi ngày. Tình thương là tấm áo ánh sáng Chúa ban cho chúng ta nơi Phép Rửa. Chúng ta không được để cho ánh sáng này tắt lịm đi; trái lại, nó cần phải gia tăng trong chúng ta hằng ngày, nhờ đó mang đến cho thế giới tin mừng của Thiên Chúa.

 

Trong những ngày được đặc biệt chiếu tỏa bởi ánh sáng của lòng thương xót Chúa đây có một sự trùng hợp xẩy ra một cách ý nghĩa đối với tôi, ở chỗ tôi có thể nhìn lại 80 năm qua của cuộc đời.

 

(3 đoạn tiếp theo ngài dùng để chào mừng và cám ơn các vị chức sắc trong Giáo Hội, thành phần giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, cũng như các nhân vật chính trị và ngoại giao đoàn, với các vị đại diện đại kết thuộc Chính Thống Giáo).

 

Chúng ta qui tụ lại đây để suy tư về việc hoàn trọn một thời đoạn dài đời sống của tôi. Dĩ nhiên là tự phụng vụ không được sử dụng để nói về mình, về bản thân tôi; tuy nhiên, cuộc đời của mỗi người có thể giúo vào việc loan truyền lòng thương xót Chúa.

 

Bài Thánh Vịnh 66[65]:16 nói rằng: ‘Hãy đến mà nghe, hỡi tất cả các người kính sợ Thiên Chúa, và tôi sẽ nói về những gì Ngài đã làm cho tôi’. Tôi đã luôn coi là một đại hồng ân của Lòng Thương Xót Chúa có thể nói là cùng một ngày được sinh vào trần gian và được tái sinh nơi dấu hiệu mở màn cho Lễ Phục Sinh. Bởi thế tôi đã được sinh ra như là một phần tử của gia đình tôi và của đại gia đình Thiên Chúa cùng một ngày.

 

Phải, tôi cảm tạ Chúa vì tôi đã có thể hiểu cảm nghiệm được ‘gia đình’ nghĩa là gì; tôi đã có thể cảm nghiệm được ‘vai trò làm cha’ nghĩa là gì, nhờ đó những lời về Thiên Chúa là Cha đã trở nên khả thấu trong tôi; theo cảm nghiệm của loài người, tôi cảm thấy được Người Cha cao cả từ ái ở trên Trời này.

 

Chúng ta có trách nhiệm đối với Ngài, đồng thời Ngài ban cho chúng ta lòng tin tưởng để tình thương và lòng lành, được Ngài sử dụng để thậm chí chấp nhận cả nỗi yếu hèn của chúng ta và nâng đỡ chúng ta, luôn chiếu tỏa nơi đức công minh của Ngài, cũng như để chúng ta dần dần có thể biết tiến bước một cách chính trực.

 

Tôi tạ ơn Chúa vì cho tôi có thể cảm nghiệm được sâu xa ý nghĩa của sự tốt lành từ mẫu, một sự tốt lành từng rộng mở đối với bất cứ ai tìm kiếm nơi nương náu và chính nhờ đó cống hiến tự do cho tôi.

 

Tôi tạ ơn Thiên Chúa cho tôi một người chị và một người anh, những người anh chị gần gũi giúp đỡ tôi một cách trung thành suốt cuộc sống của tôi. Tôi cám ơn Chúa về những đồng đội mà tôi đã gặp gỡ trên đường đời cũng như về những vị cố vấn và bạn hữu ngài đã gửi đến cho tôi.

 

Tôi đặc biệt nhớ ơn Ngài, vì ngày từ ngày đầu tiên trong cuộc đời, tôi đã có thể gia nhập và phát triển trong một đại cộng đồng tín hữu, là nơi những chướng ngại giữa sự sống và sự chết, giữa Trời và đất, đang vụt mở. Tôi tạ ơn vì có thể học biết được nhiều điều, kín múc được từ m ột sự khôn ngoan của cộng đồng này chẳng những bao gồm các kinh nghiệm phàm nhân từ thời xa xưa: một thứ khôn ngoan của cộng đồng chẳng những là khôn ngoan nhân trần; qua đó chính khôn ngoan của Thiên Chúa – khôn ngoan hằng hữu – vươn tới chúng ta.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070415_80-genetliaco_en.html

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Thánh Âu Quốc Tinh

 

Vị tổng quyền của Dòng Âu Quốc Tinh là Cha Rovert Prevost cho biết rằng những suy tư chia sẻ của ĐTC hiện nay về các vị Giáo Phụ là tột đỉnh của việc tái thẩm định về những hình ảnh này được bắt đầu từ Công Đồng Chung Vaticanô II.

 

ĐGH ở Pavia hôm Chúa Nhật 22/4/2007, đáp lời mời đến thăm mộ của Thánh Âu Quốc TinhVị Giám Mục thành Hippo này là đề tài cho luận án thần học của linh mục Joseph Ratzinger ngày xưa. V ị linh mục tổng quyền dòng Âu Quốc Tinh cho mạn h điện toán toàn cầu Zenit biết vị đương kim giáo hoàng say mean Thánh Âu Quốc Tinh ra sao.

 

Vấn:    Làm thế nào lại xẩy ra việc Đức Giáo Hoàng đến viếng thăm Pavia?

 

Đáp:   Vào tháng 10/2005, cùng với Đức Giám Mục Giovanni Giudici ở Pavia, chúng tôi đã mời Đức Giáo Hoàng đến Pavia chính là để mừng 150 năm việc Đại Hiệp Nhất, tác động nền tảng cuối cùng của Hội Dòng Thánh Âu Quốc Tinh.

 

Vào Tháng 11 cùng năm, chúng tôi đã nhận được hồi báo khẳng định của Đức  Giáo Hoàng qua vị quốc vụ khanh của Tòa Thánh. Ngày giờ được tùy nghi quyết định.

 

Biến cố này được cụ thể hóa trong chuyến viếng thăm  m ục vụ các giáo phận Vigevano và Pavia, một chuyến viếng thăm sẽ được kết thúc tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Golden Sky, nơi đang bảo quản các hài tích của Thánh Âu Quốc Thánh khoảng từ năm 725, khi mà vua của dân Lombards là Liutprand đã mang từ Sardinia đến Pavia.

 

Vấn:    Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có một giây phút đặc biệt trong cuộc viếng thăm này để nguyện cầu cùng vị thánh đã có một ảnh hưởng đến đời sống và tư tưởng của ngài.

 

Đáp:   Đúng thế. Tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Golden Sky, vị Giáo Hoàng này đã gặp gỡ hàng giáo sĩ và tu sĩ để cử hành giờ kinh tối.

 

Vị Giáo Hoàng này rất gắn bó với Thánh Âu Quốc Tinh. Năm 1953, ngài đã viết luận án tiến sĩ của ngài về vị Thánh Tiến Sĩ này: “Dân Chúa và Nhà Chúa theo Giáo Huấn về Giáo Hội của Thánh Âu Quốc Tinh”.

 

Trong chuyến viếng thăm Đại Chủng Viện ở Rôma ngày 17/2/2007, ĐGH đã nói rằng ngài được cái nhân  tính cao cả của Thánh Âu Quốc Tinh thu hút, vị thánh nhân từ đầu đã không thể tự đồng hóa mình với Giáo Hội, vì ngài là một người dự tòng, thế nhưng đã phải chiến đấu về phần thiêng liêng trong việc từ từ tìm đường đến với lời Chúa, cho tới khi ngài ‘thưa vâng’ trọn vẹn với Giáo Hội của ngài. 

 

Đó là cách ngài đã chế ngự được chính thần học cá nhân  của ngài, là thần học trước tiên được khai triển nơi việc giảng dạy của ngài.         

 

Vị Giáo Hoàng này đã trực tiếp qui chiếu chẳng hạn bản tổng hợp về hình ảnh Thánh Âu Quốc Tinh được trình bày trong Kinh Truyền Tin ngày 27/8/2006, ngày áp lễ Thánh Âu Quốc Tế.                           

 

(còn tiếp) 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/4/2007

 

 

TOP

 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một Đại Thần Học Gia Thời Hiện Đại

 

Ông Brumley, vị giám đốc nhà xuất bản Ignatius Press, một nhà xuấn bản chính của thế giới Anh ngữ về các tác phẩm của ĐHY Joseph Ratzinger, trong một cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, và được Zenit phổ biến ngày 26/4/2005, đã cho biết nhận định hân hoan của mình về tặng ân tân Giáo Hoàng là một đại thần học gia đệ nhất thời hiện đại như sau:

 

Vấn:     Đâu là một số những đóng góp quan trọng nhất được ĐHY Ratzinger vào khoa thần học trong giai đoạn 20 năm làm tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin?

 

Đáp:    Cần phải phân biệt giữa công việc của Hồng Y Ratzinger với tư cách là tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin CDF (Congregation for the Doctrine of Faith) với công việc làm với tư cách là một thần học gia.

 

Những đóng góp của ngài với tư cách là tổng trưởng CDF thì khác nhau theo thứ loại được ngài đóng góp với tư cách là một thần học gia, cho dù chúng hiển nhiên đều qui về giáo huấn Công Giáo.

 

Với tư cách là tổng trưởng CDF, ngài đã ban hành các văn kiện thuộc về loại giáo huấn được Thần Linh soi dẫn của Giáo Hội. Những người Công giáo cần phải đón nhận và chấp nhận giáo huấn này như là giáo huấn Công Giáo chuyên chính. Những văn kiện này còn quan trọng hơn là việc đóng góp của một thần học gia thuần túy cho khoa thần học.

 

Vì các thần học gia đồng thời cũng không đến được với Mạc Khải thần linh qua những gì mạc khải này được thể hiện nơi Thánh Kinh được linh ứng cũng như nơi Thánh Truyền được Thần Linh tác động như được huấn quyền dẫn giải, mà văn kiện liên tục của huấn quyền tự bản chất là những gì “góp phần vào khoa thần học”.

 

Các thần học gia hữu trách đều sử dụng giáo huấn của giáo hội để luận suy một cách hợp lý và theo hệ thống về những gì được Thiên Chúa mạc khải. Bởi thế văn kiện của vị tổng trưởng CDF thực sự là những gì “đóng góp cho khoa thần học”.

 

ĐHY Ratzinger đã tiếp tục phát hành các tác phẩm thần học ngoài việc ngài thi hành thẩm quyền thuộc vai trò CDF của mình. Một số tác phẩm có liên hệ chặt chẽ với một vài văn kiện và liên quan tới CDF.

 

Chẳng hạn, trong số các tác phẩm khác có tác phẩm ngài viết về “Bản Chất và Sứ Vụ của Khoa Thần Học” là tác phẩm liên quan tới văn kiện CDF “Ơn Gọi Giáo Hội của Thần Học Gia”. Tác phẩm “Được Kêu Gọi Hiệp Thông” chất chứa những cuộc bàn luận thần học về bản chất của Giáo Hội, về vai trò giáo hoàng cũng như về vấn đề thần học đang được tranh cãi sôi nổi nơi vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ.

 

Cũng thế, cuốn “Chân Lý và Dung Nhượng”, một tác phẩm bàn đến Kitô giáo và các tôn giáo không phải Kitô giáo, đã cho thấy những ý nghĩ của thần học gia Ratzinger về giáo huấn của Giáo Hội trong văn kiện “Chúa Giêsu” được tổng trưởng CDF Ratzinger ban hành.

 

Về tính cách xứng hợp đối với tác phẩm của một thần học gia thì cuốn “Chân Lý và Dung Nhượng” là tác phẩm làm khuyếch đại và đào sâu hơn những gì được chứa đựng nơi văn kiện “Chúa Giêsu”, một văn kiện chỉ lập lại giáo huấn của Giáo Hội buộc những người Công giáo phải tuân tín.

Vấn:     Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ mang lại cho giáo triều của ngài những gì từ chính bản thân ngài cùng với các thứ hay ho về thần học của ngài?

 

Đáp:    Mặc dù vị tổng trưởng Ratzinger nổi bật hơn thần học gia Ratzinger, chúng ta đều có phúc có được, nơi Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một thần học gia và là một vị mục tử đã từng suy tư và nguyện cầu lâu dài tha thiết về Chúa Giêsu Kitô, về Giáo Hội cũng như về sứ vụ của Giáo Hội đối với thế giới.

 

Tôi tin rằng ngài sẽ tiếp tục công việc lưỡng diện của Công Đồng Chung Vaticanô II, đó là việc canh tân đời sống nội tâm của Giáo Hội và việc đẩy mạnh sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội trên thế giới này. Ngài đang quyết tâm cải tiến những nghiên cứu về thánh kinh cũng như canh cải việc người Công giáo cảm nhận sâu xa cùng tham dự vào phụng vụ thánh.

 

Ngài đang mạnh mẽ công bố về ơn gọi phổ quát nên thánh của Công Đồng Chung Vaticanô II. Ngài hiểu được tầm quan trọng của vấn đề đối thoại nơi Kitô hữu cũng như của việc đối thoại với các tôn giáo cùng các người tìm kiếm chân lý trên thế giới, trong khi đó ngài vẫn chủ trương tính cách thuần khiết của đức tin Công giáo và nhấn mạnh đến động lực tái truyền giáo để lan truyền phúc âm Chúa Giêsu Kitô cho thế giới.

 

Và ngài biết rằng nơi những lãnh vực về luân lý cũng như về vấn đề công bằng xã hội, sứ điệp Kitô giáo vẫn chưa được thử nghiệm và chưa thấy cần thiết, như G.K. Chesterton ghi nhận, nhưng đã từng gặp phải khó khăn mà vẫn chưa được thử nghiệm. Ngoài ra, ngài còn thấy cả mối đe dọa của tương đối thuyết cực đoan và nhiều thứ “chủ nghĩa” khác nữa.


Vấn:     Ông nghĩ gì về những văn phẩm của Hồng Y Ratzinger trong những năm qua?

 

Đáp:    Việc tôi đọc những tác phẩm của ngài khiến tôi nghĩ rằng ngài là một trong những đại thần học gia đệ nhất của thời đại chúng ta đây. Những tác phẩm của ngài cho thấy việc ngài trung thành với truyền thống Công giáo, một kiến thức về đức tin không già mà luôn mới.

 

Thật là tuyệt vời khi chúng ta có một vị Giáo Hoàng đã từng viết rất nhiều trước khi trở thành Giáo Hoàng. Cũng tuyệt vời nữa ở sự kiện là trong khi ngài giữ một vai trò cao cấp trong giáo hội thì đồng thời ngài lại dấn thân vào hoạt động trí thức khôn ngoan của một thần học gia.

 

Những tác phẩm của ngài bao gồm một lãnh vực rộng lớn, về thần học có những cuốn như “Những Nguyên Tắc Thần Học Công Giáo” và “Chân Lý và Dung Nhượng”, về những suy tư mục vụ ở cuốn “Đồng Cán Sự Viên Chân Lý”, và về những phân tách sâu xa liên quan đến các thứ ý hệ tân tiến khác nhau và cuộc nói chuyện thẳng với các ký giả về đời sống lẫn đức tin của mình và tình trạng Giáo Hội trong cuốn “Muối Đất”, “Thiên Chúa và Thế Giới” và “Tường Trình Ratzinger”.

 

Những ai yên trí ngài là một tư tưởng gia cứng cỏi thụt lùi là thành phần không hề đọc những gì ngài viết hay đọc vừa phải thôi. Cuốn mới đây của ngài về Thánh Thể là cuốn “Thiên Chúa Gần Gũi Chúng Ta” là một đóng góp tuyệt vời cho Năm Thánh Thể của Đức Gioan Phaolô II, và cuốn “Nhập Môn Kitô Giáo” là một tác phẩm thuộc loại kinh điển. Bộ hồi niệm đầu tiên của ngài, được biết đến như là “Những Đoạn Đường Đời”, đã cho thấy đức tin sâu xa và kiến thức của con người cao cả này.


Vấn:     Ông nghĩ thế nào về di sản về thần học của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II?

 

Đáp:    Thật là khó lòng mà tóm tắt di sản về thần học của ngài một cách ngắn gọn. Việc áp dụng mục vụ liên tục của Công Đồng Chung Vaticanô II đối với những vấn đề thách đố Giáo Hội và thế giới có lẽ là di sản chính yếu của ngài. Vấn đề thăng tiến đức tin cá nhân và ơn gọi nên thánh phổ quát là hai đề tài quan trọng về khía cạnh này.

 

Việc Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến khoa giáo hội học hiệp thông của Công Đồng Chung Vaticanô II cũng là những gì quan trọng nữa. Ngài đã thấy mối hiệp thông này như là một dự phần trần thế vào mối hiệp thông thần linh của Chúa Ba Ngôi được Chúa Kitô hiện thực và được Giáo Hội phổ biến trên thế giới. Biểu hiện trực tiếp của sứ vụ này đó là việc kêu gọi thực hiện một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa.

 

Về khía cạnh luân lý thần học của ngài thì chính yếu là khoa nhân bản Kitô giáo của ngài và “thần học về thân thể” của ngài. Tình đoàn kết và sự hỗ trợ là những gì được nhấn mạnh đến trong giáo huấn về xã hội của ngài, một giáo huấn bắt nguồn từ việc nhấn mạnh đến phẩm vị của con người và những trách nhiệm hỗ tương loài người phải có đối với nhau bởi họ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và được kêu gọi sống cùng một định mệnh trong Chúa Giêsu Kitô.

 

Sau hết, giáo huấn về Thánh Mẫu của ngài đề cao vai trò chính yếu của Chúa Giêsu Kitô – chúng ta nói rằng tất cả những gì chúng ta làm liên quan đến Đức Trinh Nữ đều bởi vì Mẹ có liên hệ với Chúa Kitô và với Giáo Hội của Người. Mẹ Maria là mô phạm sống đức tin, một đức tin nhờ ơn Chúa ‘xin vâng’ phó mình cho Thiên Chúa nhờ đó đạt được ơn hiệp thông thần linh.


Vấn:     Ông nghĩ Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ xâu đắp cho di sản của Đức Gioan Phaolô ra sao?

 

Đáp:    Là cánh tay phải của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nói theo thần học, ngài đã đóng góp cho việc phát triển cái di sản ấy từ đầu. Vả lại, cả Đức Gioan Phaolô II lẫn Biển Đức XVI đều chịu ảnh hưởng của Công Đồng Chung Vaticanô II và có những quan điểm về sứ vụ của Giáo Hội ngày nay được khuôn đúc bởi công đồng này.

 

Tôi nghĩ rằng Đức Biển Đức XVI sẽ tiếp tục ý hướng của Đức Gioan Phaolô kêu gọi thực hiện một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa – việc chọn danh hiệu Biển Đức của Hồng Y Ratzinger cho thấy điều này rất rõ.

 

Tôi cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã bắt đầu chuyển cầu cho vị kế vị của mình rồi đó vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ