GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 28/4/2007

PHỤC SINH TUẦN 3

 

?  “Thành phần Kitô Hữu và Phật Tử: việc giáo dục cộng đồng sống hòa hợp và an bình”

?  "Thánh Âu Quốc Tinh trở thành một mô phạm cho cuộc đối thoại giữa lý trí và đức tin"

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Bí Tích Thánh Thể

 

 

 

?  “Thành phần Kitô Hữu và Phật Tử: việc giáo dục cộng đồng sống hòa hợp và an bình”

 

Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn gửi sứ điệp mừng Ngày Phật Đản 2007

 

Ngày 25/4/2007, văn phòng báo chí của Tòa Thánh V atican phổ biến bức thư của Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Đối Thoại Liên Tôn gửi chư Phật tư nhân dịp mừng lễ Phạt đản hằng năm, năm nay lễ này được mừng vào ngày 8/5/2007 ở  Đài Loan và Nhật Bản, hay vào tháng 5, từ 2 tới 31, ở Sri Lanka, Thái Lan, Mã Lai và Đại Hàn.

 

Chư Hữu Phật Tử thân mến,

 

1.         Nhân dịp Lễ Phật Đản, tôi viết cho các cộng đồng Phật Giáo khắp nơi trên thế giới để chuyển những lời chúc mừng tốt lành của riêng tôi cũng như của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn.

 

2.         Chúng ta, những người Công Giáo và Phật Giáo, đang có được một mối liên hệ tốt lành và những giao tiếp của chúng ta, việc hợp tác và áp dụng các chương trình khác nhau đã giúp vào việc đào sâu hơn việc chúng ta hiểu biết lẫn nhau. Việc đối thoại là con đường chắc chắn chp những mối liên hệ tốt đẹp về liên tôn. Nó làm sâu đậm hơn và duy trì hơn ước muốn chung sống với nhau trong thuận hòa.

 

3.         Công Đồng Chung Vaticanô II dạy rằng toàn thể loài người có cùng một nguồn gốc và cùng một định mệnh: Thiên Chúa, Đấng Hóa Công của chúng ta và là đích điểm cho cuộc hành trình trần thế của chúng ta. Cũng thế, Đức  Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trong Sứ Điệp Cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2007, đã nhận định rằng: “Vì con người được nên theo hình ảnh của Thiên Chúa mà mà mỗi người có một phẩm vị của một con người; họ không phải là một cái gì mà là một người nào đó, có khả năng tự thức, tự sở hữu, tự hiến thân và có thể hiệp thông với người khác’ (số 2). 

 

4.         Việc xây dựng  một cộng đồng đòi phải có những cử chỉ cụ thể phản ảnh lòng tôn trọng phẩm giá của kẻ khác. Hơn thế nữa, là thành phần tín ngưỡng, chúng ta tin rằng ‘có một thứ lý lẽ về luân lý được thiết lập nơi đời sống của con người và làm cho việc đối thoại trở thành khả dĩ giữa cá nhân với nhau và các dân tộc với nhau’ (ibid. số 3). Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn có những người cần học biết kẻ khác cùng với những niềm tin tưởng của kẻ khác để thắng vượt những thành kiến và hiểu lầm. Thực tại buồn thảm này, nếu được khắc chế, đòi hỏi nhiều nỗ lực cả về phía các vị lãnh đạo dân sự lẫn tôn giáo. Ngay cả ở những nơi dân chúng đang trải qua tình trạng tàn phá của chiến tranh, đầy những cảm giác hận thù và trả đũa, thì vẫn có thể phục hồi được lòng tin tưởng. Cùng nhau chúng ta có thể giúp tạo nên nơi chốn và cơ hội cho dân chúng nói chuyện, lắng nghe, chia sẻ những hối tiếc và cống hiến sự thứ tha cho những lầm lỗi quá khứ của nhau.

 

5.         Việc giáo dục về hòa bình là một trách nhiệm cần phải được ấp ủ bởi tất cả mọi lãnh vực trong xã hội. Dĩ nhiên, điều này bình thường được bắt đầu ở nhà là nơi gia đình, cột trụ nền tảng của xã hội, cố gắng truyền đạt các giá trị truyền thống và lành mạnh cho con cái bằng nỗ lực muốn dạy dỗ lương tâm của họ. Các thế hệ trẻ đáng được và bởi thế phát triển việc giáo dục về giá trị là việc củng cố vấn đề tôn trọng, chấp nhận, thương cảm và bình đẳng. Thế nên, vấn đề quan trọng ở đây là các học đường, của chính phủ cũng như của đạo giáo, cần phải làm những gì có thể để nâng đỡ thành phần phụ huynh trong công việc nuôi dưỡng con cái của họ, một công việc tinh tế song mãn nguyện , giúp con cái cảm nhận được tất cả những gì là tốt lành và chân thực.

 

6.         Không thể nào coi thường quyền lực của truyền thông trong việc nó hình thành tâm trí, nhất là của giới trẻ. Trong lúc gia tăng việc nhận thức thấy những yếu tố thiếu trách nhiệm trong việc truyền thông, thì cũng cần phải làm sao để mang lại nhiều lợi ích bởi những sản phẩm có phẩm chất và những chương trình giáo dục. Khi người ta làm việc ở ngành truyền thông thực thi lương tâm luân lý của họ thì mới có thể đánh tan tình trạng thiếu hiểu biết và mới truyền đạt kiến thức, mới bảo trì những giá trị của xã hội, và mới cho thấy chiều kích siêu việt của đời sống xuất phát từ bản chất linh thiêng của tất cả mọi người. Thành phần tín hữu phục vụ xã hội một cách đáng khen khi hợp tác thực hiện những dự án cho công ích như thế.

 

7.         Trên hết,  mục đích của việc giáo dục đích thực đó là làm cho cá nhân con người được gặp được mục đích tối hậu của đời sống. Điều này làm cho con người phấn khởi phục vụ nhân loại bị đổ vỡ. C ùng nhau chúng ta có thể tiếp tục góp phần xây dựng hòa bình và hòa thuận  trong xã hội và thế giới của chúng ta. Người Công Giáo chúng tôi xin hợp với các bạn bằng những lời chào mừng chân tình nhân dịp các bạn mừng kỷ niệm lễ này và tôi chúc cho các bạn một lần nữa được một Lễ Phật Đản phúc lộc.

 

Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch

Tổng Giám Mục Pier Luigi Celata, Thư Ký

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/4/2007

 

 TOP

 

 

?  Thánh Long-Mộng-Phố (Louis Montfort): "Luận Về Lòng Thành Thực  Sùng Kính Mẹ Maria"

 

Những kẻ tôn sùng có tính cách bất nhất

 

101.     Những kẻ tôn sùng có tính cách bất nhất là những người tôn sùng Đức Mẹ tùy nghi theo hứng. Đôi khi họ sốt sắng có lúc họ lãnh đạm. Đôi khi họ họ sẵn sàng làm hết mọi sự cho hài lòng Đức Mẹ, rồi chẳng bao lâu sau đó họ lại hoàn toàn đổi thay. Họ bắt đầu bằng việc thiết tha với hết mọi thứ tôn sùng Đức Mẹ. Họ tham gia vào các hiệp hội, thế nhưng họ khôn g trung thành tuân giữ luật lệ. Họ thay đổi như mặt trăng, và Mẹ Maria đứng lên trên họ như mặt trăng. Vì sự bất nhất đổi thay của mình, họ không xứng đáng được thuộc về thành phần tôi tớ của Vị Trinh Nữ trung thành nhất, lòng trung thành và kiên trì là những đặc tính của thành phần tôi tớ Mẹ Maria. Tốt hơn đừng gánh vác vô số những lời cầu nguyện và những việc làm đạo đức cho bằng chỉ cần chấp nhận một ít nào thôi và thực hành chúng một cách yêu thích và kiên trì bất chấp việc chống đối của ma quỉ, thế gian và xác thịt.

 

Những kẻ tôn sùng có tính cách giả hình

 

102.     Còn một loại kẻ tôn sùng Đức Mẹ sai lầm khác nữa – đó là những kẻ tôn sùng có tính cách giả hình. Những người này giấu diếm tội lỗi của họ và những thói xấu của họ dưới áo choàng của Đức Trinh Nữ để tỏ ra khác hẳn trước mắt của thành phần đồng bạn.

 

Những kẻ tôn sùng có tính cách vị kỷ vụ lợi

 

103.     Thế rồi còn có những kẻ tôn sùng vị kỷ vụ lợi, thành phần chỉ hướng về Mẹ khi thắng án, khi thoát khỏi hiểm nguy, khi được chữa khỏi ôm đau bệnh nạn, hay được thỏa đáng một số nhu cầu tương tự nào đó. Họ chẳng bao giờ nhớ đến Mẹ trừ khi cần. Thành phần này là những người bất khả chấp đối với cả Thiên Chúa lẫn Mẹ của Người.

 

104.     Vậy chúng ta cần phải thận trọng tránh lánh thành phần tôn sùng có tính cách bình phẩm, thành phần chẳng tin tưởng gì mà lại thấy sai sót nơi tất cả mọi sự; tránh lánh thành phần tôn sùng có tính cách thận trọng, thành phần, vì tôn kính Chúa lại sợ tôn sùng Mẹ Người thái quá; tránh lánh thành phần tôn sùng có tính chất bề ngoài hoàn toàn ở tại những việc làm bên  ngoài mà thôi; tránh lánh thành phần tôn sùng có tính cách tự tin, thành phần che đậy một thứ tôn sùng Đức Mẹ một cách hư cấu để đắm mình trong tội lỗi của họ; tránh lánh thành phần tôn sùng một cách bất nhất, thành phần vì không bền vững, đổi thay những việc tôn sùng của mình hay bỏ bê tất cả những việc tôn sùng ấy chỉ vì một chút xíu cám dỗ; tránh lánh thành phần tôn sùng một cách giả hình, thành phần gia nhập các hiệp hội và đeo các thứ huy hiệu Đức Bà chỉ vì muốn được cho là con người tốt lành; sau hết, tránh lánh thành phần tôn sùng vị kỷ vụ lợi, thành phần cầu cùng Đức Mẹ chỉ để được khỏi bệnh nạn hay để được ơn ích về thể chất mà thôi.

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo bản Anh ngữ

 

TOP

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Bí Tích Thánh Thể

 

Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, linh mục John Corapi đã cho biết ưu tiên lớn của vị tân giáo hoàng Biên Đức XVI này là vấn đề phục hồi chức linh mục và phụng vụ thánh.

 

Vị linh mục này trước đây là một thương gia, bị nghiện ngập và trở thành vô gia cư trước khi trải qua một cuộc hoán cải tâm linh mãnh liệt. Sauk hi học ở Hoa Kỳ và ở Đại Học Navarre ở Tây Ban Nha, ngài đã chịu chức vào năm 1991, lúc ngài 44 tuổi.

 

Ngài là một phần tử của Hội Dòng Đức Bà Chúa Ba Ngôi và hiện nay là một nhà giảng thuyết cho các tuần phòng, các buổi tĩnh tâm và các cuộc nghị hội khắp Hoa Kỳ. Ngài thường có mặt trên truyền hình IWTN.

 

Vấn:     Thánh Thể đã đóng vai trò ra sao trong việc hoán cải con người của cha?

 

Đáp:    “Cuộc trở lại” nguyên khởi làm tôi trở về với việc sống đức tin Công giáo, một đức tin tôi đã được tái sinh, đã diễn tiến một cách cổ xưa.

 

Việc tiến triển xẩy ra từ tình trạng thành công và phúc lợi trần thế đến tình trạng mất mát, bị bỏ rơi và hoàn toàn cơ cực; từ tình trạng của một triệu phú đến kẻ vô gia cư. Sự kiện bị rơi xuống cảnh cùng tận đã xẩy ra trong vòng 5 năm.

 

Có một chiều kích giáo dục nơi việc chịu đựng khổ đau, như người con phung phí của Phúc Âm đã cho thấy. Thế rồi, tôi đi từ việc đọc 1 Kinh Kính Mừng mỗi ngày tới việc lần hạt mân côi hằng ngày. Việc này đã dẫn tôi đến bí tích thống hối hay đến việc xưng tội, rồi đến Thánh Thể.

 

Tôi liền đi lễ hằng ngày. Điều ấy đã đưa tôi đến chỗ khát khao hơn nữa trong việc nhận biết Thiên Chúa, yêu mến Thiên Chúa và phụng sự Thiên Chúa. Việc tôn thờ Thánh Thể đã trở nên phần đời của tôi. Việc ấy đưa tôi đến đời tập sinh tu sĩ, đoạn tới chủng viện, và tới vấn đề học thần học ở Âu Châu với cấp bằng tiến sĩ.

 

Tôi được thụ phong bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi năm 1991. Đêm hôm trước, bề trên của tôi và tôi cầu nguyện trước Thánh Thể thâu đêm để sửa soạn cho việc chịu chức. Tôi vẫn cảm nghiệm được việc hoán cải hằng ngày khi tôi cử hành Thánh Lễ thường nhật và nguyện cầu trước Thánh Thể mỗi ngày.

 

Mạch nguồn của bất cứ mãnh lực nào có được nơi việc giảng giải của tôi, việc giảng giải giờ đây đã lên tới cả hằng triệu người, cả Công Giáo lẫn không, đều xuất phát từ Thánh Thể. Chúa Giêsu Thánh Thể là Cây Nho. Chúng ta là cành nho. Không có Người chúng ta chẳng làm gì nổi.


Vấn:     Đức Biển Đức XVI, tại Hội Nghị Thánh Thể mới đây ở Ý, đã đề cập tới “Thánh Thể như là bí tích hiệp nhất”. Làm sao chúng ta có thể tìm cách hiệp nhất với các giáo phái Kitô hữu khác bằng Thánh Thể?

 

Đáp:    Đức Biển Đức XVI, cũng như tất cả mọi vị giáo hoàng gần đây, sẽ tiếp tục nhấn mạnh đến Thánh Thể như là một bí tích hiệp nhất. Là “Bánh Sự Sống” bao gồm nhiều hạt lúa để làm thành một Tấm Bánh duy nhất, Thánh Thể cuối cùng cũng sẽ tác dụng mối hiệp nhất nơi nhiều cá nhân, nhiều tôn giáo v.v.

 

Thánh Thể là chìa khóa để hiện thực hóa vấn đề “một Chủ Chiên và một đàn chiên” là tình trạng chúng ta tất cả cần phải nguyện cầu. Tuy nhiên, giữa bây giờ và bấy giờ, có một vực thẳm chỉ có thể được lấp đầy bằng Thánh Linh mà thôi. Chúng tat hi hành phần của mình, nhưng thời giờ thuộc về Thiên Chúa.

 

Chúa Giêsu đã rõ ràng nhắc nhở chúng ta rằng “Thày đến không phải để đem bình an mà là chia rẽ… để nhà có 5 thì ba chống lại hai và hai chống lại ba, cha chống lại con và con chống lại cha…” Nói thế Vị Hoàng Tử Hòa Bình này cố ý nói gì? Thực sự là việc hiên ngang và minh nhiên loan truyền chân lý là những gì sẽ gây ra phân rẽ trước hết. Chúng ta biết được điều này bởi kinh nghiệm chung. Có một số người công nhận, một số không.

 

Để Thánh Thể tác dụng vào mối hiệp nhất, người Công giáo cần phải thực sự là dân Thánh Thể, chứ không phải chỉ bằng lời nói suông. Cái lỗ hổng giữa những gì chúng ta tuyên xưng và những gì chúng ta sống cần phải được hẹp lại cho đến khi Thánh Thể thực sự là nguồn mạch chân thực, là tâm điểm và là tổt đỉnh của đời sống Kitô hữu.

 

Chúng ta cần phải dạy tín lý về Thánh Thể một cách rõ ràng minh bạch và một cách trung thực, rồi chúng ta sống tín lý ấy một cách mạnh mẽ và trọn vẹn. Để rồi, khi thế giới nhìn thấy cách chúng ta tin tưởng, sống động và yêu thương họ sẽ bị thu hút như một cục nam châm.


Vấn:     Cho tới nay cha nhận thấy ra sao về Đức Biển Đức XVI và việc ngài chú tâm tôn sùng Thánh Thể, và cha nghĩ gì về chiều hướng này của giáo triều ngài?

 

Đáp:    Khi Hồng Y Ratzinger chọn danh hiệu Biển Đức XVI, tôi liền thực hiện một vài nghiên cứu để hiểu tại sao ngài lại chọn danh hiệu này, một danh hiệu thường cho thấy chiều hướng của vị tân giáo hoàng.

 

Tôi tin rằng tôi đã tìm thấy một cái mấu chốt thực sự những gì Đức Biển Đức XV chú trọng nhất. Chắc chắc là ngài chú trọng tới việc bảo trì và/hay phục hồi hòa bình ở những ngày tao loạn liên quan tới Thế Chiến I.

 

Tuy nhiên, đối với tôi, ngài cũng rất chú trọng tới việc phục hồi chức linh mục và phụng vụ thánh. Dĩ nhiên, về phụng vụ thánh, theo lịch sử, cũng đóng vai trò thật quan trọng đối với chính đặc sủng của dòng Biển Đức.

 

Thế nhưng, vấn đề cần chú ý tới nhất có thể ở Thông Điệp đáng kể nhất của ngài “Humani Generis Redemptionem”, một thông điệp chúng ta tìm được cái mấu chốt cho giáo triều của Đức Biển Đức XVI.

 

Văn kiện ấy quan tâm tới việc phục hồi thiên chức linh mục và sửa soạn cho những nhà rao giảng Phúc Âm lành nghề. Người ta không thể nào xứng hợp đến với Năm Thánh Thể mà lại không để ý tới chức linh mục thừa tác. Vấn đề dễ hiểu thôi, vì không có linh mục cũng không có Thánh Thể. Chúa Giêsu thiết lập hai bí tích này chung với nhau và cả hai liên kết với nhau một cách bất khả phân ly.

 

Tôi tin rằng việc giáo dục và thánh đức xứng hợp cho các linh mục là vấn đề quan trọng nhất đối với Đức Thánh Cha mới này. Dĩ nhiên, vấn đề này đã được gồm tóm rất nhiều nơi khuynh hướng tỏ tường của ngài về việc “cải tổ việc canh tân” về phụng vụ thánh. Không phải là vấn đề trở lại với những ngày trước Công Đồng Chung Vaticanô II, mà là hiểu cùng thực hành đúng đắn và xứng hợp với những gì Công Đồng Chung Vaticanô II thực sự mong muốn.

 

Tôi tin rằng đó là một trong những quan tâm chính nơi nhãn quan của vị tân Giáo Hoàng về Giáo Hội: đó là những vị linh mục thánh thiện và được huấn luyện đàng hoàng, cũng như việc tôn kính và mến yêu đối với Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Thánh Thể.

 

Điều này sẽ tự nhiên đưa đến chỗ hết sức chú trọng và yêu thích việc tôn thờ Bí Tích Thánh. Đức Biển Đức XV muốn giáo dục một cách xứng hợp các vị giảng thuyết – vế tín lý chân thực – nhất là những vị giảng thuyết thánh đức. Quí vị không thể cho những gì quí vị không có, và Chúa Giêsu Kitô là tất cả những gì chúng ta cần phải trao ban.

 

Vấn:     Cha có những dự án nào cho năm được giành để tôn kính Thánh Thể để cổ động việc tôn sùng Thánh Thể hay chăng?

 

Đáp:    Tôi đã thực hiện một loạt bài mới mang tựa đề là “Quyền Lực của Thánh Thể”, một tựa đề là đề tài của tất cả mọi cuộc giảng phòng của tôi khắp xứ sở này trong năm Thánh Thể đây.

 

Tôi đang cố gắng tập trung vào đề tài này, cố gắng vừa giáo dục vừa phấn chấn tín hữu trong việc hiểu biết hơn nữa về tín lý Thánh Thể cũng như về việc yêu chuộng thực hành đưa đến chỗ tôn kính trong Thánh Lễ và thực hiện Giờ Thánh, hay một “phút thánh”, như tôi nói với dân chúng.

 

Nếu quí vị không thể làm được một giờ thánh, thì hãy làm một phút thánh. Quí vị không thể qua mặt Thiên Chúa về lòng quảng đại được. Nếu chúng ta hiến dâng cho Ngài một ít thời gian của mình, Ngài sẽ trả lại cho chúng ta rất nhiều hơn nữa.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 3/7/2005

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ