GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 4/4/2007

TUẦN THÁNH

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 28/3/2007 – Bài Giáo Lý 35 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới Thánh Irênê Thành Lyon 

?  Bản Văn ‘Rogito’ về đời sống và hoạt động của ĐTC GPII được đặt trong quan tài của ngài

? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Những gì đã hoàn tất và những gì còn dang dở… cho vị tân giáo hoàng

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 28/3/2007 – Bài Giáo Lý 35 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới Thánh Irênê Thành Lyon 

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Trong các bài giáo lý về những đại nhân vật của Giáo Hội thuộc các thế kỷ đầu tiên, hôm nay, chúng ta tới hình ảnh của một con người nổi nang, đó là Thánh Irenaeus thành Lyons. Chi tiết tiểu sử của ngài xuất phát từ chứng từ của ngài, được truyền lại cho chúng ta từ sử gia giáo phụ Eusebius trong cuốn thứ năm của bộ ‘Storia Ecclesiastica’.

 

Thánh Irenaeus rất có thể được sinh ra ở Smyrna (ngày nay là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), giữa những năm 135-140. Ở đó, khi còn trẻ, ngài đã tham dự trường của Thánh Giám Mục Polycarp là môn đệ của Thánh Tôn g Đồ Gioan. Chúng ta không biết vào lúc nào ngài đã di chuyển từ Tiểu Á tới Gaul, thế nhưng việc di chuyển này đã trùng hợp với những phát triển  ban đầu của cộn g đồng Kitô Giáo ở Lyons: Ở đó, vào năm 177, chúng ta thấy Thánh Irenaeus đã đề cập tới giáo sĩ đoàn.

 

Vào năm đó ngài được sai phái tới Rôma, mang 1 bức thư của cộng đồng Lyons đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Eleutherius. Sứ vụ đến Rôma giúp cho Thánh Irenaeus thoát khỏi cuộc bách hại của Marcus Aurelius, sát hại ít là 48 vị tử đạo, trong đó có chính vị giám mục ở Lyons là Pothinus 90 tuổi, vì bị đối xử tàn tệ trong tù. Bởi vậy, khi trở về, Thánh Irenaeus được chọn làm giám mục của thành phố này. Vị mục tử mới đã hoàn toàn dấn thân cho thừa tác vụ giáo phẩm của mình, một thừa tác vụ kết thúc vào khoảng năm 202-203, có thể vì tử đạo.

 

Thánh Irenaeus trước hết là một con người của đức tin và là một vị mục tử. Như vị Mục Tử Nhân Lành, ngài là người khôn ngoan, sâu xa tín lý, và nhiệt tình truyền giáo. Là một văn gia, ngài đã nhắm đến 2 mục tiêu, đó là việc bênh vực tín lý chân  thực cho khỏi bị tấn công bởi thành phần lạc giáo, và việc diễn giải một cách rõ ràng sự thật đức tin. Hai tác phẩm của ngài vẫn còn cho tới nay hoàn toàn tương quan tới việc làm trọn hai mục tiêu ấy: 5 cuốn ‘Chống Lại Các Lạc Thuyết’, và ‘Diễn Giải Giáo Huấn Tông Đồ’  (một cuốn sách có thể được gọi là ‘cuốn giáo lý về tín lý Kitô Giáo’ cổ kính nhất). Một điều chắc chắn đó là Thánh Irenaeus là một đối thủ chiến đấu chống lại các lạc thuyết.

 

Giáo Hội trong thế kỷ thứ hai bị đe dọa bởi một chủ nghĩa được gọi là bất khả thần tri – Gnosticism, một giáo thuyết chủ trương rằng đức tin được Giáo Hội truyền dạy chỉ là những biểu hiệu cho thành phần ngây thơ, thành phần không thể thấu hiểu nổi những điều khó khăn hơn. Trái lại, thành phần có sáng kiến, thành phần tri thức – họ gọi mình là Gnostics – có thể hiểu được những gì ở đằng sau các thứ biểu hiệu ấy, bởi thế, làm nên một thứ Kitô Giáo thế giá, tri thức.

 

Hiển nhiên, thứ Kitô Giáo trí thức này càng ngày càng bị phân mảnh bởi những luồng tư tưởng khác nhau, thường lạ lùng và thái quá, song lại thu hút được nhiều người. Một yếu tố chung trong những luồng tư tưởng khác nhau ấy là khuynh hướng nhị nguyên, tức là khuynh hướng chối bỏ niềm tin tưởng vào vị Thiên Chúa duy nhất là Cha của tất cả mọi người, là hóa công và là đấng cứu độ nhân loại và thế giới. Để giải thích sự dữ trên thế giới này, họ chủ trương có một thứ nguyên lý tiêu cực, song song với vị Thiên Chúa tốt lành. Nguyên lý tiêu cực này đã tạo dựng nên chất thể, các vật về thể lý.

 

Với kiến thức sâu xa về thánh kinh đối với việc Tạo Dựng, Thánh Irenaeus đã bài bác nhị nguyên thuyết và khuynh hướng bi quan yếm thế hạ giá những thực tại về thể chất. Ngài cương quyết khẳng định tính chất thánh hảo nguyên khởi của vật chất, của thân xác, của xác thịt, cũng như của tinh thần. Thế nhưng, các tác phẩm của ngài còn vượt ra ngoài cả lãnh vực bái bác các lạc thuyết nữa: Thật vậy, người ta có thể nói rằng ngài hiện lên như là một đại thần học gia tiên khởi của Giáo Hội, vị đã thiết lập thần học theo cơ cấu. Chính ngài đã nói về hệ thống thần học, tức là đến một liên hệ nội tại của đức tin.

 

Vấn đề ‘qui luật đức tin’ và việc truyền đạt của đức tin là cốt lõi giáo huấn của ngài. Đối với Thánh Irenaeus thì ‘qui luật đức tin’ thực tế đồng nghĩa với Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ, và là những gì cống hiến cho chúng ta cái then chốt để giải thích Phúc Âm, dẫn giải kinh tin kính ấy theo chiều hướng Phúc Âm. Tin tin kính các Thánh Tông Đồ, một loại tổng hợp Phúc Âm, giúp chúng ta hiểu được những gì Phúc Âm có ý nói, các thức chúng ta cần phải đọc chính Phúc Âm.

 

Thật vậy, Phúc Âm được Thánh Irenaeus giảng dạy là phúc âm duy nhất ngài nhận được từ Thánh Polycarp, Giám Mục Smyrna, và Phúc Âm của Thánh Polycarp liên  quan tới Phúc Âm của Thánh Gioan, vì Thánh Polycarp từng là môn đệ của Thánh Gioan. Bởi thế, giáo huấn thực sự n ày không phải là thứ giáo huấn được thành phần tri thức chế biến, thành phần vượt lên trên đức tin đơn giản của Giáo Hội. Phúc Âm thật sự được các vị giám mục giảng dạy, những vị đã lãnh nhận phúc âm này qua một sự liên tục từ các vị tông đồ.

 

Những con người này đã chẳng giảng dạy gì khác ngoài đức tin giản dị ấy, nhưng cũng là những gì thật sự sâu xa từ mạc khải của Thiên Chúa. Bởi vậy, Thánh Irenaeus nói chẳng có một tín lý bí ẩn nào ở đằng sau kinh tin kính chung của Giáo Hội cả. Không có vấn đề Kitô Giáo siêu đẳng giành cho thà nh phần trí thức. Đức tin này được Giáo Hội công khai tuyên xưng là đức tin chung cho tất cả mọi người. Chỉ có đức tin ấy mới là đức tin tông truyền, từ các vị tông đồ mà có, tức là từ Chúa Giêsu và từ Thiên Chúa.

 

Để gắn bó với đức tin được các vị tông đồ công khai giảng dạy cho thành phần thừa kế của các vị, Kitô hữu cần phải tuân giữ những gì các vị giám mục nói. Họ cần phải đặc biệt coi trọng giáo huấn của Giáo Hội Rôma, một giáo hội cổ kính và trổi vượt nhất. Vì tuổi đời của mình, Giáo Hội này có tính cách tông truyền đệ nhất; thật vậy,  những gì bắt nguồn của giáo hội này đều xuất phát từ hai cột trụ của tông đồ đoàn, đó là Thánh Phêrô và Phaolô. Tất cả mọi Giáo Hội cần phải hòa hợp với Giáo Hội Rôma, nhìn nhận nơi giáo hội này tầm mức tông truyền thật sự và đức tin duy nhất chung cho Giáo Hội.

 

Bằng những lập luận ấy, được tóm gọn rất vắn tắt nơi đây, Thánh Irenaeus đã bẻ lại chính căn gốc làm nên mục đích của thành phần bất khả thần tri, của những nhà trí thức ấy: Trước hết, họ không có một sự thật trổi vượt trên đức tin chung, vì những gì họ nói đều không bắt nguồn từ các vị tông đồ mà là được chế biến bởi họ. Sau nữa, sự thật và ơn cứu độ không phải là một đặc ân được một số ít độc chiếm, mà là một cái gì đó mọi người có thể đạt tới nhờ việc giảng dạy của các vị thừa kế tông đồ, nhất là việc giảng dạy của vị Giám Mục Rôma.

 

Bằng việc bàn tới cái tính chất ‘bí mật’ của truyền thống bất khả thần tri này và bằng việc đối chất với nhiều cái mâu thuẫn nội tại của truyền thống này, Thánh Irenaeus đã làm sáng tỏ quan niệm đích thực về Truyền Thống Tông Đồ mà chúng ta có thể tóm lại thành 3 điểm như sau:

 

a) Truyền Thống Tông Đồ là những gì ‘chung’, chứ không phải riêng tư hay bí mật. Đối với Thánh Irenaeus thì chắc chắn nội dung của đức tin ấy được Giáo Hội truyền đạt là những gì đã lãnh nhận t72 các vị tông đồ và từ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Không có vấn đề giảng dạy ngoài ra nào nữa. Bởi thế, những ai muốn biết tín lý chân thực, chỉ cần biết đến ‘Truyền Thống xuất phát từ các Tông Đồ và đức tin được loan báo cho con người’: truyền thống và đức tin ‘vươn tới chúng ta qua việc thừa kế của các vị giám mục’ ("Adv. Haer." 3,3,3-4). Như vậy, việc thừa kế của các vị giám mục, nguyên tắc cá nhân, Truyền Thống Tông Đồ, và nguyên tắc tín lý tất cả đều ăn khớp với nhau.  

 

b) Truyền Thống Tôn g Đồ là truyền thống ‘duy nhất’. Trong khi chủ nghĩa bất khả thần tri lại bị chia ra thành nhiều giáo phái, thì Truyền Thống của Giáo Hội là truyền thống duy nhất nơi những gì chất chứa sâu xa của mình, một truyền thống – như chúng ta thấy – được Thánh Irenaeus gọi là ‘regula fidei – nguyên tắc đức tin’ or ‘veritatis – thuộc về chân lý’. Vì truyền thống này duy nhất mà nó tạo nên mối hiệp nhất giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa khác nhau và giữa các cộng đồng khác nhau. Nó có một nội dung chung như nội dung của sự thật, cho dù khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa.

 

Một diễn đạt tuyệt vời đã được Thánh Irenaeus sử dụng trong cuốn ‘Chống Lại với Các Lạc Thuyết’, đó là: ‘Giáo Hội, một khi lãnh nhận được việc rao giảng này và đức tin ấy, cho dù có phân tán khắp nơi trên toàn thế giới, vẫn tiếp tục cẩn thận bảo trì nó như thể coi sóc chỉ duy có một ngôi nhà duy nhất. Giáo Hội cũng tin những vấn đề (của tín lý) này như thể Giáo Hội chỉ có một linh hồn, và chỉ có cùng một tâm can, và Giáo Hội công bố chúng, giản g dạy chúng, truyền đạt chúng, một cách trọn vẹn hòa hợp, như thể Giáo Hội chỉ có một miệng lưỡi. Vì, cho dù các thứ ngôn ngữ trên thế giới có khác biệt, song việc nội dung của truyền thống chỉ là một và như nhau. Vì các Giáo Hội được gieo trồng ở Đức không tin tưởng hay truyền đạt bất cứ một điều gì khác, cũng thế nơi các giáo hội ở Tây Ban Nha, hoặc các giáo hội ở Gaul, hay các giáo hội ở Đông phương, hoặc váv giáo hội ở Ai Cập, hay các Giáo Hội ở Libya, hoặc những giáo hội được thiết lập ở những vùng c hính yếu trên thế giới’.

 

Chúng ta thấy được vào thời bấy giờ – chúng ta đang ở vào năm 200 – tính c ách đại đồng của Giáo Hội, tính cách công giáo của Giáo Hội và mãnh lực liên kết của sự thật, những gì hiệp nhất những thực tại rất khác nhau này lại với nhau, từ Đức quốc tới Tây Ban  Nha, Ý Đại Lợi, Ai Cập, Lybia, trong một sự thật chung được Chúa Kitô mạc khải cho chúng ta biết.

 

c) Sau hết, Truyền Thống Tông Đồ, như ngài nói bằng Hy ngữ, một ngôn ngữ được ngài sử dụng để viết cuốn sách này của ngài, là ‘pneumatic’, tức là linh thiêng, là được Thánh Linh hướng dẫn. Theo Hy ngữ thì thần linh là ‘pneuma’. Truyền Thống Tông Đồ này không phải là một thứ truyền đạt được ủy thác cho các khả năng của thành phần học thức không n hiều thì ít, mà là bởi Thần Linh Thiên Chúa, Đấng bảo đảm sự trung thực nơi việc truyền đạt đức tin.

 

Đó là ‘sự sống’ của Giáo Hội, những gì làm cho Giáo Hội luôn trẻ trung, tức là dồi dào các đoàn sủng. Giáo Hội và Thần Linh theo Thánh Irenaeus bất khả phân ly. Niềm tin tưởng này chúng ta đọc thấy nơi cuốn thứ ba ‘Chống Lại Các Lạc Thuyết’, ‘một đức tin, được lãnh nhận từ Giáo Hội mà chúng ta cần phải bảo trì, và là một đức tin nhờ Thần Linh Chúa luôn canh tân nét trẻ trung của Giáo Hội, như thể nó là một kho tàng quí báu ở trong một bình đựng hảo hạng, khiến cho chính bình đựng nó này cũng được canh tân nét trẻ trung nữa… Vì đâu có Giáo Hội thì ở đó có Thần Linh Chúa; và đâu có Thần Linh Chúa thì ở đấy có Giáo Hội cùng với hết mọi thứ ân sủng’ (3,24,1).

 

Như chúng ta thấy, Thánh Irenaeus không dừng lại ở việc xác định quan niệm về Truyền Thống. Truyền thống của ngài, một Truyền Thống liên tục, không phải là một thứ duy truyền thống, vì Truyền Thống này luôn được sống động một cách nội tại bởi Thánh Linh, Đấng làm cho nó tái sống động, giúp cho nó được dẫn giải và hiểu biết theo tính cách sinh động của Giáo Hội.

 

Theo giáo huấn của ngài thì đức tin của Giáo Hội cần phải được giảng dạy một cách nó đang diễn tiến  như nó cần phải diễn tiến, đó là ‘công khai’, ‘duy nhất’, ‘sinh động’, ‘linh thiêng’. Từ mỗi một đặc tính này, người ta có thể lượm lặt được một nhận thức tốt đẹp về việc truyền đạt đích thực của đức tin nơi Giáo Hội ngày nay.

 

Nói một cách tổng quan hơn nữa thì nơi tín lý của Thánh Irenaeus, nhân phẩm, thân xác và linh hồn, đều được bắt nguồn sâu xa từ Việc Tạo Dựng của Thiên Chúa, theo hình ảnh của Chúa Kitô cũng như nơi việc thánh hóa thường trực của Thần Linh. Tín lý này giống như ‘con đường chính’ trong việc sáng soi cho tất cả mọi người thành tâm thiện chí biết đối tượng và các giới hạn của việc đối thoại về những thứ giá trị, và cống hiến một tác lực hằng tươi mới cho các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, cho quyền lực của sự thật là nguồn mạch của tất cả mọi thứ giá trị đích thực trên thế giới này.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/3/2007

 

 

TOP

 

 

?  Bản Văn ‘Rogito’ về đời sống và hoạt động của ĐTC GPII được đặt trong quan tài của ngài

 

Sau đây là bản văn ‘Rogito’ về lịch sử và hoạt động của đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II, bản văn được ĐTGM Piero Marini, trưởng ban lễ nghi giáo hoàng, đọc trước khi hạ huyệt và sau đó được ký bởi tất cả những ai hiện diện bấy giờ trước khi đặt nó vào trong quan tài của vị giáo hoàng vừa quá cố.

OBITUS, DEPOSITO ET TUMULATO
IOANNIS PAULI PP II SANCTAE MEMORIAE

Trong ánh sáng của Chúa Phục Sinh từ trong kẻ chết, vào ngày 2 Tháng Tư năm 2005 của Chúa, vào lúc 9 giờ 37 phút tối, khi mà ngày Thứ Bảy đang qua đi và chúng ta đã bắt đầu sang ngày của Chúa, kết tuần Bát Nhật Phục Sinh và là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, vị mục tử thân yêu của Giáo Hội là Đức Gioan Phaolô II đã qua đời về cùng Cha. Bằng việc nguyện cầu, toàn thể Giáo Hội đã hỗ trợ cho cuộc ra đi của ngài.

Đức Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng thứ 264. Hồi niệm về ngài vẫn còn tồn tại trong tâm khảm của Giáo Hội cũng như của toàn thể nhân loại.

Karol Wojtyla, vị đưoơc bầu làm Giáo Hoàng ngày 16/10/1978, đã vào đời ở Wadowice, một thành phố cách Krakow 50 cây số, vào ngày 18/5/1920, và được rửa tội hai ngày sau đó ở Nhà Thờ giáo xứ bởi linh mục Francis Zak.

Ngài đã rước lễ lần đầu khi lên 9 tuổi, và bí tích thêm sức khi được 18 tuổi. Việc học hành của ngài bị gián đoạn bởi việc các lực lượng Nazi chiếm đóng và đóng cửa đại học, ngài đã làm việc ở một mỏ đá, sau đó ở xưởng hóa chất Solway.

Vào năm 1942, biết mình co ơn gọi làm linh mục, ngài bắt đầu những khóa huấn luyện tại chủng viện chui ở Krakow. Ngài đã được thụ phong linh mục ngày 1/11/1946 bởi tay ĐHY Adam Sapieha. Thế rồi ngài được sai đi Rôma học và đã đạt được cấp bằng tiến sĩ về thần học, với luận án Giáo Huấn về Đức Tin nơi Thánh Gioan Thánh Giá "Doctrina de fide apud Sanctum Ioannem a Cruce."

Ngài đã trở lại Balan để thi hành một số nhiệm vụ mục vụ và dạy các khoa học thánh. Vào ngày 4/7/1958, ĐGH Piô XII đã bổ nhiệm ngài làm giám mục phụ tá Krakow. Ngài được Đức Phaolô VI chỉ định làm tổng giám mục của cùng giáo phận này vào năm 1964. Với tư cách giáo phẩm của mình, ngài đã tham dự Công Đồng Chung Vatican II. Đức Phaolô VI đã phong ngài làm hồng y ngày 26/6/1967.

Ngài đã được bầu làm Giáo Hoàng bởi các vị hồng y trong mật nghị ngày 16/10/1978, và đã lấy tên Gioan Phaolô II. Vào ngày 22/10, ngày của Chúa, ngài đã long trọng mở màn cho thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô của ngài.

Giáo triều của Đức Gioan Phaolô II là một trong những giáo triều lịch sử Giáo Hội. Trong thời đoạn này, có nhiều sự thay đổi ở một số khía cạnh. Trong số đó được kể đến là việc sụp đổ của một số chế độ do chính ngài đã góp phần của ngài. Ngài đã thực hiện nhiều chuyến tông du đến các quốc gia khác nhau với mục đích để loan truyền Phúc Âm.

Đức Gioan Phaolô II đã thi hành thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô của mình với một tinh thần truyền giáo không biết mệt mỏi, tận dụng tất cả mọi nghị lực của mình vì mối quan tâm duy nhất đối với giáo hội “sollicitudo omnium ecclesiarum”, cũng như vì đức ái cởi mở đối với toàn thể nhân loại. Hơn bất cứ một vị tiền nhiệm nào của mình, ngài đã gặp gỡ dân Chúa cũng như các vị lãnh đạo quốc gia, trong các cuộc cử hành, những buổi triều kiến chung và đặc biệt, và trong các cuộc thăm viếng mục vụ.

Việc ngài yêu thương giới trẻ đã khiến ngài khởi xướng Ngày Giới Trẻ Thế Giới, triệu tập cả hằng triệu giời trẻ ở các phần đất khác nhau trên thế giới.

Ngài đã phát động một cách hiệu quả vấn đề đối thoại với những người Do Thái cũng như với những vị đại diện các tôn giáo khác, triệu tập họ mấy lần đến các cuộc gặp gỡ nguyện cầu cho hòa bình, nhất là ở Assisi.

Ngài đã nới rộng Hồng Y Đoàn, khi thiết lập tất cả 231 vị hồng y (chưa kể 1 ‘còn giữ kín’). Ngài đã triệu tập 15 Thượng Hội Giám Mục, 7 thường lệ và 8 đặc biệt. Ngài đã thiết lập nhiều giáo phận, và các chia giáo phận nhất là ở Đông Âu.

Ngài đã canh tân Bộ Giáo Luật Tây và Đông phương, và đã thiết lập thêm 9 cơ cấu cùng tái tổ chức lại Giáo Triều Rôma.

Với vai trò tư tế “sacerdos magnus”, ngài đã thi hành thừa tác vụ phụng vụ ở Giáo Phận Rôma cũng như trên toàn thế giới, hoàn toàn trung thành với Công Đồng Chung Vaticanô II. Ngài đã phát động, một cách gương mẫu, đời sống phụng vụ và thiêng liêng cùng việc cầu nguyện chiêm niệm, nhất là việc tôn thờ Thánh Thể và cầu Kinh Mân Côi (x tông thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria"Rosarium Virginis Mariae").

Giáo Hội đã tiến vào ngàn năm thứ ba dưới sự lãnh đạo của ngài và đã cử hành Đại Năm Thánh 2000, theo những điều hướng dẫn được đề ra trong tông thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến "Tertio Millennio Adveniente." Thế rồi đối diện với thời đại mới Giáo Hội nhận được những điều hướng dẫn trong tông thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Kỷ "Novo Millennio Ineunte" là những gì tín hữu thấy được đường đi nước bước của mình trong tương lai.

Với Năm Thánh Cứu Chuộc, Năm Thánh Mẫu và Năm Thánh Thể, ngài đã phát động việc canh tân thiêng liêng của Giáo Hội. Ngài đã đẩy rất mạnh việc phong hiển thánh và á thánh, cho thấy vô số những gương thánh đức ngày nay là những gì phấn khích cho con người ở thời đại chúng ta đây. Ngài đã công bố Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là Tiến Sĩ Giáo Hội.

Giáo huấn về tín lý của Đức Gioan Phaolô II rất ư là phong phú. Là người bảo quản kho tàng đức tin, với đức khôn ngoan và lòng can đảm, ngài đã làm hết sức để phổ biến tín lý về thần học, luân lý và tu đức Công giáo, cũng như trong suốt giáo triều của mình chống lại những khuynh hướng phản lại truyền thống đích thực của Giáo Hội.

Trong số những văn kiện chính của ngài có 14 thông điệp, 15 tông huấn, 11 tông hiến, 45 tông thư, không kể đến những bài giáo lý được ngài chia sẻ vào các buổi triều kiến chung và những bài diễn từ ngỏ khắp thế giới. Bằng giáo huấn của mình, Đức Gioan Phaolô II đã làm vững mạnh và soi động dân Chúa về tín lý thần học (nhất là nơi 3 thông điệp đầu tiên là Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần “Redemptor Hominis”, Giầu Lòng Xót Thương “Dives in Misericordia” và Là Chúa và là Đấng Ban Sự Sống “Dominum et Vivificantem’), về nhân loại học và về các vấn đề xã hội (về Việc Làm của Con Người "Laborem Exercens," về Mối Quan Tâm Xã Hội của Giáo Hội "Sollicitudo Rei Socialis", và Bách Niên Thông Điệp Tân Sự của Đức Lêô XIII "Centesimus Annus"), về luân lý (Rạng Ngời Chân Lý "Veritatis Splendor" và Phúc Âm Sự Sống "Evangelium Vitae"), về đại kết (Xin Cho Họ Được Hiệp Nhất Nên Một “Ut Unum Sint”), về truyền giáo (Sứ Vụ của Chúa Cứu Thế "Redemptoris Mission"), và về thánh mẫu học (Mẹ Đấng Cứu Chuộc “Redemptoris Mater”).

Ngài đã ban hành cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, theo chiều hướng truyền thống và được giải thích một cách đích thực theo Công Đồng Chung Vaticanô II. Ngài cũng đã phát hành một số sách với tư cách là một Tiến Sĩ.

Giáo huấn của ngài đã đạt đến tuyệt đỉnh, trong Năm Thánh Thể, nơi Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể “Ecclesia de Eucharistia” cũng như nơi Tông Thư Xin Chúa Ở Với Chúng Con “Mane Nobiscum Domine”.

Đức Gioan Phaolô đã lưu lại cho tất cả mọi người một chứng từ đáng khâm phục về lòng đạo đức, thánh thiện và tình cha chung.

 

(Chữ ký của những người chứng dự vào nghi thức an táng…)

CORPUS IOANNIS PAULI II P.M.
VIXIT ANNOS LXXXIV, MENSES X DIES XV
ECCLESIAE UNIVERSAE PRAEFUIT
ANNOS XXVI MENSES V DIES XVII

Semper in Christo vivas, Pater Sancte!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo bản dịch Anh ngữ của Zenit ngày 9/4/2005.

 

 

TOP

 

? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Những gì đã hoàn tất và những gì còn dang dở… cho vị tân giáo hoàng

Những gì đã hoàn tất:

1.     Ban hành Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần Redemptor Hominis ngày 4/3/1979, một thông điệp gồm tóm đường hướng của giáo triều của ngài;
2.     Tông du Balan lần nhất 2-10/6/1979, chuyến tông du quyết liệt cho Khối Công Đoàn Liên Đới quyết liệt tranh đấu bất bạo động cho tới biến cố sụp đổ của Cộng Sản Đông Âu 10 năm sau;
3.     Truyền bá Thần Học Thân Thể (theology of body) qua loạt bài giáo lý đầu tiên trong giáo triều của ngài, về tình yêu và trách nhiệm liên quan đến hôn nhân Kitô giáo, loạt bài kéo dài 5 năm trời, từ ngày 5/9/1979 đến 21/11/1984;
4.     Ban hành Bộ Tân Giáo Luật ngày 25/1/1983;
5.     Mừng Năm Thánh Cứu Chuộc từ ngày 25/3/1983-25/3/1984;
6.     Hiến Dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria vào ngày kết  thúc Năm Cứu Chuộc 25/3/1984, một biến cố đã làm cho Nước Nga trở lại ngày 25/12/1991;
7.     Lập Ngày Giới Trẻ Thế Giới vào Chúa Nhật Lễ Lá năm 1985;
8.     Thành lập Tổ Chức Phát Triển Các Dân Tộc Populorum Progressio Foundation đặc trách Các Dân Bản Xứ ở Mỹ Châu Latinh vào Tháng 2/ 1992;
9.     Ban hành Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo ngày 11/10/1992;
10.     Lập Ngày Thế Giới Bệnh Nhân vào Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2 hằng năm từ năm 1993;
11.     Lập Giáo Hoàng Học Viện Các Khoa Xã Hội Học 1/1/1994;
12.     Lập Giáo Hoàng Học Viện đặc trách Sự Sống 11/2/1994;
13.     Ban hành Tông Thư Ordinatio Sacerdotalis ngày 22/5/1994 dứt khoát không có vấn đề linh mục nữ;
14.     Vận động thành công trong việc ngăn chặn trào lưu văn hóa sự chết tại Hội Nghị Dân Số Cairô 1994;
15.     Ban hành Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống ngày 25/3/1995 để chống lại văn hóa sự chết và chính thức lấy quyền tối cao của mình để lên án vấn đề phá thai và triệt sinh an tử;
16.     Mừng Đại Năm Thánh 2000 từ Lễ Giáng Sinh 25/12/1999 đến Lễ Hiển Linh 1/6/2001;
17.     Lập Lễ Kính Chúa Tình Thương ngày 30/4/2000, dịp phong thánh cho nữ tu Faustina;
18.     Cử Hành Ngày Xin Lỗi “Day of Pardon”, Chúa Nhật I Mùa Chay 12/3/2000, chính thức thay mặt Giáo Hội lên tiếng xin lỗi những lỗi lầm của con cái Giáo Hội;
19.     Tổ chức Ngày Liên Tôn Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới ở Assisi ngày 24/1/2002;
20.     Mở Năm Mân Côi từ ngày 16/10/2002 đến 19/10/2003, với Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, ban hành vào đúng ngày ngài được bầu làm giáo hoàng 24 năm trước, trong đó ngài thêm 5 mầu nhiệm ánh sáng cho Kinh Mân Côi trọn vẹn là tóm lược Phúc Âm;
21.     Tái ấn định một số vấn đề cần phải tuân giữ hay tránh lánh liên quan đến Bí Tích Cực Linh, qua Bản Hướng Dẫn của Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích soạn dọn ban hành ngày 23/4/2004;
22.     Mở Năm Thánh Thể từ ngày 10/10/2004 đến 29/10/2005, để đem Giáo Hội, nhờ Mẹ Maria qua Năm Mân Côi, trở về với Nguồn Sống Thần Linh của mình là Thánh Thể, theo chiều hướng “duc in altum”.

Những gì còn dở dang:

1.     Viếng Thăm Iraq, vùng Đất Thánh của Cựu Ước liên quan đến tổ phụ Abraham, nơi Ngài đã hụt đến trong Năm Thánh 2000;
2.     Viếng Thăm Nga Sô, theo lời mời của Tổng Thống Putin hai lần;
3.     Viếng thăm các giáo xứ Rôma, nơi ngài làm giám mục, ngài mới thăm 301 trong 325 giáo xứ;
4.     Năm Thánh Thể, mới được một nửa năm;
5.     Ngày Giới Trẻ Thế Giới 20 tại Cologne Đức Quốc vào Tháng 8/2005, với chủ đề “Chúng tôi đến triều bái Người”;
6.     Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI 2-29/10/2005;
7.     Giáo Lý cầu nguyện bằng Thánh Vịnh bắt đầu từ ngày 28/3/2001, mới tới bài 131 cho Giờ Kinh Tối Thứ Sáu, tuần thứ hai trong 4 tuần Phụng Vụ Giờ Kinh, còn phải mất cả một năm nữa mới xong.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ