GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 7/4/2007

TUẦN THÁNH

 

?    "Mầu nhim vượt qua, mt mu nhim chúng ta sng li nh tam nht thánh, không phi ch là mt tưởng nim mt thc ti đã qua. Nó là mt thc ti hin hu..."  

?  "Ở tâm điểm của Cuộc Vượt Qua mới của Chúa Kitô, chúng ta thấy có cây thập giá"

? Mẹ Maria ngưỡng vọng Chúa Kitô Phục Sinh

 

 

?  "Mầu nhim vượt qua, mt mu nhim chúng ta sng li nh tam nht thánh, không phi ch là mt tưởng nim mt thc ti đã qua. Nó là mt thc ti hin hu..."

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 4/4/2007 v Tam Nht Phc Sinh

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong lúc cuộc hành trình Mùa Chay – được bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro – đi đến chỗ kết thúc, thì phụng vụ hôm nay cho Thứ Tư Tuần Thánh đã dẫn chúng ta tiến vào bầu khí thảm thương của những ngày sắp tới, tràn đầy hồi niệm về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô.

 

Thật vậy, trong phụng vụ hôm nay, Thánh Ký Mathêu cống hiến cho việc suy niệm của chúng ta một cuộc đối thoại ngắn ngủi xẩy ra ở Căn Thượng Lầu giữa Chúa Giêsu và Giuđa. ‘Thưa Thày, chắc là không phải tôi rồi?’ con người phản bội thưa cùng Vị Sư Phụ Thần Linh, Đấng đã tiên báo rằng: ‘Thật vậy, Thày bảo cho các con biết là có một người trong các con sẽ phản nộp Thày’.

 

Chúa Giêsu đã trả lời một cách sâu sắc rằng: ‘Con đã nói như thế đấy nhé’ (x Mt 26:14-25).

 

Thánh Gioan đã kết thúc việc thuật lại lời tiên tri về kẻ phản bội này bằng một câu nói ngắn đầy ý nghĩa là: ‘Bấy giờ trời đã về đêm’ (Jn 13:30).

 

Khi kẻ phản bội ra khỏi Căn Thượng Lầu thì bóng tối thấm vào lòng hắn – đó là một đêm tối nội tâm – nỗi chán nản dâng đầy nơi tâm thần của những người môn  đệ khác – cả họ nữa cũng tiến đến chỗ đêm đen – trong khi các thứ bóng tối của bỏ rơi và hận thù gia tăng tăm tối hơn nữa chúng quanh Con Người, vị sẵn sàng hoàn tất hy tế thập giá của mình. 

 

Vào những ngày tới đây, chú ng ta sẽ tưởng niệm cuộc chiến tối hậu giữa Ánh Sáng và Tối Tăm, giữa Sự Sống và Sự Chết.

 

Chúng ta cũng phải đặt mình vào khung cảnh ấy – nhận thức về ‘đêm tối’ riêng của mình, về tội lỗi và trách nhiệm của chúng ta – nếu chúng ta muốn lại gặt hái được lợi ích thiêng liêng từ mầu nhiệm vượt qua, nếu chúng ta muốn mang ánh sáng đến cho tâm hồn nhờ mầu nhiệm này, một mầu nhiệm là tâm điểm cho đức tin của chúng ta.

 

Mở đầu tam nhật Phục Sinh là Thứ Năm Tuần Thánh ngày mai. Trong Lễ Truyền Dầu, một lễ được coi là mở màn cho tam nhật thánh, các vị giám mục ở các giáo phận cùng với thành phần cộng tác viên thân cận nhất của ngài là các linh mục, được Dân  Chúa vây quanh, lập lại những lời các vị đã hứa quyết vào ngày thụ phong của các vị.

 

Năm này qua năm khác, đó là giây phút quan trọng của mối hiệp thông giáo hội, một giây phút nhấn mạnh tới tặng ân của thừa tác vụ linh mục được Chúa Kitô lưu lại cho Giáo Hội của Người vào đêm trước khi Người chết trên cây thập tự giá. Và đối với từng vị linh mục thì đó là giây phút cảm kích giữa thời điểm vọng cuộc khổ nạn là b iến cố Chúa ban mình cho chúng ta, ban cho chúng ta bí tích Thánh Thể, và ban cho chúng ta thiên chức linh mục.

 

Đó là một ngày đánh động tâm hồn của chúng ta. Sau đó là việc làm phép các thứ dầu thánh được sử dụng cho các bí tích, đó là dầu tân tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh. Vào buổi chiều, khi tiến vào tam nhật Phục Sinh, cộng đồng sống lại nơi Thánh Lễ ‘in Cena Domini’ tất cả những gì đã xẩy ra ở Bữa Tiệc Ly. Trong Căn Thượng Lầu, Chúa Cứu Thế đã muốn dự phóng trước cái chết của Người, một tặng ân nhưng không sự sống của Người, được cống hiến như việc Người ban mình trọn vẹn cho nhân loại.

 

Qua việc rửa chân, một cử chỉ được lập lại mà nhờ đó, vì yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian này, Người đã yêu thương họ tới cùng (x Jn 13:1), và để lại cho các môn đệ, như một thứ nhãn hiệu, hành động của lòng khiêm tốn, của tình yêu cho đến chết.

 

Sau Thánh Lễ ‘in Cena Domini’, phụng vụ mời gọi tín hữu hãy ở lại tôn thờ Bí Tích Thánh, sống lại niềm thống khổ của Chúa Giêsu trong Vườn Nhiệt. Và chúng ta thấy các môn đệ đã thiếp ngủ ra sao, bỏ mặc một mình Chúa.

 

Cả ngày nay nữa – thường xẩy ra – chuyện chúng ta thiếp ngủ – chúng ta, thành phần môn đệ của Người. Làm như thế, chúng ta mới có thể hiểu hơn mầu nhiệm của Thứ Năm Tuần Thánh, một ngày bao gồm ba khía cạnh là tặng ân linh mục thừa tác cao cả nhất, Thánh Thể và giới răn mới yêu thương, ‘agape – đức ái’.

 

Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày tưởng niệm những gì xẩy ra giữa cuộc lên  án tử cho Chúa Kitô và việc đóng đanh Người trên thập giá, là một ngày thống hối, chay tịnh, nguyện cầu, tham sự vào cuộc khổ nạn của Chúa. Vào giờ ấn định, cộng đồng Kitô hữu hồi tưởng, nhờ Lời Chúa và các tác động phụng vụ, lịch sử bất trung của con người đối với dự án thần linh, một dự án dù sao cũng được hoàn thành thực sự bằng cách thức ấy. Rồi chúng ta lắng nghe lại trình thuật cảm kích cuộc khổ nạn đau thương của Chúa.

 

Sau đó là ‘việc nguyện tín hữu’ dài dâng lên Cha trên trời, một việc nguyện cầu bao gồm tất cả mọi nhu cầu của Giáo Hội và thế giới. Sau đó, cộng đồng tôn thờ thánh giá, và sang phần Thánh Thể, rước lấy các hình bánh rượu là những gì con được giữ lại từ Lễ ‘in Cena Domini’ của ngày hôm trước.

 

Diễn giải về Thứ Sáu Tuần Thánh, Thánh Gioan  Kim Khẩu đã nói: ‘Trước kia, cây thập tự giá mang ý nghĩa khinh bỉ nhưng ngày nay lại được tôn kính. Trước đây nó là biểu hiệu cho án phạt, ngày nay lại là niềm hy vọng cứu độ. Nó thực sự được biến thành một mạch của những thiện ích vô cùng; nó đã giải thoát chúng ta khỏi lầm lỗi, nó đã xua tan tối tăm, nó đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa. Từ tình trạng là kẻ thù của Thiên Chúa, nó đã làm cho chúng ta nên  gia đình của Ngài, từ thành phần xa lạ nó biến chúng ta là thân cận của Ngài: Cậy thập giá này là việc hủy hoại cho hận thù, là mạch nguồn bình an, là hòm chứa kho tàng’ ("De cruce et latrone," I, 1, 4).

 

Để sng cuc kh nn ca Đấng Cu Th mt cách mnh m hơn, truyn thng Kitô Giáo đã tiến ti nhiu bc l ca lòng đạo hnh thnh hành, trong s đó có nhng cuc rước kiu ni tiếng ca ngày Th Sáu Tun Thánh, vi nhng l nghi cm kích được lp li t năm này đến năm khác. Thế nhưng, có mt vic th hin lòng đạo đức là Đường Thánh Giá là vic cng hiến cho chúng ta quanh năm cơ hi in n vào tâm thn ca chúng ta càng ngày càng sâu đậm hơn mu nhim thp giá, tiến bước vi Chúa Kitô trên con đường này, nh đó, làm cho chúng ta nên ging Người trong tâm hn.

 

Chúng ta có th nói rng Đường Thánh Giá dy chúng ta, bng li din t ca Thánh Lêô C, ‘gn mt tâm hn chúng ta vào Chúa Kitô t giá và nhn thy nơi Người nhân tình ca chúng ta’ (Sermon 15 on the Passion of the Lord). Nơi đây cht cha đức klhôn ngoan chân thc ca Kitô Giáo, mt đức khôn ngoan chúng ta mun hc nơi Đường Thánh Giá vào Th Sáu Tun Thánh hí trường Colosseum.

 

Th By Tun Thánh là mt ngày phng v tr nên thinh lng, ngày ca vic hết sc im lng, ngày mi gi Kitô hu hãy hi tâm, mt vic thường khó duy trì trong ngày sng ca chúng ta, để sa son chúng ta mng L Vng Phc Sinh. nhiu cng đoàn, các bui tĩnh tâm và các cuc gp g cu nguyn Thánh Mu được t chc vào ngày này, liên kết vi M ca Chúa Cu Thế, v thiết tha tin tưởng đợi ch cuc phc sinh ca Người Con t giá.

 

Sau hết, vào L Vng Phc Sinh, bc màn su thương, mt bc màn vây ph Giáo Hi trong cuc t nn và an táng ca Chúa, s được xé ra làm hai bi tiếng kêu vinh thng: Chúa Kitô đã sng li và đã muôn đời chiến thng t thn! Bi thế, chúng ta mi có th thc s hiu mu nhim ca thp giá, bà, như mt v tác gi xưa viết, ‘Như Thiên Chúa làm nên nhng điu k diu t nhng gì bt kh thế nào, nh đó chúng ta nhn biết rng ch có mt mình Ngài mi làm được nhng gì Ngài mun, thì t cái chết ca Người xut phát ra s sng cho chúng ta; t các thương tích ca Người mang li vic cha lành cho chúng ta; t vic ngã xung ca Người đưa ti c uc phc sinh ca chúng ta, t vic đi xung ca Người chúng ta được tiến lên’ (Anonymous 14th).

 

Được sinh động bi mt đức tin  mnh m, vào gia L Vng Phc Sinh, chúng ta đón nhn thành phn mi được lãnh nhn bí tích ra ti và lp li các li ha ra ti ca chúng ta. Nh đó, chúng ta s cm nghim thy rng Giáo Hi luôn sng động, luôn canh tân chính mình, bao gi cũng tuyt vi và thánh ho, vì nn tng ca Giáo Hi là Chúa Kitô, Đấng đã sng li nên không bao gi chết na.

 

Anh ch em thân mến, mu nhim vượt qua, mt mu nhim chúng ta sng li nh tam nht thánh, không phi ch là mt tưởng nim mt thc ti đã qua. Nó là mt thc ti hin hu: C hôm nay, Chúa Kitô chiến thng ti li và s chết bng tình yêu ca Người. S d, qua tt c mi hình thc ca nó, không phi là phán quyết cui cùng. Cuc chiến thng cui cùng thuc v Chúa Kitô, thuc v chân lý, thuc v tình yêu!

 

Nếu chúng ta, cùng vi Người, sn sàng chu đau kh và chết đi, như Thánh Phaolô nhc nh chúng ta trong L Vng Phc Sinh, thì s sng ca Người s tr thành ca chúng ta (x Rm 6:9). Cuc hin hu ca Kitô hu được bt ngun và tăng trưởng t nim tin tưởng y.

 

Trong khi kêu cu M Thánh Maria chuyn cu, v đã theo Chúa Giêsu trên  con đường kh nn và thp giá, và là v đã m ly Người khi Người được mang xung khi thp giá, tôi hy vng rng tt c mi anh ch em s st sng tham d vào tam nht Phc Sinh, và s cm nghim được nim vui Phc Sinh cùng vi tt c nhng người thân yêu ca anh ch em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/4/2007

 

 

TOP

 

 

?  "Ở tâm điểm của Cuộc Vượt Qua mới của Chúa Kitô, chúng ta thấy có cây thập giá"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng cho Lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh 5/4/2007 ở Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong bài đọc trích Sách Xuất Hành chúng ta vừa nghe, việc cử hành Lễ Vượt Qua của dân Yến Duyên được diễn tả như là những gì ấn định theo luật Moisen. Từ ban đầu có thể là một ngày lễ mùa xuân được thành phần du mục cử hành. Tuy nhiên, đối với dân Yến Duyên thì lễ này được biến thành một lễ của sự tưởng niệm, của lòng biết ơn và đồng thời của niềm hy vọng.

 

Ở tâm điểm của bữa tối Vượt Qua, theo luật phụng vụ đặc biệt qui định, là con chiên, một biểu hiệu cho cuộc giải phóng khỏi tình trạng làm tôi ở Ai Cập. Bởi vậy mà ‘Haggadah’ vượt qua là một yếu tố trọn vẹn của bữa chiên: Tức là việc tưởng nhớ trình thuật về sự kiện là chính Thiên Chúa đã giải phóng dân Yến Duyên ‘bằng bàn tay giang thẳng’.

 

Ngài, Vị Thiên Chúa mầu nhiệm và ẩn thân, đã từng mạnh hơn cả pharaoh cùng với toàn thể quyền lực ông có được trong tay. Dân Yến Duyên không quên rằng Thiên Chúa đã đích thân nhúng tay vào lịch sử của dân Ngài, và lịch sử này đã được liên tục dựa vào cuộc hiệp thông với Thiên Chúa. Dân Yến Duyên không lãng quên Thiên Chúa.

 

Những lời của việc tưởng niệm này được tràn đầy những lời chúc tụng và tạ ơn lấy từ các bài Thánh Vịnh. Việc tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa đã tiến tới tột đỉnh của nó ở chỗ ‘berakha’, theo tiếng Hy Lạp được gọi là ‘eulogia’ hay ‘eucaristia’: Việc chúc tụng Chúa trở thành một phúc lành cho những ai chúc tụng. Của dâng cho Thiên Chúa trở thành những gì chúc phúc cho con người.

 

Tất cả những điều ấy đã dựng nên một cây cầu nối quá khứ với hiện tại và hướng về tương lai. Việc giải phóng dân Yến Duyên chưa xẩy ra. Quốc gia này vẫn còn chịu khổ đau như là một đám dân nhỏ bé giữa những căng thẳng của các đại quyền lực. Việc tưởng nhớ tri ân về hành động của Thiên Chúa trong quá khứ đã trở thành cùng một lúc vừa là một lời van nài vừa là một nguồn hy vọng: Hãy sinh hoa kết trái những gì anh em đã bắt đầu! Hãy ban cho chúng tôi sự tự do vĩnh viễn!

 

Bữa tối này, với đầy những ý nghĩa của nó, được Chúa Giêsu cử hành cùng với các môn đệ của Người vào thời điểm áp cuộc khổ nạn của Người. Chú ý tới bối cảnh này, chúng ta mới hiểu được Lễ Phục Sinh mới mà Người đã ban cho chúng ta nơi Thánh Thể.

 

Nơi những trình thuật của các Thánh Ký, có một mâu thuẫn rõ ràng giữa một bên là Phúc Âm Thánh Gioan, với những gì bên kia Phúc Âm của Thánh Mathêi, Marcô và Luca cho chúng ta biết. Theo Thánh Gioan thì Chúa Giêsu đã chết trên thánh giá chính vào lúc mà ở trong đền thờ, các con chiên Vượt Qua được sát tế. Cái chết của Người và hy tế các con chiên xẩy ra cùng một lúc.

 

Điều này có nghĩa là Người đã chết vào áp Lễ Vượt Qua, và bởi thế, Người không thể đích thân cử hành bữa vượt qua; ít ra thì đó cũng là những gì dường như thế.

 

Ngược lại, theo các Thánh Ký Nhất Lãm thì bữa cuối cùng của Chúa Giêsu là bữa vượt qua theo hình thức truyền thống của nó. Người đã cống hiến cái mới mẻ cho tặng ân mình máu của Người. Cái mâu thuẫn này, cho tới ít năm trước đây, dường như không thể nào giải quyết nổi.

 

Đa số các nhà dẫn giải thánh kinh nghĩ rằng Thánh Gioan không muốn thông đạt cho chúng ta biết ngày tháng lịch sử thực sự của việc Chúa Giêsu tử nạn, nhưng ngài đã chọn một ngày tiêu biểu để làm cho sự thật sâu xa hơn này thành hiển nhiên hơn, ở chỗ, Chúa Giêsu là con chiên mới và thực sự đã đổ máu ra vì tất cả chúng ta.

 

Việc khám phá ra những bản Qumran đã dẫn chúng ta đến một giải quyết khả dĩ tin được là rất có thể, trong khi không được mọi người chấp nhận. Giờ đây chúng ta có thể nói rằng những gì Thánh Gioan muốn nói đến thì đúng theo lịch sử. Chúa Giêsu đã thực sự đổ máu mình ra vào ngày áp Lễ Vượt Qua, thời điểm hy tế của các con chiên. 

 

Tuy nhiên, Người đã cử hành Lễ Vượt Qua với các môn đệ của Người có lẽ theo lịch của Qumran, tức là, ít là một ngày sớm hơn – Người đã cử hành không có chiên, như cộng đồng Qumran là thành phần không công nhận Đền Thờ của Hêrod và chờ đợi một đền thờ mới.

 

Bởi thế, Chúa Giêsu đã cử hành Lễ Vượt Qua không chiên, không, không phải là không chiên: Thay vì chiên Người đã hiến chính mình, thân thể của Người và máu của Người. Nhờ đó, Người đã thấy trước cái chết của Người gắn liền với lời loan báo của Người là: ‘Không ai có thể lấy được mạng sống của Tôi, song Tôi tự bỏ nó đi’ (Jn 10:18). Lúc Người cống hiến mình máu Người cho các môn đệ là Người thực sự hoàn trọn lời ấy. Chính Người đã cống hiến sự sống của Người. Chỉ có thế Lễ Vượt Qua cũ mới chiếm được ý nghĩa đích thực của nó.

 

Thánh Gioan Chrysostom, trong bài giáo lý về Thánh Thể, có lần viết rằng: M oisen ơi ông đang muốn nói gì đây? Máu của một con chiên thanh tẩy con người ư? Máu ấy có thể cứu con người khỏi chết sao? Làm sao máu của một con vật có thể thanh tẩy nổi con người chứ? Làm sao nó có thể cứu được nhân loại, có quyền chống lại tử thần chứ?

 

Thật vậy, Thánh Chrysostom tiếp tục, con chiên này chỉ có thể là một biểu hiệu, vì thế, là biểu hiệu của lòng mong đợi và của một niềm hy vọng nơi một ai đó có thể làm được tất cả những gì một con vật không thể làm.

 

Chúa Giêsu đã cử hành Lễ Vượt Qua không chiên và không đền thờ, tuy nhiên, Người vẫn không thiếu chiên và đền thờ. Chính bản thân Người là con chiên được đợi trông, là con chiên đích thực, con chiên được Tiền Hô Gioan Tẩy Giả nói trước vào đầu thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu: ‘Này là Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian’ (Jn 1:29).

 

Người cũng là đền thờ thật, đền thờ sống động, đền thờ nơi Thiên Chúa sống động, nơi chúng ta có thể tìm thấy Thiên Chúa và tôn thờ Ngài. Máu của Người, tình yêu của Đấng cũng là Con Thiên Chúa và là người thật, một người trong chúng ta, máu này có quyền năng cứu độ. Tình yêu của Người, một tình yêu khiến Người tự nguyện ban mình cho chúng ta, là những gì có thể cứu chúng ta. Hành động gợi nhớ, ở một ý nghĩa thiếu hụt, về việc hy sinh của con chiên vô tội và vô tì tích, đã tìm thấy giải đáp nơi Đấng trở nên cho chúng ta vừa là con chiên vừa là đền thờ.

 

Như thế, ở tâm điểm của Cuộc Vượt Qua mới của Chúa Kitô, chúng ta thấy có cây thập giá. Tặng ân mới này của Người xuất phát từ đó. Và vì thế, nó mới luôn ở nơi Thánh Thể là những gì nhờ đó chúng ta cử hành với các vị tông đồ qua các thời đại Lễ Vượt Qua mới. 

 

Từ thập giá của Chúa Kitô xuất phát tặng ân này. ‘Không ai cất nó khỏi Tôi được; Tôi tự ý bỏ nó đi’. Giờ đây, Người cống hiến sự sống ấy cho chúng ta. Cái ‘Haggadah’ vượt qua, tức việc tưởng nhớ đến tác động cứu độ của Thiên Chúa, trở thành một thứ tưởng nhớ đến thập giá và cuộc phục sinh của Chúa Kitô, một tưởng nhớ không chỉ gợi lại quá khứ, mà còn thu hút chúng ta tới sự hiện diện của tình yêu Chúa Kitô. Nhờ đó, cái ‘b erakha’, lời nguyện chúc tụng và tạ ơn của dân Yến Duyên, trở thành việc cử hành Thánh Thể của chúng ta, một việc nhờ đó Chúa Kitô chúc lành cho những tặng ân của chúng ta là bánh và rượu hiến dâng cho chính Người.

 

Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta hiểu sâu sa hơn mầu nhiệm tuyệt diệu này, và yêu mến nó mỗi ngày một hơn. Để rồi trong mầu nhiệm ấy chúng ta mến yêu Người hơn nữa. Chúng ta hãy xin  Người thu hút chúng ta hơn nữa đến với Người nơi việc Hiệp Lễ. Chúng ta hãy xin Người giúp chúng ta đừng sống cho bản thân mình, mà là hiến sự sống của chúng ta cho Người, nhờ thế, làm việc với Người, hầu tất cả mọi người gặp được sự sống, một sự sống đích thực chí xuất phát từ Người là đường, là sự thật và là sự sống. Amen.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/4/2007

 

 

TOP

 

? Mẹ Maria ngưỡng vọng Chúa Kitô Phục Sinh

Theo cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm, bản dịch của Phạm Duy Lễ


 Tại nhà Tiệc ly, Mẹ Maria họp ông Gioan, ba bà Maria và tất cả những người phụ nữ đạo đức đã theo Chúa từ khi Ngài ra khỏi xứ Galilê. Mẹ tỏ lòng khiêm nhượng thẳm sâu và đẫm lệ cảm ơn họ, vì họ đã đi theo họ trong suốt cuộc tử nạn của con Mẹ; Mẹ đoan chắc rằng lòng hiếu kính của họ sẽ được Chúa trọng thưởng. Trong khi đợi phần phúc ấy, Mẹ xin họ cứ là bạn thân của Mẹ, cứ coi Mẹ như là nữ tỳ của họ. Mọi người đều tạ ơn Mẹ vì những tâm tình ấy. Họ hôn kính tay Mẹ, xin Mẹ ban phép lành, nài xin Mẹ dùng một chút thực phẩm và nghỉ ngơi chút ít. Nhưng Mẹ trả lời rằng, lương thực và nghỉ ngơi của Mẹ là đợi chờ giờ Con chí thánh Mẹ sống lại. Rồi dục Mẹ đi ăn uống nghỉ ngơi.

Phần Mẹ, Mẹ vào trong phòng ẩn dật của Mẹ, chỉ có ông Gioan theo vào. Lúc có một mình Mẹ với thánh Gioan, Mẹ quỳ xuống nói với ông: “Con là linh mục của Chúa, Mẹ phải tùng phục con mới phải đạo. Bao giờ Mẹ cũng chỉ là nữ tỳ, niềm vui của Mẹ là được tùng phục cho đến chết. Vậy con hãy chỉ bảo cho Mẹ những việc phải làm”. Vừa nói, Mẹ vừa chảy nước mắt. Ông Gioan không sao ngăn được dòng lệ của mình, trả lời Mẹ rằng: “Lạy Mẹ, con là con của Mẹ, vâng phục Mẹ là bổn phận của con, con phải noi gương Chúa Giêsu là Đấng Sáng Tạo mọi loài mà cũng đã chọn Mẹ là Mẹ và vâng phục Mẹ. Con phải là một Thiên Thần hơn là người để chu toàn bổn phận của con đối với Mẹ mới đúng”. Câu trả lời khôn ngoan của thánh Gioan ấy không thuyết phục được Đức Nữ Vương khiêm nhượng. Mẹ nói: “Bao lâu còn ở đời tạm này là Mẹ phải có một bề trên để tùng phục. Là linh mục, con có quyền bính; con là con Mẹ, Mẹ buộc con phải cho Mẹ được niềm an ủi là tùng phục con!”. Không sao biện luận được nữa thánh Gioan phải trả lời: “Vâng, con xin vâng ý Mẹ. Có vâng ý Mẹ con mới được đảm bảo vững chắc”. Mẹ Maria liền xin thánh Gioan cho phép Mẹ được ở trong phòng một mình để suy niệm về những mầu nhiệm của Con Mẹ. Mẹ cũng xin thánh Gioan ra giúp đỡ những phụ nữ đã theo Mẹ, và liệu cho họ dùng bữa, trừ ba bà Maria cũng muốn chay tịnh để chờ đợi Chúa Phục Sinh.

Suốt đêm đó, Mẹ thức trắng để chiêm niệm cuộc đời và nhất là cái chết của Con Chí Thánh Mẹ. Mẹ vừa tôn vinh Chúa vừa để mặc cho tình yêu đổ dào dạt, cũng như nước mắt đau đớn tuôn trào, vừa đàm đạo với Chúa hoặc các thiên thần hầu cận. Vào khoảng bốn giờ sáng, thánh Gioan và gặp Mẹ với ý định an ủi Mẹ, Mẹ liền quỳ gối xin phép lành như xin một linh mục, một bề trên. Cứ hễ gặp hay từ biệt vị tông đồ nào, Mẹ đều làm như thế cả. Và ông Gioan cũng lấy tư cách là con Mẹ và xin Mẹ chúc lành.

Sau việc khiêm nhượng ấy, Mẹ xin thánh Gioan đi tìm các tông đồ khác, khuyến khích các ông và đưa các ông về. Ra khỏi nhà, ông Gioan đã gặp ông Phêrô trước hết. Ông Phêrô vừa run sợ vừa định về gặp Mẹ. Ông đi ra từ hang ông đã ẩn để khóc tội chối Thầy của mình từ đêm hôm thứ năm. Hai ông liền cùng cố gắng đi tìm các đồng bạn khác, nhưng chỉ tìm được mấy ông thôi.

Ông Phêrô trở về gặp Mẹ trước nhất, và lúc chỉ có một mình ông với Mẹ, ông xấp mình dưới chân Mẹ, đau đớn xé lòng mà thưa với Mẹ: “Lạy Đức Mẹ, con đã phạm đến Thiên Chúa; con đã xúc phạm đến Thày con và đến cả Mẹ”. Ông không thể nói thêm lời nào nữa chỉ nấc nở nghẹn ngào. Lúc ấy, Mẹ Maria phân vân đôi ngã: một đàng Mẹ nghĩ là rất không tiện xấp mặt xuống dước chân vị Đại Diện Chúa Kitô vừa mới phạm một tội qúa nặng, một mặt không thể không tỏ lòng tôn kính vị Nguyên Thủ Giáo Hội mới. Để dung hòa hai tâm tình ấy, Mẹ cung kính quỳ gối xuống, rồi vừa nói, vừa dấu lòng tôn kính của mình, Mẹ thưa với ông Phêrô: “Mẹ con ta hãy cùng xin Chúa Giêsu là Con Mẹ và là Thầy của Con tha tội cho con”. Sau đó, Mẹ an ủi ông Phêrô, làcho ông vững mạnh trong niềm vui hy vọng.

Dần dần, các Tông Đồ khác cũng lần lượt về gặp Mẹ, các ông đều phủ phục dưới chân Mẹ, xin Mẹ tha tội cho mình vì đã hèn nhát mà bỏ chốn Chúa Giêsu. Gặp lại được Mẹ, các ông càng hối hận tha thiết hơn, ông nào cũng nghẹn ngào trong lệ thảm. Sau khi đem tình thương cảm thiết tha nâng các ông dậy, Mẹ chăm chú nghe từng ông thuật lại những việc xảy ra cho mình từ khi bỏ Thầy mà chạy. Mẹ nắm lấy cơ hội ấy củng cố đức tin và nhóm thêm lửa mến cho các ông.

Buổi tối, Mẹ tạm biệt các tông đồ lúc ấy vững dạ nhiệt thành, Mẹ lui vào phòng riêng suy niệm những việc Linh Hồn Con Chí Thánh Mẹ làm từ khi lìa khỏi xác. Linh hồn Chúa đã xuống u ngục, ở trung tâm trái đất là hỏa ngục, gồm rấ nhiều hang hốc tối tăm; toàn thể hoả ngục làm nên một bầu lửa chứa những hình phạt khác nhau, nhưng hình phạt nào cũng ghê sợ. Sát cạnh hỏa ngục, một bên là luyện ngục, và một bên là u ngục. Luyện ngục không rộng bằng hỏa ngục; các linh hồn ở đây cũng phải chịu hình khổ giác quan, nhưng khác với hình khổ hỏa ngục. U ngục chia làm hai phần. Một phần dành cho những trẻ em chết khi còn mang nguyên tội, gọi là ngục trẻ. Những trẻ nào sẽ không ở lại đây mãi mãi, vì sau ngày phán xét chung, các em đó sẽ đi ở nơi khác. Phần kia là ngục tổ, dành cho những người công chính chết trước khi Chúa Giêsu chuộc tội cho loài người. Họ ở đó vừa đền tội, vừa trông đợi Chúa Giêsu xuống mở cửa ngục cho họ ra mà vào Thiên Đàng với Chúa.

Linh hồn Chúa Giêsu đã vào ngục tổ này, có vô số Thiên Thần theo sau ca tụng vinh quang Vua chiến thắng của họ. Các vị này ra lệnh cho đá nứt ra làm lối vào ngục, mặc dầu không cần phải như thế, nhưng chỉ là tượng trưng thôi, và Linh Hồn Chúa Kitô cũng như các Thiên Thần đều có tính linh mẫn(subtilité) thấu nhập dễ dàng mọi sự. Linh hồn Chúa Giêsu vừa vào, ngục tổ liền biến thành thiên đàng, linh hồn những bậc công chính được nhìn thấy Thần Tính Thiên Chúa, được hạnh phúc thiên đàng nên hát lên nhiều bài chúc tụng Chúa Cứu Thế. Theo lệnh Chúa, các Thiên Thần cũng đem các linh hồn ở bên luyện ngục sang ngục tổ, để hợp hưởng phúc. Ngày hôm đó, cả ngục tổ cả luyện ngục đều hoan hi, và ngày Chúa sống lại cả hai nơi đều trống không.

Nhưng ngày hôm đó là ngày kinh hoàng cho hoảng ngục. Ma qủy rụng rời hoảng hốt, chen nhau chui rúc vào những hang sâu thẳm nhất như những con rắn bị rượt đuổi. Những kẻ bị luận phạt, nhất là Giuda và kẻ trộm giữ đều phải chịu thêm khổ hình nhục nhã đau đớn.

Mẹ Maria được biết r tất cả những Mầu Nhiệm này. Mẹ cảm thấy một nguồn vui khôn tả. Nhưng Mẹ đã không cho để nguồn vui ấy thấm sang phần hạ linh hồn, vì Xác Thánh con của Mẹ vẫn còn ở trong mồ. Với tư các là Mẹ và là Đấng Đồng Công với Chúa Cứu Thế chiến thắng đáng tôn thờ, Mẹ dâng lên Chúa nhiều khúc tán tụng mới, đợi chờ hát lên những ca vịnh mừng Chúa Phục Sinh.

Và giờ Chúa Phục Sinh cũng đã gần. Vào 3 giờ sáng ngày Chúa Nhật, Linh Hồn Rất Thánh Chúa Giêsu Kitô vinh hiển trở lại mồ đá; đoàn tháp tùng Chúa không những có các thiên thần, mà còn có tất cả các thánh vừa được giải thoát khỏi ngục tổ và luyện ngục, chiến phẩm sống động cuộc khải thắng của Chúa: trong mồ bấy giờ cũng có rất nhiều Thiên Thần canh giữ để tôn kính Xác Thánh Chúa, Xác Thánh từng hợp nhất với Bản Tính Thiên Chúa: theo lệnh Mẹ Maria rất nhiều vị trong số các Thiên Thần ấy đã đi lượm những hạt Máu, những miếng Thịt, những sợi Tóc Chúa Giêsu rơi rớt trong cuộc Tử Nạn. Mẹ Maria rất khôn ngoan, nên đã lo nghĩ tất cả rất chu đáo.

Trước hết, các thánh ở ngục tổ vào luyện ngục vào kính viếng Xác Thánh đầy những thương tích tan nát và mất dạng của Chúa Giêsu. Adong và Eva than khóc vì tội bất tùng phục của mình đã gây ra những tai biến ấy. Các tổ phụ và tiên tri vui mừng vì những lời tiên báo và hy vọng của mình đã thành tựu. Tất cả đều ca tụng Chúa Toàn Năng đã thực hiện công cuộc Cứu Chuộc với biết bao khôn ngoan thánh thiện. Các Thiên Thần đem những di tích lượm được trả lại cho Xác Thánh Chúa Kitô, làm lại y nguyên như trước. Cùng lúc ấy, Linh Hồn Chúa Giêsu lại hợp nhất với Xác Ngài, làm cho sống động và mặc thêm cho một vinh quang bất tử. Aùnh ngời sáng của Thân Xác vinh hiển của Chúa vượt cao trên hết các xác thể vinh hiển khác như ngày vượt trên đêm, và nếu có thụ nào đó được mặc tất cả những vinh hiển của tất cả các xác thể vinh hiển khác, đem so với Thân Xác Chúa cũng còn rất xấu xí. Tính bất cảm thụ làm cho Thân Xác Chúa vượt bỏ tất cả những gì biết đổi. Tính linh mẫn thanh luyện khỏi hết những gì phàm tục làm cho thân Xác nên giống như thiên thần, thấu nhập vào được hết mọi vật thể khác mà không gì ngăn cản nổi. Tính mẫn tiệp lẹ làng làm Thân Xác Chúa mất trọng lượng chất thể mau mắn hơn hoạt tính của thiên thần. Các vết đinh ở tay chân và vết đòng ở cạnh sườn vẫn còn lại và sáng láng rạng rỡ, tăng thêm vẻ đẹp của toàn thân lên một cách kỳ thú, như một nét đặc sắc lạ lùng nhất. Chúa Kitô ra khỏi mồ, rực rỡ vớt tất cả những vẻ tráng lệ và huy hoàng ấy. Chúa hứa cho cả loài người cũng được sống lại, như hiệu qủa cuộc Phục Sinh của Ngài và hứa cho những người công chính sau này được vinh quang nơi thân xác họ để bảo chứng cho lời hứa này, Ngài phục sinh cho nhiều vị thánh như Phúc Aâm thuật lại. Trong số các vị thánh này, lộng lẫy nhất là Thánh Giuse, rồi đến Tánh Gioan Kim, Thánh nữ Anna và các thánh tổ phụ đã nhiệt liệt trông đợi Ngôi Lời Nhập Thể nhất. Lúc ấy, các vị đều xuất hiện sáng chói như mặt trời.

Trong căn phòng ẩn dật tại nhà Tiệc Ly, Mẹ Maria thấu hiểu tất cả những lạ lùng đó, mà Mẹ thăm dự vào tất cả qua một thị kiến đặc biệt. Thân Xác Mẹ được hưởng nguồn vui từ linh hồn Mẹ thông sang, vào chính lúc Linh Hồn Chúa Giêsu hợp nhất với Thân Xác Ngài. Tức thì Mẹ thoát khỏi buồn khổ và biến sang một niền an ủi Thiên Quốc. Toàn thân Mẹ biến hình. Lúc ấy, thánh Gioan vào thăm Mẹ như hôm trước, đã sững sờ ngây ngất khi thấy Mẹ, vừa mới đây gần như bị đau khổ làm cho héo hắt không nhận ra được, bây giờ vinh hiển rạng ngời trước quang cảnh đó, ông tin chắc chắn Chúa Giêsu đã sống lại.

Đang lúc Mẹ Maria sửa soạn những kinh nguyện và ca khúc mừng Con Thánh của Mẹ sắp xuất hiện,, bỗng nhiên Mẹ cảm thấy một cảm giác rất lạ tương ứng với độ đau khổ lớn lao Mẹ đã chịu, và một trào đổ r rệt hơn những tâm tình và ánh sáng báo trước cuộc thị kiến rất hạnh phúc. Sau những chuẩn bị ấy Chúa Giêsu vào phòng Mẹ với cả đoàn tuỳ tùng vinh hiển. Mẹ phủ phục xuống thờ lạy rất thẳm sâu. Chúa Giêsu nâng Mẹ dậy và ban tặng Mẹ một ân huệ, một ân huệ có thể Mẹ không sao tiếp nhận mà không ngất lịm, nếu các thiên thần và chính Chúa không tăng sức cho Mẹ. Aân huệ bất ngờ ấy là Thân Xác vinh hiển của Chúa Giêsu thấu nhập vào thân xác rất trinh sáng trong ngời của Mẹ làm cho trở nên hoàn toàn thấu suốt, như một trái cầu pha-lê chứa đựng toàn thể mặt trời. Aân huệ rất phi thường này nâng Mẹ lên chiêm niệm những mầu nhiệm tuyệt vời cao cả. Khi lên tới đỉnh cao chót vót ấy, Mẹ nghe thấy một tiếng nói với Mẹ: “Lên cao đi, lên cao nữa” Và ngay lúc đó, Mẹ được tham hưởng một thị kiến thấu thị đẹp đẽ hơn hết tất cả những thị kiến Mẹ được từ trước đến bây giờ trong suốt nhiều giờ, Mẹ được hoan hưởng Thiên Chúa với Con Ngài, thông phần vào vinh quan của Chúa cũng như từ trước đã thông phần vào đau khổ Ngài chịu. Rồi từ thị kiến đó, Mẹ đi xuống từng bậc như đã được nâng lên. Mẹ đàm đạo rất ngọt ngào với Con dấu yêu của Mẹ, lĩnh nhận tất cả những ơn có thể phù hợp được với một thụ tạo.

Sau khi đã lãnh nhận những hồng ân đó, Mẹ Maria truyện trò với các Thánh đi theo Chúa Giêsu. Mẹ nhận ra tất cả các vị và nói với từng vị theo cấp bậc các vị, vừa chúc mừng các vị vì đã thoát khỏi u ngục, vừa ca tụng Thiên Chúa vi ơn này. Mẹ hàn huyên đặc biệt với thánh cả Giuse, thánh Gioan Kim, thánh nữ Anna, thánh Gioan Thuỷ Tẩy và Adong Evà. Các vị ấy đều phủ phục dưới chân Mẹ, dâng niềm kính tôn Mẹ với tư cách là Mẹ Chúa Cứu Thế, là Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Tuân hợp với ý định của Đấng Khôn Ngoan, các vị muốn tôn kính Mẹ cách đặc biệt tôn sùng. Nhưng chính Mẹ cũng xấp mình xuống tôn kính các vị vì sự thánh thiện của các Ngài. Sau cuộc tiếp xúc đó, Mẹ kính mời các vị, cũng như các thiên thần ca lên những khúc hát mới tôn vinh Chúa Giêsu, Đấng Chiến Thắng tội lỗi, sự chết vào hoả ngục.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ