GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 9/4/2007

BÁT NHẬT PHỤC SINH

 

?  “‘Lạy Chúa tôi và lạy Thiên Chúa của tôi!’ Cả chúng ta nữa cũng lập lại lời tuyên xưng đức tin này của tông đồ Tôma. Tôi đã chọn những lời này cho lời chào mừng Phục Sinh của tôi năm nay 

?  Các Nhà Luân Lý Sinh Học Công Giáo ca ngợi thân bào từ tủy xương chữa trị bệnh tim hợp với luân lý

? ĐHY Mahony, TGM TGP Los Angeles, chỉ trích dự luật trợ tử ở Tiểu Bang California

 

 

?  “‘Lạy Chúa tôi và lạy Thiên Chúa của tôi!’ Cả chúng ta nữa cũng lập lại lời tuyên xưng đức tin này của tông đồ Tôma. Tôi đã chọn những lời này cho lời chào mừng Phục Sinh của tôi năm nay

 

ĐTC Biển Đức XVI: Sứ Điệp Chúa Nhật Phục Sinh 8/4/2007   

 

Anh Chị Em thân mến trên khắp thế giới,

Những con người nam nữ thiện tâm!

 

Chúa Kitô đã sống lại! Bình an  cho anh chị em! Hôm nay chúng ta cử hành một mầu nhiệm cao cả, nền tảng của đức tin và niềm hy vọng Kitô Giáo, đó là Đức Giêsu Thành Nazarét, Đấng Tử Giá, đã sống lại từ trong kẻ chết vào ngày thứ ba theo lời Thánh Kinh. Hôm nay chúng ta cảm thấy lại xúc động lắng nghe lời loan báo của các vị thiên thần vào rạng đông của ngày thứ nhất sau Ngày Hưu Lễ với Maria Maiđệliên cũng như với những phụ nữ tại ngôi mộ rằng: ‘Tại sao các bà lại tìm kiếm nơi kẻ chết người còn sống chứ? Người không còn đây, Người đã sống lại rồi!’ (Lk 24:5-6).

 

Không khó khăn cho lắm khi mường tượng ra những cảm giác của những người phụ nữ này vào lúc ấy: những cảm giác buồn thảm trước cái chết của Chúa, những cảm giác không thể nào tin nổi và bàng hoàng trước một sự kiện có thật cũng đầy kinh hồn nữa. Thế nhưng ngôi mộ đã mở toang và trống không: thân thể không còn ở đó nữa. Phêrô và Gioan, được những người đàn bà này báo tin, đã chạy ra mộ và thấy các bà nói đúng. Đức tin của các vị Tông Đồ nơi Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai được trông chờ, đã phải trải qua một cuộc thử thách trầm trọng trước cái ô nhục của thập giá. Các vị đã tản mát khi Người bị bắt giam, bị kết án và tử nạn. Giờ đây các vị qui tụ lại một lần nữa, hoang mang bối rối. Thế nhưng, chính Đấng Phục Sinh xuất hiện để đáp lại nỗi khát khao cho một niềm tin mạnh mẽ hơn. Cuộc gặp gỡ ấy không phải là một giấc mơ hay một ảo tưởng hoặt một thứ tưởng tượng chủ quan; nó là một cảm nghiệm thực sự, cho dù là không ngờ, mà càng thế lại càng đặc biệt. ‘Chúa Giêsu đã đến đứng giữa các ông mà nói cùng các ông rằng: bình an cho các con!’ (Jn 20:19).

 

Trước những lời ấy, đức tin của họ, một đức tin hầu như mất tiêu nơi họ, lại được bừng lên. Các vị Tông Đồ bảo Tôma là người đã vắng mặt vào lần  gặp gỡ đầu tiên ấy rằng: Đúng thế, Chúa đã làm trọn tất cả những gì Người đã nói trước; Người thực sự đã sống lại và chúng tôi đã thấy và chạm đến Người! Tuy nhiên, Tôma vẫn nghi ngờ và cảm thấy hoang mang. Khi Chúa Giêsu hiện đến lần thứ hai, 8 ngày sau ở Căn Thượng Lầu, Người đã nói cùng ông rằng: ‘Hãy xỏ ngón tay con vào tay của Thày, và hãy thọc bàn tay vào cạnh sườn Thày, đừng cứng lòng, nhưng hãy tin!’ Lời đáp ứng của vị tông đồ này là một lời tuyên xưng đức tin  đầy cảm kích: ‘Lạy Chúa tôi và lạy Thiên Chúa của tôi!’ (Jn 20:27-28).

 

‘Lạy Chúa tôi và lạy Thiên Chúa của tôi!’ Cả chúng ta nữa cũng lập lại lời tuyên xưng đức tin này của tông đồ Tôma. Tôi đã chọn những lời này cho lời chào mừng Phục Sinh của tôi năm nay, vì ngày nay nhân loại trông đợi nơi Kitô hữu một chứng từ mới mẻ về cuộc phục sinh của Chúa Kitô; cần phải gặp gỡ Người và nhận biết Người là Thiên Chúa thật và là người thật. Nếu chúng ta có thể nhận thấy nơi vị Tông Đồ này những mối ngờ vực và bất định của rất nhiều Kitô hữu ngày nay, những nỗi sợ hãi và những niềm thất vọng nơi những người đương thời của chúng ta, thì với ngài chúng ta cũng có thể tái khám phá niềm tin tưởng vào Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, bằng một niềm xác tín mới. Đức tin này, được truyền lại qua các thế kỷ bởi các vị thừa kế các Tông Đồ, tiếp tục thể hiện vì Chúa Kitô không còn chết nữa. Người đang sống trong Giáo Hội và mạnh mẽ hướng dẫn Giáo Hội hướng tới tầm vóc viên trọn của dự án cứu độ muôn đời.

 

Tất cả chúng ta đều bị thử thách bởi niềm bất tín như tông đồ Tôma. Đau khổ, sự dữ, bất công, sự chết, nhất là khi xẩy ra cho thành phần vô tội, như trẻ em nạn nhân của chiến tranh và khủng bố, của bệnh tật và đói khổ, chẳng phải là tất cả những gì thử thách đức tin của chúng ta hay sao? Ngược đời thay,  niềm bất tín của tông đồ Tôma lại là những gì đáng giá nhất cho chúng ta trong những trường hợp ấy, vì nó giúp thanh tẩy tất cả những quan niệm sai lầm về Thiên Chúa và dẫn chúng ta tới chỗ khám phá ra chân dung của Ngài: chân dung của một Vị Thiên Chúa, Đấng, trong Đức Kitô, đã mang trên mình các thương tích của nhân loại bị thương. Tông đồ Tôma đã lãnh nhận từ Chúa, và chính ngài đã truyền đạt cho Giáo Hội, tặng ân của một đức tin bị thử thách bởi cuộc khổ nạn  và tử nạn của Chúa Giêsu, và được củng cố bởi cuộc hội ngộ với Người. Đức tin của ngài hầu như đã chết song đã tái sinh nhờ việc ngài chạm tới các vết tích của Chúa Kitô, những vết thương mà Đấng Phục Sinh không giấu diếm song tỏ ra, và tiếp tục tỏ ra cho chúng ta trong các cơn gian nan thử thách và khổ đau của hết mọi người.

 

‘Nhờ thương tích của Người mà anh em được chữa lành’ (1Pt 2:24). Đó là sứ điệp được Thánh Phêrô ngỏ cùng thành phần tân tòng ban đầu. Những thương tích ấy, những thương tích ban đầu đã là chứơng ngại vật cho niềm tin của tông đồ Tôma, là dấu hiệu hiển nhiên thua bại của Chúa Giêsu, thì cũng những thương tích này đã trở thành những dấu hiệu của một tình yêu vinh thắng nơi cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh. Những thương tích Chúa Kitô đã chịu vì yêu thương chúng ta giúp chúng ta hiểu được Thiên Chúa là ai và lập lại rằng: ‘Lạy Chúa tôi và lạy Thiên Chúa của tôi!’ Chỉ có duy một mình Thiên Chúa là Đấng yêu thương chúng ta đến nỗi hứng chịu các thương tích và đớn đau của chúng ta, nhất là khổ đau vô tội, mới đáng chúng ta tin tưởng mà thôi.

 

Biết bao nhiêu là thương tích, bao nhiêu là khổ đau đang xẩy ra trên thế giới này! Không thiếu những tai ương thiên nhiên và những thảm cảnh nhân loại gây ra cho vô số nạn nhân và hủy hoại vật chất vô vàn. Tôi đang nghĩ đến các biến cố mới đây tại Madagascar, thuộc Hải Đảo Solomon, ở Mỹ Châu Latinh, cũng như ở các miền khác trên thế giới. Tôi đang nghĩ đến nạn đói khát, các thứ bệnh tật bất trị, đến nạn khủng bố và bắt cóc con người, đến hằng ngàn hình thức bạo động được một số người cố gắng biện minh nhân danh tôn giáo, về việc khinh khi sự sống, về việc vi phạm đến nhân quyền và về việc khai thác con người ta. Tôi e ngại nghĩ đến các điều kiện đang chi phối ở một số miền Phi Châu. Ở Darfur cũng như ở các xứ sở lân bang đang xẩy ra một tình trạng nhân đạo thảm khốc nếu không muốn nói là coi thường. Ở Kinshasa t huộc Cộng Hòa Dân Chủ Congo, vấn đề bạo động và hôi của trong những tuần qua gây ra âu lo cho tương lai của tiến trình dân chủ hóa người Congo và tái thiết xứ sở này. Ở Somalia, cuộc chiến tái diễn hủy hoại viễn tượng hòa bình và làm tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng trong vùng, nhất là về việc phân tán dân chúng và việc buôn bán các thứ vũ khí. Zimbabwe đang bị khốn đốn với một cuộc khủng hoảng trầm kha nên các vị giám mục của xứ sở này, trong một văn kiện mới đây, đã xin  cầu nguyện và cùng dấn thân cho công ích như là đường lối duy nhất để tiến lên.

 

Cũng thế, nhân dân ở Đông Timor cần hòa giải và an bình khi nước này sửa soạn thực hiện các cuộc tuyển cử. Cả các nơi khác nữa, hòa bình hết sức cần thiết như ở Sri Lanka thì chỉ cần giải quyết thương thảo là có thể chấm dứt cuộc xung khắc đã gây ra đổ máu rất nhiều; A Phú Hãn được đánh dấu bẳng tình trạng gia tăng hỗn độn và bất ổn; ở Trung Đông, ngoài một số dấu hiệu hy vọng trong cuộc đối thoại giữa Do Thái và thẩm quyền Palestine, không có gì là tích cực ở Iraq cả, một quốc gia bị tan nát bởi cuộc tàn sát liên tục trong lúc thành phần dân sự tháo chạy. Ở Libăng, tình trạng tê liệt của các cơ cấu chính trị nơi quốc gia này đang đe dọa tới vai trò mà quốc gia ấy được kêu gọi để đóng tại Trung Đông và đưa tương lai của nó đến  một nguy cơ trầm trọng. Sau hết, tôi không thể quên được những khốn khó hằng ngày gây ra cho các cộng đồng Kitô hữu và cuộc xuất hành của các Kitô hữu khỏi Mảnh Đất phúc lành là cái nôi đức tin của chúng ta. Tôi thiết tha lập lại với những thành phần dân chúng này niềm bày tỏ gắn bó thiêng liêng của tôi.

 

Anh Chị Em thân mến, qua các vết thương của Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta có thể thấy các thứ sự dữ đang hành hạ nhân loại bằng con mắt hy vọng. Thật vậy, bằng việc phục sinh của  mình, Chúa Kitô đã không cất đi khổ đau và sự dữ khỏi thế giới này, mà là khống chế chúng tận gốc của chúng với dồi dào ân sủng của Người. Người đã đương đầu với cái ngạo mạn của sự dữ bằng uy quyền của tình Người yêu thương. Người đã để lại cho chúng ta một tình yêu không sợ tử thần, như đường lối dẫn đến hòa bình và niềm vui. ‘Như Thày đã yêu thương các con thế nào – Người đã nói với các môn đệ của mình trước khi chết – thì các con cũng hãy yêu thương nhau như thế’ (x Jn 13:34).

 

Những anh chị em trong niềm tin, những người đang nghe tôi ở khắp nơi trên thế giới! Chúa Kitô đã sống lại và Người đang sống giữa chúng ta. Người chính là niềm hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn. Với tông đồ Tôma chúng ta hãy thưa rằng: ‘Lạy Chúa tôi, lạy Chúa Trời tôi, chớ gì chúng ta nghe nó một lần nữa trong tâm can của chúng ta những lời tuyệt vời song đòi hỏi của Chúa là: ‘Nếu ai phụng sự Tôi thì hãy theo Tôi; Tôi ở đâu thì tôi tớ Tôi cũng ở đó; ai phụng sự Tôi thì Cha sẽ tôn vinh họ’ (Jn 12:26). Hiệp nhất với Người và sẵn sàng hiến đời mình cho anh chị em của chúng ta (x 1Jn 3:16), chúng ta hãy trở nên những tông đồ của hòa bình, những sứ giả của một niềm vui không sở đớn đau – niềm vui của Phục Sinh. Chớ gì Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Kitô Phục Sinh, xin cho chúng ta được tặng ân Phục Sinh này. Chúc mừng Phục Sinh cho tất cả mọi anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/urbi/documents/hf_ben-xvi_mes_20070408_urbi-easter_en.html

 

 

TOP

 

 

?  Các Nhà Luân Lý Sinh Học Công Giáo ca ngợi thân bào từ tủy xương chữa trị bệnh tim hợp với luân lý

 

Những cuộc nghiên cứu ở một nhà thương ở vùng Luân Đôn đã được thực hiện dưới sự lãnh đạo của ông Magdi Yacoub. Kết qiả là cái mô mới có thể được sử dụng thay cho những cái van (valve) nhân tạo đang được dùng để chữa trị bệnh tim.

 

Trong một bản văn được phổ biến bởi Tiểu Ban Luân Lý Sinh Học Liên Hợp Các Vị Giám Mục Hiệp Vương Quốc và Irish, một tiểu ban đặc vụ đại diện cho hai hội đồng giám mục này, cha Paul Murray, thư ký của tiểu ban này đã phát biểu như sau:

 

“Ông Magdi và nhóm của ông đã làm phát sinh ra một thứ mô tim từ các thân bào được lấy từ tủy xương. Kỹ thuật này có tính cách đạo lý vì các thân bào được lấy từ tủy xương của bệnh nhân hơn là từ phôi thai bào trong những ngày đầu tiên của sự sống’.

 

Đài BBC đã tường trình vào hôm Thứ Hai 2/4/2007 về một trong những lợi ích về ý khoa của việc chữa trị mới này như sau: “Theo lý thuyết thì nếu cái van (valve) được tăng trưởng từ những tế bào riêng của bệnh nhân thì không cần phải sử dụng thuốc để ngăn chặn thân thể hủy bỏ nó đi”.

 

Cha Murray đã chủ trương rằng: “Việc phát triển này chứng minh chủ trương liên tục của Giáo Hội, của các nhà đạo đức Công Giáo và của các chuyên gia khác trong lãnh vực này, thành phần bao giờ cũng chủ trương rằng khả năng lớn nhất cho những cuộc chữa trị thực sự là ở thân bào già hơn là thân bào từ phôi thai bào.

 

“Giờ đây chúng ta đã có những kết quả cụ thể nơi việc sử dụng các thân bào già và thời khoảng cho việc thực tiễn sử dụng chúng để phục hồi sức khỏe, chúng ta hãy dứt khoát loại trừ việc nghiên cứu vô dụng và hủy hoại các thân bào phôi thai vẫn còn xa vời với vấn đề phấn khởi này”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/4/2007

 

 

TOP

 

 

? ĐHY Mahony, TGM TGP Los Angeles, chỉ trích dự luật trợ tử ở Tiểu Bang California

 

Trong một bài giảng nhân ngày kỷ niệm 2 năm băng hà của ĐGH GPII 2/4/2007 tại Vương Cung Thánh Đường Đức  Bà Các Thiên Thần, khi nhận định rằng vị Giáo Hoàng này đã sống cho tới cùng đời một cách xứng đáng và đã chết đi “sau nhiều đau thương”, đã lên tiếng chỉ trích dự luật trợ tử của tiểu bang California là việc tấn công sự sống con người, và ngài đã mạnh dạn chỉ tên con người phát động dự luật này, một nhân vật thuộc TGP LA của ngài, đó là dân biểu hạ viện Fabian Núnez thuộc đảng Dân  Chủ.

 

“Chúng tôi lấy làm lo ngại là ông Fabian Núnez – người vẫn thờ phượng ở ngôi vương cung thánh đường này, một người Công Giáo – dường như không hiểu và thấu triệt được nền văn hóa sự sống, nên đã lao mình vào chiều hướng khác ấy, chiều hướng của nền văn hóa sự chết”.

 

Đây là lần thứ tư các nhà lập pháp của tiểu bang này cố gắng thông qua dự luật trợ tử. Dự luật này được gọi là Đạo Luật Chọn Lựa Cảm Thương của California, dựa theo một đạo luật đã được tiểu bang Oregon thông qua 9 n ăm trước đây, và là đạo luật sẽ làm cho tiểu bang California thành tiểu bang thứ hai có luật trợ tử.

 

Vị Hồng Y giảng tiếp: “nếu Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang đứng ở đây lúc này đây thì ngài sẽ nói rằng: ‘chúng ta không được đi theo con đường ấy’”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/4/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ