GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 7/5/2007

PHỤC SINH TUẦN 5

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Chúa Nhật V Mùa Phục Sinh 6/5/2007 về Tháng Hoa Đức Mẹ và Chuyến Tông Du Ba Tây sắp tới

?  Nội Dung Tổng Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh ở Ba Tây và Mục Tiêu Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về "Vị Thiên Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô": "Vị Thiên Chúa thực sự thần linh này là vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra như logos – lời, và như logos – lời, ngài đã tác hành và tiếp tục tác hành một cách yêu thương đối với chúng ta"

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Chúa Nhật V Mùa Phục Sinh 6/5/2007 về Tháng Hoa Đức Mẹ và Chuyến Tông Du Ba Tây sắp tới

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Thánh Năm được bắt đầu mấy ngày trước đây. Đối với nhiều cộng đồng Kitô hữu thì đây là một tháng Thánh Mẫu tuyệt nhất. Bởi thế, theo giòng lịch sử, nó đã trở nên một trong những việc tôn sùng ưu ái nhất của dân chúng, và đã được các vị chủ chăn trân quí như là một cơ hội thuận lợi để giảng dạy, giáo lý và cầu nguyện cộng đồng.

 

Sau Công Đồng Chung Vaticanô II, một công đồng nhấn mạn h đến vai trò của Mẹ Maria rất thánh trong Giáo Hội cũng như trong lịch sử cứu độ, việc tôn sùng Thánh Mẫu đã trải qua một cuộc canh tân sâu xa. Và tháng Năm, trùng hợp một phần tối thiểu nào đó với Mùa Phục Sinh, là thời điểm rất thuận lợi để chứng tỏ cho thấy hình ảnh của Mẹ Maria như là Người Mẹ hỗ trợ cộng đồng các môn đệ trong việc liên kết nguyện cầu để trông đợi Chúa Thánh Thần (x Acts 1:12-14).

 

Bởi thế, tháng này có thể trở thành một cơ hội để trở về với niềm tin của Giáo Hội sơ khai, và hiệp với Mẹ Maria, để hiểu được rằng sứ vụ của chúng ta, cho dù vào ngày hôm nay đây, đó là loan báo và can đảm hân hoan làm chứng cho Chúa Kitô tử giá và phục sinh, niềm hy vọng của nhân loại.

 

Tôi xin ký thác cho vị Thánh Trinh Nữ, Mẹ của Giáo Hội, chuyến tông du của tôi ở Ba Tây vào thời khoảng 9-14/5. Như các v ị tiền nhiệm khả kính của tôi là Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II đã thực hiện, tôi sẽ chủ tọa buổi khai mạc Tổng Nghị Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La-Tinh và Caribbean.

 

Cuộc tổng nghị lần thứ năm này sẽ được bắt đầu vào Chúa Nhật tuần tới ở đại đền thờ quốc gia Đức Mẹ Aparecida, trong thành phố mang cùng danh xưng. Tuy nhiên, trước cuộc khai mạc này, tôi sẽ đến thủ đô São Paulo là nơi tôi sẽ gặp gỡ giới trẻ và các vị giám mục Ba Tây, và hân hoan ghi vào danh sách các thánh nhân chân phước Frei Antonio thành Sant’Anna Galvão.

 

Đây là chuyến tông du đầu tiên của tôi tới Mỹ Châu Latinh và tôi đang sửa soạn về phần thiêng liêng để viếng thăm châu lục chiếm gần nửa dân số Công Giáo trên toàn thế giới này, mà nhiều người trong họ là giới trẻ, đang sống. Chính vì lý do này mà Mỹ Châu La Tinh đã được tặng cho danh xưng là “châu lục của niềm hy vọng”: Nó là một niềm hy vọng chẳng những đối với Giáo Hội mà còn với toàn thể Châu Mỹ và tất cả thế giới nữa.

 

Anh chị em thân mến, tôi kêu gọi anh chị em hãy cầu cùng Mẹ Maria rất thánh cho chuyến tông du này, đặc biệt là Tổng Nghị thứ năm của Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, nhờ đó tất cả mọi Kitô hữu ở miền đất này có thể coi mình là thành phần môn đệ và thừa sai của Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Các thứ thách đố của lúc này đây thì nhiều và muôn vàn: Đó là lý do tại sao Kitô hữu cần phải trở nên một thứ ‘men’ của sự thiện và ‘ánh sáng’ của thánh đức trong thế giới của chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/5/2007

 

 TOP

 

 

? Nội Dung Tổng Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh ở Ba Tây và Mục Tiêu Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

ĐTGM ở Aparecida là nơi sẽ diễn ra Tổng Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh lần 5 từ 13-31/5/2007 đã cho mạng điện toán toàn cầu Zenit biết rằng “Đức Thánh Cha đến để củng cố mối hiệp thông giữa các vị giám mục và Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Cũng để củng cố mối hiệp thông giữa chư hội đồng giám mục chúng tôi với Giáo Hội hoàn vũ”.

 

ĐTC sẽ khai mạc tổng nghị lần năm này vào Chúa Nhật 13/5. Cũng theo vị TGM mang danh Damasceno này thì ngài đến để củng cố niềm tin của tín hữu vào Chúa Kitô.

 

“Hiệu quả của sứ vụ và hoạt động của Giáo Hội là những gì tùy thuộc vào mối hiệo thông của chính Giáo Hội – một mối hiệp thông được Thánh Linh tác động theo chiều hướng đa dạng của các tặng ân và đoàn sủng do Ngài phân phối trong Giáo Hội của Ngài”.

 

Tổng nghị lần năm kéo dài trên nửa tháng của chư hội đồng giám mục Mỹ Châu Latinh này sẽ nhấn mạnh tới 3 đề tài, đó là vấn đề vai trò môn đệ, sứ vụ và sự sống.

 

Về đề tài sự sống, vị TGM 70 tuổi này cho biết: “Khi chúng tôi nói về sự sống là chúng tôi chẳng những nói về sự sống thiêng liêng, sự sống siêu nhiên về ân sủng trong mối hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, chúng tôi còn nói về sự sống theo nghĩa tự nhiên nữa, sự sống nhân loại”.

 

“Sự sống này, một sự sống là tặng ân Thiên Chúa ban, cần phải được đón nhận, tôn trọng và bênh vực từ khởi đầu cho tới khi tự nhiên qua đi”.

 

Theo vị TGM này thì một sự sống xứng với nhân phẩm “cần phải có hết mọi sự mà một con người có quyền được hưởng cho một đời sống xứng đáng, như vấn đề giáo dục, công ăn việc làm, sức khỏe, nhà ở và lợi tức chính đáng”.

 

Vị TGM cho biết là tổng nghị lần này sẽ phác họa ra công việc mục vụ và truyền bá phúc âm hóa cần phải thực hiện vào những năm tới đây.

 

“Tất cả mọi hội đồng giám mục, sau cuộc tổng nghị này, sẽ cố gắng áp dụng những gì họ học được đối với những điều chỉ dẫn cho vấn đề truyền bá phúc âm hóa. Thành quả của cuộc tổng nghị này có một ảnh hưởng mãnh liệt nơi đời sống cụ thể của Giáo Hội ở châu lục chúng tôi”.

 

“Chúng tôi qui tụ lại với nhau với tư cách là các vị giám mục Mỹ Châu Latin h vì chúng tôi có cùng những vấn đề trục trặc và thách đố giống nhau. Và đó là lý do tại sao có cùng những giải đáp vậy.

 

“Chúng tôi cần phải chú ý tới và cởi mở trước ý muốn của Thiên Chúa, trước những gì Ngài muốn nói qua Giáo Hội của Ngài được qui tụ lại ở Aparecida.

 

“Giáo Hội muốn chú tâm tới những gì Thiên Chúa muốn nói với Mỹ Châu Latinh hôm nay đây và đáp ứng những thách đố trước mắt chúng ta”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/5/2007

 

TOP

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về "Vị Thiên Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô"

 

"Vị Thiên Chúa thực sự thần linh này là vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra như logos – lời, và như logos – lời, ngài đã tác hành và tiếp tục tác hành một cách yêu thương đối với chúng ta".

 

Bài diễn văn ngày Thứ Ba 12/9/2006 tại Đại Học Regensburg về niềm tin, lý trí, và đại học đường

 

Đối với vấn đề hiểu biết Thiên Chúa, và nhờ đó liên hệ tới vấn đề cụ thể sống đạo, chúng ta đối diện với một vấn đề nan giải bất khả tránh. Phải chăng ý nghĩ cho rằng tác hành một cách vô lý thì trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa chỉ là một ý nghĩ của người Hy Lạp, hay nó tự bản chất bao giờ cũng đúng? Tôi tin rằng ở đây chúng ta có thể thấy được tính cách hòa hợp sâu xa giữa những gì là Hy Lạp theo đúng nghĩa nhất của ngôn từ, với kiến thức thánh kinh về niềm tin kính Thiên Chúa. Điều chỉnh lại câu đầu tiên của Sách Khởi Nguyên, câu đầu tiên của toàn bộ Thánh Kinh, Thánh Gioan đã mở đầu cuốn Phúc Âm của mình bằng những chữ: “Từ ban đầu đã có 8`(@H”. Đó chính là những lời được vị hoàng đề này sử dụng: Thiên Chúa hành động, F×< 8`(T, với logos. Logos vừa có nghĩa là lý trí vừa có nghĩa là lời – một lý trí sáng tạo và có khả năng tự truyền đạt, chính vì nó là lý trí. Vậy Thánh Gioan đã nói đến lời tối chung về quan niệm Thiên Chúa theo thánh kinh, và nơi lời này, tất cả những gì thường là khó khăn cực nhọc và những gì là quanh co uẩn khúc của niềm tin theo thánh kinh đều được đạt tới tột đỉnh của mình và sự tổng hợp của mình. Từ ban đầu đã có logoslogos này là Thiên Chúa, vị Thánh Ký viết. Cuộc hội ngộ giữa sứ điệp Thánh Kinh đây với tư tưởng Hy Lạp không xẩy ra một cách ngẫu nhiên tình cờ đâu. Thị kiến của Thánh Phaolô, vị đã thấy những con đường dẫn tới Á Châu bị ngăn chặn và trong một giấc mơ ngài đã thấy một người đàn ông Macedonia van xin ngài rằng: ‘Xin hãy đến với Macedonia để giúp đỡ chúng tôi!’ (x Tông Vụ 16:6-10) – thị kiến này có thể được hiểu như là một thứ ‘chưng cất’ liên quan tới nhu cầu nội tại của một thứ tái kết hữu nghị giữa niềm tin theo Thánh Kinh và việc tra vấn của người Hy Lạp.

 

Thật ra thì việc tái kết hữu nghị này đã từng tiếp diễn mấy lần. Danh xưng mầu nhiệm của Thiên Chúa này, được mạc khải từ bụi cây bừng cháy, một danh xưng tách biệt vị Thiên Chúa này ra khỏi tất cả mọi thứ thần linh khác mang nhiều tên gọi của họ, và là một danh xưng chỉ tuyên bố rằng ‘Ta là’, đã trở thành một thách đố đối với quan niệm về thần thoại hoang đường, một danh xưng mà triết gia Socrate đã có những suy loại khít khao để làm tan biến đi cũng như để vượt lên trên những gì là thần thoại hoang đường (8). Trong Cựu Ước, tiến trình được mở màn ở bụi cây bừng cháy ấy đã tiến đến chỗ phát triển mới mẻ hơn nữa vào thời kỳ Lưu Đầy, khi vị Thiên Chúa của dân Yến Duyên, một dân Yến Duyên bấy giờ bị mất đi mảnh đất của mình cùng với việc phụng thờ của mình, đã tuyên bố mình như là vị Thiên Chúa của trời đất, và diễn tả bằng một công thức giản dị âm vang những lời đã được Ngài thốt ra ở bụi cây bừng cháy: ‘Ta là’. Kiến thức mới mẻ này về Thiên Chúa được kèm theo một thứ minh thức, thứ minh thức tỏ ra khắc nghiệt khi chế nhạo những vị thần linh chỉ là việc làm của loài người (x Ps 115). Bởi thế, mặc dù xẩy ra tình trạng xung khắc gay go với thành phần cai trị theo nền văn hóa Hy Lạp muốn tìm cách bắt buộc đức tin thánh kinh thích ứng với những thứ tục lệ và việc sùng bái ngẫu tượng của người Hy Lạp, niềm tin thánh kinh, trong giai đoạn văn hóa Hy Lạp, cũng đã hội ngộ với tư tưởng hay nhất của Hy Lạp một cách sâu đậm, kết quả bởi một cuộc phong phú hóa lẫn nhau, rõ ràng được thấy một cách đặc biệt nơi thứ văn chương khôn ngoan sau này. Ngày nay, chúng ta biết rằng bản dịch Cựu Ước theo tiếng Hy Lạp đã được thực hiện ở Alexandria – tức Bản 70 – còn hơn là một bản dịch từ bản văn theo tiếng Do Thái (mà bởi thế thực sự là một bản dịch không thỏa đáng cho lắm): nó là một chứng từ nguyên văn có tính cách độc lập, và là một bước tiến khác biệt và quan trọng trong lịch sử mạc khải, một bước tiến đưa đến cuộc hội ngộ quan trọng cho việc khai sinh và phát triển Kitô Giáo này (9). Một cuộc hội ngộ về đức tin và lý trí đang xẩy ra ở đấy, một cuộc hội ngộ giữa minh thức đích thực và tôn giáo. Từ chính tâm điểm của đức tin Kitô Giáo, cũng như từ tâm điểm của tư tưởng Hy Lạp, giờ đây liên kết lại thành niềm tin, hoàng đế Manuel II đã có thể nói rằng: Việc không tác hành ‘với logos’ là việc làm phản lại với bản tính của Thiên Chúa.

 

Người ta cần phải nhận định một cách hết sức thành thật rằng vào cuối Thời Trung Cổ, chúng ta thấy có những chiều hướng nơi thần học làm tách biệt cái tổng hợp giữa tinh thần Hy Lạp và tinh thần Kitô Giáo này. Ngược lại với cái được gọi là duy lý trí của Âu Cơ Tinh và Tôma, xuất hiện nơi Duns Scotus một chủ nghĩa duy ý chí là chủ nghĩa, qua những diễn tiến sau này, dẫn đến chỗ cho rằng chúng ta chỉ có thể biết voluntas ordinate (ý muốn bình thường) của Thiên Chúa mà thôi. Ngoài ý muốn bình thường này là lãnh vực thuộc quyền tự do của Thiên Chúa, từ đó, Ngài có thể làm đảo lộn hết mọi sự Ngài đã làm. Điều này làm phát sinh ra những chủ trương rõ ràng là sát cận với những chủ trương của Ibn Hazn, thậm chí có thể dẫn đến hình ảnh của một vị Thiên Chúa đồng bóng, một vị Thiên Chúa thậm chí không liên hệ gì tới sự thật và sự thiện. Siêu việt tính của Thiên Chúa và cái khác biệt của Thiên Chúa là những gì được đề cao đến nỗi, lý trí của chúng ta, giác quan của chúng ta về sự thật và sự thiện, không còn là những gì thực sự phản ảnh Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa mà những năng thể sâu xa nhất của Ngài vĩnh viễn trở thành những gì bất khả đạt và được dấu kín đằng sau những quyết định thực sự của Ngài. Ngược lại với chủ trương này, đức tin của Giáo Hội bao giờ cũng nhấn mạnh rằng giữa Thiên Chúa và chúng ta, giữa Thần Linh Sáng Tạo hằng hữu của Ngài và lý trí thụ tạo của chúng ta có một cái gì tương tự thật sự, như Công Đồng Chung Latêranô IV năm 1215 đã nói, một sự tương tự với cái không giống vĩnh viễn là nhiều hơn là cái giống, tuy nhiên không tới độ hủy loại đi cái tương tự cùng với ngôn từ của nó. Thiên Chúa không trở thành thần linh hơn khi chúng ta đẩy Ngài ra khỏi chúng ta theo chiều hướng duy ý chí hoàn toàn bất khả thấu; trái lại, vị Thiên Chúa thực sự thần linh này là vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra như logos – lời, và như logos – lời, ngài đã tác hành và tiếp tục tác hành một cách yêu thương đối với chúng ta. Tình yêu, như Thánh Phaolô viết, thực sự là những gì ‘vượt trên’ kiến thức và vì thế có thể cảm nhận hơn là duy tưởng (x Eph 3:19); tuy nhiên, nó vẫn là tình yêu của vị Thiên Chúa là Logos – Lời. Bởi thế, việc tôn thờ của Kitô Giáo, cũng Thánh Phaolô nói, là "8@(46¬ 8"JD,\"", việc tôn thờ hợp với Lời hằng hữu và với lý trí của chúng ta (x Rm 12:1) (10).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ