CUỐN PHIM NGÔI MỘ BỊ THẤT LẠC CỦA CHÚA GIÊSU
Nhận định của Học Viện Thánh Kinh Phanxicô ở Giêrusalem về cuốn phim tài liệu “Ngôi Mộ Bị Thất Lạc của Đức Giêsu”
Cuốn phim tài liệu “Ngôi Mộ Bị Thất Lạc của Đức Giêsu” của James Cameron, được thực hiện với sự hợp tác của Simcha Jabobovici, theo nhận định của Học Viện Thánh Kinh Phanxicô ở Giêrusalem - The Studium Biblicum Franciscanum of Jerusalem, thì cái khám phá về ngôi mộ của Chúa Giêsu này là một hiện tượng ‘giữa khoa khảo cổ tạo tĩnh, với vấn đề quảng cáo và buôn bán’.
Cuốn phim tài liệu này lần đầu tiên được trình chiếu trên Discovery Channel vào Chúa Nhật 4/3/2007. Cuốn phim này chủ trương rằng địa điểm chôn táng của Chúa Giêsu đã được tìm thấy và cho rằng Người đã lập gia đình với Thánh Nữ Maria Mai Đệ Liên và có một đứa con trai.
Học Viện Thánh Kinh Phanxicô ở Giêrusalem còn thêm: “Chúng tôi háo hứng đợi chờ, không biết đến bao giờ, để thấy cuộc bán buôn những thứ hài tích ‘hết sức quí báu’ này diễn ra ở một ngôi nhà bán đấu giá nào đó ai biết được”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/2/2007
Nhận định của Tổng Giám Mục thần học gia Bruno Forte về cuốn phim tài liệu “Ngôi Mộ Bị Thất Lạc của Đức Giêsu”
Theo nhận định của Tổng Giám Mục thần học gia Bruno Forte ở Chiete-Vasto, một phần tử trong Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, thì việc cho rằng khám phá thấy ngôi mộ của Chúa Giêsu thực sự là một nỗ lực muốn đặt vấn đề về biến cố phục sinh của Chúa Kitô.
Vị TGM này, vị cũng kiêm cả vai trò chủ tịch Ủy Ban Đặc Trách Tín Lý của Đức Tin thuộc Hội Đồng Giám Mục Ý quốc, đã nói rằng: “Thật vậy, có những ngôi mộ cổ đã được nói tới, một số thuộc thế kỷ thứ nhất, được khám phá thấy ở quanh vùng Talpiot, vào đầu thập niên 1980, trên những ngôi mộ này có khắc một số tên, như tên Jesus, Mary, Joseph, Matthew. Đó là những dữ kiện có thật. Tuy nhiên, có nhiều ngôi mộ như thế ở khu vực Thánh Địa. Bởi vậy cũng chẳng có gì là lạ nơi tin tức cho thấy này”.
Vị TGM còn cho biết là thật là ồn ào chun g quanh việc trình chiếu cuốn phim tài liệu này, vì giới truyền thông “muốn thực hiện một món kinh doanh hốt bạc. Nếu đã có được những thành công nơi các việc làm như của ‘The Da Vinci Code’, thì đây là một nỗ lực đang thực hện để thu hoạch được một thành đạt tương tự, khi đặt lại một vấn đề thực sự hóc búa đó là phải chăng Chúa Giêsu đã thực sự sống lại. Đúng thế, giả thuyết được tung ra đó là nếu C húa Giêsu được chôn táng ở đó với gia đình của Người, thì vấn đề phục sinh sẽ chỉ là một chuyện tạo tĩnh do thành phần môn đệ của Người tung ra”.
Vị TGM này tiếp tục cho biết: “Tuy nhiên, bỏ qua một bên cái bất nhất của chứng cớ về khảo cổ học, một chứng cớ hoàn toàn bị các khảo cổ gia Do Thái nghi ngờ, thì b iến cố thực sự về cuộc phục sinh của Chúa Giêsu đã được ghi chép một cách vững chắc trong Tân Ước theo năm trình thuật về các cuộc hiện ra, 4 trình thuật Phúc Âm và 1 trình thuật của Thánh Phaolô. Tất cả các cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng trong hai thế kỷ này đã cho thấy rằng không có tính cách sử học khả luận nào nơi sự thật vững chắc của các trình thuật về những lần hiện ra này”.
ĐTGM Forte nói: “Có một khoảng trống giữa Thứ Sáu Tuần Thánh, thời điểm các vị môn đệ b ỏ rợi Chúa Giêsu, với Chúa Nhật Phục Sinh, thời điểm các vị trở thành chứng nhân của Đấng Phục Sinh, bằng một động lực và lòng can đảm thúc đấy các vị loan báo tin mừng cho đến tận cùng trái đất, cho dù có phải hiến mạng soông mình vì Người.
“Điều gì đã xẩy ra đây? Thành phần sử gia trần thế không thể nào giải thích nổi điều này. Các Phúc Âm đã cho thấy ý nghĩa của hiện tượng ấy, đó là có một cuộc đã biến đổi đời sống của các vị. Và cuộc hội ngộ ấy, một cuộc hội ngộ được trình thuật lại trong các đoạn về những lần hiện ra, được đánh dấu bằng một sự kiện thiết yếu, đó là khởi động ấy không xuất phát từ thành phần môn đệ mà là từ Đấng đang sống, như Sách Tông Vụ đã nói tới”.
Tiếp tục tư tưởng của mình, vị TGM tiếp: “Điều ấy có nghĩa là không phải có một cái gì đó xẩy ra nơi các vị môn đệ mà là một cái gì đó đã xẩy ra cho họ. Khởi đi tuư sự kiện này, theo giòng lịch sử, Chúa Kitô đã được loan báo bằng một động lực đã bao gồm cả những thiên tài về tư tưởng, chứ không phải những thụ khải viên, từ Âu Quốc Tinh tới Tôma Aquinas, cho tới Têrêsa Calcutta, chỉ cần 3 thí dụ này thôi”.
Sau hết, vị TGM đặt vấn đề: “Tại sao truyền thông lại rất hào hứng trong việc chú trọng đến Chúa Giêsu như thế?”, và đã trả lời rằn g: “Hiển nhiên là vì, tận thâm cung của bền văn hóa Tây phương, và không phải chỉ của Tây phương mà thôi, Chúa Giêsu là một cứ điểm quyết liệt và quan trọng, đến nỗi mọi sự liên quan đến Người đều ảnh hưởng tới chúng ta”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/3/2007