Phim ‘Cuộc Thương Khó Của Chúa Kytô’

 

(LM Anphong Trần Đức Phương)

 

 

            Từ trước Giáng Sinh 2003, phim ‘Cuộc Thương Khó của Chúa Kytô’ đã được báo chí và các đài truyền thanh, truyền hình cũng như các ‘Mạng Lưới Tin Học Toàn Cầu’ nói đến... Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã xem phim này vào khoảng đầu tháng 12/2003, nhưng vì tế nhị Ngài không đưa ra lời bình luận nào. Nhiều chức sắc tôn giáo (Công giáo, Tin lành...) cũng đã xem phim và cãm thấy hài lòng... Cũng có tin Đức Hồng Y Castrillon Hoyos, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sï đã xem phim này vào trước lễ Giáng Sinh 2003 và nói là Ngài cãm thấy xúc động và khuyến khích hàng giáo sï và các tu sï nên xem phim này (tại Hoa Kÿ nhiều Cha đã đi xem phim này vào khoảng cuối tháng 1/2004 để nhận xét). Cũng có tin là có những Chức sắc Do Thái giáo không hài lòng vì sợ phim này có dụng ý hoặc có thể khơi thêm phong trào bài Do Thái (Anti Semitic). Tuy nhiên, Mel-Gibson, nhà Đạo diển và Sản xuất phim nói Ông không có ý đó, vì Ông làm phim này để gây lòng ‘xúc cãm’ chứ không có ý ‘xúc phạm’ (The film is meant to inspire not to offerd).

 

            Phim được chính thức chiếu tại các rạp ở khắp Hoa Kỳ vào Thứ Tư Lễ Tro (25/02/04) và gây rất nhiều hào hứng cũng như nhiều bình luận khác nhau. Các báo chí và các đài truyền hình rầm rộ đưa tin và đăng các lời bình luận. Nói chung nhiều người nói phim làm họ rất xúc động; nhiều người khen là phim tuyệt hảo (great film, ponaful film…). Theo các đài truyền hình lớn như CNN, Fox… phim được chiếu trên 4643 màn ảnh khắp Hoa Kỳ kể từ hôm khai mạc 25/02/04 vừa qua, và luôn luôn đầy chật rạp. Hầu hết đã được đặt mua vé trước do các Cộng đòan các Nhà Thờ (Công Giáo hay Tin Lành), các dòng tu đặt mua trước. Vì thế cũng theo các đài truyền hình lớn như CNN, Fox… thì đó là cuốn phim có vé bán ra nhiều nhất từ trước đến giờ. Tất nhiên cũng là cuốn phim có vé bán ra nhiều nhất trong mấy ngày vừa qua (ngày khai mạc 25/02/04, số tiền bán vé là 23.6 triệu đôla, các ngày 26/02, 27/02/04 cũng vẫn đông người đi coi; và số tiền bán vào cuối tuần vừa qua (28/02 + 29/02/04) là 76.2 triệu. Nhiều hơn tổng số tiền của 12 cuốn phim bán chạy nhất tuần qua).

 

            Về nội dung cuốn phim thì có nhiều khán giả được phỏng vấn đã nói rất xúc động, có người đã không cầm được nước mắt. Một số khác thì nói là quá ‘bạo động, máu me nhiều quá…!’ rất nhiều người nói là có những cảnh lúc Chúa bị đánh đòn, và bị đóng đinh, đội mão gai… rất ‘khủng khiếp’ nên phải nhắm mắt lại và rùng mình…

 

            Chiều Thứ Sáu vừa qua (27/02/04) sau khi dâng thánh lễ cho cộng đòan lúc 06giờ00 tối, tôi cũng được mời đi xem phim này do một nhà thờ đã thuê bao cả xuất chiều vào lúc 08giờ00 tối. Phim kéo dài từ 08giờ00 tối đến 10giờ00 tối. Hai giờ đồng hồ đi rất nhanh. Mọi người ngồi hòan tòan yên lặng. Vì bắt đầu chiếu vào 08giờ00 tối, nên có những nhóm người sợ đói bụng, nên mang theo ‘bắp nẻ’ hoặc ‘chips’, nhưng rồi không ai để tâm đến viện ăn uống tại rạp cả… Có nhiều người mang giấy ‘kleenex’ để lau nước mắt.

 

            Sau khi xem xong, tôi thấy phim đóng rất sát những diển biến đã đượ thuật lại trong các sách Phúc Âm (Mathêu 26:36…, Mátcô 14:26…,  Luca 22:39…, Gioan 18:1…). Rất ít những cảnh ‘thêm thắt’ ‘màu mè’ ‘tình tứ’ như ở ‘Ben Hut’, ‘The Commandement’, ‘Last Temptations’, ‘The Mystery of Jesus’… Sự thương khó của Chúa được trình chiếu từ lúc Chúa (tha thiết) cầu nguyện tại Vườn Cây Dầu với cả tâm hồn vô cùng ‘sầu khổ’ vì tội lỗi nhân lọai đến nổi ‘mồ hôi máu chảy ra’, trong khi các Tông đồ quá buồn ngủ ‘không thức với Thầy được dầu chỉ 1 giờ…’. Trong khi đó Giuđa đi bán Thầy với 30 mươi đồng bạc’ và dẩn một tóan lính Do Thái mang ‘gươm giáo gậy gọc, đèn đuốc’ đến bắt Chúa ngay tại Vườn Cây Dầu… Giuđa hôn má Chúa làm dấu hiệu… Chúa trách nhẹ Giuđa: ‘Anh dùng cái hôn để nộp tôi sao?’. Các Tông đồ sợ hãi chạy trốn; chắc chỉ còn lại Gioan và Phêrô. Gioan nhìn thấy Phêrô (chỉ có Phúc Âm Gioan nó là Simon Phêrô) rút gươm chem. Đứt tai một người đầy tớ Thầy Cả Thượng phẩm, máu me đầm đìa; Chúa Giêsu nhìn anh thương hại và chữa tai cho anh liền lại; sau đó Chúa nói với Phêrô ‘hãy bỏ gươm xuống (tra gươm vào vỏ), ai dùng gươm thì sẽ chết vì gươm’. Nhóm lính tráng khi nhận ra Chúa Giêsu với vẻ uy linh, nghiêm nghị và nhìn thấy phép lạ Chúa làm, liền sợ hãi dạt ra xa (trong sách Ngắm nói là ‘chúng liền ngã ra hết’); sau đó lấy lại can đảm và xúm nhau lại trói Chúa Giêsu và dẩ đến trình Thầy Cả Thượng phẩm Caipha, ông này tra hỏi và đã có sẳn một số kẻ cáo gian cho Chúa để họ hò la lên án, xỉ nhục và đánh đập Chúa Giêsu (một thứ ‘Tòa án nhân dân’ mà Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam áp dụng trong các cuộc ‘đấu tố’ dã man hồi thập niên 50 thế kỷ 20 trước đây). Trong khi Phêrô sợ hãi chốI Thầy tới ba lần như Chúa đã nói trước; còn Giuđa thấy Thầy mình bị lên án và hành khổ nên hối hận trả lại ’30 đồng bạc’ và ra đi ‘tự vẫn’. Có lẽ Giuđa đã chứng kiến bao phép lạ của Chúa làm, kể cả phép lạ cho người chết được sống lại (như đứa con trai bà góa thành Naim, hay Lazarô), nên khi Giuđa bán Chúa, Giuđa tưởng Chúa sẽ dùng quyền lực và tự giải thóat dể dàng; nhưng ‘đã đến giờ’ Chúa Giêsu dâng theo thánh ý Đức Chúa Cha và nộp mình chịu chết để ‘chuộc tội cho nhân lọai’… Giuđa hối hận nhưng rất tiếc lại không đủ lòng trông cậy vào tình thương tha thứ của Chúa, nên thất vọng và treo cổ tự tử (cảnh này trong phim có thêm một số cảnh phụ để nổi bật lên thảm cảnh của kẻ thất vọng…)… Trái lại Phêrô cũng xấu hổ và đau buồn vô hạn về sự hèn nhát của mình, nhưng tin nơi tình thương tha thứ của Chúa nên quyết tâm ‘ăn năn trở lại’ và được ơn Chúa thương tha thứ hòan tòan, và sau này Chúa vẫn dùng để đặt làm tảng đá nền móng xây Tòa Nhà Giáo Hội, làm vị Giáo Hòang đầu tiên và được phúc ‘tử đạo’ để làm chứng cho Chúa.

 

            Sau một đêm hành hạ Chúa, sáng hôm sau, các thủ lãnh cùng với Caipha kéo đông dân chúng đi theo để đưa Chúa đến quan Tổng Trấn Philatô (một thứ quan tòan quyền Hòang Đế Ceasa gửi đến để cai trị Miền Giuđêa, Miền Nam nước Do Thái) xin lên án xử tử. Philatô xét thấy ‘người ấy không đáng tội’ để phải bị giết, nên yêu cầu tha, nhưng họ không chịu và dùng dân chúng làm áp lực. Dân chúng đơn sơ bị khích động, cứ la hét ầm ĩ (kiểu tóa án nhân dân), đặt Philatô vào hòan cảnh rất khó xử… Nếu tha Chúa Giêsu, ông sợ dân chúng nổi lọan. Sau khi biết Chúa Giêsu là người Nagiarét thuộc vùng Galilêa, Bắc Do Thái; Ông liền nghĩ ra cách gửi Chúa Giêsu đến ‘Tiểu Vương’ Galilêa là Hêrôđê lúc đó cũng ‘đang có mặt ở Giêrusalem’. Các Thượng Tế và Kinh sư cũng đi theo có ý  ‘cáo gian Chúa trước mặt Hêrôđê. Hêrôdê là người hiểm độc, trước đó ông đã ra lệnh chém đầu Thánh Gioan Tẩy Giả (xem Phúc Âm Luca 9:9). Hêrôđê vui mừng gặp Chúa Giêsu vì ông ta đã nghe nhiều về Chúa Giêsu và vẫn hy vọng gặp mặt. Tuy nhiên trước những câu hỏi của Hêrôđê và những lời tố cáo dữ dội của nhóm Thầy cả Thượng phẩm, Chúa Giêsu cứ giử yên lặng không trả lời. Tức giận, Hêrôđê chế diễu Chúa là kẻ ‘điên dại’, bảo quân lính mặc cho Chúa áo chòang đỏ, có ý chế nhạo Chúa như kẻ muốn ‘làm Vua dân Do Thái’; tuy nhiên Hêrôđê cũng nói: ‘Tên này xét ra chẳng có tội gì! Hắn chỉ ‘khùng’ (crazy) thôi’; rồi cho lệnh dẫn Chúa Giêsu trở lại cho Philatô xét xử.

 

            Philatô đành phải xử Chúa Giêsu, nhưng ông vẫn muốn tha Chúa mà ông thấy rõ là vô tội. Ông cho lệnh đánh đòn rồi tha, nhưng các tư tế thúc dục dân chúng (một lần nữa theo kiểu ‘tòa án nhân dân’) hò hét ‘Đóng đinh, đónh đinh nó vào thập giá’ và xin tha cho tên tội phạm giết người Baraba. Bà vợ của Philatô ‘xuất hiện’ nhiều lần (trong phim) như để nhắc nhở Philatô ‘chớ có nhúng tay vào vụ xử người Công Chính này…’ (Mathêu 27:19). Philatô cũng biết rất rỏ Chúa Giêsu không có tội gì cả; nhưng họ nộp Ngài và muốn giết Ngài, đóng đinh Ngài vào thập giá như một tên ‘tội phạm rất gian ác’ chỉ vì lòng ganh ghét thù hận.

 

            Sợ dân chúng nổi lọan và nguy hiểm cho địa vị của ông, nên ông đành trao cho các thượng tế và dân chúng Do Thái ‘muốn làm gì thì làm’; rồi ông truyền lấy nước rửa tay thật kỷ tới ba lần và bảo ‘ta vô can trong vụ này. Các ngươi muốn làm gì thì kệ các ngươi…’ (vì biến cố lịch sử này nên danh từ ‘rửa tay’ đã đi vào ngôn ngử nhân lọai để chỉ một kẻ ‘trút trách nhiệm’ vì thiếu can đảm). Thế là họ đồng thanh hô to lên: ‘Cứ để cho máu của hắn đổ trên đầu Chúng tôi và Con Cháu chúng tôi!’ (PÂ Mathêu 27:25). Sau này vào năm 70 (tức khỏang 40 năm sau khi Chúa Giêsu chịu chết, bị kết án tử hình thập giá) người Do Thái nổi lên chống lại ách thống trị của Đế Quốc Rôma. Hòang Đế Rôma đã sai Đại Tướng Titus cầm quân sang đánh tan quân kháng chiến của người Do Thái. Quân Rôma đã giết nhiều người Do Thái, phá hủy Đền Thờ Giêrusalem; bắt các người Do Thái đã sinh ra 12 người con là 12 Chi họ Isarel!). Vì biến cố năm 70 này mà nhiều người cho là câu hỏi của dâng chúng đã nghiệm ‘máu hắn đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!’. Trong thời gian tản mát khắp nơi, nhất là ở Âu Châu, người Do Thái cũng bị tàn sát rất nhiều; như Hitler và Chế độ Đức Quốc Xã đã giết 6 triệu người Do Thái.

 

            Sau đó họ tiếp tục đánh đòn Chúa Giêsu một cách tàn nhẩn, khạc nhổ vào mặt và đội vào đầu vòng gai nhọn và đóng cấm vào đầu… Chổ này trong phim rất ‘rùng rợn’ : chẳng những thân xác Chúa bị nát ra vì roi là những đanh sắt nhọn mỗi lần đánh đều làm rách da thịt và máu ra đầm đìa chảy tràn xuống nền nhà; đầu Chúa bị đanh cấm vào, máu cũng tràn xuống nhuộm đỏ cả mặt mủi trông rất thê thảm. Có cảnh chúng bịt mắt Chúa Giêsu, và vả vào mặt và hỏi xem ai đánh.

 

            Lúc đó thân xác Chúa hầu như đã bị kiệt sức hòan tòan, nhưng chúng vẫn bắt vác thập tự giá bằng hai cây gổ nặng nề và lê bước đi. Chổ này trong phim có một vài cảnh phụ: Khi Chúa và đòan người bước ra khỏi nơi hành khổ, thì Mẹ Maria và các Bà vội lau Múa của Chúa, dính bê bết trên nền nhà. Những chiếc khăn bông để lau đã do vợ Philatô đưa trước đó. Bà này luôn luôn tỏ ra thương cảm với hòan cảnh của Chúa và đòan người đi theo Chúa khóc thương.

 

            Trên đường đi vác thánh giá rất nặng nề qua các con đường phố hẹp dốc dác để ra đồI ‘Núi Sọ’ nơi chuyên môn để xử đóng đinh các tội phạm. Trên đường đi Chúa phải vác thập giá rất vất vả, lại luôn bị đánh đập nên ngã nhiều lần. Trong phim cũng để Chúa ngã ba lần như được kể trong sách ‘Ngắm Sự Thương Khó Chúa’. Rồi cũng có cảnh chúng bắt ông Simon, người Kyrênê vác Thánh Giá đở cho Chúa, vì Ngài quá kiệt sức, chúng sợ Ngài chết trước khi tới nơi đóng bị đanh. Trên đường cũng có cảnh bà Isave trao khăn cho Chúa lau mặt bê bết máu. Cũng có cảnh đòan người đấm ngực khóc thương Chúa và Chúa nói lời an ủi họ (PÂ Luca 27:28…). Trong đòan người khóc thương Chúa, luôn có Mẹ Maria sầu khổ và Thánh Tông đồ Gioan luôn ở bên Mẹ. Thánh Gioan không khóc, nhưng gương mặt mang vẻ đau thương trầm mặc. Có thể có Thánh Phêrô đi trong đòan người nhưng không lộ diện rỏ ràng. Trên đường vác thánh giá, cũng có nhiều cảnh trong phim rất thảm thương. Một tóan quân hung hăng, đầy giận giử chưởi rủa, đánh đập nhằm vào một con người đã hòan tòan kiệt sức và máu me khắp thân thể, từ đầu xuống chân. Bên cạnh đòan quân hung ác đó, là một đòan người đi theo Chúa sầu khổ, khóc thương Chúa. Hai cảnh đó làm cho chúng ta khi xem phim và sau đó phải suy nghĩ nhiều…

 

            Rồi cảnh đóng đanh vào hai cây gổ mộc mạc ghép lại thành hình chử thập được trở thành ‘Thánh Giá’ treo thân xác thánh của Đấng Cứu Chuộc nhân lọai. Cảnh khủng khiếp nhất là lúc chúng tìm cách kéo dãn hai tay Chúa thật mạnh để hai bàn tay Chúa tới lổ đanh đã làm sẳn trên thanh ngang của thập giá. Rồi cảnh dựng thập giá lên và thân xác Chúa bị kéo trỉu xuống phải dẫy dụa một cách đau đớn quằn quại. Trên đầu thập giá Chúa có gắn tấm bảng viết bằng tiếng Hipri, Latinh, Hy lạp: ‘Giêsu Nagiarét, Vua Dân Do Thái’. Tiếng La tinh viết tắt là INRI (Jesus Nazarenus Rex Judeorum) như ta vẫn thấy gắn trên đầu các cây Thánh giá ngày nay. Trước đó Thượng Tế đã xin Philatô đừng viết như thế; xin viết là ‘Tên này nó: Ta là Vua Dân Do Thái’. Chắc lúc đó Philatô thấy đã nhượng bộ quá nhiều đòi hỏi của nhóm người Lãnh đạo Do Thái này, nên tức mình nói ‘Ta viết sao cứ để như thế’ (tiếng Latinh là ‘Quod scripsi, scripsi’ ‘What I have written, I have written’. Câu này cũng đã đi vào văn chương cổ điển như một thành ngữ Latinh. Rồi cảnh hai tội phạm cũng bị đónh đanh vào hai cây thập tự đã dựng lên trước ở hai bên thập tự giá của Chúa. Cuộc đối thọai giữa hai người ‘trộm lành’ và ‘trộm dử’ và ơn Chúa cứu chuộc được ban đặc biệt ngay cho ‘người trộm lành’ biết nhìn nhận tội mình và xin ơn cứu độ: ‘Lạy Ngài, khi Ngài về trời xin thương nhớ đến con’. Đáp lại, Chúa Giêsu nói: ‘Tôi hứa với anh: ngay hôm nay anh sẽ được hưởng phúc thiên đàng với tôi!. Còn người ‘trộm dữ’ chế nhạo và thách thức Chúa thì bị con quạ từ đâu bay đến đậu ở xà ngang cây thập tự giá của anh mổ vào mặt anh dử dội!.     

 

            Lúc đó là khỏang ‘giờ thứ 6’ (theo kiểu tính giờ người Do Thái thì ‘giờ thứ 6’ là gần 12 giờ trưa), nhưng mây mù bao phủ cả vòm trời làm như vòm trời đã tối hẳn. Chúa Giêsu đau khổ nhìn xuống Mẹ Maria đang đứng ‘dưới chân Thánh Giá’cạnh Thánh Gioan, liền nói lời ‘trối Thánh Gioan cho Mẹ Maria: này là con Mẹ’, và trối Mẹ Maria cho Thánh Gioan: ‘này là Mẹ con’ (PÂ Gioan 19:26).            

 

            Nhìn đám lãnh tụ Do Thái Giáo và quân lính vẫn đang hận thù, giận giử, chế nhạo,Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha ‘tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm’ (PÂ Luca 23:24).

 

            Sau đó Chúa Giêsu kêu lớn lên bằng tiếng Aram (tiếng cổ Do Thái): ‘Eli, Eli, lemasabacthain’… Một người lính cầm miếng bọt biển đã thấm dấm chua buộc vào đầu một cây sậy và đưa lên miệng Chúa. Chúa Giêsu nhấm một một chút rồi nói: ‘Thế là hòan tất’. Với chút sức lực còn lại, Chúa Giêsu tiếp tục kêu lớn tiếng hơn: ‘Lạy Cha, Con xin phó linh hồn Con  trong tay Cha!’ và người gục đầu xuống và tắt thở.

 

            Lúc đó là ‘giờ thứ 9’ (3 giờ chiều). Mây mù vẫn bao phủ vòm trờI và cả vùng trở nên tốI tăm. Mặt đất rung chuyển mạnh. Thấy những dấu hiệu lạ lùng đó, những người lính còn ở lại đó sợ hãi và cùng với viên Độ trưởng hối hận thốt lên: ‘Người này qủa thật là con Thiên Chúa’. Còn Mẹ Maria, Thánh Gioan và những người đi theo thương xót Chúa còn đứng lại ở xa xa một chút, đều chứng kiến các sự việc ấy (PÂ Luca 23:49).

 

            Ngày hôm đó là ngày Thứ Sáu, hôm sau là ngày Đại Lễ của người Do Thái. Mọi công việc phải được thu xếp cho xong trước khi trời tối (vì theo quan niệm thời đó, trời tối là lúc bắt đầu một ngày mới, ngày hôm sau, chứ không phải bắt đầu từ 12 giờ đêm như bây giờ). Quân lính cho hai ‘kẻ trộm chết ngay bằng cách đập gẫy ống chân cũa họ. Khi hai ống chân bị gẫy, thân xác bị kéo trì xuống, tội nhân sẽ không còn thở được nữa và ‘tắt thở!’. Để hiểu điều đó, chúng ta nên biết hình khổ thập giá là hình phạt kết án tử hình khủng khiếp và dã man nhất, thường chỉ dành cho các ‘tội nhân’ thuộc hang nô lệ ‘phản lọan’, hoặc tìm cách trốn vì đời sống nô lệ quá khổ. NgườI ta đã sang chế ra khổ hình thập giá để tội nhân phải đau đớn lâu mới chết. Thập giá phải được dựng lên một gò đất rất cao, gần đường đi ra vào thành phố; làm như vậy để người qua lại trên đường nhìn thấy dể dàng và nguyền rủa, chưởi bới ‘tội nhân’ (xin xem Phúc Âm Mathêu 27:39). Cũng để cảnh tỉnh các nô lệ có ý trốn chủ, các kẻ gian ác… Khi bị đóng vào thập giá, ‘tội nhân’ bị lột bỏ hết y phục, đặt nằm ngữa trên cây thập giá. Hai tay bị kéo dản ra trên xà ngang và kéo tớ lổ đinh đã được làm sẳn, và đóng chặc xuống ở chổ khủy tay (wrist) (chứ không phải ở chổ long bàn tay như thường thấy ở hình Chúa chịu nạn trên Thánh Giá) để giử thân thể không bị kéo tuột xuống. Hai bàn chân của ‘tội nhân đặt chéo lên nhau (như thấy nơi hình Chúa Chịu Nạn ‘Crucifix’) và đóng chặt vào cây gổ ở chổ cổ chân (ankle) chỉ bằng một cây đanh dài (Đó là quan sát hình Chúa chịu nạn trên thập giá; còn theo nghiên cứu lịch sử thì hai bàn chân bị đóng vào cây gổ, mỗi chân bằng một cái đinh). Thường hai bàn chân đặt lên một mảnh gổ, làm như vậy để chó thể giử thân xác ‘tội phạm’ không bị kéo dãn xuống khi cây thập giá đã dựng lên, và như thế ‘tội phạm’ vẫn còn thở được, để có thể sống thoi thóp lâu trong đau đớn tột độ’, có người sống lây lất tới 3 ngày mới chết.

 

            Phần Chúa Giêsu, họ thấy đã chết (vì máu đã ra nhiều quá khi bị đánh đòn, đội mảo gai, trên đường vác thập giá, lúc bị đóng đanh),  nên họ không cần đánh dập ống chân Ngài nữa; nhưng để chắc ăn, một người lính cầm một ngọn giáo đâm vào cạnh sườn Chúa và ‘máu cùng nước chảy ra’. Thánh Gioan, vị Tông đồ được Chúa Giêsu yêu thương đặc biệt, đã chứng kiến mọi điều ấy và ghi lại một cách xác thực để chúng ta tin. Những sự việc trên đã xảy ra đúng như các lời các tiên tri trong Kinh Cựu Ước đã tiên báo (xin xem PÂ Gioan 20:35….). Trong phim có cảnh quan quân rút thăm và chia nhau áo của Chúa, chút gia tài vật chất còn lại cho những kẻ thế gian ham danh, ham lợi.

 

            Sau đó, tất nhiên họ tháo xác các người bị đóng đinh và đem xác đi chôn cất, thập giá cũng được hạ xuống. Mọi sự được dọn sạch sẻ để chuẩn bị cho ngày ‘Đại Lễ’. Riêng xác Chúa Giêsu thì do hai ông Giuse người Arimathê và ông Nicôđêmô lo an táng. Hai ông này cũng là người Do Thái và cũng là những thành viên trong Thượng Hội Đồng Do Thái. Ông Giuse Arimathê người ngay thẳng, công chính, ông rất mến phục Chúa Giêsu và đã là môn đệ của Chúa, nhưng âm thầm vì sợ những người Do Thái khác. Ông không tán thành quyết định giết Chúa Giêsu của Thượng Hội Đồng (PÂ Luca 23:50). Còn ông Nicôđêmô thì cũng là ‘người theo Chúa cách kín đáo và đã có lần đến gặp Chúa Giêsu ban đêm để bàn luận về ‘Nước Trời’ (PÂ Gioan 3:9…) và có lần ông đã công khai phản đối nhóm ‘Pharasiêu’ lên án Chúa Giêsu một cách bất công, vô bằng chứng (PÂ Gioan 8:50…). Ông Giuse Arimathê, tự mình đến xin Philatô cho tháo xác Chúa xuống để đưa đi an táng. Philatô sửng sốt nghe tin Chúa Giêsu đã chết và cho phép tháo xác xuống và đem đi an táng.

 

            Cảnh tháo xác rất cảm động. Ông Giuse, Ông Nicôđêmô và một số ngưởi phụ lực tháo xác và đưa xác Chúa xuống. Mẹ Maria đón lấy xác Chúa, đầu còn đội mão gai. Michel-Ange (1475-1564) đã miêu tả tuyệt vời với cảnh Mẹ Maria ẳm Chúa qua pho tượng  rất nổi tiếng ‘Pietà’, nhưng trông không ‘thảm thương’ như trong phim, vì trong phim thân xác Chúa tan nát, rũ rượi, máu me che phủ. Một số người và các bà đạo đức cúi mình xuống sầu thảm ngắm nhìn cảnh tháo xác Chúa.

 

            Sau đó ông Giuse Arimathê cùng với ông Nicôđêmô và đòan người đi theo đưa xác Chúa đến an táng trong mộ còn mới đã đục sẳn vào đồi đá gần nơi Chúa đóng đinh. Ngôi mộ này chính ông Giuse Arimathê đã cho làm sẳn để dành cho ông, nhưng vì lòng kính yêu Chúa Giêsu ông đã an táng Chúa ngay vào ngôi mộ còn mới của mình (PÂ Matthêu 27:60). Cũng do lòng kính trọng Chúa, ông đã dùng tấm vải Gai mới nguyên để liệm xác Chúa. Còn ông Nicôđêmô cũng vì lòng yêu mến và tôn kính Chúa nên đã mang theo chừng một trăm cân (khỏang 33 kílô) mộc dược đã trộn lẫn với trầm hương để xức xác Chúa (PÂ Gioan 20:39…). Sau khi đã tẩn liệm xác Chúa xong thì các ông đặt xác Chúa vào ngôi mộ và lấy tảng đá lớn lấp cửa mộ. Theo thói tục người Do Thái thời đó, thì xác chết sau khi tẩm liệm xong, nghĩa là sau khi khi đã xức thuốc thơm và quấn khăn liệm, thì xác không để vào quan tài, nhưng đặt ngay vào mộ, sau đó lấy tảng đá lớn làm cửa để lắp cửa mộ. Những ngày tiếp theo, thân nhân đến thăm (thường vào lúc sáng sớm) và tiếp tục ‘xức thuốc’ thơm cho xác người quá cố. Biết được như vậy, chúng ta mới hiểu trường hợp ông Lazarô đã chết chôn trong mộ và Chúa Giêsu làm phép lạ cho sống lại (PÂ Gioan 11:32-44) và cũng hiểu được việc các bà đạo đức ‘sáng sớm thứ nhất trong tuần rủ nhau đem dầu thơm đến xức xác Chúa và lo ngại có ai giúp để mở được tảng đá lắp cửa mộ…’ và việc Chúa sống lại rồi chỉ còn ngôi mộ trống cùng với các khăn liệm trong mộ; tảng đá lắp cửa mộ đã được lật ra (xin xem PÂ Luca 24:1…. Và PÂ Gioan 20:6…). Trong khi các ông ‘táng xác Chúa’, thì Đức Mẹ và bà con đứng gần đó tham dự.

 

            Câu chuyện ‘Cuộc Thương Khó Của Chúa Kitô trong 12 giờ đồng hồ cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu nơi trần gian’ như một con người, chính ra đến đây chấm dứt, vì đó là chủ điểm của cuốn phim ‘Cuộc Thương Khó Của Chúa Kitô’. Tuy nhiên Chúa Giêsu là ‘Thiên Chúa Nhập Thể’ nơi một con người, Người vừa là Thiên Chúa Thật, vừa là người thật. Ngài đã chịu đau khổ, chịu chết để chuộc tội nhân lọai, nhưng ‘ngày thứ ba Ngài đã sống lại’ (Kinh Tin Kính), nên Mel Gibson vẫn cho chúng ta thấy vào cuối phim lóe lên ‘ánh sáng phục sinh của Chúa’ dù vắn tắt: tảng đá lấp cửa mộ đã lật ra, mộ trống chỉ còn khăn liệm.

 

                                                                                    X

                                                                                X       X

 

            Trong phim, Chúa Giêsu và một số ‘Nhân Vật’ nói tiếng Aramaic (một thứ tiếng vùng Syria), còn các ‘Nhân Vật’ khác nói tiến Latinh bình dân (Street Latin), phụ đề tiếng Anh, nhưng chỉ những chổ, những lời nói chủ yếu; vì cuốn phim rất dể hiểu, nhất là đối với các Kitô hữu và các người đã đọc Kinh Thánh, ít là phần Tân Ước. Đối với người Công Giáo Việt Nam thì chuyện phim diển tả lại các sự việc thứ tự như trong sách ‘Ngắm Sự Thương Khó Chúa’ hay đơn sơ hơn như trong ‘Kinh Cầu Chịu Nạn’; mặc dù xen vào dọc theo cuốn phim vẫn có cảnh ‘hồi chiếu’ (flash back) để nói lên ý nghĩa sâu xa, thiêng liêng, hoặc lý do của một ‘sự đau khổ’ nào đó của Chúa: Adong, Evà phạm tội đưa đến sự chia rẽ, thù hận, đau khổ và cái chết… Chúa Giêsu  xuống thế làm người rao giảng Tin Mừng Tình Yêu Thương tha thứ, Con đường Cứu Độ, và ‘Cuộc sống mới’ (Các ‘hồi ức’: như thời thơ ấu của Chúa ở Nagiarét; Maria Madalêna như người ‘phụ nữ tội lỗi’ được ơn sám hối ‘tái sinh’, Chúa Giêsu được dân chúng đón tiếp long trọng khi vào thành Giêrusalem; Ông Phêrô quả quyết ‘dù ai bỏ Thầy, Con quyết không bỏ!’; bài học yêu thương trong ‘Bửa Tiệc Ly’….

 

X

                                                                                X       X

 

            Sau khi xem xong phim lúc 10giờ00 đêm, mọi người yên lặng ra về, không có tiếng ồn ào, mọi người đều có vẻ mặt ‘suy tư’, có người cảm động chảy nước mắt (ở một số nơi nghe là sau khi xem xong phim, cũng có người vổ tay). Những nhóm hội thảo về cuốn phim được hẹn vào tuần sau đó… sau khi đã đọc thêm các lời bình luận trên báo chí, truyền thanh, truyền hình.

 

            Nói chung, mọi người đều hài lòng và coi như rất thích hợp để xem phim này vào Mùa Chay Thánh để dể dàng ‘sống sự thương khó của Chúa’… và hiểu được ý nghĩa sâu xa về cuộc Khổ Nạn và cái chết thê thảm của Chúa.

            Có người nói là phim quá ‘bạo động’ và máu me nhiều quá, cuộc đánh đòn hơi kéo dài, cuộc đội mảo gai và vác Thánh giá qúa thê thảm. Mel Gibson thì nói: ‘Ông làm thế để gây ấn tượng mạnh’ (theo báo chí tường thuật). Nhiều người xem cũng thích như vậy để thấy rõ Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết thật thê thảm vì tộ lỗi nhân lọai…

 

Hầu hết nói là phim không cố ý ‘kết án người Do Thái’ hay để khơi lên lòng ‘thù hận người Do Thái’. Phim chỉ nói lên một sự kiện lịch sử…. Cũng như phim ‘The Ten Commandments’ ‘Mười Điều Răn’ (hay được chiếu hàng năm trên một số đài TV ở Hoa Kỳ vào dịp gần Lễ Phục Sinh), đâu có để gây ra lòng thù hận giữa người ‘Ai Cập và Do Thái’; những phim về sự tàn ác của ‘Đức Quốc Xã’ tàn sát người Do Thái đâu phải để gây lên lòng thù hận người Đức…

 

            Có người cho là trong phim có những đọan hơi ‘cường điệu’ có tính cách ‘kịch tính’. Nhưng trong hội thảo thì cho là phim ‘tả rất thực’ làm nổi bật rất sát cuộc tử nạn của Chúa. Dầu sao thì đó cũng là một ‘cuốn phim’ tất nhiên phải có tính cách ‘phim ảnh’ và dùng những ‘kỷ thuật phim ảnh’; hơn nữa, không phải chỉ để chiếu cho những người Kitô hữu; nhưng để chiếu cho mọi người. Thực tế, nhiều người không phải là Kitô hữu cũng đã đi xem và cảm động (theo một số báo chí tường thuật).

 

            Hiện nay có nhiều trường học (Công giáo, Tin lành…) đã cho các em xem phim chung cùng với cha mẹ để giúp các em hiểu về cuộc đời của Chúa hơn (có lời khuyên là các em dưới 15, 16 tuổi nên xem phim chung với phụ huynh và nên hướng dẫn trước). Tuy nhiên cũng có phụ huynh cho là phim có thể làm các em ‘thích cảnh bạo động’; nhưng nhiều phụ huynh nó là cảnh ‘bạo động’ ở phim này khác cảnh ‘bạo động’ ở nhiều phim khác… Hơn nữa đâu có bạo động như các cảnh ‘bạo động’ ở Video Games mà các em hay coi…

 

            Xin cám ơn quý vị đã theo dõi bài viết này. Chúng tôi chỉ nêu lên các ‘dư luận’ … Nếu quý vị chưa đi coi phim, nên đi coi để nhận xét. Quý vị có thể vào webside www.ThepassionoftheChrist.Com  Tuy nhiên, nếu chúng ta đi coi phim ‘Sự Thương Khó Chúa’ không phải chỉ để nhận xét, hay giải trí cuối tuần, nhưng để ‘sống sự thương khó của Chúa’ trong Mùa Chay Thánh này, thì thực sự rất có ích lợi cho ‘đời sống đạo’ của chúng ta và gia đình.

 

            Trong một cuộc hội thảo ở một trường Trung Học Công Giáo, có em nói ‘xem phim làm em có một ấn tượng mạnh hơn về cuộc khổ nạn của Chúa trong 12 giờ cuối đời để đền tội nhân lọai…’. Một em nói khi xem cảnh ‘hồi chiếu bửa tiệc Thánh Thể (bửa Tiệc Ly) giữa Chúa Giêsu và các Tông đồ’ xen vào lúc Chúa bị treo lên thập tự giá làm cho em có ý nghĩ sâu sa hơn khi lên rước Mình và Máu Thánh Chúa’ ‘It was,  ‘Take this, this is my body…’ ‘and then, bang!… the cross is up. That was amazing thing for me… and it gives me a lot of respect and reverence for going up to communion and being able to (take) God’s gift to us… He did all this for us…!’ (theo tường thuật của báo ‘The Catholic Progress’ (Seattle, Washington) March 4, 2004 (www.SeattleArch.Org/Progress).

 

(Phổ biến tại Cộng Đòan Công Giáo Việt Nam, Nhà Thờ Saint James, Vancouver, Washington: Dịp đầu Mùa Chay Thánh năm 2004)